K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 4 2024

Mùa hè về, ruộng hoa loa kèn của dì em bắt đầu nở rộ. Đây là loài hoa chỉ nở vào tháng ba hằng năm, báo hiệu một mùa hè rạo rực sắp về.

Những cây loa kèn mà dì em trồng trên ruộng xếp thẳng hàng ngay ngắn như chúng em xếp hàng vào lớp. Cây nào cũng cao đến thắt lưng của em. Chúng được trồng từ củ, không có thân cây chính. Các chiếc lá đều mọc trực tiếp từ củ hoa, bọc sát vào nhau. Lớp lá trong cùng mọc thẳng, cuộn phần gốc lại cho lớp lá ngoài ôm vào, cứ thế tạo nên một bụi lá um tùm. Lá loa kèn có dáng như lá mía. Mỗi chiếc lá dài khoảng chừng 30cm, bề ngang khoảng bằng hai đến ba đốt ngón tay. Lá cây khá dày, màu xanh thẫm, mép lá bo tròn nên rất an toàn cho người chăm sóc. Các chiếc lá đó cong con như vầng trăng, uốn một đường cong duyên dáng, ưỡn phần bụng lên cao rồi chúi đầu lá xuống gần mặt đất. Lá càng ở phía ngoài cùng sẽ càng đậm màu hơn và ngả ra nhiều hơn, bởi nó phải nhường chỗ cho những chiếc lá ở trong nữa. Và từ chính giữa bụi lá đó, ngồng hoa sẽ mọc lên.

Ngồng hoa thoạt đầu là một cây trụ tròn màu xanh lá. Phía trên đầu là một cái nụ bé xíu cùng màu rất khó nhìn ra. Theo sự dài ra của ngồng hoa, nụ hoa cũng to lên rõ rệt. Chờ khi phần ngòng cao vượt lên hẳn so với phần lá thì mới dừng lại. Lúc đó, phần nụ cũng lớn hẳn rồi. Lúc này điều kì diệu sẽ xuất hiện. Chiếc nụ lớn đó nứt ra, để lộ hai đến ba, thậm chí là bốn nụ hoa loa kèn ở bên trong. Vỏ bọc vừa nứt, các nụ hoa liền háo hức chui ra ngoài. Chúng nỗ lực kéo cái cuống hoa nhỏ nối liền ngồng hoa dài hơn, để khi nở không va chạm vào anh chị. Mỗi nụ sẽ tự chọn một hướng để nhô ra, không bao giờ chúng va nhau trong quá trình này. Và rồi, nụ hoa cũng ngày một lớn dần, to bằng cái nụ mẹ lúc ban đầu. Lúc đó, nó cũng đã chín đỏ rục như rượu vang. Lúc này, dì em và các cô, các bác sẽ thu hoạch hoa loa kèn. Người thu hoạch sẽ cắt từ gốc sát với củ hoa, để lấy được cành loa kèn dài nhất. Các chiếc lá sát ngồng hoa cũng được hái để làm phụ kiện trang trí cho bình hoa. Các cành hoa này mang về nhà, cắm vào bình nước sẽ nở dần chỉ sau hai ba ngày. Bông hoa khi nở ra có đến năm cánh hoa to như cái thìa, dài đến cả 10cm. Các cánh hoa chụm lại với nhau ở phần gốc, che chở cho nhụy hoa ở giữa. Còn đuôi thì dãn nở ra, tạo nên cái dáng như chiếc loa phường.

 

20 tháng 4 2024

    Mỗi sáng, khi bước chân ra khỏi cánh cửa nhà, ánh nắng mặt trời đầu tiên của ngày len lỏi qua hàng cây cao rợp bóng mát. Và giữa dòng chảy bình thường của cuộc sống, có một điểm nhấn tinh tế, làm tô điểm cho không gian bằng sắc hoa tươi thắm, nở rộ và đầy sức sống. Đó là cây hoa phượng đỏ, một biểu tượng của mùa hè nồng nàn và sự trỗi dậy của thiên nhiên sau những ngày dài đông lạnh giá.
    Trên cành cây cao vút, những bông hoa phượng đỏ tỏa ra một sức hút khó cưỡng, thu hút ánh nhìn của mọi người qua lại. Mỗi cánh hoa phượng đỏ như một bức tranh tinh tế của tự nhiên, với những cánh hoa màu đỏ tươi rực rỡ, xen lẫn với các cánh lá xanh mát. Hương thơm dịu dàng của hoa phượng đỏ lan tỏa khắp không gian, mang lại cảm giác dễ chịu và thư thái cho người đi qua. Dưới bóng cây phượng, những cánh lá mảnh mai và màu xanh mướt tạo nên một màn che chắn dịu dàng, tạo nên một không gian yên bình và ấm áp. Đôi khi, những chiếc lá xanh nhấp nhô theo nhịp gió, tạo ra những âm thanh nhẹ nhàng, làm cho không gian trở nên sống động hơn.
    Nhìn thấy cây hoa phượng đỏ, lòng người không chỉ cảm thấy bình yên và hạnh phúc mà còn đầy kích thích và hứng khởi. Cây hoa phượng đỏ không chỉ là một phần của cảnh quan mà còn là biểu tượng của sự sống và sức mạnh, luôn làm cho mỗi ngày trở nên đặc biệt hơn.

Chọn D

19 tháng 4 2024

D mong mỏi

 

Câu 1: Gạch chân dưới bộ phận trạng ngữ trong câu sau và cho biết đó là trạng ngữ gì? Đúng lúc ấy, người em đi làm về nhìn thấy cây cầu gỗ xinh đẹp bắc qua mương nước thì vô cùng cảm động. -Là trạng ngữ:.................... Câu 2: Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu sau: Người anh mắt ngân ngấn lệ, ôm chặt lấy người em. Câu 3: Nêu công dụng của dấu ngoặc kép dưới...
Đọc tiếp

Câu 1: Gạch chân dưới bộ phận trạng ngữ trong câu sau và cho biết đó là trạng ngữ gì?

Đúng lúc ấy, người em đi làm về nhìn thấy cây cầu gỗ xinh đẹp bắc qua mương nước thì vô cùng cảm động.

-Là trạng ngữ:....................

Câu 2: Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu sau:

Người anh mắt ngân ngấn lệ, ôm chặt lấy người em.

Câu 3: Nêu công dụng của dấu ngoặc kép dưới đây:

Đến với " Dế Mèn phiêu lưu kí", các bạn nhỏ được lạc vào thế giới của những loài vật gần gũi, thân thương.

-Công dụng của dấu ngoặc kép:.......................

Câu 4: Hãy nêu tác dụng của dấu ngoạc đơn, dấu gạch ngang trong câu sau:

Chiến khu Cao-Bắc-Lạng lúc đầu gồm phần lớn tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn (1940-1941), sau mở rộng ra cả ba tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn (1943-1944).

Tác dụng của dấu ngoặc đơn:

Tác dụng của dấu gạch ngang: 

Mik cần gấp ạ, giúp mik vớii

1
18 tháng 4 2024

câu 1:TRẠNG NGỮ CHỈ ĐÚNG LÚC ẤY LÀ TRẠNG NGỮ CHỈ THỜI GIAN

CÂU 2:

chủ ngữ là người anh

vị ngữ là mắt ngân ngắn lệ, ôm chặt lấy người em

câu 3;

dấu ngoặc kép ở đây dùng để đánh dấu tên riêng của tác phẩm :"dế mèn phiêu lưu kí ".việc sử dụng dấu ngoặc kép giúp nhấn mạnh và phân biệt tên tác phẩm với các thành phần khác trong câu.

câu 4:

tác dụng của dấu ngoặc đơn là được sử dụng để bổ sung thông tin 

tác dụng của dấu gạch ngang là dùng để ngăn cách, phân chia thành các phần trong câu

18 tháng 4 2024

Em làm sai một câu ngớ ngẩn trong bài kiểm tra: Tại sao mình lại có thể sai một câu đơn giản đến mức này chứ?

=)))

18 tháng 4 2024

 Tn: buổi sáng               Lúc tỏa sáng,lúc chập tối,ở quãng đường này

CN:Núi đồi,thung lũng,làng bản                dân làng

VN:Chìm trong mây mù                              Rất nhộn nhịp

18 tháng 4 2024

chúc bn hc tốt

21 tháng 4 2024

Bài thơ Cảnh khuya được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm 1947, khi quân và dân ta đang thắng lớn trên chiến trường Việt Bắc. Sông Lô, Đoan Hùng đã đi vào lịch sử bằng những nét vàng chói lọi đầu tiên của ta trong chín năm kháng chiến chống Pháp. Bài thơ thể hiện cảm hứng yêu nước mãnh liệt dạt dào ánh sáng và âm thanh. Đó là ánh sáng của trăng Việt Bắc, của lòng yêu nước sâu sắc. Cùng với các bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc, Đi thuyền trên sông Đáy, Cảnh khuya thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu nước sâu sắc của Bác trong một đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc. Một thi sĩ với tâm hồn thanh cao đang sống những giây phút thần tiên giữa cảnh khuya chiến khu Việt Bắc. Nếu giữa bức tranh thiên nhiên rộng lớn và hữu tình như vậy, thì tâm trạng thi sĩ bỗng vút cao thả hồn theo cảnh đẹp đêm trăng bởi đêm nay Bác không ngủ. Trước cảnh đẹp đêm trăng: có suối, có hoa lá, núi ngàn, và cả tâm trạng của Bác.

18 tháng 4 2024

Những hình ảnh nhân hóa là:

- Cửa sông  ; dù giáp mặt cùng biển rộng , cửa sông chẳng rứt cội nguồn.

- Lá xanh mỗi lần trôi xuống , bỗng nhớ một vùng núi non.

Qua đó , tác giả muốn ca ngợi tình cảm luôn gắn bó , thủy chung , không quên cội nguồn và lòng biết ơn sâu nặng đối với quê hương.

18 tháng 4 2024

khoan bài này lớp 5 tui mới học

18 tháng 4 2024

Chị Võ Thị Sáu xứng đáng với danh hiệu người anh hùng của dân tộc Việt Nam. Ngay từ năm 15 tuổi, chị đã hăng hái tham gia cách mạng, lập nhiều chiến công vang dội.Khi bị giặc Pháp bắt, tra tấn dã man nhưng chị vẫn giữ vững khí tiết của người chiến sĩ cách mạng. Năm 1952, giặc đày chị ra Côn Đảo và hành quyết, trước lúc hành quyết, chị đã không những không sợ mà còn nói:" Không cần bịt mắt tôi. Hãy để cho đôi mắt tôi được nhìn đất nước thân yêu đến giây phút cuối cùng và tôi có đủ can đảm để nhìn thẳng vào họng súng của các người!”"Năm 1993, Nhà nước đã trân trọng truy tặng chị Huân chương chiến công hạng Nhất và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang.Tấm gương của chị Võ Thị Sáu làm cho chúng em vô cùng ngưỡng mộ, kính trọng vì những gì chị đã hy sinh cho quê hương, tổ quốc để chúng em hôm nay được hưởng cuộc sống thái bình.