K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

"Rừng vàng biển bạc" là câu tục ngữ mà cha ông ta dùng để ca ngợi sự giàu có của thiên nhiên. Rừng có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của mỗi chúng ta. Bởi vậy bảo vệ rừng chính là chúng ta đang bảo vệ, giữ gìn lấy cuộc sống của mình.

 

Rừng ở đây được hiểu là một quần thể cây cối sinh sống, nảy nở trên một vùng đất rộng lớn, cao hơn so với đồng bằng. Rừng được trồng nhiều loại cây, có thể cây lấy gỗ hoặc cây che bóng mát. Ở Việt Nam, diện tích đồi núi chiếm 3⁄4 so với mặt bằng chung, vì vậy có thể nói nước ta rất đa dạng và phong phú về nguồn tài nguyên rừng.

 

Rừng vẫn được xem là nguồn tài nguyên thiên nhiên lưu trữ một lượng gỗ lớn của đất nước cũng như giúp ngăn ngừa các hiện tượng của tự nhiên như thiên tai, bão lũ, sạt lở đất, cát lấn.

 

Hằng ngày chúng ta hít vào khí O2 và thải ra khí CO2. Và nơi cung cấp khí O2 chính là cây xanh. Cây xanh giúp lọc khí bẩn, điều hòa môi trường, mang lại sự trong lành cho con người. Bởi vậy mới có câu nói "Rừng là lá phổi xanh của nhân loại". Đúng vậy khu rừng có màu xanh để điểu hòa, thanh lọc không khí độc hại, giúp đảm bảo sức khỏe của con người không bị suy giảm.

 

Rừng được tạo nên từ cây, hàng nghìn, hàng vạn cây mọc san sát nhau. Lượng khí O2 mà rừng cung cấp hằng năm nhiều khi chưa đủ cho loài người. Tuy nhiên khi rừng vẫn được bảo vệ thì cuộc sống con người vẫn được bảo vệ.

 

Thực trạng thiên tai hằng năm diễn ra ở nước ta rất nhiều như bão lũ, sạt lở đất, cát lấn. Nếu không có hệ thống rừng phòng hộ, rừng ngập mặn được chăm sóc hằng năm thì liệu rằng con số thiệt hại do thiên tai mang đến không dừng lại ở mức đã thống kê. Nhờ có rừng mà ngăn chặn được dòng nước lũ, ngăn chặn cát xâm chiếm đồng bằng. Có thể nói rừng chính là bùa hộ mệnh, giúp cho đời sống con người luôn được bình an.

 

Hằng năm, lượng gỗ mà rừng cung cấp không đếm hết. Sản lượng gỗ quý ngày càng gia tăng, giúp tạo ra nhiều sản phẩm mỹ nghệ, điêu khắc tinh xảo, tuyệt đẹp. Hơn hết rừng còn là nơi trú ngụ, sinh sống của các loài động vật hoang dã. Chúng xem rừng chính là ngôi nhà bình yên nhất,

 

Rừng có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống mỗi người nhưng hiện nay tình trạng rừng xuống cấp, cháy rừng, đốt rừng làm nương rẫy, phá rừng đang diễn ra ngày càng trầm trọng. Chính những hành động này đã dẫn đến việc rừng bị suy thoái. Có thể rất nhiều người không lường trước được hậu quả nặng nề khi phá rừng bừa bãi như vậy.

 

Trái đất đang ngày càng nóng lên, băng tan ra, cát tặc xâm lấn đã gây ra bao nhiêu bất an cho con người. Nếu như ý thức của người dân về bảo vệ rừng không được nâng cao thì chắc chắn sẽ còn nhiều thiệt hại lớn hơn nữa.

 

Vào mùa khô, tình trạng cháy rừng diễn ra tràn lan khiến cho tài nguyên gỗ bị mất đi rất nhiều, dẫn đến hiện tượng xói mòn đất, phủ xanh đồi trọc đang dần bị mất đi. Bởi vậy ý thức của mỗi người về bảo vệ rừng cần thiết phải được nâng cao. Đó cũng chính là trách nhiệm của chúng ta, để bảo vệ chính chúng ta.

 

Như vậy, bảo vệ rừng, xây dựng và phát rừng hiện nay đang là một bài toán cấp bách cho các cơ quan chức năng cũng như của người dân đang rất nan giải. Mỗi người cần thiết phải xây dựng cho mình ý thức bảo vệ rừng, cũng như là đang bảo vệ chính cuộc sống của mình

15 tháng 5 2021

Câu 1:

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn.

- Học sinh có thể viết đoạn văn theo cách diễn dịch hoặc quy nạp.

b. Xác định đúng nội dung của đoạn văn:

Cảnh con đê sông Nhị Hà đang núng thế giữa cơn bão trong đêm và cảnh dân phu đang ra sức hộ đê.

c. Triển khai nội dung của đoạn văn.

- Trình bày đảm bảo được các ý sau:

+ Cảnh con đê sông Nhị Hà đang núng thế giữa cơn bão trong đêm

+ Cảnh dân phu đang ra sức hộ đê. Có suy nghĩ và nhận xét về hình ảnh đó.

d. Chính tả, ngữ pháp.

- Viết đúng chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

e. Sáng tạo.

- Có cách diễn đạt sáng tạo, mới mẻ.

Câu 2:

1. Đảm bảo bố cục của một bài văn nghị luận: Mở bài, thân bài, kết bài.

2. Xác định đúng yêu cầu của đề bài: “Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta”.

3. Bài văn nghị luận chứng minh cần đảm bảo theo dàn ý sau:

* Mở bài:

- Rừng là tài nguyên vô giá, đem lại lợi ích to lớn cho cuộc sống của con người. Bảo vệ rừng là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta.

* Thân bài (Chứng minh):

- Rừng đem đến cho con người nhiều lợi ích:

+ Rừng gắn bó chặt chẽ với lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt Nam.

+ Rừng cung cấp cho con người nhiều lâm sản quý giá.

+ Rừng có tác dụng ngăn nước lũ, điều hoà khí hậu.

+ Rừng là kho tàng thiên nhiên, phong phú vô tận.

+ Rừng với những cảnh quan đẹp đẽ là nơi để cho con người thư giãn tinh thần, bồi bổ tâm hồn.

- Bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống của con người:

+ ý thức bảo vệ rừng kém sẽ gây hậu quả xấu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống con người.

Ví dụ : Chặt phá rừng đầu nguồn dẫn đến hiện tượng sạt lở núi, lũ quét… tàn phá nhà cửa, mùa màng. Cướp đi sinh mạng của con người.

+ Đốt nương làm rẫy sơ ý làm cháy rừng phá vỡ cân bằng sinh thái, gây thiệt hại không thể bù đắp được.

+ Bảo vệ rừng tức là bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống của con người.

+ Mỗi người phải có ý thức tự giác bảo vệ, gìn giữ và phát triển rừng.

* Kết bài:

- Ngày nay, bảo vệ môi trường là vấn đề quan trọng được thế giới đặt lên hàng đầu, trong đó có việc bảo vệ rừng.

- Mỗi chúng ta hãy tích cực góp phần vào phong trào trồng cây gây rừng để đất nước ngày càng tươi đẹp.

4. Chính tả, ngữ pháp.

- Bài viết mạch lạc, đúng chính tả, đảm bảo chuẩn ngữ pháp.

5. Sáng tạo.

- Cách viết hấp dẫn, mới mẻ, sáng tạo.

Phần I. Đọc – hiểu văn bản (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: “Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X, thuộc phủ X, xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất. Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều tới giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuồng, người thì cuốc, kẻ đội đất,...
Đọc tiếp

Phần I. Đọc – hiểu văn bản (3 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

“Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X, thuộc phủ X, xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất.

Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều tới giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuồng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khủy chân, người nào người nấy ướt lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm.”

(Trích Ngữ văn 7, tập hai)

Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2 (0,5 điểm): Thể loại của văn bản chứa đoạn trích trên là gì?

Câu 3 (1 điểm): Nội dung của đoạn trích trên là gì ?

Câu 4 (1 điểm): Tìm câu đặc biệt có trong đoạn trích trên? Tác dụng của câu đặc biệt đó là gì?

59
14 tháng 5 2021

Câu 1: đoạn văn trên trích từ văn bản "Sống chết mặc bay". Tác giả là Phạm Duy Tốn. Câu 3

 Câu 2: thể loại của văn bản "sống chết mặc bay " là truyện ngắn hiện đại.

Câu 3:Nói về tình cảnh thống khổ của nhân dân khi hộ đê, tình trạng của con đê trước cơn lũ.

Câu 4: Câu đặc biệt : thuộc phủ X. Tác dụng: xác định nơi chốn

 +) Kẻ thì thuồng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp nào cừ. Tác dụng : liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.

+) Khoing khéo thì vỡ mất. Tác dụng: diễn tả cảm xúc lo lắng, băn khoăn, hoài nghi, dự đoán.

15 tháng 5 2021

Câu 1:

- Đoạn văn trên trích trong văn bản: “Sống chết mặc bay”.

- Tác giả: Phạm Duy Tốn.

Câu 2:

- Thể loại của văn bản chứa đoạn trích trên: Truyện ngắn hiện đại.

Câu 3:

- Nội dung của đoạn trích trên là: Cảnh con đê sông Nhị Hà đang núng thế giữa cơn bão trong đêm và cảnh dân phu đang ra sức hộ đê.

Câu 4:

- Câu đặt biệt: Gần một giờ đêm.

- Tác dụng: Xác định thời gian.

17 tháng 5 2021

Câu 1:
*Cụm C-V:

a) "Huy học giỏi", "cha mẹ và thầy cô rất vui lòng"

b) "một bàn tay đập vào vai" , "hắn giật mình

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM: (4 ĐIỂM) Câu 1: Văn bản “Ca Huế trên sông Hương” là của tác giả nào? A. Hà Ánh Minh.              B. Hoài Thanh.  C. Phạm Văn Đồng.        D. Hồ Chí Minh. Câu 2: Văn bản “Sống chết mặc bay” thuộc thể loại nào? A. Tùy bút           B. Truyện ngắn       C. Hồi kí              D. Kí sự Câu 3: Văn bản “Đức tính giản dị của Bác...
Đọc tiếp

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM: (4 ĐIỂM)

Câu 1: Văn bản “Ca Huế trên sông Hương” là của tác giả nào?

A. Hà Ánh Minh.              B. Hoài Thanh. 

C. Phạm Văn Đồng.        D. Hồ Chí Minh.

Câu 2: Văn bản “Sống chết mặc bay” thuộc thể loại nào?

A. Tùy bút           B. Truyện ngắn       C. Hồi kí              D. Kí sự

Câu 3: Văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” phương thức biểu đạt nào chính?

A. Biểu cảm         B. Tự sự         C. Nghị luận             D. Miêu tả

Câu 4: Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì?

A. Cuộc sống lao động của con người.
B. Tình yêu lao động của con người
C. Do lực lượng thần thánh tạo ra.
D. Lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.
Câu 5: Yếu tố nào không có trong văn bản nghị luận?

A. Cốt truyện.   B. Luận cứ.      C. Các kiểu lập luận.     D. Luận điểm.

Câu 6: Tính chất nào phù hợp với bài viết “Đức tính giản dị của Bác Hồ”?

A. Tranh luận.   B. Ngợi ca.     C. So sánh.        D. Phê phán.

Câu 7: Văn bản nào dưới đây không phải là văn bản hành chính?

A. Đơn xin chuyển trường.

B. Biên bản đại hội Chi đội.

C. Thuyết minh cho một bộ phim.

D. Báo cáo về kết quả học tập của lớp 7A năm học 2011 - 2012

Câu 8: Trong các câu sau, câu nào là câu bị động?

A. Lan đã làm bẩn quyển sách của tôi.      

B. Tôi bị ngã.

C. Con chó cắn con mèo                 

D. Nam bị cô giáo phê bình.

181
14 tháng 5 2021

1. A

2.B

3. C

4. D

5. A

6. B

7. C

8. D

15 tháng 5 2021

1A   2B   3C    4D    5A   6B   7C   8D

CÂU 2:

A) Huy(CN1)học giỏi (VN1)  khiến cha mẹ và thầy cô (CN2)  rất vui lòng(VN2)

b)Bỗng, một bàn tay (CN1) đập vào vai (VN1)   khiến hắn (CN2) giật mình. (VN2)

 

14 tháng 5 2021

icon

1>Giản dị là một đức tính tốt và mỗi người chúng ta cần có. Trong cuộc sống thì mỗi người sẽ  có những tính cách, lối sống của riêng mình. Có người ưa sự giàu sang, sang trọng, thích lộng lẫy nổi bật. Tuy vậy vẫn có những người chọn cho mình một lối sống giản dị bình thường. Và đức tính giản dị dù trong thời kì lịch sử giai đoạn nào của xã hội đều được con người đề cao và trân trọng. Giản dị được xem là một đức tính cao đẹp mà con người cần phải tôi luyện rèn giũa trong cuộc sống. Nhưng các bạn đừng nhầm lẫn sự giản dị với tiết kiệm, sự keo kịt, bủn xỉn. Giản dị là không cần quá khoang trương, từ trong cách ăn mặc, nói năng đến những giao tiếp bên ngoài với mọi người. Với người học sinh, việc luyện rèn lối sống giản dị rất quan trọng bởi từ đây chúng sẽ trở thành lối sống suốt đời thành nhân cách của con người. Vì vậy mỗi người học sinh phải ý thức sâu sắc việc rèn luyện này. Còn là học sinh chưa làm ra tiền, còn phải xin bố mẹ, chúng ta nên chi tiêu tiết kiệm, chỉ dùng tiền vào những việc cần thiết; trang phục, ăn uống phải đúng nơi, đúng lúc.

2>

Dân tộc Việt Nam có nhiều đức tình tốt đẹp. Một trong số đó là kiên trì. Bởi vậy mà ông cha đã khuyên nhủ con cháu qua câu “Có công mài sắt có ngày nên kim”.

Câu tục ngữ mượn hình ảnh trong thực tế, người thợ có rèn rũa một thành sắt thô sơ trở thành một cây kim sắc bén. Cũng giống như con người, nếu nỗ lực hết sức, kiên trì với mục tiêu và không ngại khó khăn thì có thể đạt được thành công, trở thành người có ích cho xã hội. “Có công mài sắt có ngày nên kim” là một lời khuyên hoàn toàn đúng đắn.

Trong cuốn sách “Thép đã tôi thế đấy”, nhà văn Nikolai A. Ostrovsky đã xây dựng hình ảnh nhân vật Paven - một chàng thanh niên nuôi dưỡng một ước mơ thật cao cả đó là được cống hiến sức trẻ của mình phục vụ cho Tổ quốc, cho Cách mạng. Câu nói trong tác phẩm đã trở thành chân lí sống cho biết bao bạn trẻ: “Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình, để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người....”. Nhà văn J.K. Rowling - tác giả của bộ tiểu thuyết này đã từng phải trải qua một cuộc sống khó khăn. Cuộc sống hôn nhân không trọn vẹn khiến bà phải đi đến ly hôn. Mọi chi phí để trang trải cuộc sống của con bà đều phải phụ thuộc vào những đồng phụ cấp. Bản thảo Harry Potter bị nhiều nhà xuất bản từ chối nhưng bà không hề nản lòng. Để rồi cuối cùng, bà đã đạt được thành công như ngày hôm nay.

Trở về với đất nước Việt Nam xinh đẹp. Chúng ta không thể không nhắc đến chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong suốt tháng ngày bị giam cầm tại nhà tù Tưởng Giới Thạch, Bác vẫn giữ vững tinh thần của người chiến sĩ cộng sản. Kẻ thù chỉ có thể trói buộc, giam hãm được thân thể của người cộng sản, mà không thể giam hãm tinh thần của họ. Ngày hôm nay, có rất nhiều những con người vô danh, nhưng họ vẫn ngày đêm cố gắng ước mơ của bản thân.

Qua chứng minh trên, chúng ta có thể khẳng định tính đúng đắn của câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim”. Chỉ cần kiên trì, chúng ta sẽ đi đến đích của con đường thành công

14 tháng 5 2021

Dân tộc Việt Nam có nhiều đức tình tốt đẹp. Một trong số đó là kiên trì. Bởi vậy mà ông cha đã khuyên nhủ con cháu qua câu “Có công mài sắt có ngày nên kim”.

Câu tục ngữ mượn hình ảnh trong thực tế, người thợ có rèn rũa một thành sắt thô sơ trở thành một cây kim sắc bén. Cũng giống như con người, nếu nỗ lực hết sức, kiên trì với mục tiêu và không ngại khó khăn thì có thể đạt được thành công, trở thành người có ích cho xã hội. “Có công mài sắt có ngày nên kim” là một lời khuyên hoàn toàn đúng đắn.

Trong cuốn sách “Thép đã tôi thế đấy”, nhà văn Nikolai A. Ostrovsky đã xây dựng hình ảnh nhân vật Paven - một chàng thanh niên nuôi dưỡng một ước mơ thật cao cả đó là được cống hiến sức trẻ của mình phục vụ cho Tổ quốc, cho Cách mạng. Câu nói trong tác phẩm đã trở thành chân lí sống cho biết bao bạn trẻ: “Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình, để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người....”. Nhà văn J.K. Rowling - tác giả của bộ tiểu thuyết này đã từng phải trải qua một cuộc sống khó khăn. Cuộc sống hôn nhân không trọn vẹn khiến bà phải đi đến ly hôn. Mọi chi phí để trang trải cuộc sống của con bà đều phải phụ thuộc vào những đồng phụ cấp. Bản thảo Harry Potter bị nhiều nhà xuất bản từ chối nhưng bà không hề nản lòng. Để rồi cuối cùng, bà đã đạt được thành công như ngày hôm nay.

Trở về với đất nước Việt Nam xinh đẹp. Chúng ta không thể không nhắc đến chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong suốt tháng ngày bị giam cầm tại nhà tù Tưởng Giới Thạch, Bác vẫn giữ vững tinh thần của người chiến sĩ cộng sản. Kẻ thù chỉ có thể trói buộc, giam hãm được thân thể của người cộng sản, mà không thể giam hãm tinh thần của họ. Ngày hôm nay, có rất nhiều những con người vô danh, nhưng họ vẫn ngày đêm cố gắng ước mơ của bản thân.

Qua chứng minh trên, chúng ta có thể khẳng định tính đúng đắn của câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim”. Chỉ cần kiên trì, chúng ta sẽ đi đến đích của con đường thành công

Cho đoạn văn :   ''Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý . Có khi được trưng bày trong tủ kính , trong bình pha lê . rõ ràng đễ thấy . Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương , trong hòm . Bổn phận của chúng ta là làm cho những thứ của quý hín đáo ấy đều dược đưa ra trưng bày . Nghĩa là phải ra sức giải thích , tuyên truyền , tổ chức , lãnh đạo , làm cho tinh thần yêu...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn : 

  ''Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý . Có khi được trưng bày trong tủ kính , trong bình pha lê . rõ ràng đễ thấy . Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương , trong hòm . Bổn phận của chúng ta là làm cho những thứ của quý hín đáo ấy đều dược đưa ra trưng bày . Nghĩa là phải ra sức giải thích , tuyên truyền , tổ chức , lãnh đạo , làm cho tinh thần yêu nước của mọi người đều được thực hàn vào công việc yêu nước , ông việc kháng chiến.

Trả lời câu hỏi:

     - Đoạn văn trên trích trong văn bản nào ? Tác giả là ai?

     - Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.

     - Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu cuối của đoạn văn trên? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy trong việc biểu đạt nội dung.

     - Tìm một câu rút gọn trong đoạn văn trên , chỉ ra thành phần rút gọn.

                  MỌI NGƯỜI GIÚP EM VỚI Ạ ! EM CẢM ƠN NHIỀU :)))

1
15 tháng 5 2021
-đoạn văn trích trong văn bản "Lòng yêu nước của nhân dân ta".Tác giả là HCM. -PTBĐ chính :Nghị luận -BPTT:liệt kê:trong tủ kính ,trong bình pha lê;trong rương,trong hòm;giải thích,tuyên truyền,tổ chức,lãnh đạo;công việc yêu nước,công việc kháng chiến. Tác dụng:Nhấn mạnh lòng yêu nước được biểu hiện bằng 2 trạng thái:tiềm tạng kín đáo và rõ ràng dễ thấy Biện pháp so sánh:tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý Td:Cần phải giữ gìn trân trọng,phát huy truyền thống yêu nước tốt đẹp. 1Câu rút gọn:Có khI đc trưng bày trong tủ kính,trong bình pha lê,rõ ràng dễ thấy. -Rút gọn thành phần CN
Phần I. Trắc nghiệm (3.0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng.           …Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy...
Đọc tiếp

Phần I. Trắc nghiệm (3.0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

          …Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

(Trích Ngữ văn 7, tập hai)

Câu 1: Tác giả của đoạn văn trên là ai?

A. Hoài Thanh                                                 C. Hồ Chí Minh

B. Phạm Văn Đồng                                         D. Đặng Thai Mai

Câu 2: Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?

A. Miêu tả                                                C. Biểu cảm

B. Tự sự                                                    D. Nghị luận

Câu 3: Dòng nào nêu lên luận điểm của đoạn trích?

A. Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý.

B. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.

C. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày.

D. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.                       

Câu 4: Trong câu: “Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.” tác giả sử dụng phép tu từ nào?

A. Nhân hóa                                                    C. Tăng cấp

B. Tương phản                                                D. Liệt kê

Câu 5: Hãy nối các ý ở cột A với các ý ở cột B sao cho phù hợp:

Cột A

Cột B

 1. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

 a. Câu đặc biệt

 2. Hoa sim!

 b. Câu rút gọn

 3. Trung đội trưởng Bính khuôn mặt đầy đặn.

 c. Câu bị động

 4. Lan bị thầy giáo phê bình vì đi học muộn.

 d. Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu

66
14 tháng 5 2021

câu 1 :   C

câu 2 :   D

câu 3 :   A

câu 4 :   D

câu 5 :   1.B

              2.A

              3.D

              4. C

Câu 1: Tác giả của đoạn văn trên là ai?

A. Hoài Thanh                                                 C. Hồ Chí Minh

B. Phạm Văn Đồng                                         D. Đặng Thai Mai

Câu 2: Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?

A. Miêu tả                                                      C. Biểu cảm

B. Tự sự                                                        D. Nghị luận

Câu 3: Dòng nào nêu lên luận điểm của đoạn trích?

A. Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý.

B. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.

C. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày.

D. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.                       

Câu 4: Trong câu: “Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.” tác giả sử dụng phép tu từ nào?

A. Nhân hóa                                                    C. Tăng cấp

B. Tương phản                                                D. Liệt kê

Câu 5:

14 tháng 5 2021

Từ bao đời nay dân tộc Việt Nam ta luôn tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Truyền thông tương thân tương ái, bao bọc lấy nhau đúng như câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”.

Vậy trước tiên ta phải hiểu thế nào là’’ Lá lành đùm lá rách’’. Lá lành là những người có cuộc sống đầy đủ còn lá rách là những con người nghèo khổ có hoàn cảnh kém may mắn hơn những người khác. Từ đó ông cha ta đã nói về tình thương giữa con người, đưa ra một hình ảnh tự nhiên để nhắn nhủ chúng ta phải biết che chở, nhường cơm sẻ áo với những người có hoàn cảnh khó khăn.

 Trong cuộc sống ai cũng muốn có một cuộc sống đầy đủ, no ấm nhưng không phải ai trong số họ cũng đều có được cuộc sống như vậy. Họ phải chật vật kiếm từng bữa cơm qua ngày, họ lo lắng phải chống chọi với nắng, mưa, bão bùng, lo lắng cho cả cuộc sống tương lai của họ, hay cũng có những người ngày ngày lo lắng về căn bệnh luôn dình dập bản thân mình, giành giật giữa sự sống và cái chết, chính vì vậy mà chúng ta phải biết giúp đỡ, giúp họ vượt qua khó khăn mà họ đang phải gánh chịu.

14 tháng 5 2021

Một trong những câu tục ngữ để lại bài học quý giá cho con người đó là “Lá lành đùm lá rách”. Đây là lời răn dạy của thế hệ đi trước về tấm lòng yêu thương, sẻ chia.

Câu tục ngữ mang hai nét nghĩa gồm nghĩa đen và nghĩa bóng. Nếu hiểu theo nghĩa đen, hình ảnh “lá lành đùm lá rách” đã vô cùng quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Những chiếc lá thường dùng để gói đồ ăn. Lá lành bọc lên lá rách giúp giữ gìn đồ bên trong. Còn nếu hiểu theo nghĩa bóng, “lá lành” chỉ người có cuộc sống khá giả, giàu có, “lá rách” chỉ người có cuộc sống nghèo khổ, khó khăn. Như vậy, ý nghĩa của câu “Lá lành đùm lá rách” là khuyên nhủ con người cần biết yêu thương, chia sẻ với nhau.

Cuộc sống của con người là những mối quan hệ gắn kết giữa con người với con người. Không ai có thể sống một mình, không có sự giao tiếp với người xung quanh. Chúng ta giúp đỡ lẫn nhau bởi tình yêu thương giữa đồng loại. Cũng như khi giúp đỡ người khác, thì khi gặp khó khăn, chúng ta sẽ nhận được sự giúp đỡ.

Dân tộc Việt Nam cùng chung nguồn gốc “Con Rồng cháu Tiên”. Bởi vậy mà chúng ta vẫn luôn biết giúp đỡ lẫn nhau. Dù là sự chia sẻ về vật chất (cơm ăn, áo mặc, tiền bạc…) hay sẻ chia về tinh thân (những lời nói động viên, ánh mắt an ủi…). Thì cũng đều đáng để người nhận trân trọng, biết ơn. Hình ảnh màu áo xanh tình nguyện chắc chắn đã quá quen thuộc với thế hệ trẻ Việt Nam. Họ đã bước chân đến những vùng miền xa xôi của tổ quốc để giúp đỡ những người khó khăn (dạy chữ cho trẻ em vùng cao, giúp đỡ người vô gia cư…). Hay những doanh nghiệp sẵn sàng thu mua nông sản để giải cứu cho bà con nông dân. Hoặc câu chuyện về chàng sinh viên hai mươi ba tuổi lao xuống biển cứu bốn cô gái, khiến chúng ta thật cảm động... Tất cả đều đã thể hiện được tình yêu thương, cũng như một tấm lòng biết sẻ chia.

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)   Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:         Cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ngoài ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống nghèo nàn, dù nó có đầy đủ tiện nghi đến đâu đi nữa. Nó giống như một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm sạch sẽ và gọn gàng. Mảnh vườn này có thể làm chủ nhân của nó êm ấm...
Đọc tiếp

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

  Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

        Cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ngoài ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống nghèo nàn, dù nó có đầy đủ tiện nghi đến đâu đi nữa. Nó giống như một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm sạch sẽ và gọn gàng. Mảnh vườn này có thể làm chủ nhân của nó êm ấm một thời gian dài, nhất là khi lớp rào bao quanh không còn làm họ vướng mắt nữa. Nhưng hễ có một cơn dông tố nổi lên là cây cối sẽ bị bật khỏi đất, hoa sẽ nát và mảnh vườn sẽ xấu xí hơn bất kì một nơi hoang dại nào. Con người không thể hạnh phúc với một hạnh phúc mong manh như thế. Con người cần một đại dương mênh mông bị bão táp làm nổi sóng nhưng rồi lại phẳng lì và trong sáng như trước. Số phận của những cái tuyệt đối cá nhân không bộc lộ ra khỏi bản thân, chẳng có gì đáng thèm muốn.

       (Theo A.L.Ghec-xen, 3555 câu danh ngôn, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 1997)

Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2 (1,5 điểm). Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu sau:

           Nó giống như một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm sạch sẽ và gọn gàng.

Câu 3 (1,0 điểm). Nêu nội dung chính của văn bản trên.

71

Câu 1:PTBD chính là :Tự sự

Câu 2 :Biện pháp tu từ là so sánh.

Làm tô nên vẻ đẹp của cuộc sống,giống như một khu vườn đẹp đẽ

Câu 3:Cuộc sống của mỗi chúng tâ đều có nhiều điểu tốt đẹp nhưng không phải chỉ có điều tootss,nó có nhiều mặt xấu và sẽ làm ta thất bại nếu bước phải sai lầm

16 tháng 5 2021

câu1: tự sự

câu 2: so sánh và nhân hóa

câu 3:

cuộc sống riêng không biết điều gì xảy ra và mảnh vườn trước cửa

 câu rút gọn là những câu nói mà trong quá trình nói chuyện hoặc viết chúng ta có thể lược bỏ một số thành phần của câu VD:Ban khen rằng: “ấy mới tài”.

 Giúp cho câu nói, câu văn của bạn gọn hơn. Có thể cung cấp đáp ứng những thông tin một cách nhanh chóng nhất.

+ Có thể tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước.

14 tháng 5 2021

Trả lời :

- Câu rút gọn là khi nói hoặc viết, có thể lược bỏ một số thành phần của câu, tạo thành câu rút gọn. Các thành phần có thể lược bỏ như chủ ngữ, vị ngữ, hoặc cả chủ ngữ và vị ngữ,… Tuỳ theo hoàn cảnh, mục đích nói của câu mà ta có thể lược bỏ những thành phần phù hợp.

- Ví dụ :+ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây ( bỏ chủ ngữ ).

Tác dụng.

+ Làm cho câu ngắn gọn hơn, thông tin nhanh hơn, tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước.

+ Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong cây là của chung mọi người.