K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 11 2017

không thằng nào ướt cả vì trời đâu có mưa

20 tháng 11 2017

ko thằng nào ướt cả vì trời ko mưa

19 tháng 11 2017

k mình đi 

I. Kiến thức cơ bản

Câu 1. Bố cục của truyện:

- Đoạn 1: Cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương, sự xa cách vì chiến tranh, phẩm hạnh của Vũ Nương trong thời gian xa cách (từ đầu đến "cha mẹ đẻ mình").

- Đoạn 2: Nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nương (Qua năm sau… trót đã qua rồi.

- Đoạn 3: Vũ Nương được giải oang (còn lại.

Câu 2. Để khắc hoạ vẻ đẹp tâm hồn của Vũ Nương, tác giả đã đặt nhân vật này vào những hoàn cảnh khác nhau để miêu tả:

- Trước hết, tác giả đặt nhân vật vào mối quan hệ vợ chồng trong cuộc sống hằng ngày, nàng không để xảy ra mối bất hòa.

- Tiếp đến, tác giả đặt Vũ Nương vào trong tình huống chia li: khi tiễn chồng đi lính, nàng bày tỏ sự thương nhớ, và chỉ mong chồng bình yên trở về.

- Khi vắng chồng, Vũ Nương là một người vợ thuỷ chung, một người mẹ hiền, dâu thảo, ân cần, hết lòng chăm sóc mẹ chồng lúc ốm đau. Khi mẹ chồng mất "Nàng hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình."

- Khi bị chồng nghi oan, Vũ Nương đã cố phân trần để chồng hiểu rõ tấm lòng mình, nhưng không có kết quả. Lúc bị dồn đẩy đến bước đường cùng, nàng đành mượn dòng nước sông quê để giãi tỏ tấm lòng trong trắng. Hành động tự trẫm mình của nàng là một hành động quyết liệt cuối cùng để bảo toàn danh dự.

Tóm lại, qua các hoàn cảnh, nhân vật Vũ Nương hiện lên là một người phụ nữ hiền thục, một người vợ thuỷ chung, yêu thương chồng con hết mực, một người con dâu hiếu thảo, hết lòng vì cha mẹ, gia đình, đồng thời cũng là người phụ nữ coi trọng danh dự, phẩm hạnh, quyết bảo vệ sự trong sạch của mình.

Câu 3. Nỗi oan khuất của Vũ Nương do nhiều nguyên nhân đưa đến:

- Nguyên nhân trực tiếp là do Trương Sinh quá đa nghi, hay ghen, gia trưởng, độc đoán. Trương Sinh đã không cho Vũ Nương cơ hội trình bày, thanh mình.

- Nguyên nhân gián tiếp là do xã hội phong kiến – Một xã hội gây ra bao bất công ấy, thân phận người phụ nữ thật bấp bênh, mong manh, bi thảm. Họ không được bênh vực chở che mà lại còn bị đối xử một cách bất công, vô lí, …

Câu 4. Cách dẫn dắt tình tiết câu chuyện tạo kịch tính, lôi cuốn. Từ những chi tiết hé mở, chuẩn bị thắt nút đến khi nút thắt ngày một chặt hơn đã tạo cho truyện trở nên hấp dẫn, sinh động. Những đoạn đối thoại, độc thoại của nhân vật được sắp xếp rất đúng chỗ, làm cho câu chuyện kể trở nên sinh động, góp phần khắc họa tâm lý nhân vật, tính cách nhân vật (lời nói của Vũ Nương bao giờ cũng chân thành, dịu dàng, có tình có lý, lời đứa trẻ hồn nhiên, thật thà…).

Câu 5. Những yếu tố truyền kỳ trong truyện là: chuyện nằm mộng của Phan Lang, Chuyện Phan Lang và Vũ Nương dưới động rùa của Linh Phi,… chuyện lập đàn giải oan, Vũ Nương hiện về ngồi trên kiệu hoa, cờ tán, võng lọng rực rỡ đầy sông, lúc ẩn lúc hiện, rồi "bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất.".

Nguyễn Dữ đã sử dụng cách đưa yếu tố truyền kì vào câu chuyện kết hợp với các yếu tố tả thực để tạo hiệu quả nghệ thuật về tính chân thực của truyện. Tác giả muốn tạo cơ sở để minh oan cho Vũ Nương, khẳng định lòng trong trắng của nàng. Đồng thời tạo ra một thế giới ước mơ, khát vọng của nhân dân về sự công bằng, bác ái.

P/s tham khảo nha

Soạn bài chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ I. Đọc – hiểu văn bản Câu 1. Đại ý và bố cục của văn bản Chuyện người con gái Nam Xương. a. Đại ý: Truyện viết về số phận oan nghiệt của một người phụ nữ có nhan sắc, đức hạnh dưới chế độ phong kiến, chỉ vì lời nói ngây thơ của một đứa trẻ mà bị chồng nghi ngờ, xỉ nhục, bị đẩy đến chỗ chọn cái chết để giãi bày tấm lòng trong sạch. Truyện cũng đề cao ước mơ ngàn đời của nhân dân là người tốt bao giờ cũng được đền trả xứng đáng, dù chỉ là ở một thế giới huyền bí. b. Bố cục của truyện. Đoạn 1: Cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương, sự xa cách vì chiến tranh, phẩm hạnh của Vũ Nương trong thời gian xa cách (từ đầu đến “cha mẹ đẻ mình”). Đoạn 2: Nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nương (Qua năm sau… trót đã qua rồi). Đoạn 3: Vũ Nương được giải oang (còn lại). Câu 2. Nhân vật Vũ Nương được miêu tả trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Ở mỗi hoàn cảnh, Vũ Nương lại bộc lộ những đức tính tốt đẹp. Trong cuộc sống vợ chồng bình thường nàng luôn “giữ gìn khuôn phép, không lúc nào để vợ chồng phải đến thất hòa”. Lời dặn dò khi chồng đi lính thật ân tình, đằm thắm, làm mọi người xúc động. Khi xa chồng, Vũ Nương là người vợ thủy chung yêu chồng tha thiết. Nỗi buồn nhớ của nàng cứ dài theo năm tháng. Nàng còn là người mẹ hiền, dâu thảo, một mình vừa nuôi con nhỏ, vừa tận tình chăm sóc mẹ chồng yếu đau. Lời trăng trối của bà mẹ chồng trước khi chết thể hiện sự ghi nhận nhân cách và đánh giá cao công lao của nàng đối với gia đình. Khi bị chồng nghi oan, Vũ Nương đã cố phân trần để chồng hiểu rõ tấm lòng mình. Vũ Nương nói đến tình nghĩa vợ chồng, khẳng định tấm lòng thủy chung trong trắng, cầu xin chồng đừng nghi oan. Lúc bị dồn đẩy đến bước đường cùng, nàng đành mượn dòng nước sông quê để giãi tỏ tấm lòng trong trắng. Hành động tự trẫm mình của nàng là một hành động quyết liệt cuối cùng để bảo toàn danh dự. Như vây, Vũ Nương rõ ràng là một người phụ nữ nết na, hiền thục, lại đảm đang tháo vát, hết lòng vun đắp hạnh phúc gia đình. Nàng mang những phẩm hạnh tốt đẹp, cao quý của người phụ nữ Việt Nam. Một con người như thể đáng ra phải được hưởng hạnh phúc trọn vẹn, vậy mà lại phải chết một cách oan uổng đau đớn. Câu 3. Qua cách xử sự của Trương Sinh ta thấy Trương Sinh là một người hồ đồ, độc đoán, chỉ nghe một đứa trẻ lên ba mà không phán đoán phân tích, bỏ ngoài tai những lời phân trần của vợ, không tin cả những nhân chứng bênh vực cho nàng, nhất quyết không nói ra duyên cớ để có cơ hội minh oan, mắng nhiếc và đuổi nàng đi. Trương Sinh đã trở thành một kẻ vũ phu thô bạo đã bức tử Vũ Nương. Nỗi oan khuất của Vũ Nương do nhiều nguyên nhân đưa đến. Nhưng tựu chung là do xã hội phong kiến – Một xã hội gây ra bao bất công ấy, thân phận người phụ nữ thật bấp bênh, mong manh, bi thảm. Họ không được bênh vực chở che mà lại còn bị đối xử một cách bất công, vô lí, chỉ vì lời nói ngây thơ của đứa trẻ, vì sự hồ đồ, ghen tuông của người chồng mà đến nỗi phải kết liễu cuộc đời mình. Câu 4. Cách dẫn dắt tình tiết câu chuyện tạo kịch tính, lôi cuốn. Từ những chi tiết hé mở, chuẩn bị thắt nút đến khi nút thắt ngày một chặt hơn đã tạo cho truyện trở nên hấp dẫn, sinh động. Những đoạn đối thoại, độc thoại của nhân vật được sắp xếp rất đúng chỗ, làm cho câu chuyện kể trở nên sinh động, góp phần khắc họa tâm lý nhân vật, tính cách nhân vật (lời nói của Vũ Nương bao giờ cũng chân thành, dịu dàng, có tình có lý, lời đứa trẻ hồn nhiên, thật thà…). Câu 5. Những yếu tố truyền kỳ trong truyện là: chuyện Phan Lang nằm mộng, gặp Vũ Nương, hình ảnh Vũ Nương thể hiện ở bên Hoàng Giang… Các yếu tố truyền kỳ được kể đan xen với những yếu tốt thực (địa danh, thời điểm, sự kiện lịch sử, trang phục mĩ nhân, tinh cảnh nhà Vũ Nương…) khiến cho thế giới kỳ ảo, lung linh, mơ hồ trở nên gần với đời thực hơn. Những yếu tố truyền kỳ được đưa vào truyện làm hoàn chỉnh thêm những nét đẹp phẩm giá của nhân vật Vũ Nương: dù đã ở thế giới khác vẫn quan tâm đến chồng con, khao khát được phục hồi danh dự. Những yếu tố truyền kỳ cũng tạo cho truyện một kết thúc có hậu, thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân về lẽ công bằng, về sự chiến thắng cuối cùng của cái thiện. Tuy vậy tính bi kịch vẫn tiềm ẩn ở ngay trong các yếu tố hoang đường kỳ ảo này.

 

19 tháng 11 2017

Du khách đến với Sa Pa – mảnh đất trong sương không chỉ ấn tượng bởi những cảnh đẹp, những dinh thự cao tầng mà còn ấn tượng bởi sự hiếu khách, hồ hởi của người dân nơi đây.  Là một lữ khách nhỏ tuổi từ thủ đô Hà Nội, cùng gia đình lên thăm Sa Pa, tôi mới thực sự cảm nhận sự đón tiếp nồng hậu, chân tình, cởi mở của người thị trấn giản dị “Sa Pa”. Đặc biệt, tình cảm ấy được khởi nguồn từ cuộc gặp gỡ, trò chuyện với nhân vật thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long. Chiếc xe của chúng tôi dừng lại dưới chân núi nghỉ lại thị trấn Sa Pa. Dọc theo con đường đất đỏ lên núi, được biết cách đây là đỉnh Yên Sơn – ngọn núi khá cao tại Sa Pa này. Chao ôi! Khung cảnh nơi đây thật đẹp. Từng dải núi uốn lượn trập trùng bao trùm là cả màu xanh bạt ngàn của núi rừng. Những dải mây vắt ngang núi như những dải lụa đào uốn lượn, bồng bềnh và huyền ảo. Hình như vẻ đẹp mộng mơ này tôi đã gặp ở đâu rồi thì phải, sao quen quá! Tôi không tài nào nhớ nổi, hai bên là những cây thông chỉ cao quá đầu, thấp thoáng vài căn nhà nhỏ kiểu nhà sàn. Những bông hoa tử kinh màu tím khẽ đung đưa theo chiều gió như đang e ngại ngập ngừng núp trong làn sương mù ảo, thật nên thơ và gợi cho người ta cảm giác thoải mái, khoan khoái, không náo nhiệt, ồn ào tấp nập như nơi đô thị. Theo con đường mòn nên núi, trong đầu tôi xuất hiện bao ý nghĩ vẩn vơ, thú vị, bỗng có một giọng nói vang lên từ bên trái tôi, tôi giật mình quay lại. Xuất hiện trước mắt tôi là bác trạc bốn mươi tuổi, vóc dáng khỏe mạnh, khuôn mặt chữ điền, trên tay còn cầm một chiếc máy bộ đàm. Bác niềm nở đến cạnh tôi vui vẻ, thân thiện đến dễ mến, trong tôi cảm thấy khác lạ. Có lẽ, tôi gặp người cởi mở, dễ dãi và vui tính như bác là lần đầu tiên, lại cảm giác y như lần đầu nhìn thấy Sa Pa và lần này rõ hơn. Chẳng lẽ đây đúng là Sa Pa lặng lẽ với anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. Tôi cảm thấy e ngại mất dần và như đã thân thiện với bác, tôi quen dần và thấy đã thân thiện với bác lâu lắm rồi. Tôi gạn hỏi và đúng rồi, bác chính là anh thanh niên. Bác rất vui vẻ khi trả lời: - Đúng đấy, bác chính là hình ảnh anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa mà Nguyễn Thành Long đã viết đấy. Thật không ngờ tôi lại được gặp bác – người thanh niên luôn âm thầm, lặng lẽ cống hiến cho đất nước, cho dân tộc. Bác dẫn tôi đến nơi ở của bác. Trước mặt tôi là một căn nhà nhỏ ba gian, bên ngoài quét sơn xanh, có một chiếc bàn nhỏ và mấy chiếc ghế xinh xắn. Căn nhà nằm gọn trên một khu đất thoải trên đỉnh đồi bao trùm cả một màu xanh của lá rụng, xen dưới những tia nắng lấp lánh yếu ớt, mây mù trắng xóa chỉ cách ba mét là mọi vật nhòa đi trong sương. Tôi vội bước nhanh đến trước căn nhà ngắm kỹ và muốn ôm nó vào lòng, đẹp quá, đẹp đến bình dị và thơ mộng. Đằng sau căn nhà là một vườn hoa đầy hương sắc. Bác mỉm cười rồi nhẹ nhàng ra ngắt mấy bông hoa thược dược, hoa dơn bác trao cho tôi, tôi vội đến lấy, trong lòng biết bao vui sướng. Bác mời tôi vào nhà,  căn nhà đẹp quá, sạch sẽ, đơn sơ, gọn gàng.  - Bác chỉ ở một mình thôi ạ? - Ừ! Gia đình bác ở dưới thị xã còn bác ở trên đây một mình công tác. Bác vừa nói vừa pha trà, ấm trà nóng thoang thoảng lại vừa ấm áp lại mát mẻ, bác rót vào một cái tách nhỏ rồi đem đến cho tôi. - Cháu xin ạ! Bác cứ mặc cháu. - Thế cháu lên đây chơi hay là ở hẳn? - Dạ cháu đi du lịch cùng gia đình thôi ạ! - Lên Sa Pa cũng thú vị lắm cháu ạ. Nhưng cũng có cái buồn tẻ, lạnh lẽo, có khi nó làm cho con người ta cô đơn. Tôi lặng đi một lúc, trầm ngâm suy nghĩ: Chắc hẳn bác là một người rất yêu nghề và gắn bó với mảnh đất này. Như để đáp lại cái suy nghĩ thầm kín của tôi, bác nói tiếp: - Quả thực, đôi lúc bác cảm thấy rất buồn, nhất là lần đầu tiên công tác ở đỉnh Yên Sơn. Bác nhíu đôi mày lại như đang suy tư về một điều gì đó. Không khí thật yên tĩnh, thỉnh thoảng có làn gió nhẹ thoảng qua đem theo mùi hoa lẫn mùi cây cỏ, mùi đất của Sa Pa. Một chú chim cất tiếng hót, nó đậu lên cửa sổ, bác khẽ đến bên nó rồi vội nói: - Nhưng không hẳn Sa Pa buồn và lặng lẽ thế đâu cháu ạ. Bác rất vui vì tìm được thú vị, sự say mê trong công việc, hiểu được trách nhiệm của mình với quê hương, mọi vật ở đây đều là bạn của bác. Chúng gắn bó với bác suốt mấy chục năm qua. - Tài thật bác nhỉ, Sa Pa đem lại cho cháu sự ngạc nhiên không chỉ vẻ đẹp của nó mà còn bởi… Tôi vừa nói vừa đi lên giá sách, chưa kịp nói hết, bác đã tiếp lời: - Có phải là những con người ở đây không? - Dạ đúng ạ. - Cháu có biết  bác kĩ sư su hào không? - Cháu biết! Cháu biết qua lời giới thiệu của bác với ông họa sĩ già. Tôi cười tinh nghịch, bác ngờ ngợ rồi: - À thì ra là thế. Bác nhớ ra rồi nhưng để bác nói cho cháu nghe nhiều hơn nhé. Bác ấy đến nhận công tác ở đây sớm hơn bác rất nhiều, bác chăm chỉ lắm. Bác thật là người khiêm tốn, y như nhân vật anh thanh niên ấy. Rồi bỗng tôi nảy ra ý nghĩa. - Bác ơi! Thế cảm giác của bác khi được nhà văn Nguyễn Thành Long đưa vào nhân vật chính của tác phẩm thế nào ạ? Bác vui vẻ đáp: - Lúc ấy quả thật bác không ngờ mình lại được vinh hạnh ấy. Vì bác làm ở đây có gì đâu so với người khác… Bác dừng lại đôi chút, giọng vụt lại buồn buồn. - Chắc bây giờ bác kĩ sư su hào, những đồng đội… họ không còn nữa. Có người đã hi sinh trong kháng chiến rồi. Tôi thông cảm với nỗi niễm của bác nên không dám gợi lên kỉ niệm buồn. Tôi chợt nhớ đến một chiến công của bác được nhà văn Nguyễn Thành Long từng kể. - Bác à! Bác đã phát hiện ra đám mây khô và góp phần vào thành công trong mặt trần năm xưa phải không ạ? Khuôn mặt bác rạng rỡ hẳn lên, trông bác như trẻ lại cách đây mười năm. - Đúng vậy, bác đã phát hiện ra đám mây khô ráo cho bộ đội ta bắn trúng máy bay Mĩ. Bác vui tính thật, trò chuyện với bác ít phút thôi mà thôi cảm thấy bác như người bạn lâu lắm rồi. Một tiếng trôi qua, tôi phải chia tay bác ra về. Bác tiễn tôi ra ngoài cửa: - Cháu chào bác ạ! - Ừ!! Thôi về đi kẻo bố mẹ mong, sau này có dịp lại lên đây chơi với Bác nhé. Tôi chia tay bác lòng đầy lưu luyến. Chính bác là người đã cho chúng tôi hiểu về công việc và sự hi sinh thầm lặng là như thế nào? Tôi thầm cảm ơn bác. Cuộc gặp gỡ ấy sẽ mãi trong lòng tôi. Cuộc gặp gỡ ấy khiến tôi vui mừng và xúc động vô cùng. Bác thật giống với nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long đã khắc họa. Bác là tấm gương sáng cho tôi và các bạn noi theo, để tôi hiểu rằng tuổi trẻ cần phải biết cống hiến, hi sinh.
 

19 tháng 11 2017

bạn gửi tác phẩm đó đi ,mình có thể làm được

19 tháng 11 2017

Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

19 tháng 11 2017

nơi đây để học chứ k phải yêu...

19 tháng 11 2017

chia bùn mà k cho me ha

19 tháng 11 2017

Bạn lên face tìm crush dạo đi bạn

19 tháng 11 2017

À khi Online Math mới tải lại trang thì nó sẽ chưa tăng số lượt đúng khi chúng ta     t i c k     cho một người nào đó. Chờ khoảng 10 giây là có thể bấm nút đúng được rồi. Còn nếu bạn không tải lại mà lại bấm nút đúng không được thì mình không biết, vì mình chưa gặp trường hợp đó. Đây là lời góp ý của mình!

18 tháng 11 2017

hello

1. Cuộc thi vẽ mô tả nạn đói 1945 của Việt Nam ……giữa Mỹ, Nhật, Việt Nam, Trung Quốc+Mỹ vẽ Việt Nam người chết chất thành đống+Việt Nam vẽ một cái hố xí và trên đó là một ổ mạng nhện+Nhật vẽ những con người còm cõi xơ xác đứng cạnh những đống xác chết+Trung Quốc vẽ những con người đang cắn xé giành giật nồi cơmHỏi nước nào giành chiến thắng? Tại sao2. Một anh chàng...
Đọc tiếp

1. Cuộc thi vẽ mô tả nạn đói 1945 của Việt Nam ……giữa Mỹ, Nhật, Việt Nam, Trung Quốc
+Mỹ vẽ Việt Nam người chết chất thành đống
+Việt Nam vẽ một cái hố xí và trên đó là một ổ mạng nhện
+Nhật vẽ những con người còm cõi xơ xác đứng cạnh những đống xác chết
+Trung Quốc vẽ những con người đang cắn xé giành giật nồi cơm
Hỏi nước nào giành chiến thắng? Tại sao

2. Một anh chàng đẹp trai, nhưng trên đầu chỉ có 3 cộng tóc. Bỗng 1 ngày anh quyết định bứt 1 cọng. Hỏi anh bứt để làm gì ??!?! ke ke

3.Ba thằng Què đi trước 1 thằng què hỏi có mấy thằng què


4.Mèo trắng là bạn của mèo đen………mèo trắng bỏ mèo đen theo mèo vàng……….một thời gian sau, mèo trắng gặp lại mèo đen ->mèo trắng sẽ nói zề??????? – =^.^=

5.Có một con trâu…..đầu quay hướng bắc…đuôi thì hướng Nam….Sau đó nó quay hai vòng…lộn ngược một vòng….rồi…lại quay 5 vòng nữa…lộn thêm 3 vòng nữa…hỏi đuôi nó chỉ hướng nào- =^.^=

6. Có 1 con rết 100 chân dang đi dạo mát bổng nhiên đụng phải một bãi phân trâu. Rết ngậm ngùi bước tiếp. Hỏi khi đi qua bãi phân châu rết còn mấy chân ?

7. Không phải lúc nào cũng thấy nó, không phải lúc nào cũng chạm được nó?

8. Lúc nào cũng thấy nó nhưng không chạm được nó?

9. Hãy đối lại một câu trái nghĩa với câu này:”đất lành chim đậu”

10. Con gì càng to càng nhỏ.
Khó à nha! Ai nhanh tui kick cho =^.^=

10
19 tháng 11 2017

1.

Nhật thắng vì:

- Mỹ vẽ hơi quá

- VN vè k liên quan gì đến nạn đói

- Nhật vẽ con người còm cõi vì đói là đúng

- TQ vẽ hơi quá, con người không đến nỗi phải cấu xé lẫn nhau để dành nồi cơm

2.

Gãi ngứa lỗ tai

3.

4

4.

Mày có khỏe không

5.

Bắc

6.

100

7.

Con mắt

8.

Cái bóng

9.

Đất xấu chim bay

10.

cua

19 tháng 11 2017

Bao h có 5 ng trả lời mk sẽ công bố kết quả,và...click cho những ng trả lời đúng.My love! :)

18 tháng 11 2017

Mỗi tác phẩm văn chương xuất hiện đều mang theo những ẩn ngữ. Truyện Kiều hay Đoạn Trường Tân Thanh của Nguyễn Du có nhiều ẩn ngữ cần giải mã; những tranh luận về tu từ, về sự biến, về chữ nghĩa vẫn còn đó, dường như thiếu một lam bản để tỏ tường. Có lẽ vào thời đại của Nguyễn Du, sinh hoạt văn chương chỉ là một phần trong việc diễn tập dùi mài kinh sử chữ nghĩa, do đó những tục lệ của đời sau như bản quyền, tác quyền không coi là quan trọng, như trong Truyện Kiều, tác giả chỉ viết:

Cảo thơm lần giở trước đèn

Phong tình cổ lục còn truyền sử xanh

Và không cần gióng lên là phóng tác ở nguồn nào. Điều đó thật tự nhiên trong một nền văn hoá cổ, chưa để ý đến những việc thương mại, tiếp thị, xuất bản, tác quyền v.v…Ở trong một nền văn hoá lấy thơ văn là nền tảng, thi cử là cứu cánh, dường như kiến thức phổ cập, nên việc Nguyễn Du không cần phải giáo đầu, việc cứ để những người khác làm:

Chẳng hạn trong tổng thuyết của vua Minh Mệnh viết: Thánh Thán bất phùng, hàn yên tản mạn để nhắc đến Thánh Thán bình phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân; tổng từ của vua Tự Đức viết: phần lô nhàn độc Thanh Tâm biên, thị biên bắc nhân Thánh Thán trước, dịch âm ngã quốc Nguyễn Tiên Điền đều để dẫn truyện Kim Vân Kiều nguyên tác của Thanh Tâm Tài Nhân, và Thánh Thán luận bàn, nay Nguyễn Du diễn ra Quốc âm.

Thanh Tâm Tài Nhân viết ra tiểu thuyết vào thế kỷ 17. thời kỳ sáng tác tiểu thuyết được xem như phồn vinh cực thịnh, Thánh Thán (Kim Nhân Thụy) nổi tiếng là tay bình giá sâu sắc, cho nên ở thời đại Nguyễn Du, truyện Kiều hẳn giới đọc sách ai cũng biết, việc diễn ra Quốc âm làm theo thể truyện thơ riêng của văn chương Việt nam là thể thơ lục bát đã phổ biến rộng khắp, từ nơi cung đình, đến chốn văn gia, lại đi sâu vào đại chúng, như những bài tựa tác phẩm Quốc âm này ở ngay thế kỷ 19 ghi nhận. Tuy nhiên điều đáng chú ý là tác phẩm Quốc âm càng nổi tiếng, tên tuổi Nguyễn Du đã lừng danh trong văn học thế giới, song tiểu thuyết của Thanh Tâm Tài Nhân dường như đi vào quên lãng. Chẳng hạn, lấy một vài sách tiêu biểu, như Trung Quốc Tiểu Thuyết Sử Lược của Lỗ Tấn, mấy chương viết về tiểu thuyết thời Minh không hề nhắc đến tác giả hay tác phẩm Kim Vân Kiều truyện này, bộ Trung Quốc Văn học sử thông lãm do nhiều học giả hiện đại trong phần về tiểu thuyết thời Minh có nói đến Kim Bình Mai, đến Tỉnh thế nhân duyên truyện còn nhiều tiểu thuyết khác xem như nghệ thuật tầm thường nên không nói đến, ngay sách viết bằng Anh ngữ như An Introduction to Chinese Literature của Liu Wu-Chi (Liễu Vô Kỵ) để giới thiệu ra thế giới cũng không đá động đến tiểu thuyết của Thanh Tâm Tài Nhân.

Nay Kim Vân Kiều truyện được dịch giả Đàm Quang Hưng hoàn tất việc chuyển ngữ, đem ra xuất bản thật hữu ích cho người đọc cũng như cho người phê bình.

Sự khác biệt giữa tiểu thuyết và thơ không chỉ ở thể loại, ngày nay với sự phát triển của thi pháp/sáng tạo học về văn xuôi cũng như về thơ  xây dựng trên cơ sở những khoa ký hiệu học,văn phong học, ngữ nghĩa học có thể giúp cho việc đối chiếu tiểu thuyết Kim Vân Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân với truyện thơ Đoạn Trường Tân Thanh của Nguyễn Du về nhiều mặt.

Trong Thi pháp học cổ điển phương đông, như Vân đài loại ngữ, quyển 5 Văn nghệ loại, Quế đường Lê Quí Đôn ở thế kỷ 18 đã nói đến một trong hai nguyên tắc nhị phế/phải bỏ là: tuy dục phế từ thượng ý nhi điển lệ bất đắc di nghĩa là bỏ lời lấy ý nhưng không được bỏ cái đẹp và cũng nói đến tình, cảnh, sự trong phép làm thơ, ba điều đó có thể áp dụng vào việc đọc truyện thơ Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du. Bàn về Văn tịch chí trong Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, người cùng thời với cụ Nguyễn, khi phân chia sách vở văn chương phong phú như rừng làm những loại như hiến chương, kinh sử, thi văn, truyện ký; như vậy Đoạn trường tân thanh có thể kể vào loại truyện ký vì là một thực lục. Song là một thực lục bằng thơ, nghĩa là đọc dưới nguyên tắc thi pháp của thơ, khác với đọc tác phẩm văn xuôi của Thanh Tâm Tài Nhân. Đứng từ quan điểm thi pháp hiện đại, tôi muốn dẫn một cái nhìn của người đời nay như Marcelin Pleynet khi hỏi: Thơ phải có mục đích như thế nào? và trả lời là: thơ phải có mục đích như một truyện kể song luôn luôn khác với hoạt động thực tiễn, có thể là tiêu chuẩn để đối chiếu việc Nguyễn Du viết về hành trạng/cuộc đời Kiều bằng thơ khác với Thanh Tâm Tài Nhân thuyết thoại qua văn xuôi.

Tản văn có thi pháp của tản văn/poétique de la prose cho nên không thể so sánh nguyên tắc, nghệ thuật, tình tiết, câu chuyện Kiều trong tiểu thuyết của Thanh Tâm Tài Nhân với truyện ký bằng thơ của Nguyễn Du. Cảm nghĩ về mỗi tác phẩm là thẩm quyền của người đọc.

Với quyển sách Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân trước mặt, người ta có thể giải toả những thắc mắc, chẳng hạn trong tác phẩm thơ của Nguyễn Du, sự biến xẩy đến cho gia đình Vương ông tóm lược trong hai câu:

                               Hỏi ra sau mới biết rằng

                        Phải tên xưng xuất là thằng bán tơ    

    

Xem trong hồi 4 tiểu thuyết kể qua tản văn rõ ràng là:

Kiều lên tiếng hỏi: “Cha Mẹ  làm gì ở  bên ngoại mà  bây giờ mới về ?”. Vương ông đáp: “Vì cha gặp chuyện chẳng lành. Dượng con cho hai khách buôn tơ thuê phòng ở trong nhà. Không biết họ buôn tơ của ai mà khi họ đem tơ ra chợ bán thì bị một người tới nhận là tơ của mình bị mất cắp, rồi đi cáo quan. Hai khách buôn khai với quan rằng họ buôn tơ của dượng con, rồi họ vu oan cho dượng con tội oa trữ của trộm cắp. Dượng con bị bắt. Cha có ngồi uống rượu với hai khách ấy mấy bữa nên chỉ sợ là họ biết cha với dượng con là anh em cột chèo, rồi cũng vu oan cho cha tội oa trữ của trộm cắp!”.

Trong khi Vương ông đang nói với Kiều, thì có một sai nha chừng bảy tám tên, xông thẳng vào nhà, chẳng nói chẳng rằng, dùng dây trói Vương ông với Quan, treo ngược lên xà nhà. Tiếng hò lục soát tìm tang vật lừng vang khắp xóm. (Xem: bản dịch sách này).

Vương Thuý Vân là một tác nhân trong truyện Kiều, vì nếu không có cô em trong gia đình Vương ông, thì không thể có tái hồi Kim Trọng, có happy endingtrong tiểu thuyết. Dường như trong phần nói về tiểu thuyết thế thái nhân tình thời nhà Minh, nói đến trai tài gái sắc gặp  nhau rồi yêu nhau, trải qua bao gian khổ lại đoàn viên (có vẻ “cải lương”) học giả Phạm Ninh như ám chỉ những tiểu thuyết như Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân là tầm thường về nghệ thuật [trong Trung quốc văn học sử thông lãm nói đến ở trên]. Song quả thực trong tiểu thuyết, thuyết thoại là bộ phận thiết yếu, tác giả tả một Thuý Vân năng hoạt linh động:

Vân tươi đẹp óng ả, mềm mại, hiền lành, ít nói.

Cả ba chị em cùng giỏi văn thơ.

Kiều rất thích âm nhạc, say mê hồ cầm. Vân thường khuyên chị: “Âm nhạc không phải là việc của con gái, người ngoài nghe chuyện chị mê âm nhạc, họ sẽ cười cho!

Đoạn tác giả nói về chuyện Kim Trọng gặp gỡ hai nàng:

Kim thấy Kiều mày nhỏ mà dài, ánh mắt lấp lánh như liếc mắt đưa tình, dung như trăng thu, sắc tựa hoa đào, khoan thai văn nhã, chim sa cá lặn! Còn Vân thì tinh thần phẳng lặng, dung mạo đoan trang, vượt lên thường phàm, phong thái cá biệt. Bị sắc đẹp đoạt hồn, Kim tự nhủ: Cái tương tư này sẽ hại ta đây! Rồi lại tự thề: Nếu ta không xin cưới được hai nàng này thì suốt đời, ta sẽ không lấy vợ!

Còn về phía hai nàng: Tới nhà thì trời vừa tối. Kim lên phòng mình ở trên lầu. Lát sau, thấy Vân đẩy cửa vào chơi, Kiều nói: “Anh chàng nho sinh họ Kim ấy có cái thú thật ngược đòi! Làm sao hiểu được cái thú thích đi thăm mộ nàng Lưu Đạm Tiên của ảnh?” Vân đáp: “Em nghĩ không phải là ảnh thích đi thăm mộ Đạm Tiên đâu, mà là ảnh thích đi xem mặt hai chị em mình!”.(hồi 1)

Đến việc Thuý Kiều nhờ em nối hộ duyên mình:

Vân hỏi: “Đang nói chuyện với em, sao chị lại bỏ ngang? Nhìn mặt chị, em thấy chị ngậm lo chứa hận, tựa như ngoài cái ưu sầu khổ não do việc bán mình, chị còn có muôn vàn tâm sự khác. Đúng thế không?” Kiều đáp: “Đúng thế! Chị vẫn muốn nói với em, nhưng khó bề hé răng. Tuy nhiên, nếu không nói thì lại e phụ lòng một người thuộc giống chung tình! Vân hỏi: “có phải người thuộc giống chung tình của chị là anh Kim Thiên Lý không? Mới thoáng nhìn thấy ảnh có một lần mà sao chị đã biết là ảnh chung tình?” …

Vân hỏi:”Chị lạy em để làm gì?” Kiều đáp:”Chị lạy em để nhờ em một việc! Chị chưa đền đáp được ân tình của anh Kim, nên chị muốn tỏ bày cùng em tất cả nỗi lòng của chị, rồi nhờ em thay chị mà đền đáp ân tình ấy cho ảnh. Chị dầu thịt nát xương mòn, ngậm cười chin suối, vẫn còn thơm lây!” (hồi 4)

Đến việc Thuý Vân thay chị lấy Kim Trọng:

Một hôm rảnh việc, Kim bảo phu nhân Thuý Vân thuật lại cho mình nghe chuyện cũ, khi gia đình bị nạn vu cáo. Thuật xong, phu nhân nói:”Liên tiếp mấy đêm nay, thiếp mộng thấy chị Kiều! Vì thế thiếp nghĩ có thể nơi đây sẽ giúp ta tìm ra tin tức chị Kiều!” Đột nhiên Kim tỉnh ngộ mà nói:”Nếu phu nhân không nói thì ta bỏ lỡ mất cơ hộ! Lâm Truy với Lâm Thanh chỉ khác nhau có một chữ, có thể là vì nghe lầm! Ngày mai, ta sẽ tra hỏi thư lại xem ở huyện này xem có ai tên là Mã Giám Sinh không?” Phu nhân khen: “Lang quân làm thế là đúng!” (hồi 26).

Tới chuyện Vương Thuý Vân trả chồng cho chị:

Rượu được một tuần thì Vân đứng dậy thưa với cha mẹ: “Con có một việc muốn trình cha mẹ!” Vương ông hỏi:”Con có việc chi cứ nói!” Vân thưa:”Thưa cha mẹ! Một là ngôi nhà này chỉ là ngôi nhà mà gia đình ta thuê để tạm cư trong thời gian hỏi thăm tin tức chị Kiều con. Nay Kim lang với em trai con cùng có lệnh phải đi phó nhậm, đã có văn thư bổ nhậm trong túi, nên chúng con chẳng thể ở lại đây lâu. Hai là Kim lang với em con phải đi phó nhậm ở hai nơi nam bắc khác nhau nên chúng con chẳng thể cùng đi. Thế mà bây giờ, gia đình ta phải giải quyết ngay một việc cần có sự hiện diện của tất cả mọi người trong gia đình, nên con nghĩ gia đình ta phải giải quyết ngay việc ấy trong đêm nay!” Vương phu nhân hỏi:” Ý con muốn nói việc chi?”

Vân đáp:”Việc chị Kiều con phải phối hợp với Kim lang. Vì chữ hiếu, chị bán mình cứu cha nên chị đã nhờ con thay chị mà phối hợp với Kim lang cho vẹn lời thề. Vì thương chị, con đã nhận lời. Nay chị đã may mắn thoát chết, thì lời thề cũ vẫn còn nguyên! Nếu đêm nay chị không thực hiện lời thề ấy thì chờ đến bao giờ mới lại có sự hiện diện đông đủ của mọi người trong gia đình ta như thế này?” (hồi 28).

Trong thi pháp sáng tạo của tản văn, ký hiệu học là một thành phần sử dụng cho thuyết thoại, như trong Kim Vân Kiều truyện, Thanh Tâm Tài Nhân sử dụng những tên riêng mang ý nghĩa hàm ngụ nhân cách như Mã bất Tiến (học dốt), Mã Quy (mở ổ gái để cho vợ con làm nha đầu – chú thích của dịch giả) để chỉ con người Mã Giám Sinh, Thúc Thủ nghe như sự bó tay bất lực của Thúc Kỳ Tâm…

Dẫu sao Kim Vân Kiều truyện vẫn nằm trong hệ tiểu thuyết cổ điển của Trung hoa, nên cũng giống như những Hồng Lâu Mộng, Kim Bình Mai, chỗ nào cũng có thơ phú. Chẳng hạn, trong truyện Kiều của Nguyễn Du, Kiều mộng thấy Đạm Tiên nói cho hay có tên trong sổ đoạn trường và ra mười đề thơ:

Vâng trình hội chủ xem tường

Mà sao trong sổ đoạn trường có tên

Âu đành quả kiếp nhân duyên

Cùng người một hội một thuyền đâu xa

Này mười bài mới mới ra

Câu thần lại mượn bút hoa vẽ vời

Kiều vâng lĩnh ý đề bài

Tay tiên một vẫy đủ mười khúc ngâm

Song Nguyễn Du không nói mười đề thơ đó và cũng không viết ra mười bài thơ đó như trong tiểu thuyết của Thanh Tâm Tài Nhân; mười đề thơ đó là: Tích đa tài, Lân bạc mệnh, Bi kỳ lộ, Ức cố nhân, Niệm nô kiều, Ai thanh xuân, Ta kiến ngộ, Khổ linh lạc, Mộng cố viên, Khốc tương tư và còn viết ra nguyên mười bài thơ hồi văn Kiều làm.(xem hồi 2).

Người đọc có thể liên tưởng đến mấy lý do: trong truyện thơ Quốc âm theo thể lục bát, đưa ra mười bài thơ khác luật, lại bằng Hán văn thật không ổn; kể cả lấy lại nguyên mười bài hồi văn trong tiểu thuyết của Thanh Tâm Tài Nhân cũng không ổn, hoặc Nguyễn Du chế tác ra mười bài khác cũng không ổn, chẳng lẽ nàng Kiều trong cùng không-thời gian lại có mười bài thơ khác nhau.

Sự khác biệt giữa tản văn tiểu thuyết và truyện thơ có thể biểu hiện trong cảnh Kiều ra ở lầu Ngưng Bích; trong tác phẩm của Nguyễn Du là những vần thơ lai láng tuyệt vời:

    Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân

Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung

   Bốn bề bát ngát xa trông

Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia

     Bẽ bàng mây sớm đèn khuya

Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng

    Buồn trông cửa bể chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa

   Buồn trông ngọn nước mới sa

Hoa trôi man mác biết là về đâu

Trong tiểu thuyết là cảnh hiện thực: Lầu này có mặt tây trông về Kỳ sơn, nơi có móc trắng đọng trên cỏ kiêm cỏ gia, mặt nam trông về Kim Lăng, nơi có rồng hổ của tiên nuôi, mặt đông trông ra bãi dâu xanh trên hòn đảo nhỏ, mặt bắc trông về kinh đô, trong mây có hình cổng ngự thành (xem hồi 9).

Cảnh Kiều báo oán, trong truyện thơ thật đơn sơ nhưng súc tích:

Lệnh quân truyền xuống nội đao

             Thề sao thì lại cứ sao gia hình

Máu rơi thịt nát tan tành

Ai ai trông thấy hồn kinh phách rời

Cho hay muôn sự tại trời

       Phụ người chẳng bõ khi người phụ ta

 Trong tiểu thuyết ở hồi 22 tả cảnh hành hình xử phạt đầy vẻ bạo động khủng cụ. Đối chiếu hai tác phẩm cùng diễn tả một cảnh,có thể suy ra một số những đặc tính: ở tản văn thuyết thoại, hình thái truyện kể có thể bành trướng và xoắn vẹo để mở rộng những tác động của nhân vật, có thể tóm lược, ở thơ không thể tóm lược hơn, thiên về cảm tính hơn là hiện thực. Tính khác biệt ấy chỉ ra tại sao có thể nói Nguyễn Du sáng tạo ra một truyện Kiều, cũng những sự biến ấy, nhưng không là sao bản của tiểu thuyết.

Dịch giả Kim Vân Kiều truyện là một giáo sư toán, việc ông làm văn chương không có gì phải lạ, dường như tinh thần toán học thiên về những hình thái trừu tương cũng giống như tinh thần văn chương thiên về những hình thái giả tưởng, mà giả tưởng và trừu tượng là hai mặt bổ sung trong sáng tạo.

Trong thế giới văn học hiện đại, có những tác phẩm tưởng như rơi vào quên lãng được phục hồi lại trong những thời đại về sau, chẳng hạn như Manuscrit trouvé à Saragosse của Jean Potocki, Locus Solus của Raymond Roussel. Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân có thể kể như được phục hồi trong tinh thần này qua công trình dịch thuật của giáo sư Đàm Quang Hưng.   

18 tháng 11 2017

mình kiếm mà không thấy

18 tháng 11 2017

Công suất là đại lượng đo bằng công sinh ra trong một đơn vị thời gian.

Biểu thức: P=At (W)

Công suất là đại lượng cho biết công thực hiện trong một khoảng thời gian.

18 tháng 11 2017

+ Công suất điện của một đoạn mạch là công suất tiêu thụ điện năng của đoạn mạch đó và có trị số bằng điện năng mà đoạn mạch tiêu thụ trong một đơn vị thời gian, hoặc bằng tích của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch đó.

P = \frac{A}{t} = UI. (W) t



Xem thêm tại: http://vatly247.com/dien-nang-cong-suat-dien-dinh-luat-jun-lenxo-a678.html#ixzz4ymf1MDdL