A. Đọc hiểu :
Em hãy đọc bài văn sau, rồi trả lời các câu hỏi và làm bài tập bên dưới :
MÙA THU TRONG TRẺO
Mùa thu, bầu trời tự nhiên cao bổng lên và xanh trong. Một màu xanh trứng sáo ngọt ngào, êm dịu. Vắng hẳn những đám mây đen thường ùn ùn kéo lên từ phía chân trời mỗi buổi chiều hè oi bức và vì thế, những trận mưa ào ạt như trút nước cũng thưa đi. Con sông chảy qua đầu làng Thanh thôi sủi bọt đục ngầu, ào ạt xô đẩy những đám củi rều bèo bọt, chảy về xuôi. Giờ nó lắng lại, chỉ lăn tăn gợn sóng, vỗ nhẹ vào đôi bờ lóc bóc. Cũng có lúc dòng sông như một tấm gương tráng thủy ngân xanh, soi rõ trời cao và những cánh cò trắng muốt vỗ thong thả qua sông một cách bình thản. Lúc ấy mặt nước giống hệt một con người sâu sắc, đang mải suy nghĩ điều gì. Trong hồ rộng, sen đang lụi dần. Những chiếc lá to như cái sàng màu xanh sẫm đã quăn mép, khô dần. Họa hoằn mới có vài lá non xanh, nho nhỏ mọc xòe trên mặt nước. Gương sen to bằng miệng bát, nghiêng nghiêng như muốn soi chân trời. Tiếng cuốc kêu thưa thớt trong các lùm cây lau sậy ven hồ. Dường như chúng mỏi miệng sau một mùa hè kêu ra rả và bây giờ muốn nghỉ ngơi cho lại sức… (Nguyễn Văn Chương) |
Câu 1. Nối sự vật ở cột A với từ ngữ miêu tả đặc điểm tiêu biểu của cảnh vật mùa thu ở cột B cho phù hợp. (Hướng dẫn trình bày: 1-a hoặc 1-b, …)
A
|
| B
|
1. Bầu trời 2. Dòng sông 3. Sen 4. Tiếng cuốc kêu |
| a. lăn tăn gợn sóng b. cao, trong xanh c. đang lụi tàn d. ra rả e. thưa thớt |
Con ghi lại chữ cái trước đáp án đúng: (đối với các câu 2, 4, 5)
Câu 2. Vì sao dòng sông mùa thu lại: “thôi sục bọt đục ngầu, ào ạt xô đẩy những đám củi rều bèo bọt, chảy về xuôi” như mùa hè?
a. Vì mùa thu nước sông trong xanh hơn mùa hè.
b. Vì mùa thu nước sông thường nhiều hơn mùa hè.
c. Vì mùa thu có những đám củi rều bèo bọt.
d. Vì mùa thu không có mưa rào ào ạt như trút nước giống mùa hè.
Câu 3. Dựa vào bài đọc, xác định các điều nêu dưới đây đúng hay sai :
Hướng dẫn trình bày: a-Đ hoặc a-S,…
Thông tin
| Trả lời
|
a. Nội dung chính của bài văn là “Miêu tả vẻ đẹp trong trẻo của mùa thu”. |
|
b. Mùa thu trong trẻo được tác giả miêu tả qua cảm nhận của thị giác và vị giác. | |
c. “Mặt nước giống hệt một con người sâu sắc, đang mải suy nghĩ điều gì” là hình ảnh nhân hóa. | |
d. “Dòng sông như một tấm gương tráng thủy ngân xanh, soi rõ trời cao và những cánh cò trắng muốt vỗ thong thả qua sông một cách bình thản” là hình ảnh so sánh và nhân hóa. | |
Câu 4. Từ “trong” ở câu “Mùa thu, bầu trời tự nhiên cao bổng lên và xanh trong.” và từ “trong” ở câu “Trong hồ rộng, sen đang lụi dần.” là hiện tượng gì ?
a. Đồng âm c. Trái nghĩa
b. Đồng nghĩa d. Nhiều nghĩa
Câu 5. Từ “mặt” ở cụm từ “mặt nước” và từ “mặt” ở cụm từ “rửa mặt” là hiện tượng gì ?
a. Đồng âm c. Trái nghĩa
b. Đồng nghĩa d. Nhiều nghĩa
Câu 6. Theo em, tình cảm của Thanh đối với quê hương như thế nào?
Viết câu trả lời của con:
..................................................................................................................
..................................................................................................................
Câu 7. Tìm hai từ đồng nghĩa, hai từ trái nghĩa với mỗi từ sau:
a) oi bức
b) thong thả
Câu 8. a) Với mỗi nghĩa dưới đây của từ chạy, hãy đặt một câu :
(1) Chạy với nghĩa chỉ hoạt động của máy móc :
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
(2) Chạy với nghĩa là di chuyển bằng chân với tốc độ cao :
......................................................................................................................
......................................................................................................................
b) Với các nghĩa trên (1, 2), từ chạy trong trường hợp nào mang nghĩa gốc, trường hợp nào mang nghĩa chuyển ?
A. Đọc hiểu :
Em hãy đọc bài văn sau, rồi trả lời các câu hỏi và làm bài tập bên dưới :
MÙA THU TRONG TRẺO
Mùa thu, bầu trời tự nhiên cao bổng lên và xanh trong. Một màu xanh trứng sáo ngọt ngào, êm dịu. Vắng hẳn những đám mây đen thường ùn ùn kéo lên từ phía chân trời mỗi buổi chiều hè oi bức và vì thế, những trận mưa ào ạt như trút nước cũng thưa đi. Con sông chảy qua đầu làng Thanh thôi sủi bọt đục ngầu, ào ạt xô đẩy những đám củi rều bèo bọt, chảy về xuôi. Giờ nó lắng lại, chỉ lăn tăn gợn sóng, vỗ nhẹ vào đôi bờ lóc bóc. Cũng có lúc dòng sông như một tấm gương tráng thủy ngân xanh, soi rõ trời cao và những cánh cò trắng muốt vỗ thong thả qua sông một cách bình thản. Lúc ấy mặt nước giống hệt một con người sâu sắc, đang mải suy nghĩ điều gì. Trong hồ rộng, sen đang lụi dần. Những chiếc lá to như cái sàng màu xanh sẫm đã quăn mép, khô dần. Họa hoằn mới có vài lá non xanh, nho nhỏ mọc xòe trên mặt nước. Gương sen to bằng miệng bát, nghiêng nghiêng như muốn soi chân trời. Tiếng cuốc kêu thưa thớt trong các lùm cây lau sậy ven hồ. Dường như chúng mỏi miệng sau một mùa hè kêu ra rả và bây giờ muốn nghỉ ngơi cho lại sức… (Nguyễn Văn Chương) |
Câu 1. Nối sự vật ở cột A với từ ngữ miêu tả đặc điểm tiêu biểu của cảnh vật mùa thu ở cột B cho phù hợp. (Hướng dẫn trình bày: 1-a hoặc 1-b, …)
A
|
| B
|
1. Bầu trời 2. Dòng sông 3. Sen 4. Tiếng cuốc kêu |
| a. lăn tăn gợn sóng b. cao, trong xanh c. đang lụi tàn d. ra rả e. thưa thớt |
Con ghi lại chữ cái trước đáp án đúng: (đối với các câu 2, 4, 5)
Câu 2. Vì sao dòng sông mùa thu lại: “thôi sục bọt đục ngầu, ào ạt xô đẩy những đám củi rều bèo bọt, chảy về xuôi” như mùa hè?
a. Vì mùa thu nước sông trong xanh hơn mùa hè.
b. Vì mùa thu nước sông thường nhiều hơn mùa hè.
c. Vì mùa thu có những đám củi rều bèo bọt.
d. Vì mùa thu không có mưa rào ào ạt như trút nước giống mùa hè.
Câu 3. Dựa vào bài đọc, xác định các điều nêu dưới đây đúng hay sai :
Hướng dẫn trình bày: a-Đ hoặc a-S,…
Thông tin
| Trả lời
|
a. Nội dung chính của bài văn là “Miêu tả vẻ đẹp trong trẻo của mùa thu”. |
|
b. Mùa thu trong trẻo được tác giả miêu tả qua cảm nhận của thị giác và vị giác. | |
c. “Mặt nước giống hệt một con người sâu sắc, đang mải suy nghĩ điều gì” là hình ảnh nhân hóa. | |
d. “Dòng sông như một tấm gương tráng thủy ngân xanh, soi rõ trời cao và những cánh cò trắng muốt vỗ thong thả qua sông một cách bình thản” là hình ảnh so sánh và nhân hóa. | |
Câu 4. Từ “trong” ở câu “Mùa thu, bầu trời tự nhiên cao bổng lên và xanh trong.” và từ “trong” ở câu “Trong hồ rộng, sen đang lụi dần.” là hiện tượng gì ?
a. Đồng âm c. Trái nghĩa
b. Đồng nghĩa d. Nhiều nghĩa
Câu 5. Từ “mặt” ở cụm từ “mặt nước” và từ “mặt” ở cụm từ “rửa mặt” là hiện tượng gì ?
a. Đồng âm c. Trái nghĩa
b. Đồng nghĩa d. Nhiều nghĩa
Câu 6. Theo em, tình cảm của Thanh đối với quê hương như thế nào?
Viết câu trả lời của con:
..................................................................................................................
..................................................................................................................
Câu 7. Tìm hai từ đồng nghĩa, hai từ trái nghĩa với mỗi từ sau:
a) oi bức
b) thong thả
Câu 8. a) Với mỗi nghĩa dưới đây của từ chạy, hãy đặt một câu :
(1) Chạy với nghĩa chỉ hoạt động của máy móc :
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
(2) Chạy với nghĩa là di chuyển bằng chân với tốc độ cao :
......................................................................................................................
......................................................................................................................
b) Với các nghĩa trên (1, 2), từ chạy trong trường hợp nào mang nghĩa gốc, trường hợp nào mang nghĩa chuyển ?
A. Đọc hiểu :
Em hãy đọc bài văn sau, rồi trả lời các câu hỏi và làm bài tập bên dưới :
MÙA THU TRONG TRẺO
Mùa thu, bầu trời tự nhiên cao bổng lên và xanh trong. Một màu xanh trứng sáo ngọt ngào, êm dịu. Vắng hẳn những đám mây đen thường ùn ùn kéo lên từ phía chân trời mỗi buổi chiều hè oi bức và vì thế, những trận mưa ào ạt như trút nước cũng thưa đi. Con sông chảy qua đầu làng Thanh thôi sủi bọt đục ngầu, ào ạt xô đẩy những đám củi rều bèo bọt, chảy về xuôi. Giờ nó lắng lại, chỉ lăn tăn gợn sóng, vỗ nhẹ vào đôi bờ lóc bóc. Cũng có lúc dòng sông như một tấm gương tráng thủy ngân xanh, soi rõ trời cao và những cánh cò trắng muốt vỗ thong thả qua sông một cách bình thản. Lúc ấy mặt nước giống hệt một con người sâu sắc, đang mải suy nghĩ điều gì. Trong hồ rộng, sen đang lụi dần. Những chiếc lá to như cái sàng màu xanh sẫm đã quăn mép, khô dần. Họa hoằn mới có vài lá non xanh, nho nhỏ mọc xòe trên mặt nước. Gương sen to bằng miệng bát, nghiêng nghiêng như muốn soi chân trời. Tiếng cuốc kêu thưa thớt trong các lùm cây lau sậy ven hồ. Dường như chúng mỏi miệng sau một mùa hè kêu ra rả và bây giờ muốn nghỉ ngơi cho lại sức… (Nguyễn Văn Chương) |
Câu 1. Nối sự vật ở cột A với từ ngữ miêu tả đặc điểm tiêu biểu của cảnh vật mùa thu ở cột B cho phù hợp. (Hướng dẫn trình bày: 1-a hoặc 1-b, …)
A
|
| B
|
1. Bầu trời 2. Dòng sông 3. Sen 4. Tiếng cuốc kêu |
| a. lăn tăn gợn sóng b. cao, trong xanh c. đang lụi tàn d. ra rả e. thưa thớt |
Con ghi lại chữ cái trước đáp án đúng: (đối với các câu 2, 4, 5)
Câu 2. Vì sao dòng sông mùa thu lại: “thôi sục bọt đục ngầu, ào ạt xô đẩy những đám củi rều bèo bọt, chảy về xuôi” như mùa hè?
a. Vì mùa thu nước sông trong xanh hơn mùa hè.
b. Vì mùa thu nước sông thường nhiều hơn mùa hè.
c. Vì mùa thu có những đám củi rều bèo bọt.
d. Vì mùa thu không có mưa rào ào ạt như trút nước giống mùa hè.
Câu 3. Dựa vào bài đọc, xác định các điều nêu dưới đây đúng hay sai :
Hướng dẫn trình bày: a-Đ hoặc a-S,…
Thông tin
| Trả lời
|
a. Nội dung chính của bài văn là “Miêu tả vẻ đẹp trong trẻo của mùa thu”. |
|
b. Mùa thu trong trẻo được tác giả miêu tả qua cảm nhận của thị giác và vị giác. | |
c. “Mặt nước giống hệt một con người sâu sắc, đang mải suy nghĩ điều gì” là hình ảnh nhân hóa. | |
d. “Dòng sông như một tấm gương tráng thủy ngân xanh, soi rõ trời cao và những cánh cò trắng muốt vỗ thong thả qua sông một cách bình thản” là hình ảnh so sánh và nhân hóa. | |
Câu 4. Từ “trong” ở câu “Mùa thu, bầu trời tự nhiên cao bổng lên và xanh trong.” và từ “trong” ở câu “Trong hồ rộng, sen đang lụi dần.” là hiện tượng gì ?
a. Đồng âm c. Trái nghĩa
b. Đồng nghĩa d. Nhiều nghĩa
Câu 5. Từ “mặt” ở cụm từ “mặt nước” và từ “mặt” ở cụm từ “rửa mặt” là hiện tượng gì ?
a. Đồng âm c. Trái nghĩa
b. Đồng nghĩa d. Nhiều nghĩa
Câu 6. Theo em, tình cảm của Thanh đối với quê hương như thế nào?
Viết câu trả lời của con:
..................................................................................................................
..................................................................................................................
Câu 7. Tìm hai từ đồng nghĩa, hai từ trái nghĩa với mỗi từ sau:
a) oi bức
b) thong thả
Câu 8. a) Với mỗi nghĩa dưới đây của từ chạy, hãy đặt một câu :
(1) Chạy với nghĩa chỉ hoạt động của máy móc :
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
(2) Chạy với nghĩa là di chuyển bằng chân với tốc độ cao :
......................................................................................................................
......................................................................................................................
b) Với các nghĩa trên (1, 2), từ chạy trong trường hợp nào mang nghĩa gốc, trường hợp nào mang nghĩa chuyển ?