Tài liệu môn Hóa
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
B - ĐIỀN VÀO CHỖ TRỐNG
1. Ctrl + S
2. Ngắt trang văn bản
3. Ctrl + F
4. Dữ liệu được tạo ra bởi Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ để kết nối giữa các mạng đô thị (mạng MAN) giữa các khu vực địa lý cách xa nhau
5. Trình duyệt web
C - TỰ LUẬN
Câu 1: Web tĩnh tức là website không có hệ thống quản lý nội dung, hoặc có nhưng về nội dung website thì không thay đổi được. ... Web động tức là website có hệ thông quản lý nội dung nên người dùng có thể thay đổi nội dung được
Câu 2:
- Là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy nhập công cộng gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau. Hệ thống này truyền thông tin theo kiểu nối chuyển gói dữ liệu (packet switching) dựa trên một giao thức liên mạng đã được chuẩn hóa (giao thức IP)
- Các cách để kết nổi Internet đó là:
+ Sử dụng môđem qua đường điện thoại;
+ Sử dụng đường truyển riêng;
+ Sử dụng đường truyền ADSL;
+ Sử dụng công nghệ không dây Wi-Fi;
+ Sử dụng đường truyền hình cáp.
NỘI DUNG:
PHẦN B – ĐIỀN VÀO CHỖ TRỐNG
Bài 1. Để lưu văn bản ta thực hiện lệnh: File → Save, nhấn tổ hợp phím Ctrl+S, nháy chuột vào nút lệnh trên thanh công cụ.
Bài 2. Lệnh Insert → Break → Page break dùng để: Ngắt trang.
Bài 3. Để mở hộp thoại Find and Replace ta nhấn tổ hợp phím: Ctrl + F, Ctrl + H.
Bài 4. Mạng Wide Area Network là mạng: Kết nối những máy tính ở cách nhau những khoảng cách lớn. Mạng diện rộng thường liên kết các mạng.
Bài 5. Internet Explorer và Google Chrome là các: Trình duyệt Web.
PHẦN C - TỰ LUẬN
Câu 1: Phân biệt trang web tĩnh và trang web động.
- Giống nhau: Đều được xây dựng bởi HTML5, CSS3 và Javascript
- Khác nhau:
*Trang web tĩnh:
- Có thêm ngôn ngữ lập trình Server như ASP.NET, PHP,... và cơ sở dữ liệu SQL Server, MySQL,...
- Cho phép người dùng có thể tương tác với website
- Dễ dàng bảo trì và nâng cấp website
- Chi phí thiết kế website cao
- Ứng dụng cao: Thiết kế website bán hàng, thiết kế website bất động sản, thiết kế website doanh nghiệp
*Trang web động:
- Không cho phép người dùng tương tác với website, các thông tin cần thay đổi trên website cần can thiệp trực tiếp để sửa trên file HTML
- Khó khăn trong việc bảo trì, nâng cấp
- Chi phí thiết kế website thấp
- Giao diện đẹp
Câu 2: Internet là gì? Nêu 3 cách kết nối Internet mà em biết
- Internet là mạng máy tính khổng lồ, kết nối hàng triệu máy tính, mạng máy tính trên khắp thế giới và sử dụng bộ giao thức truyền thông TCP/IP.
- 3 cách kết nối Internet:
• Sử dụng môđem qua đường điện thoại.
• Sử dụng đường truyền riêng.
• Sử dụng đường truyền ADSL.
" Lịp con pẹ Thư ơi !! Thằng Hiếu với con Ly công khai hẹn hò trên facebook kìa. "
Tôi sững sờ nhìn dòng tin nhắn đứa bạn vừa gửi đến, tay run run mở vào facebook, chưa cần tìm thì cái tin "Đình Hiếu đang hẹn hò với Nhã Ly" đã đập ngay vào mắt. Một người là crush - một người là bạn thân. Một người đang cùng tôi mập mờ, một người ra sức gán ghép đẩy thuyền, nay lại công khai yêu đương. Nó như nhát giao hai lưỡi cắm thẳng vào trái tim nhỏ bé của tôi. Rất đau.
" Xin lỗi Kỳ Thư..., tớ với Hiếu yêu nhau lâu rồi nhưng vì ngại cậu nên đến tận bây giờ mới công khai..."
" Lâu rồi ? Vậy chúng mày coi tao là cái gì ? Trò đùa chắc ? "
" Không phải như thế đâu !! Cậu thích Hiếu như vậy nên tớ không dám nói ra vì sợ cậu sẽ buồn..."
Tôi dơ ngón giữa thẳng vào mặt Nhã Ly, nhẹ nhàng mỉm cười sau đó quay lưng rời đi, đặt dấu chấm hết cho một tình bạn tồi và một cuộc tình bọ sít.
" BỐ TIÊN SƯ CHÚNG MÀY !! HÃM !! "
Đến phòng học âm nhạc tôi khóa trái cửa, vận hết nội công hét lên thật lớn với hi vọng mọi sự tức giận sẽ theo đó mà bay đi.
" Ồn ào quá ~ "
Phía cuối lớp học đột nhiên vang lên một giọng nói uể oải khiến tôi giật nảy mình. Liếc thấy một đôi chân dài ngoằng đang gác vất vưởng trên ghế, chủ nhân của đôi chân đó từ từ ngồi dậy hướng đôi mắt lờ đờ đến chỗ tôi, tay dơ lên vuốt vuốt mái tóc đang rối bời. Cậu ta mở miệng định nói gì đó nhưng tôi đã ba chân bốn cẳng chạy mất hút. Về đến lớp tôi lấy cớ nhìn không rõ bảng nên đổi chỗ lên bàn đầu ngồi.
" Ủa Thư, mày với Ly thân lắm mà, sao lại không ngồi cạnh nhau nữa ? "
Tôi chẳng buồn trả lời, liếc mắt một cái rồi nằm gục xuống bàn.
" Êy đừng nói là mày ghen ăn tức ở vì nó là người yêu của Hiếu đấy nhé ? "
Đến lúc này tôi thật sự không nhịn được nữa, định đập bàn chửi sấp mặt mấy đứa lắm mồm ấy nhưng lại bị một giọng nói lười biếng chặn họng: " Đàn chị, ra đây tôi bảo."
Là người khi nãy trong phòng học âm nhạc, cậu ta ngán ngẩm tựa vào cửa, trên tay còn đang mân mê một thứ gì đó.
" Nhanh nào ~ " Cậu ta nhìn thẳng vào tôi, ánh mắt thiếu rõ sự kiên nhẫn.
" Tôi ? "
" Ờ."
Tôi đem theo gương mặt ngáo ngơ ra ngoài cửa, phía sau là những tiếng bàn tán xì xào to nhỏ của đám bạn.
" Chị làm rơi cái này."
" Cái đó..."
Là chiếc móc khóa Đình Hiếu tặng, tôi giữ nó cẩn thận đến nỗi cưng như cưng trứng hứng như hứng hoa. Nhưng giờ phút này khi nhìn thấy nó tôi lại nhớ đến cái vẻ mặt đáng ghét của Đình Hiếu. Cơn giận lại sôi lên đến đỉnh đầu, tôi khinh bỉ nhìn chiếc móc khóa, chán ghét nói: " Vút đi, tôi không cần nó nữa."
Bây giờ với tôi cái thứ này cũng chỉ là một cục rác, vút đi chứ cầm làm gì bẩn tay.
" Ơ đây chẳng phải là chiếc móc khóa Hiếu tặng cậu sao? Lúc trước cậu trân trọng nâng niu nó lắm mà ? Tại sao bây giờ lại...là vì tớ sao ? Thư...tớ thật sự xin lỗi..." Cái giọng nói giả nai này của Nhã Ly tôi nghe đến ngán cả cổ rồi.
Tôi trơ mắt nhìn chiếc móc khóa xinh đẹp từ từ rơi bẹp xuống sân trường. Nó giống như tình cảm mà tôi dành cho Đình Hiếu, dù đẹp đến mấy cũng bị cậu vút bỏ.
" Tôi cất công đến đây tìm chị, lại vút rác giúp chị. " Nói đoạn cậu ta vươn tay vuốt nhẹ mái tóc tôi, khom người nâng lọn tóc đến miệng hôn nhẹ một cái rồi nói tiếp: "Có thể hay không mời tôi một cốc trà sữa ? "
Tôi đơ người, ngượng ngùng trước hành động quá mức thân mật của cậu ta, còn con nhỏ Nhã Ly bên cạnh sớm đã ghen tị ra mặt. Thấy vậy tôi đắc ý liền nói: " Cũng được. Tan học tôi cùng cậu đi."
" Được. Tan học đợi chị ở cổng trường."
Tôi gật đầu.
Khi trở vào lớp điều đầu tiên tôi nhận được là một loạt câu hỏi vì sao của lũ bạn.
" Mày quen Dương Triết 11-A5 à Thư !!? Ôi không thể tin được."
" Ahhhhh !! Đẹp trai quá đi mất. Sao nhìn hai chúng mày thân thiết quá vậy ?? "
" Dương Triết !! Là Dương Triết của khối 11 đó !! Òa ~ rất lâu rồi tao không gặp cậu ấy gần đến như vậy. Thật là đẹp a ~ "
Tôi nghe tai này lọt tai kia, chỉ nhớ duy nhất cái tên của cậu ta. Mà phải công nhận là đẹp trai thật, lại còn cao nữa. Để mà so sánh thì bạn Đình Hiếu lép vế hơn một chút thật.
Tan học tôi không hề có ý định đi uống tà tưa như đã nói nhưng vừa ra đến cổng trường đã thấy Dương Triết đứng đợi sẵn.
" Lâu quá ~ "
Cậu ta lười biếng thở dài.
Tôi bất đắc dĩ phải dẫn Dương Triết đến một quán trà sữa gần trường. Định chuồn nhanh nhưng lại bị những món ngon trong menu níu lại, thế là đành ngồi lại ăn cùng cậu ta.
" Chị thích Đình Hiếu ? "
" Lúc trước thôi."
" Chị hét to như thế chắc hẳn đã đau lòng lắm nhỉ ? "
" Im ngay."
Tôi biết cậu ta đang nói đến chuyện tôi hét như con dở trong phòng âm nhạc nên lặp tức chặn họng. Không thể quê hơn được nữa.
" Mà cậu nhỏ tuổi hơn Hiếu nên ít nhất cũng phải dùng kính ngữ chứ ? "
" Không thích. Tôi chỉ dùng kính ngữ với người tôi tôn trọng thôi."
Ngang ngược thật sự...
" Vậy tức là cậu tôn trọng tôi à ? "
" Một chút."
Tôi ghét cậu ta.
" Ăn no rồi, về đây. Cảm ơn vì đã trả tiền."
Dương Triết phủi đít đi thẳng, để lại tôi với khuôn mặt không thể tin được, tuy nói là tôi mời nhưng ít nhất cũng phải giả vờ ga lăng một chút chứ !!? Thằng nhóc này thật sự quá đáng ghét.
vậy đây là loại ko làm mà đòi có ăn rồi
Áp dụng bất đẳng thức Minkowski ta có:
\(\sqrt{x^2+\frac{1}{x^2}}+\sqrt{y^2+\frac{1}{y^2}}+\sqrt{z^2+\frac{1}{z^2}}\ge\sqrt{\left(x+y+z\right)^2+\left(\frac{1}{x}+\frac{1}{y}+\frac{1}{z}\right)^2}\)
\(\ge\sqrt{\left(x+y+z\right)^2+\left(\frac{9}{x+y+z}\right)^2}=\sqrt{\left(x+y+z\right)^2+\frac{81}{\left(x+y+z\right)^2}}\)
\(=\sqrt{\left[\left(x+y+z\right)^2+\frac{1}{\left(x+y+z\right)^2}\right]+\frac{80}{\left(x+y+z\right)^2}}\)
\(\ge\sqrt{2\sqrt{\left(x+y+z\right)^2\cdot\frac{1}{\left(x+y+z\right)^2}}+\frac{80}{1}}=\sqrt{82}\)
Dấu "=" xảy ra khi: \(x=y=z=\frac{1}{3}\)
Áp dụng bất đẳng thức Minkowski ta có:
√x2+1x2 +√y2+1y2 +√z2+1z2 ≥√(x+y+z)2+(1x +1y +1z )2
≥√(x+y+z)2+(9x+y+z )2=√(x+y+z)2+81(x+y+z)2
=√[(x+y+z)2+1(x+y+z)2 ]+80(x+y+z)2
≥√2√(x+y+z)2·1(x+y+z)2 +801 =√82
Dấu "=" xảy ra khi: x=y=z=13
Câu 1: Ý nghĩa của sự tử tế trong cuộc sống.
- Giải thích “sự tử tế” là tấm lòng lương thiện, phẩm chất tốt đẹp của con người, luôn hướng đến mọi người, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, sẵn sàng sẻ chia với người khác.
- Ý nghĩa của sự tử tế trong cuộc sống:
+ Khi giúp đỡ người khác bằng tấm lòng chân thành, ta sẽ thấy vui vẻ, thoải mái, hạnh phúc, được mọi người yêu quý, kính trọng.
+ Những người nhận được sự tử tế, quan tâm, sẻ chia cảm thấy có động lực để vững vàng, có niềm tin hơn vào cuộc đời.
+ Khi tất cả mọi người đều đối xử với nhau bằng sự tử tế, tốt bụng, xã hội trở nên tốt đẹp hơn.
- Phản đề:
+ Phê phán những người sống vô cảm, xấu xa.
+ Không phải sự tử tế nào cũng chân thành, có những người làm việc tốt để đánh bóng tên tuổi bản thân -> lên án.
- Liên hệ bản thân.
Câu 2:
Bài làm của học sinh đảm bảo các ý sau:
1. Giới thiệu tác phẩm “Chinh phụ ngâm” và tác giả, dịch giả.
a. Tác giả Đặng Trần Côn (?):
- Sống vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII.
- Là người thông minh, tài hoa, hiếu học.
- Tính cách “đuyềnh đoàng ko buộc”- tự do, phóng túng nên ko đỗ đạt cao, chỉ đỗ Hương cống và giữ các chức quan thấp.
- Các tác phẩm: Chinh phụ ngâm, thơ và phú bằng chữ Hán.
b. Dịch giả:
- Đoàn Thị Điểm (1705- 1748):
+ Hiệu: Hồng Hà nữ sĩ.
+ Quê: Giai Phạm - Văn Giang - xứ Kinh Bắc.
+ Là người nổi tiếng tài sắc, tính cách khác thường.
+ 37 tuổi kết hôn với ông Nguyễn Kiều- một tiến sĩ góa vợ. Năm 1743, ông Nguyễn Kiều đi xứ Trung Quốc. Trong thời gian ông đi xứ, Đoàn Thị Điểm sống cuộc sống ko khác người chinh phụ là mấy " đồng cảm
c. Hoàn cảnh ra đời tác phẩm:
- Đầu đời vua Lê Hiển Tông có nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra quanh kinh thành.
- Triều đình cất quân đánh dẹp.
" Đặng Trần Côn “cảm thời thế mà làm ra”.
d. Đoạn trích
- Vị trí: từ câu 9 – câu 16 trong đoạn trích sách giáo khoa.
2. Cảm nhận tâm trạng người chinh phụ trong đoạn trích.
a. Cảm nhận ngoại cảnh (câu 9 – 16)
- Tiếng gà: “gà eo óc gáy sương năm trống”: “eo óc” từ láy tượng thanh diễn tả âm thanh nhức nhối, thê lương, vang lên, vọng từ xa đến cho thấy không gian tĩnh mịch, vắng vẻ.
-> Chinh phụ đã thao thức qua cả một đêm dài
- Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên.
-> Báo hiện đã hết một ngày dài: “phất phơ” là từ láy tượng hình, gợi nhịp điệu chậm rãi, tẻ nhạt.
-> tâm trạng con người buồn chán, ngao ngán.
=> Hai hình ảnh tương hỗ để diễn tả sự thao thức triền miên, khắc khoải của chinh phụ trong cô đơn, lê loi.
=> Đau khổ trong vô vọng
=> Từ nỗi cô đơn bủa vây, chinh phụ cảm nhận thấm thía nỗi cô đơn hơn bao giờ hết:
- Khắc giờ đằng đẵng như niên: thời gian trôi qua rất nặng nề, vô vị.
- Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa: nỗi buồn trải dài mênh mông đến không cùng.
-> Dùng biện pháp so sánh để diễn tả cụ thể tâm trạng của chinh phụ để thấy nỗi buồn mênh mông.
b. Thể hiện qua sự gắng gượng chạy trốn nỗi cô đơn (câu 13- câu 16)
- Gương đốt hương:
+ để tìm sự thanh thản trong mùi trầm thoang thoảng
+ tìm sự che chở ở thế giới siêu nhiên, thần bí.
-> Trái với mục đích hướng đến của chinh phụ, thực tế lại “hồn đà mê mải”, chinh phụ càng chìm đắm sâu hơn trong sầu muộn.
- Gượng soi gương: để tìm thú vui trong việc chỉnh trang nhan sắc.
-> Nhưng khi soi gương lại phải đối diện với hai điều:
+ Đối mặt với sự cô đơn, thấm thía tình cảnh bi đát của mình: chỉ một mình mình một bóng
+ Nhận thấy tuổi xuân đang dần tàn phai.
-> Nước mắt càng thêm chan chứa “lệ lại châu chan”, càng thấy buồn khổ hơn bao giờ hết.
=> Người chinh phụ thấm thía hơn tuổi xuân của mình tàn phai trong cô đơn, sầu muộn.
- Gượng đánh đàn: nhưng khi chạm đến đàn lại tự ý thức về tình cảnh của mình:
+ Thấy tủi thân trước những biểu tượng của đôi lứa ẩn chứa trong các nhạc cụ:
· Đàn sắt, đàn cầm: gảy hòa âm với nhau được ví cảnh vợ chồng hòa thuận.
· Dây uyên: dây đàn uyên ương – biểu tượng cho lứa đôi gắn bó, hòa hợp.
· Phím đàn loan phượng – biểu tượng của lứa đôi gắn bó.
=> Tất cả các nhạc cụ để có đôi có lứa, chỉ có mình mình cô đơn, lẻ bóng.
=> Càng cô đơn, tủi thân
-> Thậm chí thấy lo lắng, khi chơi đàn rất sợ:
+ Dây đàn bị đứt
+ Phím đàn bị chùng
-> Biểu hiện cho sự không may mắn của lứa đôi, là điềm gở.
=> Tìm đến những nhạc cụ nhưng cũng không chạy trốn được nỗi cô đơn.
=> Chinh phụ cố gắng tìm quên bằng cách tìm đến những thú vui của phụ nữ quý tộc xưa. Càng tìm quên lại càng đối diện với bi kịch của mình, càng thấm thía bi kịch của mình và càng đau khổ hơn bao giờ hết.
Gợi ý trả lời
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là: biểu cảm.
Câu 2: Theo tác giả, chúng ta cần phải kính trọng những điều sau: : tuổi già, nỗi khổ, tình mẹ con, kẻ tật nguyền, sự vất vả và cái chết.
Câu 3:
Điệp cấu trúc “nếu là … con hãy (con phải) được lặp lại 4 lần có tác dụng:
- Nhấn mạnh lời cha dạy con có cách ứng xử phù hợp với những tình huống có thể gặp trong cuộc đời để con trở thành một người tử tế, biết quan tâm, không bị ảnh hưởng bởi cái xấu.
- Tạo sự liên kết, logic cho văn bản.
Câu 4:
Thông điệp:
Phải biết giúp đỡ những người gặp hoạn nạn.
Câu 1:
Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là: biểu cảm
Câu 2:
Theo tác giả, chúng ta cần phải kính trọng những điều: tuổi già, nỗi khổ, tình mẹ con, kẻ tật nguyền, sự vất vả và cái chết
Câu 3:
Phép điệp cấu trúc: nếu là….con hãy.
Được lặp di lặp lại 4 lần có tác dụng:
- Nhấn mạnh lời cha dạy con có cách ứng xử phù hợp với những tình huống có thể gặp trong cuộc đời để con trở thành 1 người tử tế, biết quan tâm, không bị ảnh hưởng bởi cái xấu
- Tạo sự liên kết, logic cho văn bản
Câu 4:
Theo em, thông điệp có ý nghĩa nhất là: phải biết giúp đỡ những người gặp hoạn nạn. Vì khi chúng ta mở rộng tấm lòng, chia sẻ với người khác những niềm vui,nỗi buồn của mình, học cách lắng nghe, đồng cảm, sẻ chia với những buồn vui, khó khăn của người khác. Khi đó, ta sẽ thấy yêu đời và yêu người hơn, cuộc sống này ấm áp yêu thương và đáng sống biết bao.
Nguyễn Dữ là tác giả nổi tiếng của văn học trung đại Việt Nam. Tên tuổi của ông gắn liền với danh tiếng của bộ truyện “Truyền kỳ mạn lục”, tác phẩm được đánh giá là “thiên cổ kỳ bút” của nền văn học nước nhà. Trong đó “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” là tác phẩm đặc sắc, ca ngợi tính cách dũng cảm, kiên cường, chính trực, dám chống lại cái ác đến cùng, trừ hại cho dân của Ngô Tử Văn - một trí thức nước Việt. “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” viết bằng chữ Hán theo thể văn xuôi truyền kỳ. Đây là thể loại văn học phản ánh hiện thực cuộc sống qua những yếu tố kỳ ảo hoang đường. Nhân vật trong bộ truyền kỳ gồm cả người, ma quỷ, thần thánh, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, có thể xâm nhập thế giới của nhau Nhân vật chính của tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” xuất hiện ngay từ đầu truyện bằng mấy dòng giới thiệu trực tiếp ngắn gọn về tên họ, quê quán, tính tình, phẩm chất. Ngô Tử Văn được giới thiệu là người tính tình cương trực, thẳng thắn, khảng khái, nóng nảy, thấy sự gian tà thì không thể chịu được Sự cương trực, khảng khái của Ngô Tử Văn còn bộc lộ rõ qua thái độ của chàng với hồn ma tên tướng giặc. Tướng giặc khi sống là kẻ xâm lược nước ta, tàn hại dân ta, khi chết rồi vẫn quen thói ỷ mạnh hiếp yếu, cướp nơi trú ngụ của thổ thần nước Việt, lại còn gian trá bày trò đút lót rồi tác yêu tác quái với nhân dân trong vùng. Hắn bị Tử Văn đốt đền là đáng đời nhưng lại hiện hình, xảo quyệt làm như mình là kẻ bị hại, dùng tà phép khiến cho chàng bị sốt nóng sốt rét, đầu lảo đảo. Hồn ma tướng giặc buông lời mắng mỏ, đe dọa, quyết kiện Tử Văn xuống tận Diêm Vương. Trước sự ngang ngược trắng trợn, quyền phép đáng sợ của hồn ma tướng giặc, Ngô Tử Văn vẫn điềm nhiên, không hề run sợ mà tự tin, không coi những lới đe dọa ra gì, thậm chí chẳng thèm tiếp lời hồn ma tướng giặc. Thái độ ấy thể hiện một khí phách cứng cỏi, một niềm tin mạnh mẽ vào chính nghĩa, sự đúng đắn trong hành động của Ngô Tử Văn Tính cách kiên định chính nghĩa của Ngô Soạn còn thể hiện rõ trong quá trình chàng bị lôi xuống địa phủ. Cảnh địa phủ rùng rợn với quỷ sứ hung ác, con sông đầy gió tanh sóng xám. Tử Văn bị bọn quỷ sai lôi đi rất nhanh, bị phán xét lạnh lùng là kẻ “tội sâu ác nặng, không được liệt vào hàng khoan giảm”, bị kết thêm tội ngoan cố bướng bỉnh nhưng chàng chẳng hề run sợ, không hề nhụt chí, một mực kêu oan, đòi phải được phán xét công khai, minh bạch. Khi đối diện trước Diêm vương uy nghiêm, Tử Văn đấu tranh vạch tội tên tướng giặc bằng những lí lẽ cứng cỏi, bằng chứng không thể chối cãi, giọng điệu rất đanh thép vững vàng. Chàng đã bảo vệ lẽ phải mà bất chấp tính mạng của mình, không chịu khuất phục trước uy quyền, kiên quyết đấu tranh cho công lí và lẽ phải đến cùng. Kết quả, chàng đã chiến thắng hồn ma gian tà của tên tướng giặc, bảo toàn được sự sống của mình, được tiến cử vào chức phán sự đền Tản Viên, chịu trách nhiệm giữ gìn bảo vệ công lí. Chiến thắng ấy của Ngô Tử Văn có nghĩa vô cùng to lớn, đã trừng trị đích đáng hồn ma tướng giặc xảo trá, làm sáng tỏ nỗi oan khuất, phục hồi chức vị cho thổ thần nước Việt, giải trừ tai họa cho nhân dân. Truyện gây ấn tượng bằng một loạt những chi tiết kì ảo, cốt truyện giàu kịch tính, cách xây dựng nhân vật sắc nét, ngôn ngữ kể chuyện trau chuốt, súc tích. Truyện ca ngợi nhân vật Ngô Tử Văn, một trí thức nước Việt khảng khái, nhân cách cứng cỏi, cao đẹp, qua đó bộc lộ niềm tin vào công lí, vào việc chính thắng tà.
BÀI NÀY TRƯỚC MÌNH CÓ LÀM RỒI !! CHÚC BẠN HỌC TỐT
Nguyễn Dữ là tác giả tiêu biểu của nền văn học trung đại Việt Nam. Tên tuổi của ông gắn liền với bộ truyện "Truyền kì mạn lục".Một tác phẩm được đánh giá là áng thiên cổ kì bút của văn học nước nhà.Trong tác phẩm thì "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là câu chuyện có ý nghĩa nhất ca ngợi sự dũng cảm kiên cường chống lại cái ác đến cùng,trừ hại cho dân. Và nhân vật Ngô Tử Văn chính là hình ảnh của sự dũng cảm kiên cường ấy.
"Truyện chức phán sự đền Tản Viên nằm trong tập "Truyền kì mạn lục '' .Được viết bằng chữ Hán vào khoảng thế kỉ XVI gồm 20 truyện.đây là một sáng tác văn học vô cùng lớn với sự gia công hư cấu,sáng tạo chau truốt.Đem đến cho chúng ta một cái nhìn về xã hội phong kiến.Nổi bật lên trong câu chuyện là hình ảnh nhân vật Ngô Tử Văn.Một người dũng cảm kiên cường chống lại cái xấu,cái ác để bảo vệ con người.
Nhân vật Ngô Tử Văn trong tác phẩm "Chuyện chức người phán sự đền Tản Viên" của Nguyễn Dữ là người trung thực ngay thẳng đại diện cho cái thiện và công lý ở đời. Nguyễn Dữ là một nhà nho xuất thân trong một gia đình có truyền thống học thức. Những câu chuyện của ông đều nhằm tố cáo xã hội phong kiến mà ông đang sống. Đồng thời thể hiện cái nhìn nhân sinh quan của tác giả. Nhân vật Ngô Tử Văn được tác giả Nguyễn Dữ xây dựng là người có tính cách trung thực, ngay thẳng, tính cách bộc trực thẳng thắn không sợ uy quyền, chức tước không sợ ma quỷ nha sai. Những hành động Ngô Tử Văn đều thể hiện sự khẳng khái của một người ngay thẳng không sợ trời không sợ đất. Trước khi trong chiến tranh có một tên tướng giặc bị giết chết tại nước ta. Sau khi hắn chết biến thành ma thành quỷ đóng ở đền trên đất nước ta để hoành hành, tác quái với người dân hiền lành lương thiện. Ai cũng sợ hắn rồi tránh né không dám lại gần, nhưng Ngô Tử Văn thì ngược lại anh đàng hoàng đĩnh đạc tắm rửa sạch sẽ mặc quần áo gọn gàng ra đốt đền để cho tên quỷ tướng giặc không còn chỗ trú ẩn nữa. Hành động của Ngô Tử Văn làm mọi người sợ hãi, ai cũng lo lắng cho tính mạng của anh nhưng Ngô Tử Văn không sợ gì cả bởi anh tin người tốt làm việc đúng không sợ những kẻ xấu xa gian ác. Hành động của Ngô Tử Văn là hành động của người ngay thẳng muốn tiêu diệt tận gốc cái xấu cái ác trong cuộc sống trừ hại cho người dân lao động, mang lại cho người dân một cuộc sống bình yên. Khi không còn đền nữa thì hồn ma tướng giặc không có chỗ ẩn nấp để quấy nhiễu dân lành. Dù kẻ ác là hồn ma, là quỷ có nhiều phép biến hóa khiến cho những người dân thường phải hoảng sợ trước phép thuật của hắn nhưng Ngô Tử Văn không sợ, dù là thế giới thật hắn cũng bị Ngô Tử Văn giết chết, thì khi là mà hắn có biến hóa ra sao bản chất xảo quyệt thế nào cũng không làm Ngô Tử Văn nao núng. Xuyên suốt tác phẩm "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên" người đọc cảm nhận được rằng Ngô Tử Văn là người cương trực cứng cỏi, luôn đứng lên bênh vực công lý lẽ phải. Hồn ma của tên giặc chỉ là một kẻ ác, gian trá xảo quyệt mà thôi. Dù hắn có dùng thế lực quyền phép của mình làm cho Ngô Tử Văn bị ốm rồi bắt hồn chàng xuống dưới cửa Diêm Vương để cho Diêm Vương xử tội thì Ngô Tử Văn cũng không sợ. Thái độ bình tĩnh của Ngô Tử Văn khi đi qua những quan sai, quỷ thần ở âm tào địa phủ khiến người đọc phải nể phục một con người ngay thẳng, kiên định với việc mình làm không sợ điều gì cả. Ngay cả khi đứng trước mặt Diêm Vương hồn ma tướng giặc kết tội Ngô Tử Văn thì Ngô Tử Văn cũng không sợ chàng đã bảo vệ quan điểm của mình, vạch tội của hồn ma tướng giặc một cách chắc chắn, bằng chứng rõ ràng đanh thép, khiến Diêm Vương phải tha chết cho anh và sau đó, Ngô Tử Văn được đề cử làm chức phán sự đền Tản Viên lo giải quyết những vụ án kiện tụng của người dân. Nhân vật Ngô Tử Văn luôn là người biết mình biết người, anh biết hành động của kẻ xâm lược sự bình yên của nước khác là sai. Khi hắn chết không chịu siêu thoát mà còn vương vấn thành ma quỷ quấy nhiễu cuộc sống bình yên của người dân. "Hắn có thực là tay hung hãn có thể giao vạ cho tôi không?" Với những bằng chứng đanh thép Ngô Tử Văn đã chứng minh được tội ác của tên tướng giặc khiến hắn phải thua trong bẽ bàng. Ngô Tử Văn khi đứng trước kẻ thù luôn kiên cường không khoan nhượng, không sợ uy quyền, cũng không sợ chết nên anh không sợ những lời buộc tội của hồn ma tên tướng giặc. Hắn là một kẻ ác, một người sống từ khi hắn chưa chết cho tới lúc chất vấn là hồn ma xấu. Trước cái xấu cái ác trong cuộc sống tại sao chúng ta phải sợ, dù chúng có nhiều quyền phép và sức mạnh, dù chúng có nhiều thủ đoạn âm mưu bất chính thì chúng cũng luôn là những kẻ xấu, tại sao cái thiện lại phải sợ cái ác. Nhờ tính cách ngay thẳng khẳng khái kiên định của Ngô Tử Văn nên chàng đã chiến thắng trên mọi trận địa dù là ở dương gian hay ở dưới âm tào địa phủ. Tình hình càng nguy hiểm thì tính cách kiên cường thẳng thắn của Ngô Tử Văn càng được phát huy. Ngay cả khi bị quan sai quỷ thần lôi đi , đứng trước pháp luật của Âm Phủ Ngô Tử Văn càng tỏ rõ sự bình tĩnh khí phách của mình. Anh không sợ gì cả một người luôn ngay thẳng càng dũng cảm khi đối diện với cái chết của mình bởi anh không sợ, không làm gì sai mà phải hoảng sợ khúm núm trước quyền uy. Những điều Ngô Tử Văn làm đều vì cuộc sống bình yên của người dân của số đông. "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên" của Nguyễn Dữ thể hiện bút pháp tả thực kết hợp với những chi tiết hoang tưởng kỳ ảo làm hấp dẫn người đọc. Truyện có nhiều kịch tính chi tiết hấp dẫn người đọc. Nguyễn Dữ đã xây dựng nhân vật Ngô Tử Văn vô cùng độc đáo, thể hiện cho cuộc chiến giữa cái thiện và ác trong đó cái thiện nhất định thắng cái ác.
môn hóa lớp 10 á
Hóa 10 nhé