K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

PHẦN I. ĐỌC – HIỂU (5.0 điểm)Câu 1 (1 điểm):Câu rút gọn là gì? Lấy ví dụ và cho biết câu rút gọn thiếu thành phần gì?Câu 2 (1 điểm):Chuyển câu chủ động sau thành hai câu bị động (theo hai cách).“Các công nhân lành nghề xây dựng ngôi trường này vào năm 2015”.Câu 3 (3 điểm):Đọc những câu văn sau và trả lời câu hỏi:“Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng....
Đọc tiếp

PHẦN I. ĐỌC – HIỂU (5.0 điểm)

Câu 1 (1 điểm):

Câu rút gọn là gì? Lấy ví dụ và cho biết câu rút gọn thiếu thành phần gì?

Câu 2 (1 điểm):

Chuyển câu chủ động sau thành hai câu bị động (theo hai cách).

“Các công nhân lành nghề xây dựng ngôi trường này vào năm 2015”.

Câu 3 (3 điểm):

Đọc những câu văn sau và trả lời câu hỏi:

“Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống.”

a) Những câu văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

b) Viết đoạn văn (5 – 7 câu) nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa và công dụng của văn chương đối với cuộc sống của con người.

PHẦN II. TẬP LÀM VĂN (5.0 điểm)

Em hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lê – nin: “Học, học nữa, học mãi”.

2

Nhà bác học Đác-uyn từng nói "Bác học không có nghĩa là ngừng học”. Đúng vậy, việc học đâu chỉ chú trọng ở mỗi những kiến thức có trong sách vở. Việc học cũng đâu phải chỉ là trách nhiệm của tuổi trẻ mà thôi. Sự học cần phải được xem như là việc của cả đời người. Vì thế mà câu nói cùa Lênin dưới đây thật là ý nghĩa:

"Học, học nữa; học mãi"

Vậy học là gì? Học là quá trình khám phá và tiếp thu những tinh hoa kiến thức của nhân loại. Học theo đó mà hướng đến việc mở rộng khả năng hiểu biết, hướng đến việc rèn luyện kỹ năng. Và từ đó mà tạo dựng nền móng vững chắc cho nghề nghiệp của mình. Học không chỉ ở trường, mà chúng ta còn học ở gia đình, ở ngoài xã hội. Học không chỉ cứ nhằm đến những kiến thức khoa học lớn lao mà việc học có khi chỉ đơn giản là việc học ăn, học nói, học cách cư xử, đối đãi, giao tiếp hàng ngày. Như vậy học là một quá trình luyện rèn toàn diện và diễn ra ở khắp mọi nơi. Nó hướng đến mục tiêu giúp cho bản thân mỗi chúng ta trở thành những con người hoàn thiện, có đức, có tài và có ích cho sự nghiệp xây dựng đất nước, xây dựng tương lai.

Vậy thế nào là học nữa và học mãi. Học nữa là học để nâng cao trình độ, để mở mang vốn tri thức cho bản thân mình. Tri thức của con người là vô cùng vô tận mà tri thức nào cũng đẹp, cũng hay, cũng cần thiết và hữu ích. Thế nên chúng ta phải rèn tập thói quen không ngừng học. Học tập là sự nghiệp lớn suốt cuộc đời. Vì thế mà Lênin mới gọi đó là học mãi.
                   
Cuộc sống không ngừng trôi chảy và có bao nhiêu việc phải làm. Thế nhưng tại sao lúc nào chúng ta cũng phải học, học nữa và học mãi. Bởi vì trước hết, kho tàng tri thức của nhân loại là mênh mông, chúng ta có dành hết cuộc đời cũng không sao tìm tòi hết được. Nhưng nếu chúng ta không học, chúng ta sẽ không co tri thức để đảm bảo cho cuộc sống. Hơn thế nữa, tri thức của chúng ta lại luôn lạc hậu so với sự phát triển nói chung. Thế nên để có thể tồn tại trong cuộc sống này một cách vững vàng và hữu ích, chúng ta phải luôn luôn có ý thức bổ sung và tinh lọc ngay chính kho tàng tri thức của bản thân mình.

Xã hội của chúng ta ngày càng phát triển. Trình độ khoa học kỹ thuật cũng ngày một tiến lên. Vì thế nếu chúng ta không xác định được rõ mục đích và động cơ học tập, chúng ta sẽ bị tụt hậu trước sự phát triển quá nhanh. Khi ấy chúng ta sẽ trở thành những người vô dụng. Cuộc sống của chúng ta sẽ nhàm chán và vất vả biết nhường nào.

Câu nói của Lênin thật là ý nghĩa và đặc biệt nó rất phù hợp với truyền thống hiếu học của dân tộc chúng ta. Truyền thống ấy đã trở thành ngọn lửa thắp sáng niềm tin, mơ ước và khát khao cho không biết bao nhiêu thế hệ. Vì thế để xứng đáng với quá khứ của cha ông, thế hệ trẻ chúng ta ngay tự hôm nay cũng phải ra sức học hành, phải coi việc học hành là mục tiêu, là đích đến và là tương lai bền vững lâu dài.

Xem thêm:  Phân tích nhân vật Phương Định trong “Những ngôi sao xa xôi”

Lời khuyên của Lênin bao năm qua vẫn còn nguyên giá trị. Nó giục giã khích lệ chúng ta hãy tự tìm lấy cái thích thú, say mê trong học tập, hãy sáng tạo hơn nữa để việc học tốt hơn, chỉ có học tập và học tập suốt đời chúng ta mới có đủ nghị lực và niềm tin để vững vàng trong cuộc sống.

Giải thích lời khuyên của Lênin: Học học nữa học mãi – Bài làm 2

Nhân dân ta hầu như ai cũng biết đến câu nói sâu sắc của nhà bác học thiên tài Lê Nin: 'học, học nữa, học mãi'.

Câu nói này quả nhiên là một lời khuyên răn đối với chúng ta về vấn đề học tập kinh nghiệm, rằng học mãi để hiểu cao biết rộng vì kiến thức như là một đại dương bao la vô tận không bao giờ học hết được.

Câu nói:' học, học nữa, học mãi' quả là không sai. 'Học' có nghĩa là học hỏi, tìm tòi, sự tiếp thu bài, kiến thức của con người dưới sự  chỉ bảo, hướng dẫn của thầy co, người dạy học. Khi học, chúng ta phải tìm hiểu thêm về nó để biết sâu hơn và có thể mở rộng những kiến thức mà chúng ta đã học được như lời Lê Nin đã nói, 'Học, học nữa, học mãi'. Câu nói đó có ý nghĩa rằng chúng ta phải học hỏi, tìm tòi không ngừng ề những kiến thức chúng ta học được ở những người xung quanh mình.

Qua đó, ta thấy câu nói đó là một chân lí sâu sắc, đúng đắn từ trước đến nay, con người kể cả những nhà toán học, văn học, sử học, thiên văn,… cũng phải học hỏi, tìm hiểu chuyên sâu vào ấn đề thì mứi trở nên thành tài, thành các nhà bác học như vậy.

Nhưng không phải trở thành nhà bác học là đã học được hết các kiến thức vì kiến thức là cả một đại dương, hoặc có thể nói rằng, kiến thức là một kho báo bí hiểm mà chúng ta cần phải khám phá. Chỉ cần một ngày trôi qua thôi, có thể sẽ có một phát minh, hoặc một kiến thức mà ai đó khám phá được ra đời. Vì thế, chúng ta phải nỗ lực học tập không ngừng để khám phá ra kho báu bí hiểm kia.
Đất nước ta có rất nhiều nhà bác học nổi tiếng như: Lê Quý Đôn, Lương Thế Vinh,… hay nhà toán học ngày nay như Ngô Bảo Châu. Hay các nhà toán học, bác học nước ngoài như là toán học Pitago, O clit, Newton,… Học đã dày công nghiên cứu, tìm hiểu, học hỏi suốt đời và đã cống hiến, phát iện ra nhiều khiến thức quý báu cho nhân loại, con người. Ngoài ra, em thấy câu nói của Lê Nin còn là một lời giáo dục, dạy bảo có giá trị dành cho con người, giáo dục lí tưởng, chân lí sống cao quý.

Bác Hồ kính yêu của chúng ta cũng có câu: 'Học hỏi là một việc phải liên tục suốt đời' hoặc câu nói nổi tiếng của Kalinin: 'đường đời là chiếc thang không nấc chốt, việc học là quyển sách không trang cuối cùng'. Qua đó, ta thấy những câu nói của các danh nhân về iệc học, tìm hiểu không ngừng đã phần nào bổ sung thêm tính đúng đắn cho câu nói của Lê Nin.

Nhưng chúng ta có thể cũng cảm thấy buồn vì xã hội ngày nay có rất nhiều học sinh trong độ tuổi đi học rất lười biếng, không chăm chỉ tìm tòi, ngoài ra còn một số người đã đạt được danh hiệu, bằng cấp nên tự kiêu, tự mãn, cho là mình giỏi nên không tiếp tục tìm hiểu , học nữa.

Xem thêm:  Chứng minh câu tục ngữ: Có chí thì nên

Còn có một số học sinh kiến thức hạn hẹp, có giới hạn, ham chơi nên đã khiến cho những người đó bị phê bình, phê phán. Do đó, tiếp tục học là việc cần phải làm. Nhưng trước đó, ta phải xác định mục tiêu cần đến để có thể nỗ lực học hơn. Chớ nên bỏ dở, thấy mình kém thì bỏ, tự ti.
Em có một lời khuyên cho những bạn đó bằn một câu nói mà em cảm thấy rất tâm đắc: ' Khi bạn muốn kết thúc thì hãy nghĩ đến lí do bạn bắt đầu'.

Chúng ta phải xác định xem chúng ta học để làm gì thì mới có thể học được, có thể chúng ta học để phục vụ đất nước,… Bên cạnh đó, ta cần phải có thái độ học nghiêm túc, học ở trường, học ngoài xã hội.

Khi đã đáp ứng đủ các yếu tố đó, chúng ta có thể sẽ mang lại lợi ích cho xã hội, làm cho xã hội thêm văn minh hơn, phát triển kinh tế,… để có thể sẵn sàng đấu tranh với mọi thử thách.

Qua đó, ta thấy câu nói của Lê Nin rất đúng đắn, theo em nghĩ, chính Lê Nin cũng muốn các nước đều phát triển. Em cũng sẽ cố gắng thực hiện theo lời của Lê Nin.

Giải thích lời khuyên của Lênin: Học học nữa học mãi – Bài làm 3

Nếu Bác Hồ của chúng ta là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam thì Lê- nin cũng là vị lãnh tụ vĩ đại của nước Nga Xô Viết xưa, Liên Bang Nga nay. Có một điểm trùng hợp giữa Lê- nin và Bác Hồ đó chính là sự kiệt xuất trong tài năng, vĩ đại trong tư tưởng. Không chỉ là những vị lãnh tụ mà cả hai người đều là những nhà giáo dục học. Bởi, sự coi trọng của cả Bác và Lê- nin đối với nền giáo dục của quốc gia, đất nước mình. Một trong những câu nói nổi tiếng khắp thế giới của Lê- nin đó là “Học, học nữa, học mãi”.

Câu nói “Học, học nữa, học mãi” của Lê- nin nhằm đề cao vai trò của việc học. Câu nói tuy ngắn gọn, tưởng chừng như bị lặp lại nghĩa nhưng lại vô cùng ý nghĩa, nó thể hiện được tư tưởng, tầm nhìn lớn của một vị lãnh tụ tài ba. “Học” là hoạt động tiếp nhận tri thức của học sinh nhằm hoàn thiện hệ thống nhân cách cũng như hệ thống tri thức, cơ sở để trở thành những con người có ích cho đất nước, cho dân tộc bằng những cống hiến, những tài năng đích thực của mình. Tuy nhiên, đó chỉ là hiểu theo nghĩa hẹp của hoạt động học, xét trong phạm vi của nhà trường. Tuy nhiên, câu nói của Lê- nin hoàn toàn không có chủ ngữ, không hề đề cập đến bất cứ đối tượng cụ thể nào. Cũng vì vậy mà phạm vi đối tượng của câu nói được mở ra vô tận.

Theo câu nói của Lê- nin, hoạt động học không chỉ là hoạt động của những người học sinh, những cô cậu học trò ngồi trên ghế nhà trường , mà bao gồm tất cả các đối tượng trong một dân tộc, đất nước, không hề phân biệt tuổi tác, già trẻ, gái trai. Nghĩa là ở bất kể độ tuổi nào, hoạt động học vẫn là cần thiết, những tri thức mới tiếp nhận được không bao giờ là thừa. Trong thế giới rộng lớn, bao la này, nguồn tri thức là vô tận mà dù có dùng cả cuộc đời để học hỏi, tìm tòi thì chưa chắc con người đã có thể tiếp nhận được hết. Bởi tri thức là vô hạn mà sự nhận thức của con người lại có hạn. Vì vậy, để thích nghi với cuộc sống, có thể chinh phục được nó thì con người cần không ngừng học hỏi.

Xem thêm:  Giải thích câu tục ngữ: Rồng đến nhà tôm

Tuy nhiên, ở đây ta chỉ xem xét câu nói này trong phạm vi của các thế hệ học sinh. Trong mối quan hệ với đối tượng học sinh, ta có thể thấy câu nói của Lê- nin là sự đề cao vai trờ của việc học, song cũng là lời động viên, cổ vũ của một vị lãnh tụ tận tình, trách nhiệm với thế hệ tương lai của đất nước mình. Học sinh là thế hệ mới của đất nước, họ sẽ là những mần non tương lai, là những người kế thừa trọng trách đưa đất nước đi lên. Mà để làm được nhiệm vụ cao cả, thiêng liêng ấy thì trước hết, các em cần là những người có tri thức, có văn hóa. Và để có thể tích lũy tri thức thì hoạt động tất yếu không thể bỏ qua, đó chính là hoạt động học.

Có lẽ, sự gặp gỡ tư tưởng ở hai vị lãnh tụ vĩ đại Lê-nin và Hồ Chí Minh là khá tương đồng. Cũng như Lê- nin, Bác Hồ của chúng ta cũng rất coi trọng việc học, coi trọng việc đào tạo những mầm non tương lai của đất nước. Trong một bức thư gửi cho toàn thể các em học sinh nhân ngày khai trường, Bác có viêt: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không? Dân tộc Việt Nam có bước đến đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, đó là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Trở lại với câu nói của Lê- nin, tác giả không chỉ nhắc đến một lần chữu học mà nhắc lại tới ba lần nhằm mục đích nhấn mạnh hoạt động học không phải học xong là có thể yên tâm dừng lại. Học là một quá trình lâu dài, bền bỉ và có thể kéo dài đến suốt cuộc đời của con người. Bởi con người luôn phải học tập, khám phá những điều mới mẻ. Đối với thế hệ học sinh, hoạt động này càng quan trọng. Các em nên không ngừng học hỏi để có thể cống hiến, phục vụ cho sự phát triển của đất nước trong tương lai. Với sự tích lũy tri thức cùng với sự nhanh nhạy,linh hoạt của các em. Tương lai của đất nước, vận mệnh của đất nước sẽ nằm trong tay của các em.

Như vậy, câu nói “Học, học nữa, học mãi” của Lê- nin có ý nghĩa vô cùng to lớn, là một lời khuyên chân thành, hữu ích cho thế hệ tương lai của đất nước. Câu nói này có ý nghĩa toàn cầu, với tất cả các quốc gia chứ không chỉ riêng bất cứ quốc gia nào. Đất nước muốn phát triển thì cần coi trọng công tác giáo dục, muốn quốc gia sánh bước cùng năm châu bốn bể thì học là hoạt động không thể xem thường, phải học, học nữa, học mãi.

  •  
21 tháng 6 2021

Câu 1:

*Câu rút gọn

-Về bản chất là câu đơn có đủ thành phần chủ - vị nhưng khi sử dụng người ta lược bỏ đi một số thành phần như chủ ngữ, vị ngữ hoặc lược bỏ cả chủ ngữ và vị ngữ

-Dựa vào hoàn cảnh, có thể xác định được từ hoặc cụm từ bị rút gọn là thành phần gì trong câu.

-Có thể khôi phục lại thành phần đã bị lược bỏ trong câu thành câu hoàn chỉnh, đầy đủ.

Ví dụ: Cậu có đi học không? Không đi  (Không đi là câu rút gọn)

Câu 2 :

Cách 1: Ngôi trường này được các công nhân lành nghề xây dựng năm 2015

Cách 2: Ngôi trường này xây dựng năm 2015.

Câu 3

a- Những câu văn trích từ văn bản: “Ý nghĩa văn chương”.

  -Tác giả: Hoài Thanh.

b-

Mở bài

- Giới thiệu câu tục ngữ.

- Khái quát nội dung của câu tục ngữ: Đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta. Tình cảm ấy xuất phát từ tình thương, niềm đồng cảm, biết lo lắng cho nhau giữa những người trong cùng một gia đình, một tập thể.

Thân bài

- Nghĩa đen: “tàu”: máng đựng thức ăn trong chuồng ngựa, cũng dùng để gọi chuồng ngựa. Nghĩa của cả câu: một con ngựa ốm, không ăn cỏ, cả đàn ngựa cũng không thiết đến việc ăn uống, không để ý đến bản thân mình.

- Nghĩa bóng: trong gia đình, trong một tập thể có người gặp chuyện không may thì những người khác cũng lo lắng.

- Trong gia đình, nếu có người ốm đau, hoạn nạn, những người khác đều lo lắng, cố gắng giúp đỡ những người không may qua bước khó khăn.

-Trong cộng đồng, còn nhiều người bất hạnh như người tàn tật, nạn nhân của thiên tai bão lũ, nạn nhân chất độc màu da cam… Có rất nhiều người, rất nhiều phong trào chia sẻ những nỗi đau đó như: Ngày vì người nghèo, các chương trình: Trái tim cho em, Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam...

- Liên hệ bản thân: Mỗi học sinh có thể góp sức nhỏ bé của mình, chia sẻ khó khăn cùng những người trong gia đình, trong lớp học, trong xã hội: tham gia làm việc nhà, xây dựng quỹ tình thương giúp đỡ các bạn nghèo trong lớp, tham gia các hoạt động từ thiện...

 Kết bài

-Liên hệ bản thân

 Trong triết học , trong lớp 12  , ta thường thấy các khẩu hiệu "Học , học nữa , học mãi" . Câu nói này của Lê-nin - một vị lãnh tụ kiệt xuất và vĩ đại của nước Nga thân yêu . 

Học là  gì? Học là tìm tòi và khám phá những điều hay , mới lạ , những điều lí thú mà ta chưa từng biết , để ta 1 ngày trưởng thành hơn , lớn khôn hơn từng ngày , từng ngày. 

Nếu chúng ta học lý thuyết mà không học thực hành hay học thực hành mà không biết lý thuyết , chúng ta sẽ ra sao?Chúng ta chưa thể được gọi là giỏi được , vì chúng ta chưa thể hiểu được hết tất cả. Nó giống như 1 hệ thống logic vậy  , nếu hệ thống logic chưa đầy đủ dữ liệu và chưa chính thống , chưa được liên kết thì hệ thống sẽ chưa hoàn thiện , còn thiếu sót. Học là học về mặt lý thuyết , là cơ sở cho việc thực hành và cũng là phần để tăng thêm kiến thức hiểu biết cho chúng ta. Hành là vận dụng những kiến thức từ học , từ điều cơ bản nhất đến điều khó khăn nhất , nó vừa giúp ta ôn lại những kiến thức từ học , giúp ta không bị quên kiến thức , đồng thời , ta biết cách ứng dụng nó vào cuộc sống.Bởi vì vậy, chúng được phối hợp với nhau , như là 1 đối tác cộng sự vậy. Vì thế nên chúng ta phải học có 1 cách trình tự logic , từ lý thuyết rồi đến thực hành . Ngoài ra , chúng có quan hệ mật thiết với nhau , vì vậy không nên chỉ học 1 thứ mà lãng quên được thứ kia 

Một số bạn cứ làm những việc như đi uống coffee , đi quán bar , vũ trường ,... , chứ không thích học , bởi chúng cho rằng học rất "nhàm chán , khô khan" , không cần học mà vẫn hiểu phà phà .Nếu chúng ta không học , chúng ta sẽ như thế nào? Chúng ta sẽ không hiểu được kiến thức thực tế xung quanh chúng ta , dù chỉ là 1 kiến thức nhỏ bé. Học giống như là 1 người bạn , 1 món tri thức đang cạnh kề bên ta , luôn cùng ta để khám phá những điều mới lạ. Học rất ích cho chúng ta , cho gia đình và xã hội. Nếu như ta thực sự không thích học , giống như rằng ta đang "từ giã tương lai tốt đẹp" để chuẩn bị cho 1 tương lai xấu đi. Nó đả hủy hoại đến tương lai chúng ta , đây giống như là 1 cuộc nổ bom hủy diệt Trái Đất. Vậy nên , ta phải học thật giỏi , thật giỏi để xây dựng , bảo vệ đất nước Việt Nam tươi đẹp này

Vậy nên , ý nghĩa của câu nói này là gì?Ý nghĩa của câu này là phải học cho thật giỏi , học cho đến khi nào mất đi mới thôi. 

Từ đó , tôi khuyên các bạn rằng  hãy nên học tập đi , vì học tập sẽ giúp ích rất nhiều đấy. Học tập rất vui lắm , không phải như các bạn nghĩ đâu ,chỉ tại các bạn không biết vai trò , ý nghĩa , khái niệm của việc học tập mà tự đánh giá của việc học tập , hậu quả đó là 1 việc làm sai lầm đấy!

PHẦN I. Đọc – hiểu: ( 5.0 điểm)             Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:“Khi đó, ván bài quan đã chờ rồi. Ngài xơi bát yến vừa xong, ngồi khểnh vuốt râu, rung đùi, mắt đang mải trông đĩa nọc, bỗng nghe ngoài xa, tiếng kêu vang trời dậy đất. Mọi người đều giật nảy mình, duy quan vẫn điềm nhiên, chỉ lăm le chực người ta bốc trúng quân mình chờ mà hạ. Vì...
Đọc tiếp

PHẦN I. Đọc – hiểu: ( 5.0 điểm)

             Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

“Khi đó, ván bài quan đã chờ rồi. Ngài xơi bát yến vừa xong, ngồi khểnh vuốt râu, rung đùi, mắt đang mải trông đĩa nọc, bỗng nghe ngoài xa, tiếng kêu vang trời dậy đất. Mọi người đều giật nảy mình, duy quan vẫn điềm nhiên, chỉ lăm le chực người ta bốc trúng quân mình chờ mà hạ. Vì ngài sắp ù to.

Có người khẽ nói:

- Bẩm, dễ có khi đê vỡ!

Ngài cau mặt, gắt rằng:

- Mặc kệ!

Rồi ngồi xếp bài lại, quay gối dựa sang bên tay phải, nghiêng mình bảo thầy đề lại:

- Có ăn không thì bốc chứ!

Thầy đề vội vàng:

- Dạ, bẩm, bốc.”

(Ngữ văn 7, Tập hai)

Câu 1 . Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả của văn bản đó là ai?

Câu 2 . Nội dung của đoạn văn trên?

Câu 3 . Tìm và ghi lại các câu rút gọn có trong đoạn văn.

Câu 4 . Ý nghĩa của câu văn “Mọi người đều giật nảy mình, duy quan vẫn điềm nhiên, chỉ lăm le chực người ta bốc trúng quân mình chờ mà hạ.”

PHẦN II. TẬP LÀM VĂN (5.0 điểm)

Suy nghĩ của em về câu tục ngữ:Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”.

3

Phần 2 thì bạn tham khảo trên mạng nhé!

Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản "Sống chết mặc bay" của tác giả Phạm Duy Tốn

Câu 2:Nội dung của đoạn văn trên :Thể hiện sự vô trách nhiệm của tên quan phủ, ở đây là tên quan phụ mẫu

Câu 3: Cáccâu rút gọn trong đoạn văn :

-Mặc kệ

-Có ăn ko thì bốc chứ

Câu 4 

Câu văn thể hiện sự vô trách nhiệm, vô liêm sỉ của quan lại đương thời, trong khi mọi người đều hoảng hốt thì hắn lại không quan tâm, mà chỉ lo đến việc đánh bài. Đồng thời, nó còn phần nào thể hiện sự cảm thương cho nhân dân lầm than cơ cực.

PHẦN I. ĐỌC – HIỂU. (5.0 điểm) Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến trường gặp thầy mới, bạn mới... Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài...
Đọc tiếp

PHẦN I. ĐỌC – HIỂU. (5.0 điểm) Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:

Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến trường gặp thầy mới, bạn mới... Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào...

Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra’’.

(Sách Ngữ văn 7, tập một)

a) Đoạn trích trên trong tác phẩm nào, của ai?

b) Tìm từ láy trong đoạn trích trên và cho biết tác dụng của các từ láy đó?

c) Từ nội dung của tác phẩm chứa đoạn trích trên, em hãy cho biết vai trò của nhà trường trong việc giáo dục thế hệ trẻ ?

PHẦN II. TẬP LÀM VĂN (5.0 điểm)

Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Hãy chứng minh lời nhắc nhở đó là nét đẹp truyền thống đạo lí của dân tộc Việt Nam.

1
21 tháng 6 2021

I )

a) Đoạn trích trên trong tác phẩm nào, của ai?

- Văn bản : Cổng trường mở ra

- Tác giả : Lý Lan

b) Tìm từ láy trong đoạn trích trên và cho biết tác dụng của các từ láy đó?

Từ láy : hoàn toàn, nôn nao, hồi hộp , chơi vơi, 

Tác dụng : làm nổi bật tâm trạng hồi hộp của người mẹ trong đêm khai trường đầu tiên của mẹ

c) Từ nội dung của tác phẩm chứa đoạn trích trên, em hãy cho biết vai trò của nhà trường trong việc giáo dục thế hệ trẻ ?

- Nhà nơi giáo dục trẻ

- Dạy trẻ kiến thức, nhân cách

- Nơi chắp cánh ước mơ, hoãi bão của trẻ

- Là ngôi nhà thứ hai của trẻ tràn ngập tình yêu thương

II ) 

Ông cha ta luôn dạy con cháu những nét đẹp truyền thống đạo lí của dân tộc. Trong đó phải kể đến truyền thống biết ơn đối với những người đã mang lại cho ta cuộc sống ấm no hạnh phúcqua câu tục ngữ " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".

      Trước hết, để hiểu rõ đạo lí mà ông cha ta muốn nhắn gửi, chúng ta cần hiểu được nội dung của câu tục ngữ. Theo nghĩa đen, nghĩa của câu tục ngữ là khi ăn những trái ngon quả ngọt phải nhớ tới người chăm sóc, vun trồng nó. Theo nghĩa sâu xa thì “ăn quả” là người được hưởng thành quả do người khác tạo ra, còn “kẻ trồng cây” chỉ người tạo ra thành quả đó. Vì vậy, câu tục ngữ trên có nghĩa là khi được hưởng thành quả do ai đó tạo ra, ta phải luôn nhớ ơn người đó. 

       Lòng biết ơn là đức tính mà mỗi con người cần phải có. Lòng biết ơn cho ta thấy nhân cách của mỗi con người, giúp ta hoàn thiện bản thân, góp phần làm đẹp cho các mối quan hệ xã hội. Nhân dân ta đã và đang cố gắng giữ gìn và phát huy đạo lý tốt đẹp này. Hằng năm, nhân dân ta vẫn tổ chức các ngày lễ để tưởng nhớ những người có công với đất nước, những người góp phần mang lại hạnh phúc ngày hôm nay. Hay ngày 20/11 hàng năm là ngày mà mọi người tri ân các thầy cô giáo, dành tặng cho họ những bông hoa tươi thắm, những lời chúc tốt đẹp. Qua đó, ta thấy rằng, mọi người đều tích cực giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp này.

      Vậy để phát huy truyền thống đó, chúng ta phải cố gắng rèn luyện bản thân, trở thành công dân có ích cho xã hội, phải yêu thương ông bà, cha mẹ, có những hành động đền ơn đáp nghĩa thiết thực.

     Có thể khẳng định rằng câu tục ngữ " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là nét đẹp truyền thống của dân tộc về lòng biết ơn. Câu tục ngữ trên đã giúp ta hiểu rõ hơn về đạo lý làm người, lòng biết ơn là tình cảm cao quý thiên liêng cần có của mỗi người để thể hiện ta là người có văn hóa, lịch sự. Mỗi chúng ta cần trau dồi thêm phẩm chất cao quý đó để lòng biết ơn mãi là bài học quý có giá trị trong cuộc sống chúng ta.

PHẦN I. ĐỌC HIỂU ( 4.0 điểm)Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới ?                                                      “ Nam quốc sơn hà Nam đế cư                                                     Tiệt nhiên định phận tại thiên...
Đọc tiếp

PHẦN I. ĐỌC HIỂU ( 4.0 điểm)

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới ?  

                                                   “ Nam quốc sơn hà Nam đế cư

                                                     Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

                                                     Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

                                                     Nhữ đẳng hành khan thử bại hư.”

                                                   ( Nam quốc sơn hà -  Ngữ văn 7, tập 1)

Câu 1.(0,5 điểm) Bài thơ “Nam quốc sơn hà” ra đời lien quan đến cuộc kháng chiến nào?

Câu 2. (0,5 điểm) Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 3. (0,5 điểm)  Bài thơ trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào ?

Câu 4. (0,5 điểm)  Dòng nào có nghĩa là “nước Nam” ?

Câu 5. (1,0 điểm) Từ “nghịch lỗ trong bài thơ nghĩa là gì ? Cách gọi giặc là nghịch lỗ thể hiện thái độ của tác giả như thế nào ?

Câu 6. ( 1,0 điểm ) Nêu nội dung chính của bài thơ ?

PHẦN II. TẬP LÀM VĂN (6.0 điểm)

Chứng minh rằng: Đời sống của con người sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường.

0
PHẦN I. ĐỌC - HIỂU (5,0 điểm )                   Cho bài thơ sau:                                  “Thân em vừa trắng lại vừa tròn                              Bảy nổi ba chìm với nước non                              Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn                               Mà em vẫn giữ tấm lòng...
Đọc tiếp

PHẦN I. ĐỌC - HIỂU (5,0 điểm )

                   Cho bài thơ sau:     

                            “Thân em vừa trắng lại vừa tròn

                              Bảy nổi ba chìm với nước non

                              Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

                              Mà em vẫn giữ tấm lòng son”.

Đọc bài thơ trên và trả lời câu hỏi bên dưới.

Câu 1(0,5đ). Bài thơ trên làm theo thể thơ gì? Ai là tác giả của bài thơ?

Câu 2(0,5đ). Từ “rắn nát”  thuộc từ ghép nào?

Câu 3(0,5đ). Tìm từ  đồng nghĩa với từ “tấm lòng son” trong câu  thơ “Mà em vẫn giữ tấm lòng son”.

Câu 4 (0,5đ).   Biện pháp nghệ thuật đặc sắc nhất được sử dụng  trong bài thơ trên là nghệ thuật nào?

Câu 5. (1 điểm) Hãy chỉ ra cặp quan hệ từ trong hai câu thơ cuối?

Câu 6. (2 điểm): Phân tích ý nghĩa của cặp quan hệ từ đó.

II/ PHẦN II. TẬP LÀM VĂN

Câu 7 (5,0 điểm) Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lý: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây ; “Uống nước nhớ nguồn .

1
2 tháng 7 2021

câu 1 

bài thơ trên được viết theo thể thơ 7 chữ ( lục bát mình cx kho nhớ )

tác giả HỒ XUÂN HƯƠNG 

19 tháng 6 2021

còn cái nịt

19 tháng 6 2021

còn cái nịt

Truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài là một tác phẩm rất hay và ý nghĩa, câu chuyện không chỉ xúc động bởi tình cảm hồn nhiên và ấm áp của hai anh em Thành và Thủy mà còn lấy đi nước mắt của không ít bạn đọc trước cuộc chia li đột ngột giữa hai anh em, giữa hai tâm hồn trong sáng và đáng thương ấy.

Búp bê vốn chỉ là thứ đồ chơi vô tri vô giác, chúng không biết bộc lộ cảm xúc, nhưng con người thì khác, con người ta với vô vàn cảm xúc khác nhau, vui có, buồn có, và đứng trước mỗi hoàn cảnh khác nhau tâm trạng con người thường khác nhau. Và thường là hoàn cảnh sẽ chi phối tâm trạng và cảm xúc của con người. Thành và Thủy cũng vậy, họ là hai anh em không chỉ biết yêu thương, đùm bọc cho nhau mà còn rất mong muốn bố mẹ không chia tay để gia đình tránh cảnh tan vỡ.

hành là một cậu anh trai rất hiền lành và yêu thương, chiều chuộng em gái, dù cũng chỉ có ít đồ chơi nhưng anh vẫn muốn dành hết cho em gái mình. Về phía Thủy, tuy còn rất nhỏ và trẻ con nhưng những hành động của Thủy lại xuất phát từ tình cảm chân thật nhất, khi anh đi chơi đá bóng chẳng may bị rách áo, Thủy đã mang kim chỉ ra tận sân vận động vá áo cho anh, sợ anh bị mẹ mắng, em gái rất thương anh mà lại còn khéo tay nữa. Rồi với suy nghĩ rằng “võ trang cho con Vệ Sĩ” đặt ở đầu giường để bảo vệ cho anh trong những giấc mơ, giúp anh không gặp ác mộng cũng chính là những tình cảm chân thật nhấ
hành là một cậu anh trai rất hiền lành và yêu thương, chiều chuộng em gái, dù cũng chỉ có ít đồ chơi nhưng anh vẫn muốn dành hết cho em gái mình. Về phía Thủy, tuy còn rất nhỏ và trẻ con nhưng những hành động của Thủy lại xuất phát từ tình cảm chân thật nhất, khi anh đi chơi đá bóng chẳng may bị rách áo, Thủy đã mang kim chỉ ra tận sân vận động vá áo cho anh, sợ anh bị mẹ mắng, em gái rất thương anh mà lại còn khéo tay nữa. Rồi với suy nghĩ rằng “võ trang cho con Vệ Sĩ” đặt ở đầu giường để bảo vệ cho anh trong những giấc mơ, giúp anh không gặp ác mộng cũng chính là những tình cảm chân thật nhất

 

Điệp ngữ:a. Khái niệm, các dạng điệp ngữ, tác dụng?b. Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép tu từ trong các đoạn thơ sau:b.1        Trên đường hành quân xa      ………………………….Nghe gọi về tuổi thơ                                        (Xuân Quỳnh)b.2     Cháu chiến đấu hôm nay  ………………………..Ổ trứng hồng tuổi...
Đọc tiếp

Điệp ngữ:

a. Khái niệm, các dạng điệp ngữ, tác dụng?

b. Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép tu từ trong các đoạn thơ sau:

b.1

        Trên đường hành quân xa

      ………………………….

Nghe gọi về tuổi thơ

                                        (Xuân Quỳnh)

b.2

     Cháu chiến đấu hôm nay

  ………………………..

Ổ trứng hồng tuổi thơ

                                     (Xuân Quỳnh)

b.3

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

                                          (Hồ Chí Minh)

b.4

         Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

                                       (Hồ Chí Minh)

b.5

Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

                                           (Hồ Chí Minh)

0
“…Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm. Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai cũng...
Đọc tiếp

“…Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm.

 
Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống, dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự nổi với thế nước!...”
 
( Ngữ văn 7, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, trang 60,61)
 
1. Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?
 
2. Ghi lại nội dung chính của đoạn trích trên bằng một câu văn hoàn chỉnh.
 
3. Xác định và nêu tác dụng của một phép liệt kê trong đoạn trích trên.
 
4. Viết đoạn văn từ 8-10 câu trình bày cảm nhận của em về tình cảnh của người dân trong đoạn trích trên.
 
pleaseee giúp mình với huhuh, mình cảm ơn nhoaaaa * pắn tim các thứ :3 *
0