tại sao nói ngày 14-7-1789 là ngày mở đầu thắng lợi của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVII?
lịch sử 8
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Thái độ của người cô
Gọi tôi đến bên cười hỏi:
-Hồng mày có muốn vào Thanh Hóa với ****** không?
Giọng ngọt:
-Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu
Vỗ vai tôi cười mà nói rằng:
-…Bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ
Đổi giọng nghiêm nghị…chập chừng nói tiếp
Thánh tám là giỗ đầu cậu mày, mợ mày về dù sao cũng đỡ tủi cho cậu mày, và mày còn phải có họ, có hàng, người ta hỏi đến chứ
=>Giả dối, mỉa mai, cay độc
=>Bởi vì người cô mỉa mai,chửi rủa mẹ Hồng rất thảm hại nên đc gọi rất kịch
Câu hỏi của Nguyễn Thị Diễm Hạnh - Ngữ văn lớp 8 | Học trực tuyến
bấm vào thống kê hỏi đáp của tớ là mở được
cbht
trả lời
Câu hỏi của An Thúy - Ngữ văn lớp 8 | Học trực tuyến
Câu hỏi của Vu Hoa - Ngữ văn lớp 8 | Học trực tuyến
2 link cbht
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Khái quát văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975
a. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa
+ Sự lãnh đạo của Đảng với đường lối văn nghệ xuyên suốt (Bản đề cương văn hóa năm 1943) > yếu tố trọng yếu chấm dứt sự phân hóa phức tạp của văn hóa văn học nước ta dưới ách thực dân, tạo nên một nền văn nghệ thống nhất sau 1945.
+ Hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ trường kí suốt 30 năm đã tác động sâu sắc, toàn diện tới đời sống vật chất và tinh thần của dân tộc, trong đó có văn nghệ, tạo nên những đặc điểm riêng biệt của một nền văn học hình thành và phát triển trong hoàn cảnh chiến tranh gian khổ, ác liệt.
+ Nền kinh tế nghèo nàn và chậm phát triển, điều kiện giao lưu văn hóa bị hạn chế (chủ yếu tiếp xúc và chịu ảnh hưởng văn hóa các nước xã hội chủ nghĩa, cụ thể là Liên Xô và Trung Quốc…).
Trong hoàn cảnh như vậy, văn học giai đoạn 1945- 1975 vẫn phát triển và đạt được nhiều thành tựu, đóng góp cho lịch sử văn học những giá trị riêng.
b. Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu
Chia làm 3 chặng
+ 1945- 1954:
- 1945- 1946: sáng tác phản ánh không khí hồ hởi mê say khi mới dành độc lập, ca ngợi “ cuộc tái sinh màu nhiệm” của dân tộc (Tình sông núi – Mai Ninh, Ngọn quốc kì- Xuân Diệu, Vui bất tuyệt – Tố Hữu…)
- Từ cuối 1946: tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống Pháp. Văn học gắn bó sâu sắc với đời sống cách mạng và kháng chiến; hướng tới khám phá sức mạnh và phẩm chất tốt đẹp của quần chúng công nông binh; thể hiện niềm tự hào dân tộc và niềm tin vào tương lai tất thắng của kháng chiến.
- Thể loại:
· Truyện và kí: mở đầu cho văn xuôi kháng chiến (Một lần tới thủ đô, Trận phố Ràng của Trần Đăng, Truyện ngắn Đôi mắt và nhật kí Ở rừng của Nam Cao, truyện ngắn Làng của Kim Lân…), hình thành những tác phẩm khá dày dặn (Vùng mỏ của Võ Huy Tâm, Đất nứớc đứng lên của Nguyên Ngọc, Truyện Tây Bắc của Tô Hoài…)
· Thơ: đạt được nhiều thành tựu ( Cảnh khuya, Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh, Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm, Tây Tiên của Quang Dũng…)
· Kịch: một số vở kịch gây sự chú ý (Bắc Sơn, Những người ở lại của Nguyễn Huy Tưởng,…)
+ 1955 - 1964:
- Nội dung bao trùm: Hình ảnh người lao động, những đổi thay của con người trong bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội với cảm hứng lãng mạn, lạc quan…
- Văn xuôi: mở rộng đề tài, bao quát nhiều vấn đề, nhiều phạm vi của hiện thực đời sống.
· Đề tài kháng chiến chống Pháp (Sống mãi với thủ đô, Cao điểm cuối cùng, Trứớc giờ nổ súng…)
· Đề tài hiện thực đời sống trước cách mạng tháng Tám (Vợ nhặt, Mười năm, Vỡ bờ…)
· Đề tài công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội gắn với sự đổi đời của con người (Sông Đà, Mùa lạc, Cái sân gạch…)
- Kịch nói: một số tác phẩm được dư luận chú ý.
+ 1965 - 1975:
- Cao trào sáng tác viết về cuộc kháng chiến chống Mĩ trong cả nước > chủ đề bao trùm: tinh thần yêu nước, ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
- Văn xuôi:
· Những tác phẩm truyện, kí ra đời ngay trên tiền tuyến đầy máu lửa đã phản ánh nhanh nhạy và kịp thời cuộc chiến đấu của nhân dân miền Nam anh dũng (Người mẹ cầm súng, Rừng xà nu, Hòn đất…)
· Miền Bắc: truyện, kí cũng phát triển (kí chống Mĩ của Nguyễn Tuân, Dấu chân người lính, Bão biển…)
· Thơ: đạt nhiều thành tựu xuất sắc
o Mở rộng và đào sâu chất liệu hiện thực.
o Tăng cường sức khái quát, chất suy tưởng, chính luận
o Ghi nhận một thế hệ nhà thơ trẻ chống Mĩ tài năng (Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy, Bằng Việt…) và hàng loạt các tác phẩm gây tiếng vang (Tập thơ Ra trận, Máu và hoa của Tố Hữu, Hoa ngày thường – Chim báo bão của Chế Lan Viên; Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm…
· Kịch: cũng có những thành tựu đáng ghi nhận.
Văn học vùng địch tạm chiếm: vì nhiều lí do không đạt được nhiều thành tựu lớn nếu đánh giá cả mặt tư tưởng và nghệ thuật.
c. Những đặc điểm cơ bản
c.1. Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước > Đặc điểm bản chất của văn học từ năm 1945- 1975.
+ Mô hình nhà văn - chiến sĩ
+ Khuynh hướng tư tưởng chủ đạo: tư tưởng cách mạng, văn học là vũ khí phục vụ sự nghiệp cách mạng.
+ Sự vận động, phát triển của văn học ăn nhịp với từng chặng đường lịch sử của dân tộc> văn học là tấm gương phản chiếu những vấn đề trọng đại của lịch sử dân tộc.
c.2. Nền văn học hướng về đại chúng
+ Đại chúng: đối tượng phản ánh, đối tượng phục vụ, nguồn bổ sung cho lực lượng sáng tác.
+ Nội dung: cuộc sống nhân dân lao động, con đường tất yếu đến với cách mạng, xây dựng và khám phá vẻ đẹp hình tượng quần chúng…
+ Hình thức: ngắn gọn, nội dung dễ hiểu, chủ đề rõ ràng; hình ảnh lấy từ kho tàng văn học dân gian; ngôn ngữ giản dị, trong sáng.
c.3. Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn > Đặc điểm thể hiện khuynh hướng thẩm mĩ của văn học 1945- 1975.
+ Khuynh hướng sử thi:
- Đề tài: những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và tính chất toàn dân tộc
- Nhân vật chính: những con người đại diện cho tinh hoa, khí phách, phẩm chất, ý chí toàn dân tộc, tiêu biểu cho lí tưởng dân tộc hơn là khát vọng cá nhân. Văn học khám phá con người ở khía cạnh trách nhiệm, bổn phận, lẽ sống lớn, tình cảm lớn.
+ Cảm hứng lãng mạn:
- Là cảm hứng khẳng định cái tôi dạt dào tình cảm hướng tới cách mạng.
- Biểu hiện: ca ngợi vẻ đẹp của con người mới, cuộc sống mới, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tin tưởng vào tương lai đất nước.
Ø Cảm hứng nâng đỡ con người vượt lên những chặng đường chiến tranh gian khổ, máu lửa, hi sinh.
+ Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn kết hợp tạo tinh thần lạc quan thấm nhuần cả nền văn học 1945 – 1975 và tạo nên đặc điểm cơ bản của văn học 1945- 1975.
2. Vài nét khái quát văn học Việt Nam từ năm 1945 đến hết thế kỉ XX.
a. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hoá
+ 1975- 1985: nước nhà hoàn toàn độc lập, thống nhất nhưng gặp phải nhiều khó khăn thử thách mới.
+ Từ 1986: công cuộc đổi mới toàn diện trên tất cả các lĩnh vực > văn học có điều kiện giao lưu, tiếp xúc mạnh mẽ > đổi mới văn học phù hợp với qui luật khách quan và nguyện vọng của văn nghệ sĩ.
b. Những chuyển biến và một số thành tựu
+ Thơ:
- Không tạo được sự lôi cuốn như giai đoạn trước nhưng cũng có những tác phẩm đáng chú ý (Chế Lan Viên với khát vọng đổi mới thơ ca qua các tập Di cảo, Xuân Quỳnh, Nguyễn Duy, Thanh Thảo…)
- Trường ca nở rộ (Những người đi tới biển – Thanh Thảo, Đường tới thành phố - Hữu Thỉnh, Trường ca sư đoàn - Nguyễn Đức Mậu…)
+ Văn xuôi:
- Có nhiều khởi sắc hơn thơ ca.
- Ý thức đổi mới cách tiếp cận hiện thực đời sống, cách viết về chiến tranh tạo được sự chú ý với bạn đọc (Đất trắng - Nguyễn Trọng Oánh, Gặp gỡ cuối năm – Nguyễn Khải, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành - Nguyễn Minh Châu…)
- Kịch nói: phát triển mạnh mẽ (Hồn Trương Ba, da hàng thịt – Lưu Quang Vũ, Mùa hè ở biển – Xuân Trình…)
Ø Nhận xét:
+ Văn học vận động theo hướng dân chủ hoá, mang tính nhân văn và nhân bản sâu sắc.
+ Đề tài: phong phú, đa dạng.
+ Cách tiếp cận và khám phá con người: mối quan hệ phức tạp của đời sống cá nhân, thậm chí cả đời sống tâm linh, quan tâm tới đời sống cá nhân > Hướng nội là cái mới tiêu biểu của văn học thời kì này.
+ Tuy nhiên văn học còn nảy sinh một số xu hướng tiêu cực.
III. CỦNG CỐ KIẾN THỨC
Đề 1: Trình bày những nét chính về bối cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội có ảnh hưỏng tới sự hình thành và phát triển của văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám đến năm 1975.
Đề 2: Nêu tóm tắt các chặng phát triển và thành tựu mỗi chặng của văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám đến năm 1975.
Đề 3: Nêu và phân tích ngắn gọn những đặc điểm chính của văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám đến năm 1975.
Đề 4: Trình bày khái quát về văn học Việt Nam từ sau 1975 đến hết thế kỉ XX.
Gợi ý giải đề
Đề 1:
+ Phân tích đề:
- Nội dung: chỉ trình bày bối cảnh (lịch sử, văn hóa, xã hội) từ sau cách mạng tháng Tám đến năm 1975 có ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển của văn học.
- Hình thức: trình bày ngắn gọn > nổi bật những nét chính.
+ Hướng dẫn:
- Mối quan hệ giữa bối cảnh thời đại và văn học (ý dành cho học sinh khá giỏi)
· Văn học bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống > bối cảnh thời đại ít nhiều dội âm vang trong tác phẩm > Bối cảnh là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới đặc điểm thi pháp của một thời kì văn học.
· Lịch sử (một trong những yếu tố của bối cảnh thời đại) ảnh hưởng tới sự phận chia giai đoạn văn học. Tuy nhiên không phải lúc nào giai đoạn văn học cũng trùng khít với giai đoạn lịch sử bởi văn học có sự vận động và phát triển nội tại của nó.
- Bối cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa ảnh hưởng tới văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám đến năm 1975 (trọng tâm)
· Sự lãnh đạo của Đảng với đường lối văn nghệ xuyên suốt tạo nên một nền văn nghệ thống nhất sau 1945.
· Hai cuộc kháng chiến trường kí suốt 30 năm tạo nên những đặc điểm riêng biệt của một nền văn học hình thành và phát triển trong hoàn cảnh chiến tranh gian khổ, ác liệt.
· Nền kinh tế nghèo nàn và chậm phát triển, điều kiện giao lưu văn hóa bị hạn chế.
- Khẳng định: Bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội đã có ảnh hưởng quan trọng tới sự hình thành và phát triển của văn học (chỉ nêu mà không phân tích)
· Văn học Việt Nam 1945- 1975 chia làm 3 giai đoạn, ứng với các giai đoạn lịch sử > hiếm có thời kì nào, mốc phân chia văn học lại trung khít với mốc phân chia lịch sử như vậy.
· Mang những đặc điểm riêng biệt (Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước; hướng về đại chúng; chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn)
Đề 2:
+ Phân tích đề:
- Dạng đề: thuần tái hiện kiến thức văn học sử.
- Nội dung: các chặng phát triển và thành tựu mỗi chặng.
- Hình thức: trình bày ngắn gọn.
+ Hướng dẫn:
- Khái quát: Văn học Việt Nam từ sau 1945- 1975 chia làm 3 chặng và mỗi chặng đều đạt được những thành tựu đáng kể.
- Cụ thể (trọng tâm)
· Chặng 1 (1945- 1954)
· Chặng 2 (1955 – 1964)
· Chặng 3 (1965- 1975)
- Nhận xét (ý dành cho học sinh giỏi)
· Thành tựu chủ yếu trên các thể loại: thơ, truyện và kí
· Các thể loại phát triển theo xu hướng khác nhau (có thể loại đạt đỉnh cao ở chặng này nhưng lại lắng xuống ở chặng khác). Sự lựa chọn thể loại chịu sự chi phối sâu sắc của mục tiêu cách mạng.> thành tựu văn học gắn bó khăng khít và gần như thuận chiều với xu hướng vận động của lịch sử (gợi nhớ thời kì văn học mang hào khí Đông A của nhà Trần).
Ø Xuất phát từ quan niệm: văn học là một loại vũ khí đấu tranh cách mạng.
Đề 3:
+ Phân tích đề:
- Nội dung: những đặc điểm của văn học Việt Nam từ 1945- 1975.
- Hình thức: nêu và phân tích ngắn gọn.
+ Hướng dẫn:
- Nêu lần lượt 3 đặc điểm.
- Mỗi đặc điểm:
· Phân tích ngắn gọn
· Lấy dẫn chứng:
o Loại dẫn chứng: Dẫn chứng khái quát (khoảng 3 dẫn chứng, nêu tên), dẫn chứng điểm (1 dẫn chứng, phân tích ngắn gọn)
o Cách lấy dẫn chứng điểm: mỗi đặc điểm phân tích ngắn gọn 1 dẫn chứng hoặc sau khi trình bày 3 đặc điểm, phân tích 1 dẫn chứng có thể hiện cả 3 đặc điểm đó.
Đề 4:
+ Phân tích đề:
- Nội dung: văn học Việt Nam từ sau 1975 đến hết thế kỉ XX.
- Hình thức: trình bày khái quát.
+ Hướng dẫn:
Chia ý theo các phần trong Kiến thức cơ bản
- Hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hoá.
- Những chuyển biến và một số thành tựu.
- Nhận xét.
Trong một số ít trường hợp, ta có thể đưa ra các lệnh khác nhau, nhưng vẫn đạt kết quả. Chẳng hạn, trong ví dụ về rô-bốt, thay cho hai câu lệnh đầu tiên, ta có thể điều khiển rô-bốt đến đúng vị trí có rác bằng các lệnh sau: “Quay trái, tiến 1 bước” và “Quay phải, tiến 2 bước” hoặc “Quay phải, tiến 2 bước”, “Quay trái, tiến 2 bước” và “Quay trái, tiến 4 bước”. Trong một số ít các trường hợp khác, việc thay đổi thứ tự của một vài câu lệnh vẫn cho kết quả đúng như yêu cầu.
– Vị trí mới của rô-bốt sau khi thực hiện xong lệnh “Hãy quét nhà” là vị trí có thùng rác (ở góc đối diện). Ta có nhiều cách khác nhau để đưa ra hai lệnh để rô-bốt trở lại vị trí ban đầu của mình, một trong các cách đó là hai lệnh “Quay trái, tiến 5 bước” và “Quay trái, tiến 3 bước”.
Chắc vậy
Trình bày những đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa người và động vật thuộc lớp Thú
~ Sinh học 8 ~
Những đặc điểm giống và khác nhau giữa người và động vật thuộc lớp Thú là:
* Giống nhau: Có lông mao, đẻ con, có tuyến sữa và nuôi con bằng sữa.
* Khác nhau: Người biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động vào những mục đích nhất định: có tư duy, tiếng nói và chữ viết.
Câu 1:
(*) Đặc điểm giống nhau giữa người và động vật thuộc lớp thú :
_Có lông mao
_Đẻ con
_Có tuyến sữa và nuôi con bằng sữa
(*)Đặc điểm khác nhau giữa người và lớp thú:Người có những đặc điểm sau mà thú không có được:
_Sự phân hóa của bộ xương phù hợp với chức năng lao động bằng tay và đi bằng 2 chân
_Nhờ lao động có mục đích nên bớt lệ thuộc vào thiên nhiên
_Có tiếng nói ,chữ viết,có tư duy trừu tượng và hình thành ý thức
_Não phát triển ,sọ lớn hơn mặt
_Biết dùng lửa để nấu chín thức ăn....
Study well
Tuổi trẻ đời người có bao nhiêu ?
Chỉ có 20 năm lấy đâu ra mà nhiều
học tốt
Triệu tuer Long
kí tên
I. NƯỚC PHÁP TRƯỚC CÁCH MẠNG
* Tình hình kinh tế
- Nông nghiệp lạc hậu, năng suất thấp,ruộng đát bỏ hoang, mất mùa, đói kém.
- Công thương nghiệp phát triển nhưng bị chế độ phong kiến kìm hảm.
- Thuế má nặng nề…
* Chính trị: chế độ quân chủ chuyên chế.
* Xã hội phân thành 3 đẳng cấp: Tăng lữ - quý tộc và đẳng cấp thứ ba
- Đẳng cấp quý tộc và tăng lữ nắm mọi quyền hành, có nhiều đặc lợi, không phải đóng thuế
- Đẳng cấp thứ ba: (tư sản, nông dân, bình dân thành thị) không có quyền lợi chính trị, phải đóng thuế
- Tư sản đứng đầu đẳng cấp 3, nông dân nghèo khổ nhất và bị nhiều tầng bóc lột.
Tình cảnh nông dân Pháp trước cách mạng
Tình cảnh nông dân Pháp trước cách mạng
* Đấu tranh trên mặt trận tư tưởng
- Trào lưu triết học Ánh sáng của các nhà tư tưởng Tư sản như: Mông- te- ki- ơ; Vôn- te ; Giăng- giắc- Rút- xô: nghiêm khắc phê phán, lên án chế độ phong kiến.
II. CÁCH MẠNG BÙNG NỔ
1. Sự khủng hoảng của chế độ phong kiến
- Năm 1774, vua Lu- I XVI lên ngôi, chế độ ngày càng suy yếu: nợ tăng cao; công thương nghiệp đình đốn.
- Công nhân, thợ thủ công thất nghiệp, nhiều cuộc khởi nghĩa, nổi dậy của nông dân và bình dân thành thị
* Mở đầu thắng lợi của cách mạng
- 5/5/1789, hội nghị 3 đẳng cấp do vua triệu tập tại Véc xai: nhằm tăng mức thuế
- Đẳng cấp thứ ba phản đối và 17/6/1789 tự họp thành hội đồng dân tộc, tuyên bố là quốc hội lập hiến, sọan thảo hiến pháp
- Nhà vua dùng quân đội uy hiếp quốc hội
- Ngày 14/7/1789, quần chúng tấn công chiếm pháo đài nhà tù Ba –xti, mở đầu cho thắng lợi cách mạng tư sản Pháp
Quần chúng tấn công ngục Baxti
Quần chúng tấn công ngục Baxti
III. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁCH MẠNG
1. Chế độ quân chủ lập hiến (14/7/1789 -10/8/1972)
- Tháng 8 - 1789, quốc hội thông qua tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền, nêu khẩu hiệu nổi tiếng “tự do- Bình đẳng- Bác ái”
- Tháng 9- 1791, Hiến pháp được thông qua, chế độ quân chủ lập hiến được xác lập
- Tháng 4- 1792, liên quân Áo - Phổ can thiệp vào nước Pháp
- 10/8/1972, nhân dân Pari lật đổ sự thống trị phái lập hiến, xóa chế độ phong kiến
2. Bước đầu nền cộng hòa (21/9/1792 - 02/6/1793)
- Ngày 21/91792, nền cộng hòa đầu tiên của Pháp được thành lập
- Ngày 21/01/1793, vua Luis XVI bị xử tử.
- Mùa xuân 1793, quân Anh và phong kiến châu au tấn công nước Pháp, phái G- rông- đanh phản bội nhân dân
- Ngày 02/6/1793 Rô- be- sbi- e lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa lật đổ phái Gi- Rông- đanh
3. Chuyên chính dân chủ cách mạng Gia- cô- banh ( 02/6/1793 -27/7/1794)
- Chính quyền Gia–cô- banh thành lập Ủy ban cứu nước do Rô- be- spi- e đứng đầu
- Chính quyền cách mạng trừng trị bọn phản cách mạng và thi hành nhiều biện pháp
- Sau thắng ngoại xâm nội phản, nội bộ phái Gia –cô - banh bị chia rẽ, nhân dân thiếu tin tưởng, không ủng hộ. Ngày 27/7/1794, tư sản phản cách mạng đảo chỉnh Rô- be- spie- e và cách mang kết thúc
- Chia ruộng đất công xã cho nông dân, tịch thu ruộng đất phong kiến chia nhỏ bán cho nông dân
- Trưng thu lúa mì, quy định giá tối đa, mức lương tối đa cho công nhân
4. Ý nghĩa lịch sử cách mạng Pháp
- Phá hủy tận gốc chế độ phong kiến
- Đưa giai cấp tư sản lên nắm quyền
- Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển
- Là cuộc cách mạng còn nhiều hạn chế
* HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI :
1. Tình hình nông nghiệp Pháp trước cách mạng như thế nào ?
Trả lời :
- Công cụ và phương thức canh tác vẫn thô sơ, lạc hậu, chủ yếu dùng cày, cuốc nên năng suất thấp
- Ruộng đất bị bỏ hoang nhiều
- Nạn mất mùa, đói kém thường xảy ra
2. Em hãy cho biết tình hình kinh tế công, thương nghiệp ở Pháp trước cách mạng ?
Trả lời :
- Công thương nghiệp đã phát triển, máy móc được sử dụng trong sản xuất
- Nhiều trung tâm dệt, luyện kim ra đời
- Các hải cảng lớn như Mác-xây, Booc- đô... tấp nập tàu buôn ra vào, chở hàng xuất khẩu (rượu vang, vải vóc, quần áo, đồ thủy tinh..) đến nhiều nước và nhập máy móc, đường, cà phê từ Anh, Châu Mĩ
- Bị chế độ phong kiến kìm hãm
3. Tình hình chính trị nước Pháp trước cách mạng như thế nào
Trả lời
Trước cách mạng, Pháp là một nước quân chủ chuyên chế. Nhà vua nằm mọi quyền hành. Nông dân cày cấy phải nộp tô thuế cho quý tộc, địa chủ
4. Vẽ sơ đồ chế độ đẳng cấp ở Pháp
Trả lời
5. Nhìn vào sơ đồ ba đẳng cấp, em có nhận xét gì về vai trò, vị trí, quyền lợi của các đẳng cấp trong xã hội Pháp trước cách mạng ?
Trả lời :
- Xã hội phong kiến Pháp phân thành 3 đẳng cấp : Tăng lữ, Quý tộc và Đẳng cấp thứ ba.
- Đẳng cấp Quý tộc nắm giữ những chức vụ cao trong bộ máy hành chính, quân đội. Tăng lữ và Quý tộc là những đẳng cấp được hưởng mọi đặc quyền kinh tế nhưng không phải đóng thuế cho nhà vua.
- Đẳng cấp thứ ba gồm nhiều giai cấp và tầng lớp : tư sản, nông dân, bình dân thành thị. Họ không có quyền lợi chính trị. Nông dân chiếm 90% dân số ( khoảng 24 triệu người), là giai cấp nghèo khổ nhất vì không có ruộng đất, bị nhiều tầng lớp áp bức bóc lột. Tư sản đứng đầu. Đẳng cấp thứ ba, có thế lực kinh tế, song không có quyền lực chính trị.
6. Em hãy nêu một vài điểm chủ yếu trong tư tưởng của Mông-te-ski-ơ, Vôn-te, Rút-xô và cho biết ý nghĩa lịch sử của những quan điểm đó ?
Trả lời :
- Vào thế kỉ XVIII, ở Pháp nổi lên các luồng tư tưởng cách mạng với ba đại biểu kiệt xuất là Mông-te-ski-ơ, Vôn-te và Rút-xô.
- Mông-te-ski-ơ và Rút-xô nói về quyền tự do của con người và việc đảm bảo quyền lợi tự do. Vôn -te thể hiện quyết tâm đánh đổ bọn phong kiến thống trị ( thể hiện sự dối trá) và Tăng lữ (bọn đê tiện)
* Ý nghĩa : Những quan điểm trên của các nhà tư tưởng tiến bộ Pháp thế kỉ XVIII được quần chúng tin theo và thực sự là vũ khí sắc bén đấu tranh chống chế độ phong kiến và Giáo hội. Nó có tác dụng góp phần vào sự bùng nổ và thắng lợi của cách mạng Pháp.
7. Sự khủng hoảng của chế độ quân chủ chuyên chế của Pháp thể hiện ở những điểm nào ?
Trả lời :
- Vua Lu-i XVI lên ngôi năm 1774, chế độ phong kiến ngày càng suy yếu. Do số nợ Nhà nước vay của tư sản không thể trả được (đến năm 1789 lên tới 5 tỉ livrơ) nên nhà vua phải thu nhiều thuế.
- Công, thương nghiệp đình đốn làm nhiều công nhân và thợ thủ công thất nghiệp
- Nhân dân đấu tranh mạnh mẽ chống chế độ phong kiến.
8. Hội nghị ba đẳng cấp của Pháp năm 1789 diễn ra như thế nào ?
Trả lời :
- Hội nghị ba đẳng cấp do nhà vua triệu tập khai mạc ngày 5-5-1789 tại cung điện Vec-xai, với sự tham gia của các đại biển thuộc 3 đẳng cấp
- Hội nghị diễn ra căng thẳng vì đại biểu Quý tốc và Tăng lữ ủng hộ nhà vua tăng thuế, còn đại biểu Đẳng cấp thứ ba kịch liệt phải đối chủ trương này.
- Ngày 17-6, các đại biểu đẳng cấp thứ ba tự họp thành Hội đồng dân tộc, sau đó tuyên bố là Quốc hội lập hiến, có quyền soạn thỏa Hiến pháp thông qua các đạo luật về tài chính
9. Sự kiện nào mở đầu cuộc Cách mạng tư sản Pháp ?
Trả lời :
- Ngày 14-7-1789, quần chúng được vũ trang kéo đến tấn công chiếm pháo đài - nhà tù Ba-xti. Sau đó lần lượt làm chủ hầu hết các cơ quan và vị trí quan trọng trong thành phố.
- Cuộc tấn công pháo đài - nhà tù Ba-xti đã mở đầu cho thắng lợi của Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
10. Sự kiện tại Pháp ngày 14-7 có ý nghĩa gì ?
Trả lời :
- Chế độ quân chủ chuyên chế ở Pháp bị giáng một đòn đầu tiên (ngục Ba-xti tượng trưng cho uy quyền của chế độ phong kiến)
- Cách mạng Pháp bước đầu giành thắng lợi và tiếp tục phát triển.
11. Tình hình nước Pháp sau ngày 14-7-1789 như thế nào ?
Trả lời :
- Cách mạng thắng lợi ở Pari và nhanh chóng lan rộng khắp nước.
- Phái Lập hiến của tầng lớp đại tư sản lên cầm quyền nhưng Lu-i XVI vẫn đươch giữ ngôi vua, mặc dù không có quyền hành gì.
- Cuối tháng 8-1789, Quốc hội thông qua "Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền".
- Tháng 9-1791, Quốc hội thông qua Hiến pháp, xác lập chế độ quân chủ lập hiến.
12. Nêu nội dung cơ bản của "Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền" ?
Trả lời :
Cuối tháng 8-1798, Quốc hội thông qua "Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền", nêu khẩu hiệu nổi tiếng " Tự do - Bình đẳng - Bác ái".
Nội dung :
- Điều 1 : Mọi người sinh ra đều có quyền sống tự do và bình đẳng
- Điều 2 : .......(được hưởng) quyền tự do, quyền sở hữu, quyền được an toàn và quyền chống áp bức
- Điều 17 : Quyền sở hữu là quyền bất khả xâm phạm và thiêng liêng không ai có thể tước bỏ.
13. Trình bày diễn biến chiến sự trên đất Pháp vào những năm 1792-1793 ?
Trả lời :
- Ngày 20-9-1792, quân Pháp đánh thắng quân xâm lược Áo-Phổ một trận lớn ở cao điểm Van-mi (thuộc đông bắc Pháp, gần biên giới Bỉ). Sau đó, quân Pháp chuyển sang phản công, đuổi địch ra khỏi đất nước; trên đường truy kích chiếm luôn Bỉ và vùng tả ngạn sông Ranh.
- Mùa xuân 1793, quân Anh cùng quân các nước phong kiến châu Âu tấn công nước Pháp cách mạng.
- Trong nước, bọn phản động lại nổi loạn ở vùng Văng - đê và cả miền Tây Bắc.
14. Vì sao nhân dân Pa-ri phải lật đổ phái Gi-rông-đanh ?
Trả lời :
- Trước sự tấn công của quân Anh cùng quân các nước phong kiến châu Âu, bọn phản động ở trong nước nổi loạn ở vùng Văng-đê và cả miền Tây Bắc, nạn đầu cơ tích trữ hoành hành, giá cả tăng vọt, đời sống nhân dân khốn khổ nhưng phái Gi-rông-đan không lo tổ chức chống ngoại xâm, nội phản, ổn định cuộc sống nhân dân mà chỉ lo củng cố quyền lực.
- Trước tình hình đó, ngày 2-6-1793, nhân dân Pa-ri dưới sự lãnh đạo của Rô-be-spi, khởi nghĩa lật đổ Gi-rông-đanh.
15. Vì sao sau năm 1794, Cách mạng tư sản Pháp không thể tiếp tục phát triển ?
Trả lời :
- Sau chiến thắng ngoại xâm và nội phản, nội bộ phái Gia-cô-banh bị chia rẽ.
- Nhân dân cũng không ủng hộ chính quyền nữa vì quyền lợi không được đảm bảo như giới cầm quyền Gia-cô-banh đã hứa.
- Ngày 27-7-1794, tư sản cách mạng tiến hành cuộc đảo chính Rô-be-spie và các bạn chiến đấu của ông bị bắt và bị xử tử. Cách mạng tư sản Pháp kết thúc.
16. Nêu ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII ?
Trả lời :
- Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII đã lật đổ chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên nắm quyền.
- Xóa bỏ nhiều trở ngại trên con đường phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Pháp
- Góp phần thúc đẩy cuộc đấu tranh cho mục tiêu dân tộc, dân chủ ở các nước phong kiến châu Âu lúc bấy giờ.
17. Vì sao nói " Cách mạng tư sản Pháp 1789-1798" là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất ?
Trả lời :
- So với cách mạng ở Anh và ở Bắc Mĩ, Cách mạng tư sản Pháp 1789 không chỉ bảo vệ được Tổ quốc, dân tộc trước sự can thiệp của liên minh phong kiến Châu Âu mà còn xóa bỏ tình trạng cát cứ, hình thành thị trường dân tộc thống nhất.
- Nó lật đổ chế độ phong kiến, người nông dân được giải phóng
- Dưới thời chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh đã giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
- Kinh tế tư bản chủ nghĩa Pháp phát triển nhanh chóng sau Cách mạng.
18. Vai trò của nhân dân trong cách mạng tư sản Pháp thể hiện ở những điểm nào ?
Trả lời :
- Ngày 14-7-1789, đông đảo quần chúng nhân dân được vũ trang kéo đến tấn công pháo đài - nhà tù Ba-xti- tượng trưng cho uy quyền của chế độ phong kiến chuyên chế. Sự kiện này đã mở đầu cho thắng lợi của cuộc cách mạng tư sản cuối thế kỉ XVIII.
- Ngày 10-8-1792, nhân dân Pa-ri, cùng quân tình nguyện các địa phương đứng lên lật đổ sự thống trị của phái lập hiến, đồng thời xóa bỏ chế độ phong kiến.
- Ngày 2-6-1793, nhân dân Pa-ri dưới sự lãnh đạo của Rô-be-spie, đã khởi nghĩa lật đổ phái Gi-rông-đanh.
- Dưới sức ép đòi hỏi của nhân dân, chính quyền Gia-cô-banh phải thực hiện những biện pháp cách mạng triệt để. Động viên được nhân dân tham gia chiến đấu chống thù trong giặc ngoài giành thắng lợi, đưa cách mạng Pháp đạt đến đỉnh cao. Và khi chính quyền Gia-cô-banh không đáp ứng được những yêu cầu của quần chúng, mất đi sự ủng hộ của quần chúng nhân dân, cách mạng đi xuống và chấm dứt.
Hội con 🐄 chúc bạn học tốt!!!
Phần câu hỏi đó bn lấy ở đâu zậy?