cách mạng tháng 10 diễn ra như thế nào ?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nó đã bị chìm trong khi tham gia vào việc di tản dân thường và viên chức khi đó đang bị Hồng quân tại Đông Phổ bao vây. Tàu Gustloff bị ba quả ngư lôi bắn ra từ tàu ngầm Liên Xô S-13 tại Biển Baltic vào đêm 30 tháng 1 năm 1945, bị đánh trúng và chìm trong vòng chưa đầy 45 phút.
Chuyến đi cuối cùng của Tàu Wilhelm Gustloff là trong "chiến dịch Hannibal" tháng 1 năm 1945. Nó đã bị chìm trong khi tham gia vào việc di tản dân thường và viên chức khi đó đang bị Hồng quân tại Đông Phổ bao vây. Tàu Gustloff bị ba quả ngư lôi bắn ra từ tàu ngầm Liên Xô S-13 tại Biển Baltic vào đêm 30 tháng 1 năm 1945, bị đánh trúng và chìm trong vòng chưa đầy 45 phút. Ước tính khoảng 9.400 người đã thiệt mạng trong vụ đắm tàu. Nếu chính xác, đây sẽ là thiệt hại lớn nhất về người xảy ra tại một vụ tàu đắm, trong một trận chiến hàng hải được ghi lại.
Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ đã tạo cơ sở căn bản và quyết định đi đến việc kí kết Hiệp định Gionevo về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương.
Có thể thấy mặt trận quân sự và ngoại giao có mối quan hệ chặt chẽ, tương hỗ. Thắng lợi về quân sự là điều kiện, bàn đạp để đi đến thắng lợi về ngoại giao. Thắng lợi về ngoại giao giúp khẳng định giá trị, vai trò của thắng lợi về quân sự.
Thời cơ "ngàn năm có một" trong tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 xuất hiện khi người dân Việt Nam đã chịu đựng nhiều năm áp bức và bất công từ thực dân Pháp. Thời điểm này, thế giới đang chứng kiến cuộc chiến tranh thế giới thứ hai và các lực lượng đế quốc đang yếu đi. Đồng thời, người dân Việt Nam đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm và sự đoàn kết trong cuộc chiến giành độc lập. Từ nghệ thuật "chớp thời cơ", tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 đã chứng tỏ sự nhạy bén và tận dụng tốt thời cơ để tiến hành cuộc khởi nghĩa. Việc chớp lấy thời cơ quan trọng để đánh đổ chế độ thực dân và tuyên bố độc lập đã tạo nên một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử Việt Nam.
Bài học rút ra từ tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là tận dụng mọi cơ hội và thời cơ để đạt được mục tiêu. Đồng thời, đòi hỏi sự nhạy bén, quyết đoán và sự đoàn kết của toàn dân. Sự chớp thời cơ là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giúp đưa đất nước đi lên và phát triển.
Thời cơ "ngàn năm có một" trong tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 xuất hiện khi người dân Việt Nam đã chịu đựng nhiều năm áp bức và bất công từ thực dân Pháp. Thời điểm này, thế giới đang chứng kiến cuộc chiến tranh thế giới thứ hai và các lực lượng đế quốc đang yếu đi. Đồng thời, người dân Việt Nam đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm và sự đoàn kết trong cuộc chiến giành độc lập. Từ nghệ thuật "chớp thời cơ", tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 đã chứng tỏ sự nhạy bén và tận dụng tốt thời cơ để tiến hành cuộc khởi nghĩa. Việc chớp lấy thời cơ quan trọng để đánh đổ chế độ thực dân và tuyên bố độc lập đã tạo nên một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử Việt Nam.
Bài học rút ra từ tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là tận dụng mọi cơ hội và thời cơ để đạt được mục tiêu. Đồng thời, đòi hỏi sự nhạy bén, quyết đoán và sự đoàn kết của toàn dân. Sự chớp thời cơ là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giúp đưa đất nước đi lên và phát triển.
Tháng 3 năm 1917 nước Nga xuất hiện tình trạng hai chính quyền song song tồn tại: chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và Xô Viết đại biểu công nhân và binh lính. Hai chính quyền này có đường lối hoàn toàn trái ngược nhau, nếu như Xô Viết muốn giải quyết những nhu cầu thiết yếu của đa số người dân và rút khỏi chiến tranh, thì chính phủ lâm thời đã không giải quyết những vấn đề đã hứa trước đó như vấn đề ruộng đất của nông dân, việc làm cho công nhân, tình trạng thiếu lương thực và nhất là quyết theo đuổi chiến tranh đế quốc đến cùng.
Ngày 01 tháng 7, đảng Men-sê-vích (Menshevik- đảng những người số ít) và xã hội cách mạng đã âm mưu tổ chức một cuộc biểu tình quần chúng để biểu dương lực lượng nhưng đảng Bôn-sê-vích đã tham gia cuộc biểu tình này và biến nó thành cuộc biểu tình ủng hộ đường lối đảng Bôn-sê-vích với các khẩu hiệu: “Đả đảo chiến tranh”, “Tất cả chính quyền về tay các xô viết”.
Trước tình hình đó, từ ngày 26 tháng 7 đến 3 tháng 8, đảng Bôn-sê-vích đã họp đại hội VI để đánh giá tình hình và vạch ra sách lược đấu tranh. Ngày 25 tháng 8, Kornilov tuyên bố thiết quân luật ở Petrograd, giải tán chính phủ Kerensky và lập chính phủ do mình cầm đầu. Tháng 10/1917 làn sóng cách mạng lan tràn khắp nước Nga. Ngày 7 tháng 10, V. I. Lênin từ Phần Lan bí mật trở về nước trực tiếp lãnh đạo cuộc hành động. Ngày 10 tháng 10, ban chấp hành trung ương họp quyết định khởi nghĩa vũ trang. Tại hội nghị này ban chấp hành trung ương đã bầu ra bộ chính trị do Lênin đứng đầu để lãnh đạo cách mạng.
Chiều ngày 24 tháng 10, Lênin cải trang đến điện Smolny để lãnh đạo cuộc khởi nghĩa. Sáng ngày 25 tháng 10 (tức 07 tháng 11 lịch Nga mới), với danh nghĩa bộ chỉ huy tối cao, Kerensky đến bộ tổng tham mưu ra lệnh cho các trung đoàn Cozak sông Đông số 1, 4, 14 đến tiếp ứng nhưng các đơn vị này lấy lí do là kị binh của họ không có bộ binh mang súng máy yểm trợ nên không thi hành mệnh lệnh. Các đơn vị ở Petrograd cũng từ chối tiếp viện. Kerensky nghe tin liền báo tin cho Chính phủ lâm thời biết lực lượng còn rất ít sau đó viện lí do đến gặp các đơn vị đã lợi dụng xe của đại sứ quán Hoa Kỳ trốn khỏi thành phố.
7 giờ sáng ngày 25 tháng 10, đợt tấn công thứ nhất bắt đầu. Các vòng đai dần khép lại nhưng các cuộc tấn công quá chậm và phải dùng xe hơi chuyển mệnh lệnh. 3 giờ chiều, đại bác được chĩa thẳng vào Cung điện Mùa Đông. Các chiến sĩ Cận vệ đỏ đứng sau những chướng ngại vật hoặc làm nhiệm vụ tuần tiễu chờ lệnh phát hỏa. Các đội tuần tra quan sát theo dõi mọi hoạt động của bọn phản cách Đến 6 giờ chiều, cung điện bị vây chặt, binh sĩ và thủy thủ tiến sát đến cung điện và chiếm lấy tất cả những góc đường và các mái nhà ở bến tàu cạnh bộ Hải quân và cung điện. Theo điều kiện đã quy định, sau 20 phút không nhận được câu trả lời sẽ cho chiến hạm Rạng Đông tấn công. 9 giờ 45 phút, chiến hạm Rạng Đông nổ loạt súng lệnh báo hiệu tấn công. Hàng người bảo vệ cung điện rối loạn và lợi dụng điều đó, thủy thủ, chiến sĩ Cận vệ đỏ và binh sĩ cách mạng tràn vào cung điện. Cuộc chiến diễn ra tới 2 giờ 45 phút sáng thì kết thúc. Toàn bộ chính phủ lâm
thời bị bắt (trừ Kerensky đã bỏ trốn).
Tham khảo bài bạn nhé.