K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 3 2018

mk cx bt nhiều bn trên nx mk nghĩ như vy dúng là ko dc 

13 tháng 3 2018

Việt Best Murad 

Miyuki Misaki 

Cô nàng cự giải

Hoả Long Natsu

Phùng Minh Quân 

Miku 

13 tháng 3 2018

viết sai chính tả kìa bn

16 tháng 3 2018

Xa quê bao năm rồi nhỉ
Mà thương với nhớ đầy vơi
Sông xưa câu hò căng chỉ
Có còn trở bạn sang chơi?

Chiều nay nắng vàng rực rỡ
Lòng buồn gác vẫn cô liêu
Gió lay cuộn nhớ hình yêu
Sang sông hết còn ru hát

13 tháng 3 2018

Chó là một loài động vật rất có ích cho con người. Nó trung thành, dễ gần và là bạn của con người. Cũng có thể vì thế mà người ta gọi nó là “linh cẩu”

Chó có rất nhiều loại và từ đó người ta đặt tên cho chúng. Cho là một trong số những loài động vật được thuần dưỡng sớm nhất. Trung bình chó có trọng lượng là từ một đến tám mươi ki-lô-gam.

Chó là giống vật nuôi đầu tiên được con người thuần hóa được cách đây 12.000 năm vào thời kỳ đồ đá. Tổ tiên của loài chó bao gồm cả cáo và chó sói (một loài động vật có vú gần giống như chồn sinh sống ở các hốc cây vào khoảng 400 triệu năm trước). Còn loài chó như chúng ta thấy ngày nay được tiến hóa từ một loài chó nhỏ, màu xám

Lúc mới ra đời, chó con không có răng nhưng chỉ sau 4 tuần tuổi đã có thể có 28 chiếc răng. Bộ hàm đầy đủ của loài thú này là 42 chiếc.

Mắt chó có đến 3 mí: một mí trên, một mí dưới và mí thứ ba nằm ở giữa, hơi sâu vào phía trong, giúp bảo vệ mắt khỏi bụi bẩn. Tai của chúng thì cực thính, chúng có thể nhận được 35.000 âm rung chỉ trong một giây. Khứu giác của chúng cũng rất tuyệt vời. Người ta có thể ngửi thấy mùi thức ăn ở đâu đó trong nhà bếp nhưng chó thì có thể phân biệt từng gia vị trong nồi, thậm chí những chú chó săn còn tìm ra những cây nấm con con nằm sâu trong rừng, vì chúng có thể phân biệt gần 220 triệu mùi. Chó phân biệt vật thể đầu tiên là dựa vào chuyển động sau đó đến ánh sáng và cuối cùng là hình dạng. Vì thế thị giác của chúng rất kém. Ta có thấy vào mùa đông lạnh, thỉnh thoảng chó hay đuôi che lấy cái mũi ướt át, đấy là cách chúng giữ ấm cho mình.

Chó có đến 2 lớp lông: lớp bên ngoài như chúng ta đã thấy, còn lớp lót bên trong giúp cho chúng giữ ấm, khô ráo trong nhũng ngày mưa rét, thậm chí còn có nhiệm vụ “hạ nhiệt” trong những ngày oi bức.

Chó là loài động vật có bốn chân, mỗi bàn chân đều có móng vuốt sắc nhưng khi đi thì cụp vào. Chó có bộ não rất phát triển, xương quai hàm cứng. Đặc biệt, tai và mắt chó rất thính và tinh vào ban đêm. Chó vẫy đuôi để biểu hiện tình cảm. Chó là loài động vật có bộ phận tiêu hóa rất tốt.

Chó có đặc tính là chạy rất nhanh bằng bốn chân, tốc độ lao về phía trước khoảng từ bảy mươi đến tám mươi km một giờ. Hơn nữa, chó cũng có khả năng đánh hơi rất tài. Hiện nay chó hoang dã vẫn còn tồn tại, nhưng chó được thuần dưỡng như chó nhà, chó cảnh thì phổ biến hơn.

Chó thuần dưỡng có nhiệm vụ trông, giữ nhà và thường nặng từ mười lăm đến hai mươi ki-lô-gam, có tuổi thọ trung bình từ mười sáu đến mười tám năm. Loại chó bắt được tội phạm được gọi là chó nghiệp vụ, trinh thám, và thường rất to, cao, tai vểnh, hoạt động nhanh nhẹn, linh hoạt và thông minh. Chúng được nuôi rất công phu. Một số loại chó khác như chó săn thường rất khôn. Chó cứu hộ được dùng trong việc cứu nước ở các bến cảng, sân bay,… nơi xảy ra sự cố.

Ở một số nước trên thế giới, chó còn chuyên để kéo xe. Nhưng không hẳn là chỉ có ích, nó còn rất dễ bị bệnh, đó là bệnh “dại”. Thường là thời gian đầu chó rất bình thường, ít người phát hiện ra để đề phòng. Khi bị chó dại cắn, lúc bấy giờ mới thấy rõ việc nguy hiểm đến tính mạng con người. Vì vậy cần phải tiêm phòng cho chó thường xuyên theo định kì để tránh bị mắc bệnh.

Chó là loài động vật rất có ích trong mọi lĩnh vực. Chó còn là bạn của con người bởi sự thông minh, lanh lợi, trung thành và nhiều tác dụng của nó. Chó được coi là loài động vật rất quan trọng và giúp việc đắc lực cho con người.

Con chó luôn ở bên cạnh ta trong phú quý cũng như trong lúc bần hàn, khi khoẻ mạnh cũng như lúc ốm đau. Nó ngủ yên trên nền đất lạnh, dù đông cắt da cắt thịt hay bão tuyết lấp vùi, miễn sao được cận kề bên chủ là được.

13 tháng 3 2018

Chó là một loài động vật rất có ích cho con người. Nó trung thành, dễ gần và là bạn của con người. Cũng có thể vì thế mà người ta gọi nó là “linh cẩu”.

Chó có rất nhiều loại và từ đó người ta đặt tên cho chúng. Cho là một trong số những loài động vật được thuần dưỡng sớm nhất. Trung bình chó có trọng lượng là từ một đến tám mươi ki-lô-gam.

Mắt chó có đến 3 mí: một mí trên, một mí dưới và mí thứ ba nằm ở giữa, hơi sâu vào phía trong, giúp bảo vệ mắt khỏi bụi bẩn. Tai của chúng thì cực thính, chúng có thể nhận được 35.000 âm rung chỉ trong một giây. Khứu giác của chúng cũng rất tuyệt vời. Người ta có thể ngửi thấy mùi thức ăn ở đâu đó trong nhà bếp nhưng chó thì có thể phân biệt từng gia vị trong nồi, thậm chí những chú chó săn còn tìm ra những cây nấm con con nằm sâu trong rừng, vì chúng có thể phân biệt gần 220 triệu mùi. Chó phân biệt vật thể đầu tiên là dựa vào chuyển động sau đó đến ánh sáng và cuối cùng là hình dạng. Vì thế thị giác của chúng rất kém. Ta có thấy vào mùa đông lạnh, thỉnh thoảng chó hay đuôi che lấy cái mũi ướt át, đấy là cách chúng giữ ấm cho mình.

Chó là loài động vật rất có ích trong mọi lĩnh vực. Chó còn là bạn của con người bởi sự thông minh, lanh lợi, trung thành và nhiều tác dụng của nó. Chó được coi là loài động vật rất quan trọng và giúp việc đắc lực cho con người.

11 tháng 3 2018

   "Chuyện người con gái Nam Xương" rút trong tác phẩm “Truyền kì mạn lục", áng văn xuôi viết bằng chữ Hán của Nguyễn Dữ trong thế kỉ 16. Một kiệt tác văn chương cổ được ca ngợi là “thiên cổ kì bút".

Truyện kể lại môt câu chuyện truyền kì có nhiều yếu tố hoang đường lưu truyền trong dân gian về bi kịch gia đình ở Nam Xương có dòng sông Hoàng Giang vào cuối thế kỉ 14, đầu thế kỉ 15, một thời loạn lạc, đầy biến động.

Nhân vật Vũ Nương là người con gái bạc mệnh đáng thương đó có bao phẩm chất tốt đẹp tiêu biểu cho đức hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến ngày xưa.

Tên của nàng là Vũ Thị Thiết, quê ở Nam Xương, thuộc phủ Lí Nhân, tỉnh Hà Nam ngày nay. Xuất thân trong một gia đình "kẻ khó", nhưng Vũ Nương vừa có nhan sắc vừa có đức hạnh: "tính đã thùy mị, nết na, lại thêm có tư dung tốt đẹp". Nàng là một cô gái danh giá nên Trương Sinh, con nhà hào phú "mến vì dung hạnh" đã xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Trong đạo vợ chồng, Vũ Nương là một người phụ nữ thông minh, đôn hậu, biết chồng có tính "đa nghi", nàng đã "giữ gìn khuôn phép" không để xảy ra cảnh vợ chồng phải "thất hòa", sống giũa thời loạn lạc Trương Sinh phải tòng quân đi chinh chiến ở biên ải xa xôi. Buổi tiễn chồng ra trận, Vũ Nương đã rót chén rượu đầy chúc chồng "được hai chữ bình yên": nàng chẳng mong được đeo ấn phong hầu mặc áo gấm trở về quê cũ... Ước mong của nàng thật bình dị, vì nàng đã coi trọng hạnh phúc gia đình hơn mọi  công danh phù phiếm ở đời. Những năm tháng xa cách, Vũ Nương thương nhớ chồng khôn xiết kể: "... mỗi  khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được".

Tâm trạng nhớ thương đau buồn ấy của Vũ Nương cũng là tâm trạng chung của những người chinh phụ trong mọi thời loạn lạc xưa nay:

... "Nhớ chàng đằng đẵng đường lên bằng trời

Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu

Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong..."

(Chinh phụ ngâm)

Thể hiện tâm trạng ấy, Nguyễn Dữ vừa cảm thông với nỗi đau khổ của Vũ Nương, vừa ca ngợi tấm lòng thủy chung thương nhớ đợi chờ chồng của nàng.

Vũ Nương là một phụ nữ đảm đang, giàu tình thương. Chồng ra trận mới được một tuần thì nàng sinh ra một đứa cọn trai đặt tên là Đản. Mẹ chồng già yếu, ốm đau, nàng "hết sức thuốc thang", "ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn". Vừa phụng dưỡng mẹ già, vừa chăm sóc nuôi dạy con thơ. Lúc mẹ chồng qua đời, nàng đã "hết lời thương xót", việc ma chay tế lễ được lo liệu, tổ chức rất chu đáo "như đối với cha mẹ đẻ mình". Qua đó, ta thấy trong Vũ Nương cùng xuất hiện 3 con người tốt đẹp: nàng dâu hiếu thảo, người vợ đảm đang thủy chung, người mẹ hiền đôn hậu. Đó là hình ảnh người phụ nữ lí tưởng trong xã hội phong kiến ngày xưa.

10 tháng 3 2018

Tham khảo

Ở đoạn đời đầu tiên, khi con còn nằm ngửa, tình mẹ gửi trong từng câu hát ru rất đỗi quen thuộc:

                                                   Con còn bế trên tay

                                                   Con chưa biết con cò

                                                   Nhưng trong lời mẹ hát

                                                   Có cánh cò đang bay:

                                                   “Con cò bay la

                                                   Con cò bay lả

                                                   Con cò cổng phủ,

                                                   Con cò Đồng Đăng...”

                                                   Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn,

                                                   Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ.

                                                   “Con cò ăn đêm,

                                                   Con cò xa tổ,

                                                   Cò gặp cành mềm,

                                                   Cò sợ xáo măng...”

Hình ảnh con cò cứ thấp thoáng gợi ra từ những câu ca dao dùng làm lời hát ru. Ở đây, nhà thơ chỉ dùng lại vài từ trong mỗi câu ca dao xưa vừa gợi lại lời ru vừa gợi lại ít nhiều sự phong phú trong ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò. Trong câu hát ru có hình ảnh quê hương, có cánh đồng cò bay thẳng cánh, có hình ảnh những cuộc đời lam lũ, tảo tần một nắng hai sương nuôi con khôn lớn, có những số phận đắng cay tủi nhục và có cả tình yêu thương bao la, những vỗ về âu yếm mẹ luôn dành cho con. Con còn bế trên tay, nào biết được ý nghĩa của những câu ca dao trong lời ru của mẹ:

Con cò bay lả, bay la

Bay từ cổng phủ bay ra cánh đồng

Con cò bay lả bay la

Bay từ cổng phủ bay về Đồng Đăng

Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.

Ông ơi ông vớt tôi nao

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.

Có xáo thì xáo nước trong

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.

Qua lời ru của mẹ, hình ảnh con cò đã đi vào tâm hồn trẻ thơ một cách vô thức và theo đó là cả điệu hồn dân tộc. Đứa trẻ được vỗ về trong những âm điệu ngọt ngào, dịu dàng của lời ru để đón nhận bằng trực giác tình yêu và sự chở che của mẹ. Thấm đẫm trong lời hát là những xúc cảm yêu thương trào dâng trong trái tim của mẹ:

    Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn,

Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ.

Và:

Ngủ yên! Ngủ yên! Cò ơi chớ sợ!

     Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng!

Mẹ thương con cò trong ca dao lận đận, mẹ dành cho con bao tình yêu thương, cánh tay dịu hiền của mẹ che chở cho con, lời ru câu hát êm đềm và dòng sữa mẹ ngọt ngào đã nuôi con khôn lớn. Tình mẹ nhân từ, rộng mở với những gì nhỏ bé đáng thương, đáng được che chở. Lời thơ như nhịp vỗ về thể hiện sự yêu thương dào dạt vô bờ bến.

Những cảm xúc yêu thương ấy làm nên chiều sâu của lời ru, mang đến cho con giấc ngủ yên bình, hạnh phúc trong sự ôm ấp, chở che của tiếng ru lòng mẹ:

                                      Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân,

                                      Con chưa biết con cò, con vạc.

                                      Con chưa biết những cành mềm mẹ hát,

                                      Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân.

Vì thế, cho dù không hiểu, cho dù là cảm nhận vô thức nhưng trái tim bé nhỏ của con đã được hiểu thế nào là tình mẹ. Đoạn thơ khép lại những hình ảnh thanh bình của cuộc sống, bằng những giấc nồng say của trẻ thơ.



 

10 tháng 3 2018

Con cò bay lả, bay la..., Con cò bay bổng, bay cao. Những câu ca dao bắt đầu bằng con cò đã đi vào tâm hồn con người Việt Nam từ bao đời nay. Con cò thật là gần gũi thân quen với người nông dân.

Con cò hình tượng đẹp trong ca dao. Và mỗi khi nhắc đến con cò với những phẩm chất của nó gợi ta liên tưởng đến hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam chịu thương chịu khó, tận tụy suốt đời vì chồng vì con.

Người nông dân Việt Nam rất gần gũi và gắn bó với con cò. Họ đã từng xem cò như là bạn. Nhìn đàn cò trắng bay trên cánh đồng bát ngát, lòng người cảm thấy phơi phới lạ thường, quên hết nỗi nhọc nhằn sau một ngày làm việc. Dáng cò mảnh khảnh, thân cò gầy gầy, bộ lông, cò trắng muốt. Cò mang một vẻ đẹp thanh thoát làm sao! Nhìn cò đứng bên bờ ruộng rỉa lông, cò chao liệng trên bầu trời lộng gió ta chợt liên tưởng đến dáng vẻ của người phụ nữ. Cũng cái mảnh dẻ ấy, cũng cái thân gảy gầy ấy, ta bắt gặp ở người phụ nữ nông dân Việt Nam, người mẹ, người vợ của nông thôn ngày xưa nét dịu hiền đằm thắm, thanh thoát nhẹ nhàng như thế đấy!

Cái cò bay bổng bay cao

Bay qua cửa Phủ, bay vào Đồng Đăng

Thật đẹp làm sao, qua lời ca dao ta mường tượng ra dáng vẻ của cò mang bóng dáng người phụ nữ Việt Nam đáng yêu!

Nét nổi bật đáng quý ở con cò là đức tính chịu thương, chịu khó, chăm chỉ, cần cù: Thân cò rất vất vả, lặn lội quanh năm kiếm sống.

Trời mưa quả dưa vẹo vọ

Con ốc nằm co

Con tôm đánh đố

 Con cò kiếm ăn

Đọc lời ca dao ta lại càng thấm thía. Bài ca dao không chỉ nói lên hình ảnh của người nông dân cần cù chịu đựng gian khổ mà còn thế hiện rõ nỗi khổ nhọc của những người mẹ Việt Nam suối đời tần tảo. Vì đàn con thơ, mẹ phải đem thân cò kiếm ăn trong mưa bão. Mẹ không thể ngơi nghỉ một ngày nào. Cuộc sống cơ hàn vất vả có bà mẹ nào đành lòng để con đói rét lầm than. Nên mặc cho con ốc nằm co, con tôm đánh đáo thì con cò vẫn phải kiếm ăn.

Sống cuộc đời nghèo trong những ngày xưa cũ, người nông dân hay lam hay làm có bao giờ được một ngày sung sướng. Trong đó người phụ nữ lại càng vất vả trăm đường. Đọc lời ca dao:

Cái cò là cái cò con

 Mẹ đi xúc tép, để con ở nhà

Ta càng cảm nhận được rõ hơn cuộc sống khó khăn thiếu thốn ấy. Sống trong xã hội phong kiến đầy rẫy những bất công thối nát, người phụ nữ cũng như thân cò nhỏ bé phải đương đầu với bao nỗi đắng cay. Thật tội nghiệp làm sao!

Nước non lận đận một mình

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay

Bài ca dao không hẳn nói về người phụ nữ mà là nói lên số phận, nỗi chua xót tủi nhục của người nông dân nghèo thời ấy. Nhưng cái hình ảnh thân cò lên thác xuống ghềnh kia vẫn gợi lên trong ta hình ảnh của người phụ nữ bởi cái lận đận một mình, bởi cái thân cò "đáng thương" ấy! Nỗi khổ nhục kia lại được nâng cao hơn trong cảnh chiến tranh chết chóc. Chiến tranh đã đem lại bao mất mát cho con người. Bao cảnh tang thương chia cắt: Con xa cha, vợ xa chồng. Chiến tranh đã đem lại nỗi đau thương, khốn khổ cho người phụ nữ, thân cò lại phải lận đận lao đao.

Cái cò lặn lội bờ sông

Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non

 Nàng về nuôi cái cùng con

Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng

Ở đây hình ảnh con cò lại được tượng trưng cho người phụ nữ. Người vợ lại phải lặn lội thân cò, gánh gạo đưa chồng trong tiếng khóc nỉ non ai oán. Nhưng rồi họ vẫn cam chịu, vẫn phải chấp nhận sự hi sinh. Một thân một mình vất vả nuôi mẹ, nuôi con cho chồng ra chiến trận. Nếu không có một tấm lòng yêu thương tha thiết, đức tính cần cù, nhẫn nhục hi sinh thì làm sao những người phụ nữ bé nhỏ yếu đuối kia lại có thể đem thân cò của mình mà gánh vác hết nỗi vất vả gian lao.

Sống trong xã hội tối tăm đầy cạm bẫy, người phụ nữ bé nhỏ cũng như con cò phải đương đầu với biết bao trở ngại. Nhưng dù cuộc sống có tối tăm thế nào, dù phải gặp hoàn cảnh trái ngang hiểm nghèo đến đâu thì tâm hồn của người phụ nữ vẫn sáng trong, vẫn luôn tinh khiết như con cò trong lời ca dao:

Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao

Ông ơi Ông vớt tôi nao

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng

Có xáo thì xáo nước trong

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con

Từ hình ảnh con cò lặn lội dưới sông tìm kiếm miếng ăn cho đàn cò con bé bỏng, nhân dân ta đã so sánh ngầm với sự tần tảo đảm đang của người phụ nữ. đọc đến bài ca dao trước mắt ta như hiện lên hình ảnh những người vợ, người mẹ phải tất tả giữa dòng đời ngược xuôi để lo cho cuộc sống gia đình với đàn con nheo nhóc, kiếm ăn ban ngày không đủ cò phải đi kiếm ăn cả ban đêm. Vì tối trời, cò đậu phải cành mềm cho nên gặp nạn lộn cổ xuống ao. Người mẹ đã gặp nguy hiểm, đã sa chân vào cạm bẫy. Đứng trước hiểm nguy như ngàn cân treo sợi tóc, cái chết đã kề bên, người mẹ ấy chợt nghĩ đến đàn con của mình nên cất lời van xin kêu cứu. Nhưng thật lạ. Một sức mạnh tiềm ẩn trong lòng mẹ chợt trỗi dậy. Bà mẹ cảm nhận rằng mình không thể chết trong nhục nhã, không thể để đàn con phải xấu hổ vì mình. Con cò mẹ ấy lại cất tiếng van xin một lần nữa. Nhưng không phải xin được sống mà là xin được chết trong sạch. Đọc lời ca dao ta cảm phục vô ngần.

Có xáo thì xáo nước trong

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con

Ta thấy được phẩm chất đáng quý ở người phụ nữ hiện lên trong bài ca. Xin được chết trong vì sợ phải đau lòng cò con. Tấm lòng ấy thật cao quý làm sao! Trước cái chết vẫn nghĩ đến phẩm giá trong sạch của mình. Một tấm lòng kiên định bất khuất tiềm ẩn tự bao đời nay đã được lưu truyền trong huyết quản của người phụ nữ. Người mẹ ấy không muốn đàn con phải xấu hố tủi nhục vì mình. Bà mẹ nghèo vất vả không có gì để lại cho con. Có lẽ chỉ có tâm lòng trong sạch thanh cao là gia tài quý nhất đế cho đàn con sau này luôn tự hào về mẹ mà sống tốt đẹp hơn. Bài ca dao làm xúc động lòng người.

Những lời ca dao ngọt ngào ấy cứ thấm vào lòng mỗi chúng ta. Ta yêu sao những lời ca tiếng hát cùng hình ảnh con cò chịu thương, chịu khó ấy. Càng đọc, càng thấm ta càng thấu hiểu hơn nỗi khó khăn nhọc nhằn của mẹ mình. Người đã vất vả cả đời vì chồng con không một lời than oán. Mẹ ta đang lặn lội thân cò đế cho ta được ăn ngon mặc đẹp. Còn thân mẹ, mẹ có kể gì đâu. Ta chợt nhớ đến câu thơ của Tú Xương:

Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Eo sèo mặt nước buổi đò đông


 

Ca dao dân ca Việt Nam nhiều lần nhắc đến con cò, cái cò bay lả bay la, cái cò lặn lội bờ sông... cái cò gần gũi và quen thuộc, hiền lành và chịu khó, gắn bó với dân cày ta. Cánh cò là hình ảnh quê hương. Đàn cò là hình ảnh thân thuộc của quê ta, sớm sớm chiều chiều cánh cò trắng nổi bật trên nền xanh của ngô, lúa, nương dâu. Cánh cò tô một vẻ đẹp của cảnh làng xóm thanh bình:

Con cò bay lả bay la

Bay từ cửa Phủ, bay ra cánh đồng

Non cao, biển rộng, sông dài, đâu đâu trên đất nước ta cũng có hình ảnh con cò thân thuộc.

Hình ảnh con cò được nâng lên thành biểu tượng cho những đức tính tốt đẹp của người nông dân như siêng năng, cần mẫn, lam lũ, chịu khó, hiền lành, chất phác... Có được hạt gạo dẻo thơm thì phải một nắng hai sương, đắng cay muôn phần thấm bao mồ hôi. Cuộc sống của họ chẳng khác nào:

Con cò đi đón cơn mưa

Tối tăm mù mịt ai đưa cò về

Cò về đến luỹ cò ơi

Con mày bỏ đói ai nuôi hỡi cò!

Cuộc đời của cò thật sương gió, bầy con nheo nhóc bơ vơ. Con cò vừa chịu thương chịu khó nhưng cuộc đời đầy cám cảnh cò ơi!

Người nông dân thức khuya dậy sớm lam lũ trong cảnh:

Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày. Rồi bới đất vặt cỏ mà vẫn lam lũ. Cuộc sống cái cò cũng vậy:

Trời mưa quả dưa vẹo vọ

Con ốc nằm co

Con tôm đánh đáo

 Con cò kiếm ăn

Quả dưa, con ốc, con tôm, con cò là những tạo vật, là cách nói so sánh ví von về những con người trong xã hội cũ. Trong mưa gió hình như quả dưa trở nên biến dạng méo mó vẹo vọ, con ốc nằm co, con tôm gặp mưa bật nhảy lên đánh đáo. Chỉ riêng có cái cò là vẫn chủ động trong công việc của mình là kiếm ăn.

Cái cò, không hẳn chỉ nói về số phận long đong vất vả mà còn là đại diện cho tầng lớp dân nghèo thấp cổ bé họng quanh năm tần tảo làm ăn. Đôi khi cái cò cũng là nguồn cảm hứng ca ngợi quê hương đất nước, tình yêu trai gái thắm thiết thuỷ chung trên ruộng lúa nương dâu, bên giếng nước gốc đa, sân đình những đêm trăng sáng... Nhìn bầy cò chao liệng trên đồng quê, họ hát lên những câu hát giao duyên tình tứ, gửi gắm nỗi nhớ thương niềm mơ ước về hạnh phúc lứa đôi:

Một đàn cò trắng bay quanh,

Cho loan nhớ phượng cho mình nhớ ta

Mình nhớ ta như cà nhớ muối

Ta nhớ mình như Cuội nhớ trăng

Loan nhớ phượng, mình nhớ ta... là những mối tình quê thật đẹp. Họ ước mơ đoàn tụ, sống bên nhau thuỷ chung son sắc cả cuộc đời. Nhìn bầy cò gần gũi, khăng khít với nhau trong cuộc sống, họ liên tưởng và ước mơ một cuộc sống gia đình hạnh phúc. Cuộc sống của bầy cò cũng hồn nhiên, chất phác, đậm đà chất dân quê như chính những con người lao động vậy.

Gặp lúc chiến binh trai tráng trong làng tòng quân đánh giặc bảo vệ hoà bình cho quê hương xóm làng. Ra đi bỏ lại sau lưng quê nghèo nương lúa bờ tre thân thuộc. Đặc biệt, trong mỗi gia đình họ bỏ lại vợ trẻ con thơ. Hình ảnh con cò lặn lội, đi xúc tép, lên thác xuống ghềnh tượng trưng cho những cảnh đời lận đận, những đức tính tần tảo, siêng năng, chịu thương chịu khó của người phụ nữ Việt Nam xưa và nay.

Con cò lặn lội bờ sông

Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non

Hay

Nước non lận đận một mình

 Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay

Ai làm cho bể kia đầy

Cho ao kia cạn, cho gầy cò con!

Những năm trước Cách mạng Tháng Tám, đời sống nhân dân ta vô cùng cực khổ. Sau luỹ tre làng là những chị Dậu long đong lận đận trong sự vật lộn với miếng cơm manh áo. Có biết bao nước mắt đã chảy, một đời cò! Họ là những thân cò không hơn không kém, nước mắt nỉ non trên vai gánh nặng quá sức hỏi rằng: cò ơi chịu được hỡi cò? Những tiếng khóc than, ai oán như vọng vào năm tháng?.

Nhìn bầy chim hiền lành cùng kiếm ăn trên đồng ruộng: con cò, con vạc, con nông, giữa chúng có một tình bạn cay đắng ngọt bùi cùng san sẻ. Nhìn bầy chim ấy họ như thấy chúng đang trò chuyện với nhau, tâm sự cùng nhau về những ước mơ trong cuộc sống. Chúng là hiện thân cho tình làng nghĩa xóm, tình bè bạn tương thân tương ái.

Cái cò, cái vạc, cái nông

Ba con cùng béo vặt lông con nào

Cuộc sống và số phận của cò trải bao trắc trở, nó không đơn thuần là sự khó khăn vất vả trong sinh nhai, mà với cò tai hoạ có thể rình rập, hoạn nạn xảy ra thường xuyên:

Con cò mà đi ăn đêm

 Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao

Ông ơi ông vớt tôi nao

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng

 Có xáo thì xáo nước trong

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con

Tiếng kêu cứu của cò trong đêm sao mà tha thiết thế. Tiếng kêu ấy cũng ai oán như tiếng kêu của những người dân hiền lành lương thiện dưới ách áp bức, bóc lột của bọn cường hào địa chủ. Nhưng điều làm cho ta cảm động là phẩm chất trong sáng cao quý thà chết trong còn hơn sống đục, trong sạch giữa cuộc đời cay đắng.

Cay đắng hơn trong đám tang con cò, cuộc đời hắt hiu nghèo khổ của những người nông dân một thời lam lũ lại hiện ra:

Cái cò chết tối hôm qua

Có hai hạt gạo với ba đồng tiền

Một đồng thuê trống, thuê kèn,

Một đồng mua mã đốt đèn thờ vong.

Một đồng mua mớ rau răm,

Đem về thái nhỏ thờ vong con cò.

Cuộc sống bế tắc, túng bấn tưởng như không bao giờ ngóc đầu lên được. Những tiếng than thở, những giọt nước mắt trong số phận bi thảm là những cảnh đời, những số phận của người nông dân xưa. Qua những dòng thơ về đám ma cò chính là biểu hiện lẽ sống có tình có nghĩa vẹn tròn sau trước.

Ngoài ra còn một số bài ca dao trào phúng mượn hình ảnh con cò để chế giễu những thói hư tật xấu trong nhân dân. Hay ăn quà như: con cò kỳ, thô bạo như con cò quăm.. Những bài ca dao này có tác dụng giáo đục sâu sắc:

Cái cò là cái cò quăm

 Mày hay đánh vợ, mày nằm với ai

Có đánh thì đánh sớm mai,

Chớ đánh chập tối chẳng ai cho nằm!

Con cò trong ca dao dân ca là hình ảnh quen thuộc, nó gắn liền với tâm hồn nhân dân ta. Cái cò đáng yêu, hiền lành in đậm vào mỗi người dân Việt Nam.

Đồng xanh như không thể vắng bóng cò bay lả bay la rập rờn cũng như cuộc đời không thể thiếu lời ru của bà của mẹ. Từ cánh cò trong ca dao giúp ta thêm yêu cuộc sống của người nông dân chân lấm tay bùn. Tất cả đã gắn bó với chúng ta như máu thịt:

Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả rập rờn

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.

9 tháng 3 2018

quá nên

.

.

9 tháng 3 2018

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

9 tháng 3 2018

Những chuyển biến nhẹ nhàng mà tinh tế của đất trời lúc hạ sang thu được nhà thơ Hữu Thỉnh cảm nhận sâu sắc qua bài thơ “Sang thu”. Ở đó có hương ổi nồng nàn, có gió thu se lạnh, có làn sương chùng chình, có dòng sông dềnh dàng, có cánh chim trời vội vã và: “Có đám mây mùa hạ - Vắt nửa mình sang thu”. Người đọc cảm nhận: hình như trong đám mây kia vẫn còn lại một vài tia nắng ấm của mùa hạ nên mới “Vắt nửa mình sang thu”. Ngôn ngữ thơ thật giàu chất tạo hình! Trong khoảnh khắc giao mùa, đám mây như kéo dài ra, nhẹ trôi như tấm lụa mềm treo lơ lửng giữa bầu trời trong xanh, cao rộng. Nó vắt lên cái ranh giới lỏng lẻo, mỏng manh giữa hai mùa hạ - thu để rồi một thoáng qua đi cả đất trời đã nhuốm màu sắc thu. Có thể nói, bằng sự liên tưởng tinh tế, độc đáo, Hữu Thỉnh đã sáng tạo ra một hình ảnh đầy chất thơ thật quyến rũ, thật xốn xang lòng người!

mk nha ban

11 tháng 3 2018

I) Mở bài : 
- Dẫn dắt vấn đề : 
Thơ ca Việt Nam có biết bao tác phẩm viết về tình cha con rất xúc động nhưng ta không thể nào quên được tình cha con trong chiến tranh lại càng thiêng liêng , cao đẹp . Điều đó được thể hiện qua tác phẩm " Chiếc lược ngà " của Nguyễn Quang Sáng . Đây là một tác phẩm xuất sắc thể hiện tình cha con đẹp đẽ sâu đậm khiến người đọc không thể nào quên được 
II) Thân bài : 
* Giới thiệu : 
- Chiếu lược ngà viết 1966 viết trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta rất gay do 
- Truyện kể ngôi thứ nhất qua lời kể của Bác Ba 
- Chiếc lược ngà là kỉ vật cuối cùng của ông Sáu dành cho bé Thu 
- Nhà văn dẫn dắt nhân vật vào tình huống éo le để nhân vật bộc lộ sâu sắc tình cha con 
- Nói sơ lược cốt truyện 
* Cảm nhân 
A ) Bé Thu cảm nhận tình yêu thương một cách mãnh liệt 
- Qua các tình huống khi bé Thu lần đầu gặp người đàn ông có vết sẹo dài trên mặt 
- Qua việc không chịu vâng lời ông Sáu nói 
- Qua việc ông Sáu gắp trứng cá trong bữa cơm và bị bé Thu hất ra 
- Qua việc trèo thuyền qua bên nhà ngoại , được bà ngoại giải thích cặn kẽ và bé Thu mới hiểu ra đó là ba mình 
- Qua việc bé Thu thét lên "Ba..a..a " và những hành động của Thu 
- Qua việc ông Sáu cảm thấy xúc động và sau khi về căn cứ làm một " Chiếc lược ngà " 
- Qua việc ông Sáu trao kỉ vật này cho đồng đội mình khi ông đã hi sinh trên chiến trường 
III) Kết bài : 
- Tác phẩm trên mang đậm đà tình cảm , làm góp phần phong phú cho nền văn thơ Cách mạng Việt Nam . Truyện giúp cho người đọc hiểu cách nhìn trọn vẹn hơn về giá trị hạnh phúc gia đình để từ đó người đọc càng biết nâng niu quý trọng tình cảm thiêng liêng này

9 tháng 3 2018

Tôi đã từng rơi nước mắt trước những tình cảm cha con thật cảm động và cao thượng… Người cha, với biết bao gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng, với bao nhiêu công ơn lớn lao mà mây trời lồng lộng cũng không phủ kín. Đừng bao giờ nghĩ rằng tình phụ tử không thiêng liêng và cao cả, không ấm áp và đẹp đẽ như tình mẫu tử, nếu ai có những suy nghĩ đó thì chắc chắn sẽ có một cách nhìn khác về tình cha con qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà”, được nhà văn Nguyễn Quang Sáng khắc họa thành công nhân vật bé Thu thật ấn tượng và tinh tế, nổi bật hơn là tình cảm cha con hết sức sâu nặng, thiêng liêng và cao đẹp dù là trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh khắc nghiệt.

Câu chuyện kể về ông Sáu , người chiến sĩ xa nhà sau 8 năm mới có dịp về quê thăm con. Bé Thu không nhận ra cha nó vì vết sẹo trên mặt làm ông không giống với bức hình chụp với má mà nó đã từng biết đến, vì thế nó đối xử với ông như một người xa lạ và hết sức lạnh lùng. Đến khi nó nhận ra ông Sáu là ba, khi tình cảm cha con như bỗng nổi dậy trong người nó thì đó cũng là lúc ông Sáu phải ra đi. Ở căn cứ, nhớ đến lời hứa với con, ông Sáu đã dồn hết tình yêu thương, và sự mong nhớ con vào chiếc lược ngà mà ông đã tỉ mỉ làm miệt mài từng cái răng cho cây lược ngà chỉ có một hàng răng thưa, hay gò lưng, tẩn mẩn với từng nét “Yêu nhớ tặng Thu con của ba” trên sống lược để tặng cho con gái bé bổng của mình. Nhưng không may, trong một trận càn lớn của quân Mĩ – ngụy, ông Sáu đã hy sinh. Trước khi nhắm mắt, ông chỉ còn kịp trao chiếc lược ngà cho người bạn thân bác Ba nhân vật kể chuyện.

Bé Thu, hình tượng nhân vật trọng tâm trong câu chuyện, được tác giả khắc họa một cách cực nhạy bén và tinh tế. Thu là một cô bé rất cá tính, bướng bỉnh và gan góc, nhưng lại giàu tình cảm. Thái độ của nó trái ngược hoàn toàn với những ngày đầu khi ông Sáu trở về thăm nhà và lúc ông Sáu sắp ra đi, song trái ngược mà vẫn nhất quán. Có lẽ chỉ vì quá yêu ba, quá khát khao được có ba nên khi nhận định đó không phải là ba của mình thì nó nhất định không chịu nhận ông Sáu, nhất định không chịu gọi ông Sáu một tiếng “ba” dù chỉ một lần. Nó cứng đầu thế đấy, bởi lẽ trong tâm trí của nó chỉ có duy nhất hình ảnh người cha trong tấm ảnh mà nó vẫn thường thấy mỗi ngày, chứ không phải bộ dạng của ông Sáu bây giờ. Người cha không được đứa con nhìn nhận bởi vết sẹo trên má làm mặt ông bị biến dạng và khác trước quá nhiều… Chính vết sẹo ấy là dấu tích không mong muốn của chiến tranh tàn khốc mà Thu thì còn quá nhỏ để có thể cảm nhận và hiểu được điều đó, hiểu được sự khốc liệt của bom lửa đạn, hiểu được cái cay xé của mùi thuốc súng, hiểu được sự gian nan, vất vả trong cảnh chiến tranh khắc nghiệt mà người lính phải trải qua… Nhưng cũng chính từ sự kiên định, thẳng thắn, bản lĩnh và lập trường vững chắc đó đã phần nào thể hiện được hình ảnh một cô gái giao liên dũng cảm sau này.

Tác giả tỏ ra am hiểu tâm lý trẻ con, với tất cả sự trân trọng và yêu mến rất thiêng liêng, rất đẹp đẽ dành cho những tâm tư, tình cảm vô giá ấy. Bé Thu, một cô bé mạnh mẽ, bướng bỉnh, nhưng dù sao thì nó vẫn là một đứa trẻ 8 tuổi với tất cả sự hồn nhiên, ngây thơ và đáng yêu. Khi nó bị ông Sáu đánh vì cái tính ngang ngạnh, thật ngạc nhiên vì nó đã “cầm đũa, gấp lại cái trứng cá để vào chén, rồi lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm”, dường như nó sợ ông Sáu sẽ thấy được những giọt nước mắt trong chính tâm tư của nó. “Xuống bến, nó nhảy xuống xuồng, mở lòi tói cố làm cho dây lòi tói khua rổn rảng, khua thật to, rồi lấy dầm bơi qua sông”, trong một loạt hành động đó, dường như có điểm đối lập giữa một bên là sự già dặn và cứng cỏi, nhưng với một khía cạnh khác, nó lại muốn được yêu thương, vỗ về. Từ đó, rõ ràng cho ta thấy được cái tính cố chấp rất hồn nhiên, rất trẻ con của nó đã được khắc họa một cách rất thực và gần gũi qua nhiều chi tiết.

Và rồi đến lúc nó nhận ra ông Sáu là cha, nhận ra được cái lỗi của chính mình, thì thật khó để người khác có thể phủ nhận rằng nó là một cô bé giàu tình cảm. Có ai ngờ được một đứa trẻ phải xa cha mình từ lúc chưa đầy một tuổi, rồi 8 năm ròng rã trôi qua vô tình, thế mà nó vẫn luôn vun đắp, ấp ủ một tình yêu mãnh liệt đến bất tận dành cho người cha thân yêu của nó. Tình yêu đó đã đánh bại được thời gian, đánh bại luôn cả khoảng cách giữa cha và con mà khoảng thời gian ấy đã tạo nên. Tình yêu thương dành cho cha của một đứa bé chỉ mới 8 tuổi mà lại dạt dào và sắc nét đến thế ! Dẫu rằng người cha thân thương mà nó vẫn hằn mong chưa hề mang đến cho nó sự nâng niu, săn sóc, hay một bàn tay rộng ấm áp tình thương đến bên ân cần và che chở cho nó. Chỉ những điều đơn giản thế thôi mà ông Sáu vẫn chưa hề làm được, thì mơ gì đến việc ông làm cho nó một món đồ chơi, kể cho nó nghe một câu chuyện, hay tâm sự và sẻ chia với nó những niềm vui, nỗi buồn từ khi nó đến với thế giới này, tất cả đều quá xa vời với nó. Nó dường như không có một kỷ niệm hay một chút ấn tượng gì về cha của nó, nhưng chắc hẳn, đã không ít lần nó tự tưởng tượng ra hình ảnh người cha của nó là một người tài giỏi như thế nào, cao lớn và có một vòng tay rộng lớn, ấm áp để ôm nó vào lòng ra sao. Tình yêu mãnh liệt của nó đã ngăn không cho nó nhận người đàn ông lạ trên mặt có vết sẹo như thế kia. Mãi đến ngày ông Sáu phải lên đường, thì đứa bé bướng bỉnh và cứng cỏi của ngày hôm qua “như bị bỏ rơi”, “lúc đứng vào góc nhà, lúc đứng tựa của và cứ nhìn mọi người đang vây quanh ba nó” dường như đó là lúc nó thèm muốn cái tình cảm ấm áp của gia đình, nó muốn ông Sáu nhận ra sự hiện diện của nó trong lúc ấy, nó muốn chạy lại hôn ba nó lắm, nhưng chẳng hiểu sao lại có một cái gì đó ngăn nó lại và làm cho nó cứ mãi đứng yên. Đến phút chia tay, ông Sáu mới nhìn sang và chào nó với một giọng khe khẽ “Thôi ! Ba đi nghe con !”  thật lạ, sao chỉ là một lời chào vẻn vẹn trong bốn từ thế kia ? sao ông không dặn dò hay nhắn nhủ đến nói một điều gì? có lẽ nào sự phũ phàng mà nó dành cho ông Sáu, đã làm cho ông thất vọng và tổn thương lắm nên mới như vậy ? Rồi đến khi tiếng kêu của nó thét lên “Ba… a… a… ba!”, “tiếng kêu của nó như xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa”. Đến lúc ấy, mọi người mới nhận ra rằng, nó thèm muốn được gọi tiếng “ba” đến nhường nào. Tiếng “ba” mà nó đã cất lên trong nghẹn ngào, tiếng “ba” mà nó đã đè nén sau bao nhiêu năm cách biệt, nghe mới thật thiêng liêng làm sao!. Đó là tiếng kêu như vỡ tung ra từ đáy lòng của nó, “nó vừa kêu vừa chạy xấn tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt cổ ba nó”, “nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hon vai, và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa”. Tất cả những điều đó đã thể hiện được một tình yêu mãnh liệt lên đến điểm cao trào nhất của đứa con dành cho ba nó, khiến mọi người xung quanh ai cũng không cầm được nước mắt trước cảnh tượng đầy xót xa ấy. Điều đó càng chứng tỏ được tình cảm của Thu dành cho ba thật sâu sắc. Nó chỉ bộc lộ tình yêu sâu sắc của mình với ba khi biết chắc đó là ba.

Bên cạnh hình ảnh bé Thu, hình ảnh ông Sáu được giới thiệu là người lính chiến tranh,vì nhiệm vụ cao cả mà phải tham gia chiến đấu, bỏ lại gia đình, quê hương, đặc biệt là tình cảm yêu thương con đến tha thiết. Tình cảm ấy được biểu hiện phần nào trong chuyến về quê thăm nhà. Khi xuồng chưa kịp cập bến, trông thấy con ông đã vội vàng “nhảy lên bờ, khom người, hai tay đưa về phía trước, miệng lắp bắp: “ba đây con ! ba đây con.” Cứ ngỡ rằng bé Thu sẽ chạy ào tới, ôm lấy cổ ba cho thoả những tháng ngày xa cách. Nhưng không, ông hụt hẫng, bất ngờ khi thấy: “bé tròn mắt ngơ ngác nhìn rồi sợ hãi bỏ chạy ”. Thời gian ở nhà không nhiều nên ông Sáu không đi đâu xa, suốt ngày chỉ tìm cách gần gũi, vỗ về con, mong con gọi một tiếng ba mà không được. Có lúc giận quá ông đã đánh con. Lúc chia tay, tình yêu mãnh liệt của bé Thu đã khiến ông cảm động “một tay ôm con, tay kia lấy khăn chấm nước mắt ”, những giọt nước mắt hiếm hoi của một cuộc đời từng trải nhiều gian khổ vất vả, song lại rơi khi lần đầu tiên ông cảm nhận được sự ấm áp của cha con thực sự! Đau đớn hơn khi biết rằng đây là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng ông được nghe tiếng ba thân thương từ cô con gái nhỏ, bởi vì sau đó, chẳng bao giờ ông có thể trở về được nữa! Trong những ngày ở khu căn cứ, ông ân hận vì đã trót đánh con. Nhớ mãi lời con dặn: “Ba về! Ba mua cho con một cây lược nghe ba!”, đó là mong ước đơn sơ của con gái bé bỏng trong giây phút cha con từ biệt. Nhưng đối với ông thì đó là mơ ước đầu tiên và cũng là duy nhất, nên nó cứ mãi thôi thúc trong lòng ông. Lúc tìm được một khúc ngà, ông đã vui mừng “hớn hở như một đứa trẻ được quà”. Ngày qua ngày, ông cặm cụi “cưa từng răng lược, anh còn khắc lên đó dòng chữ nhỏ “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Những lúc nhớ con ông lại mang cây lược ra mài lên tóc mình cho cây lược thêm óng mượt, tuy rằng chiếc lược ấy chưa chải được mái tóc của bé Thu nhưng lại gỡ rối được tâm trạng của ông lúc này. Ông đã nâng niu chiếc lược như nâng niu đứa con bé nhỏ của mình. Lòng yêu con đã biến một người chiến sỹ trở thành một nghệ nhân sáng tạo tài tình, dù chỉ sáng tạo môt tác phẩm duy nhất trong đời. Có lẽ những lúc ấy ông mong có một lần về phép thăm nhà để tự tay mình cầm cây lược chải tóc cho con. Đau đớn thay chiến tranh khiến ông chẳng bao giờ có thể trở về bên con gái được nữa. Ông bị hy sinh trong một trận càn lớn, nhưng “dường như chỉ có tình cha con là không thể chết”, ông cầm cây lược trao cho người bạn thân với niềm mong mỏi không còn có thể cất được thành lời. Từ lúc ấy, cây lược bằng ngà đã trở thành kỷ vật, thành biểu tượng thiêng liêng của tình phụ tử. Những dòng cuối cùng của truyện khép lại trong nỗi buồn mênh mông mà chứa chan ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Câu chuyện như một lời tố cáo chiến tranh phi nghĩa gây đổ máu vô ích, làm nhà nhà li tán, người người xa nhau vĩnh viễn. Song cái chúng ta thấy lại không có sự bi lụy ma là sức mạnh,lòng căm thù đã biến Thu trở thành một cô giao liên dũng cảm,mạnh mẽ, đã gắn bó với cuộc đời con người mất mát xích lại gần nhau để cung đứng lên hát tiếp bài ca chiến thắng, Chủ đề của chuyện không mới lạ, nhưng tác giả thành công bởi đã khai thác tình cha con trong những tình huống éo le và cảm động. Cách lựa chọn ngôi kể, tạo lập tình huống bất ngờ mà tự nhiên, hợp lý cùng với việc miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật tinh tế, sâu sắc đặc biệt là tâm lý trẻ thơ, hơn nữa lãi có giọng văn dung di, cảm động đã giúp truyện có được vị trí riêng trong lòng độc giả .

Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” là một áng văn bất hủ ca ngợi tình phụ tử giản dị mà thiêng liêng, với những con người giàu tình cảm và đẹp đẽ,như nhân vật bé Thu và ông Sáu. Câu chuyện không chỉ ca ngợi tình cha con sâu nặng thắm thiết, mà còn gợi cho chúng ta những suy ngẫm và thấm thía được tình sự đau thương, mất mát của chiến tranh tàn khốc gây ra. Vì thế mà ta càng quí cuộc sống thanh bình của ngày hôm này, quí tình cha cao thượng và vĩ đại. Mỗi người đều lưu giữ trong trái tim mình hình ảnh một người cha, hãy biết trân trọng tình yêu và sự hy sinh vô điều kiện mà cha đã dành cho ta. Vòng đời mới ngắn ngủi làm sao, đừng mãi sống ích kỷ, chỉ biết nhận tình cảm thương yêu từ cha mẹ mà chẳng bao giờ đền đáp lại. Nếu bạn còn cha, và một người cha đúng nghĩa thì hãy cảm ơn thượng đế vì bạn đã được sinh ra trong cuộc sống này !



Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/cam-nhan-tinh-cha-con-qua-truyen-ngan-chiec-luoc-nga-nguyen-quang-sang-ngu-van-lop-9-c36a14658.html#ixzz59FlENMNmvv