Từ "bác" trong câu cuối của bài thơ "Bạn đến chơi nhà" có ý nghĩa gì ?
giúp mik nhanh vs nha
cảm ơn ạ !!!
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi
Hồn hển như lời của nước mây
- Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ là:
+ So sánh : cụ thể là :” Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi “- “ như lời của nước mây”
+ Nhân hoá : cụ thể là : “ hổn hển “
+ Tác dụng : thể hiện được thần thái của tiếng hát nơi núi rừng hẻo lánh vừa hồn nhiên trong trẻo vừa dịu dàng, thổn thức
Bạn tham khảo nhé !
Em được biết rằng loài ong mật sống tự nhiên trong rừng, và cũng có khi là chính con người nuôi trong vườn, trong nhà. Ông mật thường là chú ong chăm chỉ cho nên em rất thích những chú ong mật này.
Trong mỗi đàn ong thì luôn luôn có hàng nghìn con, gồm một ong chúa, vài trăm ong đực và quan trọng hơn đó chính là có hàng nghìn ong thợ. Ong thợ cũng là ong mật được xem là những con ong cái nhưng chúng lại không có khả năng sinh sản. Ong thợ lúc này thì chỉ biết bay đi lấy mật hoa, nhụy hoa và quan trọng hơn tất cả việc chúng là để có thể chăm sóc ong chúa, nuôi ong non. Những con ong thợ dường như còn canh gác tổ và xây tổ. Tổ ong được xây dựng như là một tòa lâu đài bằng sáp có hàng trăm, hàng nghìn căn phòng có các hình 6 cạnh liền kề nhau nhìn thật đẹp mắt biết bao nhiêu.
Con ong thợ chăm chỉ lại có bộ cánh kép, mỏng và trong suốt màu vàng mơ thật là đẹp đẽ biết bao nhiêu. Thế rồi quan trọng hơn đó chính là ở đầu miệng có lưỡi dài hút mật hoa. Mỗi chú ong thợ chăm chỉ lại có hai râu dài. Chiếc râu dài này dường như để định hướng, dẫn ong đi tìm hoa và bay vể tổ cho chính xác nhất. Mỗi con ong có ba đôi chân, mọc đều về hai phía. Những chiếc chân của con ong thợ lại có nhiều đốt và có lông. Thân ong thợ lại như có bốn, năm vòng ngang. Đuôi ong có ngòi, đốt rất đau và ai ai cũng phải sợ.
Ong mật luôn luôn sống theo đàn. Và theo tìm hiểu em thấy được rằng hành trình của con ong dài hàng trăm dặm. Dường như cứ mỗi ngày ong bay đi bay về tìm mật hoa, nhụy hoa đem về tổ, chuyên cần từ tinh mơ đến chiều tối.
Con ong thợ chính là một tượng trưng cho đức tính chuyên cần và tích lũy. Con vật nhỏ bé mà có ích chính vì thế mà em rất thích những chú ong thợ chăm chỉ.
“Chị ong nâu nâu nâu nâu, chị bay đi đâu đi đâu, con gà trống mới gáy, ông mặt trời mới dậy...” Câu hát quen thuộc đã nghe đi nghe lại lắm lần, không biết từ khi nào em đã nảy sinh lòng yêu thích với loài ong mật chăm chỉ.
Ong mật là loài côn trùng bé xíu, chỉ bằng đầu ngón tay. Trên thân là bốn, năm vòng ngang đan xen giữa màu vàng và màu nâu, phủ một lớp lông tơ mịn. Bộ cánh kép mỏng manh vàng nâu, trong suốt nhìn rõ từng đường vân ngang dọc. Mỗi chú ong mật đều có ba đôi chân cứng cáp có nhiều khớp nối, được trang bị rất nhiều lông nhỏ cảm ứng. Mặc dù rất thích ong mật, nhưng em sợ nhất chính là cái đuôi nhỏ có ngòi châm nhọn hoắt tiết ra nọc độc của chúng, một vết cắn sẽ sưng tấy đau buốt mấy ngày liền.
Đầu của ong mật như hạt tiêu nhỏ chứa đôi mắt kép lớn giúp chúng dễ dàng quan sát xung quanh. Chú còn có hai vòi nhỏ, thêm cái lưỡi mảnh như sợi chỉ chuyên dùng để hút nhụy hoa. Có lần em được ba bắt cho một con ong để ngắm nghía cho thỏa thích, nhìn kỹ mới thấy dưới mỗi chân nhỏ đều mang một cái gùi xinh xắn chứa đầy phấn hoa.
Mỗi dịp xuân hè, khi mặt trời tỏa ra những tia nắng chan hòa cũng là lúc loài ong mật hoạt động mạnh nhất. Chúng có thể bay xa hàng dặm mà vẫn nhớ đường về. Trong những khu vườn ngập hoa tươi, đâu đó là bầy ong mật chăm chỉ lấy từng chút phấn hoa mang về tổ. Nghe mẹ em nói, tổ ong được làm bằng sáp và là nơi trú ngụ của hàng ngàn con ong, từ ong chúa, ong non, ong thợ, ong đực, mỗi con đều nghiêm túc làm việc như một nhà máy thu nhỏ.
Ong mật là loài côn trùng hữu ích đối với nhà nông vì chúng giúp các bác nông dân thụ phấn cho cây trồng và cũng là một tấm gương về sự chăm chỉ, kiên trì và đoàn kết. Ngoài ra ong còn cho chúng ta sữa ong, sáp ong làm sản phẩm. Em rất yêu quý những chú ong mật ấy.
a.
- Đậu tương: một loại đậu
- Đất lành chim đậu: động tác của hạ cánh của chim
- thi đậu : Thi đỗ
b.
- bò kéo xe: con bò
- hai bò gạo: chỉ đơn vi đo lường
- cua bò lổm ngổm: động tác
c.
- cái kim sợi chỉ: dùng để khâu vái
- chiếu chỉ: lệnh mà nhà vua ban bố thiên hạ.
- chỉ đường: trỏ
- một chỉ vàng: đơn vị đo lường của vàng.
A > Đậu :
-Một loại cây trồng để lấy hạt hoặc quả .
- Tạm dừng lại .
- Đỗ / Trúng tuyển kỳ thi .
B > Bò :
- Con bò .
- 1 đơn vị dùng để đo lường .
- Duy chuyển thân thể .
C > Chiếu :
- Sợi se dùng để khâu .
- Lệnh bằng vàng của vua chúa .
- Hướng dẫn .
- 1 đơn vị dùng để đo lường ( đo vàng bạc )
https://vndoc.com/de-on-tap-he-lop-7-len-lop-8-mon-toan-nam-2019-2020-de-so-1-203287
bn vào đây tìm đề nha!!!
Bác đến chơi đây, ta với ta...
Câu thơ bộc lộ thật rõ nét tình cảm chân thành của tác giả đối với bạn. Đó là một tình cảm thiêng liêng cao quý. Quan hệ bạn bè ở đây được xây dựng trên cơ sở vững chắc là tình cảm yêu thương chân thật không màng đến vật chất. Bác đến chơi đây không có gì cả, chỉ có ta với ta khiến ta nhớ đến câu kết trong bài Qua đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan khi đứng trước cảnh đèo ngang hoang vắng cô liêu, đang mang nặng một nỗi u buồn, niềm suy tư khôn cả, không thể tâm sự cùng ai, nên bà tự quay về với lòng mình “ta với ta”. Còn “ ta với ta” mà nhà thơ Nguyễn Khuyến sử dụng nhằm chỉ nhà thơ và người bạn tuy hai mà một, tuy một mà hai, nó gắn bó quyện chặt vào nhau, không gì chia cắt được. Ở đây chỉ có ta với ta nhưng lại có tất cả. Bởi vì tình bạn giữa ta với ta mới là cao quý, nó không đòi hỏi bất kì một điều kiện vật chất nào cả, thậm chí cả một miếng trầu làm đầu câu chuyện để tiếp bác cũng không. Qua đó ta mới thấy nghệ thuật trào lộng của Nguyễn Khuyến thật là hóm hỉnh nhẹ nhàng mà tế nhị sâu sắc.