neu tich tuc tieu cuc cua su ra doi chu ngia de quoc
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
kinh tế phương đông: nông nghiệp trồng lúa nước, chăn nuôi gia súc, đồ gốm, dệt vải,..
kinh tế phương tây: thủ công nghiệp(luyện kim, đồ gốm, nấu rượu nho,làm dầu ô liu)thương nghiệp, đặc biệt ngoại thương phát triển
bạn hepl mik bài toán của mik dc ko??? ^^
Cho cậu lời giải này:
tìm ULR:https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A0_L%C3%BD
CHÚC BẠN HỌC TỐT!
Đối với họ Lý trong lịch sử Triều Tiên, xem nhà Triều Tiên.
Đại Việt | ||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Tên bản ngữ[hiện] | ||||||||
1009–1225 | ||||||||
Cương thổ Đại Việt thời nhà Lý, phần màu đỏ nhạt là phần lãnh thổ mở rộng về phía Nam năm 1069 thời Lý Thánh Tông. | ||||||||
Bản đồ nước Đại Việt thời Lý, năm 1085. | ||||||||
Thủ đô | Hoa Lư (1009 - 1010) Thăng Long (1010 - 1225) | |||||||
Ngôn ngữ thông dụng | Tiếng Việt trung đại | |||||||
Tôn giáo chính | Phật giáo | |||||||
Chính trị | ||||||||
Chính phủ | Quân chủ | |||||||
Hoàng đế | ||||||||
• 1009-1028 | Lý Thái Tổ (đầu tiên) | |||||||
• 1224-1225 | Lý Chiêu Hoàng (cuối cùng) | |||||||
Lịch sử | ||||||||
• Lý Công Uẩn được suy tôn lên làm vua | 1009 | |||||||
• Chiến tranh chống Tống | 1075-1077 | |||||||
• Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh | 1225 | |||||||
Địa lý | ||||||||
Diện tích | ||||||||
• Ước tính năm 1014 | 110.862 km2 (42.804 mi2) | |||||||
• Ước tính năm 1153 | 117.893 km2 (45.519 mi2) | |||||||
Kinh tế | ||||||||
Đơn vị tiền tệ | Tiền xu | |||||||
| ||||||||
Hiện nay là một phần của | Việt Nam Trung Quốc Lào |
Nhà Lý (chữ Nôm: 茹李, chữ Hán: 李朝, Hán Việt: Lý triều), đôi khi gọi là nhà Hậu Lý (để phân biệt với triều đại Tiền Lý do Lý Bí thành lập) là một triều đại trong nền quân chủ Việt Nam. Triều đại này bắt đầu khi Lý Công Uẩn lên ngôi vào tháng 10 âm lịch năm 1009 sau khi giành được quyền lực từ tay nhà Tiền Lê. Triều đại này trải qua 9 vị hoàng đế và chấm dứt khi Lý Chiêu Hoàng, lúc đó mới có 7 tuổi, bị ép thoái vị để nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh vào năm 1225 – tổng cộng là 216 năm.
Trong thời đại này, lần đầu tiên nhà Lý đã giữ vững được chính quyền một cách lâu dài đến hơn 200 năm, khác với các vương triều cũ trước đó chỉ tồn tại hơn vài chục năm. Vào năm 1054, Lý Thánh Tông đã đổi quốc hiệu từ Đại Cồ Việt (大瞿越) thành Đại Việt (大越), mở ra kỷ nguyên Đại Việt rực rỡ trong lịch sử Việt Nam.
Trong nước, mặc dù các vị Hoàng đế đều sùng bái Phật giáo nhưng ảnh hưởng của Nho giáo cũng rất cao với việc mở các trường đại học đầu tiên là Văn miếu (1070) và Quốc Tử giám (1076) và tổ chức các khoa thi để chọn người hiền tài không có nguồn gốc xuất thân là quý tộc ra giúp nước. Khoa thi đầu tiên được mở vào năm 1075, và Trạng nguyên đầu tiên là Lê Văn Thịnh. Về thể chế chính trị, đã có sự phân cấp quản lý rõ ràng hơn và sự cai trị đã dựa nhiều vào pháp luật hơn là sự chuyên quyền độc đoán của cá nhân. Sự kiện nhà Lý chọn thành Đại La làm kinh đô, đổi tên thành Thăng Long (昇龍) đã đánh dấu sự cai trị dựa vào sức mạnh kinh tế và lòng dân hơn là sức mạnh quân sự để phòng thủ như các triều đại trước. Những danh thần như Lê Văn Thịnh, Bùi Quốc Khái, Doãn Tử Tư, Đoàn Văn Khâm, Lý Đạo Thành, Tô Hiến Thành,... đã góp sức lớn về văn trị và chính trị, tạo nên một nền văn hiến rực rỡ của triều đại nhà Lý.
Quân đội nhà Lý được xây dựng có hệ thống đã trở nên hùng mạnh, ngoài chính sách Ngụ binh ư nông, các Hoàng đế nhà Lý chủ trương đẩy mạnh các lực lượng thủy binh, kỵ binh, bộ binh, tượng binh,... cùng số lượng lớn vũ khí giáo, mác, cung, nỏ, khiên và sự hỗ trợ công cụ công thành như máy bắn đá, những kỹ thuật tiên tiến nhất học hỏi từ quân sự Nhà Tống. Việc trang bị đầu tư và quy mô khiến quốc lực dồi dào, có đủ khả năng thảo phạt các bộ tộc man di ở biên giới, cũng như quốc gia kình địch phía Nam là Chiêm Thành hay cướp phá thường xuyên, bảo vệ thành công lãnh thổ và thậm chí mở rộng hơn vào năm 1069, khi Lý Thánh Tông chinh phạt Chiêm Thành và thu về đáng kể diện tích lãnh thổ. Quân đội nhà Lý còn vẻ vang hơn khi đánh bại quân đội của Vương quốc Đại Lý, Đế quốc Khmer và đặc biệt là sự kiện danh tướng Lý Thường Kiệt dẫn quân đội đánh phá vào lãnh thổ Nhà Tống vào năm 1075, dẫn đến Trận Như Nguyệt xảy ra trên đất Đại Việt và quân đội hùng mạnh của nhà Tống hoàn toàn thất bại.
Bên cạnh quân sự, nhà Lý còn nổi tiếng về nghệ thuật với kinh đô Thăng Long phỏng theo mô hình kinh thành Trường An của nhà Đường và Khai Phong của nhà Tống, tạo nên một quần thể kiến trúc vĩ đại và hoa lệ. Những hiện vật về mái ngói, linh thú trang trí trên nóc mái và các loại gạch lót cho thấy trình độ mỹ nghệ cao của các nghệ nhân thời Lý. Con Rồng thời Lý được xem là hình tượng đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình đương thời, bên cạnh các tượng Phật lớn còn lại cho thấy tư duy đồ sộ của người thời Lý là rất lớn. 3 trong 4 bảo vật của An Nam tứ đại khí là Tháp Báo Thiên, Chuông Quy Điền và Tượng phật Chùa Quỳnh Lâm được tạo ra trong thời đại nhà Lý. Cùng với sự sùng đạo Phật, những tinh hoa nhất của nghệ thuật thời Lý đa phần đều thể hiện qua các bức tượng Phật, chùa chiền, phản ánh sự xa hoa tột độ của Phật giáo thời Lý.
bạn tự tìm và trả lời nhé
Hãy đóng vai là hướng dãn viên du lịch giới thiệu về công trình kiến trúc thời nhà lý
Khu di tích Cổ Loa nằm trên địa phận 3 xã Cổ Loa, Dục Tú và Việt Hùng thuộc huyện Đông Anh (Hà Nội), cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 17km về phía bắc, Khác với các di tích lịch sử khác, Cổ Loa là một quần thể di tích có diện tích trải rộng trên một địa bản rộng lớn, có diện tích bảo tồn gần 500ha. Khu Di tích này được coi là địa chỉ văn hóa đặc biệt của thủ đô và cả nước.
Cổ Loa từng là kinh đô của nhà nước Âu Lạc thời kỳ An Dương Vương (thế kỷ III TCN) và của nước Đại Việt thời Ngô Quyền (thế kỷ X) mà thành Cổ Loa là một di tích minh chứng còn lại cho đến ngày nay. Thành Cổ Loa được các nhà khảo cổ học đánh giá là “tòa thành cổ nhất, quy mô lớn vào bậc nhất, cấu trúc cũng thuộc loại độc đáo nhất trong lịch sử xây dựng thành lũy của người Việt cổ”.
Cổ Loa có hàng loạt di chỉ khảo cổ học đã được phát hiện, phản ánh quá trình phát triển liên tục của dân tộc Việt Nam từ sơ khai qua các thời kỳ đồ đồng, đồ đá và đồ sắt mà đỉnh cao là văn hóa Đông Sơn, vẫn được coi là nền văn minh sông Hồng thời kỳ tiền sử của dân tộc Việt Nam.
Thành Cổ Loa được xây dựng kiểu vòng ốc (nên gọi là Loa thành). Tương truyền có tới 9 vòng, dưới thành ngoài là hào sâu ngập nước thuyền bè đi lại được. Ngày nay ở Cổ Loa còn lại 3 vòng thành đất, dài tổng cộng 16 km: Vòng ngoài (Thành ngoại) chu vi 8km, vòng giữa (Thành trung) hình đa giác có chu vi 6,5km và vòng trong cùng (Thành nội, hình chữ nhật, chu vi 1,6km).
Tương truyền, thành đắp đến đâu, xây luỹ đến đó, cả ba vòng thành đều được bao quanh bằng những con hào. Phía đông thành Trung là Đầm Cả, có năm con ngòi đưa nước vào thành Trung và thành Nội, tạo vòng khép kín, rất thuận lợi cho việc lập căn cứ bộ binh, thuỷ binh linh hoạt. Thân thành ngày nay có chiều cao trung bình 4-5m, có chỗ còn cao tới 12m, chân thành rộng hai, ba chục mét. Vào thời đó, vũ khí chỉ là gươm, giáo và cung tên, quy mô thành Cổ Loa tỏ ra rất kiên cố.
Thành Cổ Loa gắn liền với những truyền thuyết kỳ thú của dân tộc Việt, về việc vua An Dương Vương định đô, xây thành; Về chiếc nỏ thần Kim Quy bắn một phát hạ hàng trăm tên giặc; Về mối tình bi thương và cảm động của Mỵ Châu – Trọng Thủy… Từ bao đời nay, ngôi thành cổ này cùng với những nhân vật lịch sử được huyền thoại hóa đã đi vào tiềm thức của người dân Việt Nam.
Khu vực thành Nội có nhiều di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật như khu đền Thượng thờ An Dương Vương, đình Ngự Triều, am thờ Mỵ Châu và chùa Bảo Sơn.
Trong quần thể khu di tích lịch sử Cổ Loa, đền Thượng (đền Thục Phán An Dương Vương) là điểm tham quan đáng chú ý nhất. Đền được xây dựng năm 1687 đời vua Lê Hi Tông, đứng trên một quả đồi xưa có cung thất của vua. Trước cửa đền có đôi rồng đá uốn khúc, tay vuốt râu, được chạm trổ tinh xảo, tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc thời Lê.
Cổ Loa ngày nay không chỉ đã trở thành một di sản văn hóa, một bằng chứng về sự sáng tạo, về trình độ kỹ thuật cũng như văn hóa của người Việt cổ trong công cuộc giữ nước và chống ngoại xâm,mà nó còn là một điểm đến lý tưởng cho các du khách thập phương muốn khám phá những giá trị văn hóa,những hình ảnh quen thuộc của một làng quê Bắc Bộ thanh bình.
Hằng năm vào ngày 6 tháng giêng âm lịch, cư dân Cổ Loa tổ chức một lễ hội trang trọng để tưởng nhớ những người đã có công xây thành, nhất là để ghi ơn An Dương Vương, người khai sinh ra nhà nước phong kiến Âu Lạc.
Quốc gia cổ đại phương Đông:
* Mặt tự nhiên
+Thời gian: thiên niên kỉ IV - III TCN
+Vị trí: trên các lưu vực con sông lớn: sông Nil, Lưỡng Hà, Ấn - Hằng, Hoàng Hà, ...
+Đất đai: màu mỡ, phí nhiêu, dễ cày cấy ; đồng bằng rộng lớn
+Khí hậu: nhiệt đới, nóng ẩm mưa nhiều
=> Phù hợp cây lương thực
* Mặt kinh tế: nghề nông (chăn nuôi, trồng trọt), thủ công nghiệp (làm gốm, dệt vải) ; sử dụng công cụ bằng đồng, đá, gỗ, tre
* Mặt xã hội: gồm có 3 giai cấp: Quý tộc (Vua, quan lại, tăng lữ, chủ đất, quý tộc), Nông dân công xã , Nô lệ
* Mặt chính trị: chế độ quân chủ chuyên chế - quân chủ trung ương độc quyền
* Mặt văn hoá: lịch pháp (1 năm 365 ngày, gồm 12 tháng), thiên văn học ; toán học ; kiến trúc
Quốc gia cổ đại phương Tây:
* Mặt tự nhiên
+Thời gian: thiên niên kỉ I TCN
+Vị trí: trên đồi núi ven Địa Trung Hải
+Đất đai: ít màu mỡ, khô cằn, khó cày cấy ; đất canh tác ít
+Khí hậu: ôn đới, trong lành, mát mẻ
=> Phù hợp cây lưu niên (nho, ô-liu, ...)
* Mặt kinh tế: thủ công nghiệp, thương nghiệp, hàng hải ; đã có tiền tệ ; sử dụng công cụ bằng sắt
* Mặt xã hội: gồm có 3 giai cấp: Chủ nô, Bình dân, Nô lệ
* Mặt chính trị: chế độ dân chủ chủ nô
* Mặt văn hoá: lịch pháp (1 năm 365 ngày 1/4, tháng 2 có 28 ngày, có năm nhuận năm thường), thiên văn học (mặt trời hình cầu) ; khoa học tự nhiên (phát triển thành nhiều trường phái, là tiền đề cơ sở khoa học sau này); văn (sử thi, diễn xướng) ; kiến trúc
Nội dung so sánh | Các quốc gia cổ đại phương Đông | Các quốc gia cổ đại phương Tây |
Điều kiện tự nhiên | - Ven các con sông lớn, có đồng bằng phù sa màu mỡ, tơi xốp thuận lợi cho phát triển nông nghiệp - Nguồn nước dồi dào đủ cho việc sản xuất và nước dùng trong sinh hoạt, cung cấp nguồn thủy sản và là đường gia thông quan trọng của đất nước | - Có bờ biển dài, nhiều vũng vịnh sâu và kín gió, thuận tiện cho giao thông đường biển - Đất đai thích hợp để trồng nho, ôliu |
Kinh tế | - Nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, gắn liền với công tác thủy lợi | - Nền kinh tế công thương, mậu dịch hàng hải phát triển , giữ vai trò chủ đạo - Ngành nông nghiệp là thứ yếu |
Thể chế chính trị | Chế độ chuyên chế cổ đại hay nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền | Bộ máy nhà nước là bộ máy của quý tộc, chủ nô mang tính dân chủ chủ nô hay cộng hòa quý tộc |
Xã hội | Có hai giai cấp thống trị (vua, quý tộc, quan lại) và bị trị(nông dân, thợ thủ công, nô lệ) -> đối kháng nhau | Có hai giai cấp cơ bản và đối kháng nhau: chủ nô và nô lệ |
Thành tựu văn hóa tiêu biểu | - Sáng tạo ra nông lịch (1 năm có 365 ngày, 12 tháng) - Sáng tạo ra chữ tượng hình, tượng ý - Toán học: tính được số pi =3,16; các công thức tính dện tích hình tròn, tam giác…; phát minh ra số 0 - Kiến trúc: xây dựng Kim tự tháp ở Ai Cập , thành Babilon ở Lưỡng Hà… | - Sáng tạo ra lịch - Hệ chữ cái Latinh - Số La Mã - Toán học: các định lí nổi tiếng: Ta lét, Pitago,… - Văn học: các tác phẩm nổi tiếng như Iliat và Ôđixê - Nghệ thuật: Tượng nữ thần Atena, đấu trường Rô ma, tượng thần vệ nữ Milo… |
=> Điểm tiến bộ: so với thời kì trước thì đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa của con người được cải thiện, tiến bộ hơn. Những hiểu biết khoa học đã có từ hàng nghìn năm trước từ thời cổ đại phương Đông, đến thời kì các nước cổ đại phương Tây những hiểu biết đó đã trở thành khoa học, Toán học đã vượt lê trên việc ghi chép và giải các bài riêng biệt, những thành tựu văn hóa của các quốc gia phương Đông và phương Tây vẫn còn tồn tại, được áp dụng trong thực tế cuộc sống hiện nay (Toán học, lịch, kiến trúc…)
Học tốt!