K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 12 2024

Tự phụ, tự ti là những thái độ ứng xử trái ngược của con người trong cuộc sống. Tự phụ là sự tự tin thái quá. Đó là thái độ của người luôn tự đánh giá quá cao bản thân, tự cho mình là tài giỏi, là hơn người. Những người ấy mới có một chút thành tích nhỏ đã “dương dương tự đắc” nghĩ mình ghê gớm, tài giỏi lắm. Được điểm mười họ coi thường những người được điểm kém hơn, nghĩ mình là giỏi nhất lớp. Kiếm được chút tiền họ vênh váo khinh rẻ những người nghèo, người ăn xin,… Kì thực, họ chỉ là những con ếch ngồi đáy giếng không biết ngoài miệng giếng còn có vòm trời bao la, mênh mông. Tự phụ dẫn đến thái độ coi thường người khác, đồng thời sẽ chủ quan trong công việc, làm việc mà không cân nhắc trước sau, tức là “làm bừa”, “làm đại”, “làm liều”. Hậu quả của họ chẳng khác con ếch ngu ngốc kia, rốt cuộc sẽ bị dẫm bẹp giữa đường mà thôi. Ngược lại, tự ti là tự đánh giá mình thấp, tự coi thường, tự hạ thấp mình, tự cho mình là kém cỏi hơn mọi người xung quanh. Được điểm kém, người tự ti thu mình lại, không dám chơi thoải mái với bạn bè. Gia đình nghèo một chút, họ lại lủi thủi một mình không kết bạn với ai,… Tự ti khiến con người luôn nhút nhát, thậm chí nhu nhược. Những người này, câu cửa miệng của họ là “tôi sợ..”, “tôi ngại..”, “tôi e..”,… Khi không tin tưởng vào khả năng của mình, con người sẽ chẳng dám làm gì, sẽ mất niềm tin vào cuộc sống. Dù trái ngược nhau về bản chất, biểu hiện nhưng tự ti và tự phụ đều giống nhau ở một điểm: Cả hai là những thái độ ứng xử cần loại bỏ bởi chúng đều có hại cho cuộc sống mỗi người. Không tự phụ nhưng không tự ti, mỗi người cần xây dựng cho mình lối sống tự tin và tự trọng: tin ở bản thân mình, coi trọng và giữ gìn phẩm cách danh dự của mình bằng cách tự khẳng định khả năng, đạo đức của mình, vị trí của mình trong cuộc sống.

 

chắc đủ 200 chữ đấy

29 tháng 12 2024

“Tự phụ” là như thế nào? Đơn giản chúng ta có thể hiểu được tự phụ là sự tự cao tự đại trước mặt những người xung quanh một cách quá đáng. “Tự phụ” là không biết lắng nghe, không chịu học hỏi, luôn coi mình là trên hết. Người tự phụ sẽ cho mình là “đúng” khi không tuân thủ những quy tắc, chuẩn mực đã có trong gia đình, tổ chức, cộng đồng xã hội. Hai nhà nghiên cứu người Mỹ cho biết: “Nếu người tự tin có mức độ hướng ngoại, hòa đồng, tự trọng và ngay thẳng cao hơn thì tính tự phụ thường đi kèm với tính ích kỷ và xấu hổ. “Một giáo viên luôn tự hào về tài năng giảng dạy của mình.” Tôi nhớ, chú tôi sau khi tiếp xúc với người Nhật đã nói với tôi, người Nhật nói: “Mười người Nhật phải sợ một người Việt Nam, thì một ngày mười người Việt Nam sẽ sợ một người Nhật”. Tóm lại, “tự phụ” là một tật xấu luôn khiến con người ta thất bại và bị mọi người xa lánh. Tại sao người ta có thói quen “tự phụ”? Vì bản ngã trong mỗi người luôn tồn tại. Thông thường “tự phụ” xuất hiện ở những người tài năng, thông minh. “Anh ấy biết mình thông minh và tài năng, vì vậy anh ấy rất tự phụ.” Đồng thời, do trình độ nhận thức chưa phù hợp, chưa đúng đắn dẫn đến hiện tượng đánh giá quá cao thành tích của mình trong tổng thể các mối quan hệ của gia đình, tổ chức cộng đồng hay toàn xã hội. Cuộc sống không có gì là hoàn hảo, ai cũng từng trải qua một lần trong đời. Có bao giờ bạn đặt câu hỏi: “Có nước nào hùng mạnh, có công nghệ tiên tiến như Hoa Kỳ mà không chiến thắng cuộc xâm lược Việt Nam của chúng ta?” Một nước mạnh như Mỹ luôn kiêu ngạo, tự phụ, luôn cho mình là kẻ chiến thắng, không bao giờ thất bại và cứ như vậy, nước Mỹ đã bị đánh bại.

nhớ chấm đúng cho mình nha

 

29 tháng 12 2024

Tháp Nhạn là ngọn tháp nổi tiếng ở Phú Yên gắn với nhiều điều bí ẩn chưa được giải đáp. Tháp nằm gần trên đỉnh ngọn núi Nhạn ở bờ bắc sông Đà Rằng.

Nói về nguồn gốc của ngọn tháp này có rất nhiều tương truyền. Có người cho rằng, xưa kia có nàng tiên nữ Thiên Y A Na giáng trần chỉ dạy cho người dân sống ở vùng đất này tất cả mọi thứ từ cấy cày, dệt vải, kéo sợi…để tìm cách mưu sinh. Sau khi tiên nữ quay trở lại cõi tiên, người dân Chăm-pa vì thương nhớ và muốn khắc ghi công ơn người khai sáng cho dân tộc mình bèn xây ngọn tháp ấy để phụng thờ.

Theo một truyền thuyết khác thì xưa kia, Tuy Hòa là vùng đầm lầy trũng thấp có nhiều thủy quái chuyên quấy phá đời sống người dân. Thấy vậy Ông Trời bèn sai người khổng lồ xuống gánh đất lấp vùng trũng, bảo vệ cuộc sống cho người dân. Tuy nhiên khi lấp đã gần xong, người khổng lồ vội về nên đã gánh nhiều đá hơn làm chiếc đòn gánh bị gãy. Đá từ hai gánh rơi xuống một bên tạo thành núi Chóp Chài, một gánh tọa trên núi Nhạn.

Đó được cho là nguồn gốc xuất hiện của ngọn tháp. Còn về tên gọi “tháp Nhạn” thì được người dân ở đây giải thích là do có rất nhiều chim nhạn bay tới đây sinh sống, làm tổ nên ngọn tháp cũng được đặt theo tên của loài chim này.

Tháp Nhạn cao khoảng 25m với đế tháp hình vuông, thân tháp được xây to ở phần chân và thu nhỏ dần về phía đỉnh. Trên đỉnh tháp là tượng Linga bằng đá – biểu tượng tâm linh của người dân Chăm-pa. Trong mỗi công trình đền tháp của người Chăm đều có Linga và Yoni tượng trưng cho tín ngưỡng phồn thực cầu mong vạn vật được nảy nở sinh sôi.

Khách du lịch tìm tới tháp Nhạn không chỉ để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của ngọn tháp huyền bí này mà còn bởi tò mò về vật liệu mà người Chăm xưa dùng để xây tháp. Tháp Nhạn được xây dựng hoàn toàn bằng gạch nung xếp khin khít nhau mà rất vững chắc. Theo nghiên cứu, loại gạch này có khối lượng nhẹ hơn một viên gạch thông thường khoảng 1,3 lần. Kể cả độ bền chịu nén, chịu va đập cũng hơn gạch thường rất nhiều.

Tìm hiểu về loại keo dùng để gắn kết các viên gạch này với nhau một cách chắc chắn và không lộ ra chút đường hồ nào thì được biết, người Chăm cũng sử dụng hoàn toàn từ nguyên liệu thiên nhiên. Khi xưa chưa có xi măng, người dân Chăm-pa đã biết sử dụng chất kết dính từ cây dầu rái vào việc xây dựng. Tuy nhiên, việc pha trộn các loại chất liệu thế nào để có được loại keo bền chắc có thể “nâng đỡ” cả một tòa tháp lớn như vậy thì các nhà nghiên cứu vẫn phải bó tay.

Được biết thêm, để các viên gạch dính lại với nhau chắc chắn như vậy không chỉ do có hỗn hợp keo kể trên mà còn nhờ vào bàn tay khéo léo của những người xây dựng. Các viên gạch được sử dụng kĩ thuật mài chập, nghĩa là sau khi phết keo lên, họ mài các viên gạch với nhau cho đến khi bề mặt tiếp túc hoàn toàn khít không lộ ra một chút kẽ hở nào.

Đi sâu vào phía bên trong tháp, du khách có thể bất ngờ khi thấy bên trong không có tượng hay ban thờ nào, chỉ có duy nhất một cái am nhỏ để nhang khói cho Thượng Đỉnh Chúa Thiết A Na Diễn Ngọc Phi được xây dựng từ thời Hậu Lê. Xung quanh tường có những hoa văn hình rồng được chạm khắc tinh tế trên đá hoa cương đặt ở 4 góc tháp. Đừng từ bên trong nhìn lên đỉnh tháp chỉ thấy một không gian sâu thẳm cao vút đầy huyền bí.

Cùng với sông Đà Rằng, nơi đây đã trở thành cụm danh lam thắng cảnh thu hút đông đảo khách du lịch. Hằng năm cứ tới mỗi dịp lễ tết có rất nhiều hoạt động vui chơi văn nghệ được tổ chức ở trên núi tháp Nhạn. Bởi vậy, lời khuyên cho các bạn có ý định tới thăm quan khu di tích này thì hãy đến vào dịp rằm tháng Giêng Âm Lịch. Khi ấy, ở đây diễn ra đêm thơ Nguyên tiêu thu hút đông đảo văn nghệ sĩ nức tiếng gần xa tới giao lưu nghệ thuật.

em lớp 5. nhớ tick cho em nha☺

27 tháng 12 2024

KHÓ

Từ phần trích truyện ngắn “Hoa đào nở trên vai”, viết đoạn văn khoảng 300-400 chữ phân tích một khía cạnh của chủ đề “tình người ấm áp”. HOA ĐÀO NỞ TRÊN VAI […] Vậy là Lụm trở thành con cháu nhà này cũng đã được hơn ba tháng. Ông vẫn nhớ như in buổi sáng hôm ấy. Lúc trở về từ nơi tránh lũ ông thất thần nhìn nhà cửa tan hoang. Lúc đang bới trong đống đổ nát tìm nồi niêu,...
Đọc tiếp

Từ phần trích truyện ngắn “Hoa đào nở trên vai”, viết đoạn văn khoảng 300-400
chữ phân tích một khía cạnh của chủ đề “tình người ấm áp”.
HOA ĐÀO NỞ TRÊN VAI
[…] Vậy là Lụm trở thành con cháu nhà này cũng đã được hơn ba tháng. Ông vẫn nhớ
như in buổi sáng hôm ấy. Lúc trở về từ nơi tránh lũ ông thất thần nhìn nhà cửa tan hoang.
Lúc đang bới trong đống đổ nát tìm nồi niêu, xoong chảo ông giật mình nhìn thấy trên bụi
tre bị bão quật nằm rạp xuống bám đầy bùn đất sau cơn lũ có hình hài một con người. Nói
đúng hơn đó là một đứa trẻ, quần áo nhuốm màu bùn, tay cố ôm lấy thân cây. Xứ này đâu lạ
gì cảnh sau mỗi trận bão lũ lại thấy đồ đạc nhà mình trôi đi, đồ đạc nhà người ta trôi đến.
Khi thì xoong nồi, khi thì cây cối, gà, vịt, khi thì quần áo, búp bê, cặp sách. Nói chung đủ
cả, lẫn lộn trong bùn đất chẳng còn dùng được. Nhưng chưa bao giờ ông nghĩ thứ trôi đến
sau cơn lũ lại là một thằng bé sáu tuổi, người ngợm đặc như một khối bùn.
Sau lũ, nguồn nước cũng ô nhiễm nặng. Những gáo nước đục ngầu không thể gột rửa
hết bùn đất trên cơ thể đứa bé tội nghiệp. Ngay cả sau này cũng vậy, dù ông Vại và vợ
chồng đứa con trai có yêu thương ra sao cũng không thể nào xóa đi ký ức đau buồn trong
nó. Ông từng dắt thằng nhỏ ngược dòng cơn lũ tìm về nhà. Nhưng về đến nơi chỉ thấy cảnh
tượng tan hoang. Người ta nói người thân thằng nhỏ đã trôi theo cơn lũ, không về. Kể từ đó
thằng nhỏ trở thành con cháu trong nhà. Người làng nói chắc ông trời thương vợ chồng chị
Thảo lấy nhau chục năm vẫn chưa có con nên cơn lũ đã đưa thằng nhỏ dừng lại nơi này. Từ
khi có nó nhà cửa tự nhiên cứ ấm dần lên. Dù sau lũ, dựng tạm cái lều, ba con người co
cụm lại bên mâm cơm đạm bạc và giấc ngủ tứ bề gió thổi. Chồng Thảo đi xuất khẩu lao
động đã được gần hai năm. Ở xa, quặn lòng thương quê nhà mưa lũ. Nên Vĩnh nói số tiền
anh tiết kiệm được sẽ gửi về xây một căn nhà tử tế, nền cao, móng chắc để những mùa bão
sau bớt đi phần thấp thỏm, âu lo. “Hơn nữa, không thể để cho thằng nhỏ sống tạm bợ thế
được. Sẽ chỉ càng khiến nó nghĩ về mất mát”. Thế là một ngôi nhà nhỏ được xây lên. Thỉnh
thoảng ông Vại ới thằng nhỏ xách hộ cái xô, giữ giùm cái thang, trông giùm mấy mẻ cá
đang phơi ngoài sân sợ con mèo ăn mất. Sợ nó ngồi không hay nghĩ ngợi vẩn vơ, lúc giải
lao ông thường đạp xe đèo nó đi chơi làng trên xóm dưới. Mấy đứa nhỏ hàng xóm chạy
sang kéo thằng Lụm chạy mất tiêu sau rặng cúc tần. Trời tối nhá nhem thằng Lụm trở về với
bộ dạng lấm lem, miệng cười hở hàm răng sún chưa thay hết. Thảo vờ mắng nó vài câu chứ
bụng dạ thì mừng vui quá chừng. Ít ra cũng thấy Lụm bắt đầu cười trở lại. Nửa đêm cũng ít
dần những cơn ác mộng khiến thằng nhỏ bật dậy mếu máo gọi “mẹ ơi”. Nó cũng thôi bám
chặt vào cột nhà mỗi khi thấy ngoài trời nổi gió.
[...] Cảnh tát cá đồng mới đông vui làm sao. Bà con ai cũng ghé chọn vài con cá to
mua về để ăn Tết. Cá đồng ăn cỏ, nước sạch chảy lưu thông nên thơm thịt ai cũng thích.
Lụm bận bịu với chiếc giỏ đựng đầy tôm tép của mình. Cô Thảo nói Lụm bán được bao
nhiêu tiền đều được giữ lại để đi chợ Tết. Thằng nhỏ sướng rơn lội cả ngày dưới đồng, bùn
bết từ đỉnh đầu xuống chân, chỉ hàm răng trắng thỉnh thoảng thích chí cười khanh khách.
Tối về cô Thảo đun sẵn nồi nước lá, lôi Lụm ra kì cọ. Tay Thảo dừng lại bên chiếc bớt đỏ
trên vai thằng nhỏ, khẽ cười bảo:
- Con nhìn xem, hoa đào ngoài vườn chưa kịp nở mà hoa đào trên vai con đã nở hoa
rồi.
- Hồi trước mẹ con hay nói ai có chiếc bớt đỏ như hoa sau này nhất định sẽ hạnh
phúc. Có thật vậy không cô?
- Đúng thế. Cô cũng tin sau này Lụm nhất định sẽ trở thành một chàng trai tươi vui,
hạnh phúc. Bởi con mang cả mùa xuân đang nở thắm trên vai.
Lụm nhắm mắt, ngửa cổ cảm nhận sự ấm áp của từng gáo nước lá dội xuống người
mình và những cánh hoa đào chầm chậm nở trên vai...
(Theo Vũ Thị Huyền Trang)
Chú thích:
Vũ Thị Huyền Trang sinh năm 1987, tốt nghiệp khóa 9 khoa viết văn và báo chí, Đại học Văn
hóa Hà Nội, là Hội viên Hội VHNT tỉnh Phú Thọ. Các sáng tác của chị chủ yếu viết về đề tài gia
đình và người phụ nữ. Ở chị luôn có sự yêu thương day dứt cho những số phận, những bi kịch của
con người nhất là người phụ nữ và trẻ em

cứu

0