Nghị luận về lòng tự trọng
Viết bài văn theo bố cục sau:
1.MB
2.TB:
a.giải thích
b.chứng minh
c.mở rộng vấn đề
d.bài học nhận thức
3.KB
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.
BÀI VĂN NGHỊ LUẬN BÀN VỀ ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ TRONG CUỘC SỐNG
Với nhân dân ta nói riêng và bạn bè quốc tế nói chung thì có lẽ hình ảnh vị cha già kính yêu-Hồ Chí Minh, đã quá vĩ đại và thân quen với mọi tầng lớp và gương mặt. Nhưng người không chỉ nổi tiếng là một vị lãnh tụ vĩ đại, một nhà quân sự tài ba, một danh nhân văn hóa thế giới mà Người còn được cả thế giới kính trọng bởi đức tính giản dị của một người lãnh tụ trên vạn người. Vậy thì thế nào là giản dị?
Giản dị là sự không cầu kì, sang trọng và phô trương khoe mẽ. giản dị thể hiện trong trang phục, lối sống, cách sinh hoạt, cách thể hiện bản thân. Giản dị đối lập hẳn với cách sống cầu kì, kiểu cách theo kiểu vương công quý tộc. Sự giản dị tạo ra cách sống nhẹ nhàng, điềm đạm thích sống hướng nội hơn là sự khoe mẽ ra bên ngoài.
Bác Hồ của chúng ta, người vốn nổi tiếng với đức tính giản dị. Giản dị trong nhu cầu ăn uống, Bác thường quen với những món giản dị, đạm bạc như canh cà, dưa muối. Trong ăn mặc Bác cũng không quá phô trương, Bác hay mặc chiếc áo ka-ki đã sờn màu và đi đôi dép lốp cao su. Tất cả những gì thuộc về Bác đều là sự giản dị đến tối đa, có ai nghĩ một vị chủ tịch nước của một dân tộc lại sống trong một căn nhà sàn đơn sơ, đạm bạc đến vậy thay vì những cung điện nguy nga, tráng lệ của vua chúa hay các vị nguyên thủ trên thế giới. Sự giản dị của Bác gợi ra cho chúng ta nhiều suy nghĩ. Sự giản dị phải chăng cũng đi liền với những quan niệm thẩm mĩ về cái đẹp, đó là cái đẹp giản dị, tự nhiên, chân chất và mộc mạc thay vì cái đẹp cầu kì, kiểu cách. Cái đẹp ấy đi liền với sự thanh cao, giản dị, cái đẹp tự nhiên, điềm đạm, cân đối hài hòa. Sự giản dị giúp tâm hồn ta thanh thản và nhẹ nhõm, không quá đề cao những gì thuộc về vật chất. đồng thời sự giản dị giúp ta sống không theo kiểu chạy theo xu hướng, không quá a dua, đua đòi theo lối sống của người khác. Cũng chính nhờ sự giản dị, tâm hồn ta tăng thêm vẻ đẹp mộc mạc, hài hoa tránh phát sinh những ham muốn rất dễ trở thành dục vọng tầm thường, thấp kém. Đôi khi con người ta hay vì ưa những cái rực rõ, chói lóa sang trọng mà a dua, học đòi, bắt chước nhưng kì thực họ không biết rằng chỉ có sự giản dị về chất từ bên trong mới tạo ra vẻ đẹp ngời rạng, trong sáng và thanh cao từ chính tâm hồn mình.
Nhưng sự giản dị không đồng nghĩa với sự dễ dãi, xuyền xoàng trong tác phong và cách thức sinh hoạt. sự giản dị ở đây là không màu mè, kiểu cách còn sự dễ dãi kia lại rất dễ gây ra sự thô tục, thiếu lịch sự, gây mất thiện cảm với người xung quanh. Sống giản dị là biết tạo ra một sự tĩnh tại và an nhiên, điềm đạm trong tâm hồn mình để không bị cuốn theo những cám dỗ về vật chất ở bên ngoài. Đó dường như đã là vẻ đẹp truyền thống, rất riêng, rất dân tộc của người dân Việt Nam ta từ bao đời nay.
Có một nhà văn nào đó đã từng nói như này: Quần áo giản dị là y phục đúng kiểu của kẻ thô tục; chúng được may cho họ, và phù hợp hoàn toàn với tiêu chuẩn của họ, nhưng đối với những người đã đổ đầy cuộc đời mình với những hành động lớn lao thì chúng lại là đồ trang trí lộng lẫy. Tôi ví chúng như cái đẹp trong sự xuềnh xoàng, nhưng khiến người ta mê mẩn. Vậy thì thật đáng quý biết bao là cái đẹp giản dị, cái đẹp sang trọng trong những gì bình dị nhất.
Trong tất cả mọi thứ: trong tính cách, trong cung cách, trong phong cách, cái đẹp nhất là sự giản dị. Chính sự giản dị làm nên cái chuẩn mực và thanh tĩnh cho tâm hồn, không để ta cứ luôn phải chạy theo những toan tính và tham vọng về vật chất để khoe mẽ và phơi bày cho thiên hạ trông thấy. Chính vì thế, giản dị cũng là một trong những đẹp thanh lịch và quý báu mà chúng ta cần phát huy.
hok tốt ~
a ) 7 câu thơ tiếp :
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da,
Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn.
Làn thu thủy,nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm,liễu hờn
b ) 2 hình ảnh ẩn dụ trong đoạn thơ trên :
+ Mặt trăng ( mặt tròn trĩnh như trăng rằm )
+ Hoa ( cười tươi như hoa)
+ Ngọc ( giọng nói trong như ngoc)
Go More Green - Hôm nay tôi sống xanh hơn . Chủ đề Giờ Trái Đất năm 2018 . Biến đổi khí - trước đó là hiện tượng nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng là một trong những thách thức lớn nhất của Nhân loại trong thế kỉ 21 và trong tương lai . Thiên tai và các hiện tượng khí hậu cực đoan đang gia tăng là mối lo ngại của hầu hết các Quốc Gia trên Toàn cầu, Việt nam là một trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Mỗi năm GDP thiệt hại khoảng 1,5% do thiên tai và tác hại của biến đổi khí hậu. Trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ tăng khoảng 0,7* C, mực nước biển dâng 20 cm. Hiện tương EI - Nino, La - Nina ngày càng tác động tới Việt Nam. Hiện tượng nóng lên toàn cầu- Băng Tan- Mực nươc biển dâng, Trước khi Trái Đất ngừng Quay thì đã bị con người hủy diệt hành tinh này bằng những khí độc , Xi măng cốt thép do các nhà máy làm ra rồi. Trước đây, Khắp nơi trên Trái đất được phủ một màu xanh vậy mà có thể trong tương lai sẽ trở thành một hành tinh đen- không có sự sống - chúng ta đang tuej hủy hohoaijoongf loại của mình
Giờ Trái đất nhằm khuyến khích một cộng đồng toàn cầu liên kết với nhau để chia sẻ những cơ hội và thách thức của việc tạo ra một thế giới phát triển bền vững. Chiến dịch Giờ Trái Đất góp phần không nhỏ vào việc tiết kiệm điện năng, giảm thiểu khí thải CO2, giảm hiệu ứng nhà kính, chống biến đổi khí hậu.
Bến Quê là 1 tác phẩm đầy triết lý của nhà văn Nguyễn minh Châu. Tác giả đã ghi lại những biến chuyển hết sức tinh vi trong tâm trạng nhân vật Nhĩ - một con người từng trải , từng đi khắp nơi tận cùng của Trái Đất nhưng cuộc đời bị căm bệnh hiểm nghèo buộc chân anh vào giường bệnh. Và những vẻ đẹp gần gũi, bình dị của gia đình, của quê hương có lẽ lúc này anh mới nhận ra được. Trong hoàn cảnh đặc biệt này.
Nguyễn Minh Châu (1930 - 1989) quê ở Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Ông là nhà văn Quân đội, từng tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. "Dấu chân người lính" (tiểu thuyết), “Những vùng trời khác nhau" (tập truyện ngắn) được xem là những bài ca chiến trận thấm đượm chất sử thi và màu sắc lãng mạn.Sau năm 1975, các tác phẩm: “Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành”, “Bến quê” “Cỏ lau” là những thành công về tìm tòi đổi mới trong tư tưởng và nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu. Thân phận, số phận con người, những mơ ước bình dị, cuộc sống quanh ta, những vui buồn, ánh sáng và bóng đen, v.v... được ông nói đến với bao khơi gợi, rất nhân văn, đầy tình người. Trang văn Nguyễn Minh Châu giàu ý vị triết lí và đa nghĩa.Truyện ngắn “Bến quê’" in trong tập truyện cùng tên của Nguyễn Minh Châu, xuất bản năm 1985.Qua nhân vật Nhĩ, một người từng trải đang ốm nặng, sắp lìa đời, tác giả gửi gắm bao suy ngẫm cảm động về con người về cuộc đời, thức tỉnh lương tri đồng loại không nên sống dửng dưng, hờ hững mà phải biết trân trọng những vẻ đẹp và giá trị thân thuộc bình dị của cuộc sống, của gia đình và quê hương.
What , cái gì Tiểu học mà yêu đương , tui THCS còn chẳng dám
là kho tàn tri thức giúp con người hiểu biết sâu xa hơn
tiếp thêm kiến thức
Sách giữ một vai trò quan trọng trong đời sống nhân loại. Nhờ có sách nhân loại mới tiến lên, xã hội mới phát triển. Nhà văn M. Gorki đã nói: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”. Sách cho ta những tri thức cần thiết trong học tập, trong công việc và trong đời sống. Ông cha ta từng dạy: “Một kho vàng không bằng một nang sách”. Sách không chỉ là một kho kiến thức vô tận mà còn là kho của vô tận. Sách giúp chúng ta biết đến những phát minh vĩ đại của các nhà bác học vĩ đại Ê-đi-xơn, Niu-tơn, của người Ai Cập, người Hi Lạp cổ đại biến những mảnh da, những mai rùa hay những trang giấy trắng... trở thành tài sản vô giá của nhân loại. Chỉ trong những trang sách đó, thế hệ sau có thể hiểu được những gì ở thế hệ trước đã làm, được kế thừa và tiếp tục phát triển thành khoa học kỹ thuật, áp dụng cho đời sống con người trở nên văn minh, hiện đại hơn.
Sách còn có vai trò rất lớn đối với việc giáo dục nhân cách con người. Nhờ có sách, con người mới thực sự người hơn. Mỗi cuốn sách đều thể hiện giá trị nhân văn cao cả. Bởi từ sách, các tác giả đã gửi gắm tâm hồn, những tâm tư, tình cảm, khát vọng … trong cuộc sống và trong mọi mối quan hệ xã hội, để từ đó giúp người đọc hiểu, cảm nhận và thay đổi chính mình cũng từ trang sách. Có thể nói Sách chính là “người thầy vĩ đại”, có tác dụng lớn đối với việc giáo dục. Đó là giáo dục tình cảm, đạo đức, giáo dục ý thức thẩm mĩ,... của con người. Sách giúp con người cảm nhận được tình yêu thương con người, cho ta hiểu biết về các giá trị văn hóa, xã hội và giá trị của cuộc sống… kiến thức đó có trong thơ ca, những tác phẩm văn học qua các giai đoạn phát triển của mỗi đất nước.
Sách có vai trò quan trọng đối với đời sống và nhân cách của mỗi con người. Chính vì vậy, không ai trong chúng ta phủ nhận những giá trị đó. Mỗi người đều cần phải tạo cho mình thói quen đọc sách mỗi ngày. Giữa những bộn bề của cuộc sống, bận rộn của công việc nhưng bạn đừng quên mang theo sách bên người. Hãy đọc lúc nào bạn có thời gian rảnh, hoặc bớt đi thói quen dành phần lớn thời gian cho lướt web, tán gẫu với bạn bè trên facebook, zalo hay skype… dù chỉ 5 hay 10 phút trong ngày. Kiến thức bạn đọc trên sách với những giây phút ngắn ngủi đó sẽ cho bạn một kho tri thức vô giá được vun đắp trong suốt cuộc đời của mình.
Để đọc sách có hiệu quả, trước tiên, chúng ta cần chú ý lựa chọn loại sách phù hợp với bản thân. Đó là sự phù hợp về lứa tuổi, về nhu cầu phát triển, thẩm mĩ. Đọc những loại sách mình yêu thích, loại sách giúp ích cho công việc, cho bản thân được nhìn nhận về thế giới quan, nhân sinh quan một cách khách quan, cởi mở. Cách đọc mang lại hiệu quả nhất là cần có sự chuyên tâm và tập trung. Người đọc không nên cố nhớ, cố vận dụng những gì sách viết mà hãy cùng phân tích, đánh giá những điều đó dựa trên cách nhìn nhận của mình đối với xã hội hiện tại. Điều đó có nghĩa rằng bạn đang thấm, đang hiểu và sẽ có sự thay đổi của mình mỗi khi đọc sách.
Sách là kho tàng tri thức được đúc kết qua dòng thời gian của lịch sử. Qua sách, chúng ta có thể trở về quá khứ, nhìn lại chính mình và rồi tiếp bước đến tương lai. Với biết bao lợi ích từ việc đọc sách, mỗi người chúng ta đặc biệt là những người trẻ tuổi cần tạo cho mình thói quen đọc sách mỗi ngày. Hãy nâng niu, trân trọng sách và coi đó là người thầy vĩ đại, dạy cho ta cách ăn, cách nói, cách sống… để cuộc đời trở nên rộng mở và đẹp hơn trong tâm hồn.
“Kể từ sau vụ khủng bố 11/9, mối quan hệ giữa Mỹ và Nga trở nên vô cùng xấu. Sự kiện ấy đã khiến nhiều người Mỹ có định kiến không tốt về người Nga. Trong bài luận này, tôi sẽ….”. Tôi cười sặc sụa khi đọc được đoạn mở đầu này trong một bài luận của sinh viên. Tôi vẽ một vòng tròn đỏ gọn gàng quanh chữ “Nga” kèm lời phê “Em xem lại kiến thức phần này nhé. Cấu trúc bài thì OK nhưng kiến thức chưa chắc chắn”. Đang hoan hỉ với lời nhận xét của mình thì tôi bị giật mình bởi giọng nói sang sảng của thầy:
-Mai, em có thấy cậu sinh viên Martin đến gặp em không?
-Em gặp cậu ấy rồi. Cậu ấy hay đến các giờ văn phòng của em để hỏi bài. Trước khi nộp bài luận, cậu ấy còn mang dàn ý đến cho em góp ý. Hôm kia, Martin đến hỏi em mấy câu hỏi để chuẩn bị cho bài kiểm tra cuối kỳ.
Martin là cậu sinh viên người Mỹ mắt sáng, thông minh, hay nói và rất nhiệt tình trong học tập. Cứ có chỗ nào không hiểu là cậu lại vác sách đến nhờ tôi giải đáp. Nếu vẫn chưa rõ, cậu cũng chẳng ngần ngại email cho tôi để hỏi cho thật tường tận mới thôi. Tôi rất quý em sinh viên này. Khi tôi đưa điểm bài kiểm tra cuối kỳ lên website, chỉ mấy phút sau, tôi nhận được email của Martin “Có thật, em được 97 điểm không ạ? Vậy là A ạ. Em cảm ơn rất nhiều!” Tôi trả lời lại: “Đúng vậy, em đã rất chăm chỉ và cố gắng kỳ học vừa qua. Chúc mừng em”.
-Martin đã rất chịu khó kỳ vừa qua. Cậu ấy bắt đầu không được tốt lắm, nhưng thầy rất phục những nỗ lực của em ấy. Có gì em lưu ý khi chấm bài cho cậu ấy nhé.
-Vâng ạ, thầy cứ yên tâm. Những em sinh viên nào chăm chỉ và cố gắng, em đã ghi lại tên vào một cuốn sổ riêng rồi ạ.
Thầy gật đầu, hài lòng chào tôi, và rời đi. Chưa được nửa phút, tôi đã thấy thầy chạy vội lại và nói với tôi:
-Phương châm dạy của thầy là luôn động viên và khuyến khích sinh viên. Ngày trước, thầy có một trợ giảng có “triết lý” rất khác thầy. Bạn ấy quan niệm rằng “yêu là phải cho roi cho vọt, muốn sinh viên giỏi phải phê bình, chỉ trích”. Thầy hoàn toàn không đồng ý! Kết quả là, sau bài thi thử đầu tiên, hơn 1/3 sinh viên xin rời lớp. Em hãy cố gắng luôn động viên sinh viên nhé. Thế sinh viên mà bài giữa kỳ được điểm 0 thế nào rồi em?
-À, em ấy cũng đến gặp em khoảng hai lần rồi ạ. Nghe lời thầy, em cũng động viên em ấy rất nhiều. Em nghĩ em ấy có học bài, nhưng chưa biết chọn lọc thông tin để trả lời câu hỏi. Em nói với em ấy rằng, điều đó không phải hiếm đối với sinh viên năm đầu. Em cũng yêu cầu em ấy đến gặp em để em xem qua dàn bài bài luận trước khi nộp. Và em ấy đã viết tốt hơn rất nhiều.
-Thế tốt rồi, đối với những sinh viên có cố gắng, đừng bao giờ ngần ngại tặng cho họ những lời động viên, khuyến khích.
Có lẽ bài học lớn nhất tôi học được sau một kỳ làm trợ giảng là học cách động viên, khuyến khích người khác và học cách sử dụng từ ngữ làm sao để tăng sự tự tin, lạc quan của người nghe. Nếu bạn biết tôi ngoài đời trước đây, có thể bạn đang trợn tròn mắt ngạc nhiên. Tôi không phải là người thật sự khéo léo với từ ngữ, đôi khi tôi lỡ lời nói một điều gì đó làm người nghe cảm thấy không hài lòng. Tôi cũng không phải là người hay động viên và khen ngợi người khác. Có thể tôi rất yêu quý và trân trọng một ai đó, nhưng những lời nói “hoa mỹ”, động viên vẫn bướng bỉnh không chịu thoát ra khỏi miệng tôi. Tôi đã từng nghĩ rằng, mình cứ sống thật là mình, mình chân thành thì dù mình không khéo cho lắm cũng không sao. Nhưng dần tôi hiểu rằng, tại sao mình không hào phóng cho đi những lời khen ngợi, và động viên người khác. Điều này lại càng quan trọng trong giáo dục. Một lời chê, một lời phê bình thiếu tế nhị có thể giết chết sự tự tin của một học sinh, một sinh viên, một con người.
Tôi chợt nhớ đến những buổi họp phụ huynh ngày còn nhỏ. Mọi khuyết điểm và “lỗi lầm” của học sinh sẽ được đem ra bàn luận trước tất cả phụ huynh. Học sinh nào có nhiều “sai phạm” là y rằng sẽ bị phân tích rất gay gắt và nặng nề. Có lần, đi họp phụ huynh về, mẹ nói với tôi “đừng chơi với bạn X, vừa học dốt vừa hư”. Giờ đây nghĩ lại, tôi thấy thật tội nghiệp cho những ai giống bạn X. Thử tưởng tượng một đứa trẻ, tính cách còn chưa thành hình thành khối, bị nhận xét giữa công chúng rằng nó dốt, nó không có năng lực, đứa trẻ ấy sẽ thế nào? Câu trả lời có lẽ ai cũng hiểu phải không? Đừng nghĩ rằng, chỉ cần ta thật sự yêu thương thì ta cứ tha hồ vô tư “cho roi cho vọt”. Biết đâu những vết roi vọt ấy lại tạo thành những vết sẹo không bao giờ lành? Thay vào đó, nếu giáo viên nói riêng với phụ huynh và động viên em “em còn chưa tốt điểm này, nhưng cô tin rằng nếu em chăm chỉ, em sẽ làm được”. Kết quả sẽ khác lắm!
Càng ngày tôi càng hiểu rằng, giáo dục xét cho cùng không phải là công cụ để chỉ ra ai giỏi, ai dốt, để phê bình chỉ trích, mà là để phát huy những tiềm năng trong mỗi còn người. Vì lý do này, tôi phản đối việc dán điểm của học sinh, sinh viên trên bảng tin toàn trường hoặc đưa điểm lên mạng mà tất cả mọi người có thể xem được. Thử nghĩ xem nếu một sinh viên bị điểm kém, và tất cả sinh viên trong trường đều có thể nhìn thấy, em ấy sẽ nghĩ thế nào? Tôi vẫn nhớ những lời đồn đại “đứa đấy học dốt”, “nó không thông minh”. Ngày trước tôi cũng hùa theo những lời nói ấy. Nhưng giờ đây khi đã đọc, học và tham gia vào quá trình giảng dạy, tôi tự đặt cho mình những câu hỏi “thế nào là thông minh?”, “Liệu có một tiêu chuẩn nào để đánh giá sinh viên này thông minh hơn sinh viên kia?”, “Giỏi toán/lý/hoá/anh là thông minh hơn những người không giỏi”, “thông minh là lập tức đưa ra câu trả lời mà ..chưa cần nghĩ?”, “không học mà vẫn…thi đỗ là thông minh?” Với tôi của hiện tại, tất cả những định nghĩa về học sinh giỏi, học sinh thông minh như thế thật vô cùng nông cạn. Tôi đã từng chia sẻ rất nhiều lần một quan điểm trên trang blog này, và hôm nay tôi muốn nhắc lại một lần nữa: Tôi tin sâu sắc rằng, đằng sau mỗi cá nhân đều có một năng lực nào đó, mỗi người mỗi vẻ, mỗi người một tiềm năng. Và một lời động viên, một câu khen ngợi khích lệ đúng lúc biết đâu sẽ khiến cái tiềm năng ấy không còn bướng bỉnh trốn tránh nữa!
Để tôi kể cho bạn chuyện này nhé. Mấy năm trước, khi đang dự lễ tốt nghiệp của khoá sinh viên năm ấy, bố mẹ của một sinh viên (cả hai đều là luật sư thành đạt) tìm thầy và nói lời cảm ơn “Nhờ có thầy mà cháu mới có được ngày hôm nay. Thầy đã động viên cháu rất nhiều. Trong năm đầu đại học, bài thi giữa kỳ môn của thầy, cháu chỉ được điểm C. Cháu vẫn còn nhớ, thầy đã động viên “em có thể đạt được điểm A”. Chỉ một câu nói ấy thôi, cháu đã tự tin và nỗ lực rất nhiều”.
Thầy nói với tôi:
-Thầy thật sự không nhớ mình đã nói thế với cậu học sinh ấy. Nhưng thầy rất vui, vì chỉ một câu nói đơn giản ấy thôi đã có thể giúp cậu ấy rất nhiều. Kể từ ấy, thầy luôn lên lớp với triết lý: LUÔN KHUYẾN KHÍCH VÀ ĐỘNG VIÊN HỌC SINH CỦA MÌNH.
Câu chuyện của thầy đã chạm vào sâu thẳm cảm xúc trong tôi. Đã có một khoảng thời gian dài, tôi loay hoay đi tìm bản thân mình. Những câu hỏi như “tôi thực sự giỏi cái gì?”, “ước mơ của tôi là gì?”, “điểm mạnh của tôi là gì?”, vân vân và vân vân, đằng đẵng bám theo tôi. Tôi chợt nhận ra những “thiếu tự tin”, những hoài nghi về chính bản thân mình không chỉ bắt nguồn từ cách người lớn đã từng so sánh tôi với người khác khi tôi còn là một đứa trẻ, mà còn vì tôi đã không nhận được lời động viên, khích lệ khi cần thiết.
Tôi thường nghe người ta “nguỵ biện” mỗi khi phê bình, chỉ trích hoặc giao tiếp một cách thẳng thắn thiếu tế nhị rằng: Yêu thì mới cho roi cho vọt, nói khó nghe thế thôi nhưng sâu thẳm lại nhiệt tình tốt bụng. Bây giờ tôi nhận ra, tất cả những điều ấy chỉ là vỏ bọc hoàn hảo cho sự bất lịch sự và thiếu nhạy cảm trước cảm xúc của người khác. Giờ đây tôi hiểu rằng, nói thẳng những khuyết điểm và chê bai thì dễ đấy, nhưng chỉ để vuốt ve cái tôi của ta thôi. Còn nói làm sao để người khác thấy được những nhược điểm của họ, nhưng lại có thể khích lệ họ tiến lên, khiến họ không mất tự tin lại là cả một nghệ thuật. Một nghệ thuật có lẽ ta phải học cả đời.
Trong khoá học Research Design, chúng tôi có một bài giảng về cách đưa ra nhận xét đối với nghiên cứu của đồng nghiệp. Nhiều người cho rằng, khoa học chỉ cần chính xác, cần gì phải lựa lời ăn tiếng nói khi đưa ra nhận xét: Sai thì chỉ trích là sai, đúng thì bảo là đúng thôi. Giáo sư của tôi lại có quan điểm khác: trong giới khoa học, những giáo sư được tôn trọng nhất lại là những người vừa giỏi chuyên môn, vừa khéo léo, tế nhị khi làm việc với sinh viên và những nhà nghiên cứu trẻ mới vào nghề. Họ nhận xét những công trình nghiên cứu của người khác một cách lịch sự, đầy tính xây dựng, và luôn khiến người được nhận xét cảm thấy khích lệ động viên và tôn trọng. Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm này. Xét cho cùng, làm khoa học hay bất cứ ngành nghề gì, ta cũng chẳng tránh được mối quan hệ giữa người và người!
Mấy hôm trước, tôi nhận được email của cậu sinh viên Martin “cảm ơn cô đã luôn khuyến khích động viên em trong học kỳ vừa qua. Thật vui vì được làm việc cùng với cô. Nhờ có những lời động viên của cô mà em mới tin mình có thể học để đạt được điểm A”. Tôi xúc động lắm, tôi không ngờ những lời động viên của mình có thể khiến cậu ấy cố gắng đến thế.
Nếu bạn cũng có niềm tin như tôi, hãy cùng tôi bắt đầu năm mới bằng cách trao đi những lời khích lệ, động viên bạn nhé. Nếu ai đó sẻ chia với bạn ước mơ của họ, đừng bắt đầu bằng “bạn không làm được đâu”, “làm thế để làm gì”, “khó lắm, làm sao làm được”. Ta không bao giờ biết được những lời ấy có thể để lại một vết sẹo lớn thế nào trong lòng người khác. Ta hãy nói “tôi tin bạn làm được”, “bạn có năng lực mà”. Nếu ta thấy họ còn thiếu kỹ năng gì thì đừng nói “không biết làm ABC, mà cũng đòi làm XYZ”. Hãy nói “nếu bạn cố gắng hoàn thiện kỹ năng ABC, tôi tin bạn sẽ làm được những điều bạn muốn”. Tôi tin một cách sâu sắc rằng, ta đừng bao giờ nói với một đứa trẻ, một sinh viên, một học sinh rằng “em/con không thể làm được điều ấy đâu”, “em/con dốt, không giỏi như bạn này bạn kia”. Đó chẳng khác nào một nhát dao cắt vào sự tự tin của người khác!
Cảm ơn bạn đã đọc tâm sự của tôi đến những dòng cuối cùng. Chúc bạn một thứ hai thật nhiều niềm vui!
1. Nhân cách của một con người luôn là điểm nhấn tạo ấn tượng mạnh đối với những người xung quanh và khiến bản thân bạn tự tin hơn. Lòng tự trọng là một trong những yếu tố cần thiết để xây dựng hình tượng hoàn thiện hơn trong mắt mọi người.
2. Vậy lòng tự trọng là gì? Lòng tự trọng chính là tự ý thức được suy nghĩ, hành động của bản thân mình có phù hợp với xã hội, với thước đo nhân cách hay không. Tự trọng chính là xuất phát từ tâm, từ chính bản thân mình khi nhìn nhận và đánh giá những việc xung quanh. Tự trọng còn là việc tự biết được giá trị của bản thân mình, biết nhận sai, sửa sai, không làm những việc xấu hổ với lương tâm. Những người có lòng tự trọng thường có tư thế rất hiên ngang, sống ngẩng cao đầu, không sợ cái xấu, cái ác.
Mỗi chúng ta tồn tại trong xã hội này đều cần phải có lòng tự trọng để đối nhân xử thế, để hiểu mình, hiểu người, để biết được những việc mình đang làm có trái với lương tâm hay không. Ai sinh ra cũng đều có những khuyết điểm cần phải hoàn thiện và khắc phục từng ngày, nếu chúng ta ý thực được điều này mà cố gắng hoàn thiện bản thân mình thì chắc chắn sẽ trở thành người tốt. Lòng tự trọng sẽ là một trong những kim chỉ nam giúp cho bạn có thể xác định được hướng đi rõ ràng, cụ thể hơn.
Trong cuộc sống, lòng tự trọng của mỗi người luôn được biểu hiện hằng ngày, khi chúng ta giao tiếp với nhau hay khi chúng ta tự đánh giá bản thân mình. Lòng tự trọng khi đến trường chính là việc không học bài cũ, cũng không được giở tài liệu để chép vào bài kiểm tra, không được nhìn bài của bạn. Mặc dù hành động này rất nhỏ nhưng nó góp phần hình thành nên tính cách và nhân phẩm của chính cậu học sinh đó về sau. Cậu sẽ ý thức được rằng nếu không phải do chính mình làm ra thì sẽ không phải của mình, không được cướp giật, không được xin xỏ. Như thế là không có lòng tự trọng.
Cha ông ta vẫn có câu “Đói cho sạch, rách cho thơm’ muốn nhắn nhủ đến mọi người rằng dù có nghèo khó, đói rách đến cỡ nào thì cũng phải cho sạch, cho thơm. Như thế thì mới không bị mọi cười chê, ít nhất thì vẫn giữ được lòng tự trọng trong sáng dù vật chất thiếu thốn. Cuộc sống này vẫn luôn có những người nghèo khổ, nhưng họ quyết không làm những việc xấu xa như cướp giật, trộm cắp…Họ tự vượt lên chính mình, vượt lên số phận bằng sức lực ít ỏi của mình, làm ra đồng tiền có giá trị. Đây mới là điều đáng quý. Thực ra tự trọng không ở đâu xa, tự trọng vẫn luôn ở trong mỗi chúng ta, chỉ là bản thân mình có để nó được phát huy hay không thôi.
Sống tự trong, mỗi người sẽ thấy mình cảm nhận cuộc sống theo chiều hướng tích cực hơn. Bản thân mình sẽ làm những việc tốt cho xã hội, cho những người xung quanh.
Có rất nhiều người thành đạt, nhưng họ không bao giờ kiêu ngạo hay khoe khoang. Họ sống là chính mình, sống không hổ thẹn. Họ thành công nhưng chưa bao giờ bị thành công và hào quang vùi lấp. Họ yêu quý và giúp đỡ những người xung quanh. Vì họ ý thức được rằng cái gì cũng có giá của nó. Lòng tự trọng sẽ gắn kết trái tim mỗi người lại với nhau.
3. Tuy nhiên trong xã hội tồn tại không ít người đánh mất lòng tự trọng, làm những việc trái với đạo đức, với lương tâm. Rất nhiều học sinh bây giờ xúc phạm thầy cô giáo, không coi thầy cô ra gì. Bỏ ngoài tai những lời giảng, lời khuyên chân thành. Vì họ đã đánh mất lòng tự trọng nên họ mới ứng xử thiếu chừng mực như vậy.
Thế hệ trẻ – chủ nhân tương lai của đất nước cần ý thức được lòng tự trọng của mình và cố gắng giữ gìn, phát huy nó để hoàn thiện bản thân và trở thành người công dân có ích cho xã hội.
Lòng tự trọng luôn chưa bao giờ là thừa, bởi vậy chúng ta sống thật, sống có giá trị là điều cần thiết nhất.