K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 4 2024

Văn phong của học sinh hiện nay phản ánh rõ sự đa dạng và phong phú trong cách diễn đạt ý kiến. Trong thời đại số hóa, việc sử dụng công nghệ thông tin đang trở thành xu hướng không thể tránh khỏi. Học sinh thường sử dụng ngôn ngữ tự nhiên, giao tiếp qua tin nhắn, email, hoặc thậm chí qua các ứng dụng trò chuyện trực tuyến. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc mất đi văn phong truyền thống. Học sinh vẫn có khả năng thể hiện ý kiến và suy nghĩ của mình thông qua các bài văn, bài thuyết trình hoặc thậm chí là qua các bài viết trên mạng xã hội. Văn phong của họ có thể đa dạng từ lịch sự đến trẻ trung, từ hài hước đến nghiêm túc. Quan trọng nhất, họ có khả năng linh hoạt và thích ứng với nhiều tình huống giao tiếp khác nhau. Điều này là minh chứng cho sự phát triển không ngừng của văn phong học sinh trong xã hội ngày nay.

1 tháng 4 2024

Rác thải là một vấn đề nhức nhối trong xã hội hiện nay. Nó xuất hiện ở mọi nơi, từ thành thị đến nông thôn, từ nhà ra ngõ, và gây ra những tác hại nghiêm trọng đối với môi trường sống và con người. Trên khắp thế giới, hàng tỉ tấn rác thải được sinh ra hàng năm, và cách chúng ta xử lý rác thải đó có ảnh hưởng lớn đến môi trường và sức khỏe con người.
Trước hết, rác thải gây ô nhiễm môi trường. Dữ liệu từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy rằng việc xử lý không đúng cách các loại rác thải sinh hoạt đã gây ra ô nhiễm không khí, nước và đất đai ở nhiều khu vực trên thế giới. Ví dụ, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc đốt cháy rác thải gây ra khói độc hại chứa các hợp chất hóa học nguy hiểm như dioxin, gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho cả con người và động vật.

Thứ hai, rác thải ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiếp xúc với rác thải có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như dị ứng, vi khuẩn gây bệnh, và các bệnh nghiêm trọng như ung thư. Ví dụ, một nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Dinh dưỡng ở Anh đã chỉ ra rằng việc tiếp xúc với kim loại nặng từ rác thải có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như rối loạn tiền đình và suy giảm chức năng thận.

Vì vậy, để bảo vệ môi trường sống và sức khỏe của chúng ta, chúng ta cần có các biện pháp hiệu quả để giảm thiểu và xử lý rác thải một cách bền vững, dựa trên các dẫn chứng khoa học và nghiên cứu. Chỉ khi chúng ta làm được điều này, chúng ta mới có thể bảo vệ hành tinh và sức khỏe của chúng ta cho những thế hệ tương lai.

31 tháng 3 2024

Văn bản'' Con hổ có nghĩa" thể văn gì?

31 tháng 3 2024

Là sao

31 tháng 3 2024

văn

31 tháng 3 2024

Y Phương

31 tháng 3 2024

Y Phương

31 tháng 3 2024

Hiện nay, vấn đề môi trường đang là một trong những vấn đề đáng quan tâm và được đề cập đến rất nhiều trên các phương tiện truyền thông cũng như trong đời sống xã hội. Việc bảo vệ môi trường trước sự tác động của tự nhiên và con người là cần thiết và cần có những giải pháp hiệu quả hơn trong thực tế để có một không gian sống lành mạnh, tích cực.

Môi trường sống bao gồm tất cả những gì tồn tại xung quanh chúng ta. Đó là đất, nước, không khí, ánh sáng, các tài nguyên tự nhiên và tài nguyên xã hội…Bảo vệ môi trường là những hành động được thực hiện nhằm tránh các tác động xấu của tự nhiên và con người đến môi trường. Đảm bảo sự tồn tại và phát triển lành mạnh của môi trường trong tự nhiên.

Câu hỏi đặt ra là vì sao phải bảo vệ môi trường sống? Thứ nhất, phải bảo vệ môi trường bởi vì môi trường có vai trò rất lớn đối với sự sống của con người. Không khí, nước, ánh sáng,..đều phục vụ nhu cầu tồn tại và sinh hoạt của con người. Nếu sống trong một môi trường tốt con người sẽ được bảo vệ về sức khỏe, có nhiều năng lượng học tập, làm việc và phát triển.

Ngược lại, nếu con người sống trong môi trường bị ô nhiễm sẽ phải chịu nhiều tác động, hậu quả nặng nề về sức khỏe, tinh thần và đời sống. Môi trường bị ô nhiễm là “con virus” gặm nhấm sức khỏe mỗi người, thậm chí nếu lâu dài có thể cướp đi cả mạng sống con người. Thế nên bảo vệ môi trường là bảo vệ sức khoẻ chính chúng ta.

Thứ hai, chúng ta không thể không thừa nhận rằng môi trường hiện nay đang bị ô nhiễm trầm trọng. Nguyên nhân chính từ ý thức con người. Trong thực tế, có hàng ngàn tấn rác thải thải ra mỗi ngày, tuy nhiên việc xử lý rác thải vẫn còn chưa thực sự tốt. Thậm chí ở những thành phố lớn, nhiều khu dân cư vẫn tồn tại hiện tượng rác thải chất hàng đống chưa xử lý kịp thời, gây ô nhiễm.

Hơn thế nữa, các nhà máy thải khói, nước thải một cách bừa bãi thiếu khoa học làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trường nước. Lạm dụng các chất hoá học như thuốc diệt cỏ, khử trùng đất, thuốc kích thích tăng trưởng của người lao động cũng khiến đất đai bị phá huỷ, bạc màu, thiếu chất dinh dưỡng,… Những điều ấy không chỉ ảnh hưởng đến đời sống sinh vật mà còn tác động trực tiếp đến cuộc sống con người, đe dọa sức khỏe, sinh mạng con người.

Thứ ba, việc bảo vệ môi trường không chỉ bảo vệ cho chúng ta hôm nay mà còn bảo vệ cho cuộc sống của những thế hệ mai sau. Nếu chúng ta thờ ơ với những vấn đề tiêu cực đang tồn tại trong môi trường hiện nay thì thế hệ sau phải gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng. Sự vô ý thức của con người hiện tại có thể đe dọa đến đời sống trong tương lai.

Vì vậy, để có một môi trường sống tốt hơn, đảm bảo hơn chúng ta cần phải chung tay để bảo vệ nó. Chú trọng đến việc tuyên truyền các tổ dân phố, người dân trong các ngõ hẻm, làng quê nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Nhà nước đưa ra những quy định và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm gây ảnh hưởng đến môi trường. Tổ chức các cuộc thi, phát động các phong trào bảo vệ môi trường ở khu dân cư, các tổ dân phố, hay các thôn bản ở vùng quê nhằm tuyên truyền người dân ý thức hơn trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường sạch đẹp.

Ở các trường học, các học sinh cần tham gia các hoạt động chăm sóc vườn hoa, trồng cây xanh, thu gom rác,… tích cực. Phát hiện, phản ánh và phê phán những hành vi thiếu ý thức, phá hoại môi trường sống. Vì một Việt Nam khỏe mạnh, vì một môi trường trong lành chúng ta cần phải góp sức, góp công từ những việc nhỏ nhặt nhất ngay từ hôm nay.

Môi trường là nguồn sống của chúng ta. Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống, bảo vệ hơi thở và sự sống của mỗi người. Vì vậy, mỗi chúng ta phải nâng cao hơn nữa ý thức bảo vệ môi trường, đừng để những hành động vô ý thức gieo rắc tai họa làm môi trường “bị tổn thương” thêm. Hãy nhớ: “Bảo vệ môi trường là nghĩa vụ của mỗi công dân, là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân”.

31 tháng 3 2024

Hiện nay, vấn đề môi trường đang là một trong những vấn đề đáng quan tâm và được đề cập đến rất nhiều trên các phương tiện truyền thông cũng như trong đời sống xã hội. Việc bảo vệ môi trường trước sự tác động của tự nhiên và con người là cần thiết và cần có những giải pháp hiệu quả hơn trong thực tế để có một không gian sống lành mạnh, tích cực.

Môi trường sống bao gồm tất cả những gì tồn tại xung quanh chúng ta. Đó là đất, nước, không khí, ánh sáng, các tài nguyên tự nhiên và tài nguyên xã hội…Bảo vệ môi trường là những hành động được thực hiện nhằm tránh các tác động xấu của tự nhiên và con người đến môi trường. Đảm bảo sự tồn tại và phát triển lành mạnh của môi trường trong tự nhiên.

Câu hỏi đặt ra là vì sao phải bảo vệ môi trường sống? Thứ nhất, phải bảo vệ môi trường bởi vì môi trường có vai trò rất lớn đối với sự sống của con người. Không khí, nước, ánh sáng,..đều phục vụ nhu cầu tồn tại và sinh hoạt của con người. Nếu sống trong một môi trường tốt con người sẽ được bảo vệ về sức khỏe, có nhiều năng lượng học tập, làm việc và phát triển. Ngược lại, nếu con người sống trong môi trường bị ô nhiễm sẽ phải chịu nhiều tác động, hậu quả nặng nề về sức khỏe, tinh thần và đời sống. Môi trường bị ô nhiễm là "con virus" gặm nhấm sức khỏe mỗi người, thậm chí nếu lâu dài có thể cướp đi cả mạng sống con người. Thế nên bảo vệ môi trường là bảo vệ sức khoẻ chính chúng ta.

Thứ hai, chúng ta không thể không thừa nhận rằng môi trường hiện nay đang bị ô nhiễm trầm trọng. Nguyên nhân chính từ ý thức con người.  Trong thực tế, có hàng ngàn tấn rác thải thải ra mỗi ngày, tuy nhiên việc xử lý rác thải vẫn còn chưa thực sự tốt. Thậm chí ở những thành phố lớn, nhiều khu dân cư vẫn tồn tại hiện tượng rác thải chất hàng đống chưa xử lý kịp thời, gây ô nhiễm. Hơn thế nữa, các nhà máy thải khói, nước thải một cách bừa bãi thiếu khoa học làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trường nước. Lạm dụng các chất hoá học như thuốc diệt cỏ, khử trùng đất, thuốc kích thích tăng trưởng của người lao động cũng khiến đất đai bị phá huỷ, bạc màu, thiếu chất dinh dưỡng,... Những điều ấy không chỉ ảnh hưởng đến đời sống sinh vật mà còn tác động trực tiếp đến cuộc sống con người, đe dọa sức khỏe, sinh mạng con người.

Thứ ba, việc bảo vệ môi trường không chỉ bảo vệ cho chúng ta hôm nay mà còn bảo vệ cho cuộc sống của những thế hệ mai sau. Nếu chúng ta thờ ơ với những vấn đề tiêu cực đang tồn tại trong môi trường hiện nay thì thế hệ sau phải gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng. Sự vô ý thức của con người hiện tại có thể đe dọa đến đời sống trong tương lai. 

Vì vậy, để có một môi trường sống tốt hơn, đảm bảo hơn chúng ta cần phải chung tay để bảo vệ nó. Chú trọng đến việc tuyên truyền các tổ dân phố, người dân trong các ngõ hẻm, làng quê nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Nhà nước đưa ra những quy định và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm gây ảnh hưởng đến môi trường. Tổ chức các cuộc thi, phát động các phong trào bảo vệ môi trường ở khu dân cư, các tổ dân phố, hay các thôn bản ở vùng quê nhằm tuyên truyền người dân ý thức hơn trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường sạch đẹp. Ở các trường học, các học sinh cần tham gia các hoạt động chăm sóc vườn hoa, trồng cây xanh, thu gom rác,... tích cực. Phát hiện, phản ánh và phê phán những hành vi thiếu ý thức, phá hoại môi trường sống. Vì một Việt Nam khỏe mạnh, vì một môi trường trong lành chúng ta cần phải góp sức, góp công từ những việc nhỏ nhặt nhất ngay từ hôm nay.

Môi trường là nguồn sống của chúng ta. Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống, bảo vệ hơi thở và sự sống của mỗi người. Vì vậy, mỗi chúng ta phải nâng cao hơn nữa ý thức bảo vệ môi trường, đừng để những hành động vô ý thức gieo rắc tai họa làm môi trường “bị tổn thương” thêm. Hãy nhớ: “Bảo vệ môi trường là nghĩa vụ của mỗi công dân, là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân”.

31 tháng 3 2024

Năm học vừa rồi, em đã có một trải nghiệm vô cùng đáng nhớ. Chính trải nghiệm ấy, đã khiến em thay đổi rất nhiều.

Từ trước đến nay, em luôn là một học sinh rất kém môn thể dục. Ai cũng cho là như vậy, kể cả em. Và chính em cũng luôn cho rằng, mình sẽ chẳng thể nào tốt hơn được. Cho đến một buổi học thể dục vào năm học trước, tất cả đã thay đổi.

Hôm đó, em được học với thầy giáo mới đến là thầy Hùng. Như thường lệ, khi các bạn chơi bóng chuyền ở trên sân, em lại đứng bên cạnh quan sát và đi nhặt bóng giúp các bạn. Thấy thế, thầy Hùng đã tiến lại và đề nghị em cũng hãy vào sân chơi cùng các bạn. Nghe vậy, em đã rất ngạc nhiên và có chút sợ sệt. Tuy nhiên, thầy vẫn cương quyết đề nghị xen lẫn yêu cầu em ra sân bóng. Mới đầu, em cứ lóng ngóng tay chân, chẳng đỡ được một lượt bóng nào. Nhưng thầy Hùng vẫn không quản ngại, mà kiên nhẫn chỉ cho em. Các bạn trên sân cũng kiên nhẫn đứng chờ, như đang góp những lời cổ vũ thầm lặng cho em. Và thế là, đến cuối buổi tập, em đã thành công đỡ được hơn mười lượt bóng, thậm chí ghi được một điểm cho đội mình. Điều đó thực sự rất tuyệt vời, khiến em hạnh phúc vô cùng. Thì ra, em cũng có thể chơi bóng như các bạn, chứ không phải là không thể.

Sau hôm đó, em dần tự tin và chăm chỉ hơn trong các tiết học thể dục. Em cũng đã dành thời gian mỗi buổi chiều tối để chạy bộ và rèn luyện thêm sức khỏe. Nhờ vậy, em dần hòa nhập vào những buổi học thể dục, những buổi chơi bóng ở lớp cùng các bạn. Tất cả chính là nhờ vào trải nghiệm tuyệt vời hôm ấy.

31 tháng 3 2024

Trải nghiệm sẽ đem đến cho con người nhiều điều giá trị trong cuộc sống. Và em cũng có được rất nhiều trải nghiệm như vậy.

Tết đến là dịp để mỗi người có thời gian sum vầy bên gia đình. Năm nay, gia đình em sẽ về quê ngoại để ăn Tết. Mọi năm, gia đình em thường ăn Tết ở quê nội - trên thành phố. Nhưng năm nay, em đã được trải nghiệm không khí Tết ở một vùng nông thôn. Em cảm thấy rất tuyệt vời và thú vị.

Những ngày giáp Tết, quê hương của em như được khoác lên mình một chiếc áo mới. Các con đường trong thôn được trang trí cờ hoa rực rỡ. Xe cộ đi lại đông đúc, tấp nập hơn những ngày bình thường. Lần đầu tiên, em được theo mẹ đi chợ Tết. Khu chợ nào cũng đông đúc, nhộn nhịp. Các mặt hàng như thịt cá, rau củ, bánh kẹo… được bày bán rất nhiều. Người mua, người bán rộn ràng không kém với thành phố. Không khí vui tươi khiến em cảm thấy thật háo hức, rộn ràng.
Hai mươi tám Tết, mọi người trong gia đình cùng nhau gói bánh chưng. Mẹ đã đi chợ mua sẵn các nguyên liệu gồm lá dong, lạt mềm, gạo nếp, đỗ xanh, thịt mỡ. Lần đầu tiên trong đời, em được xem và gói bánh chưng. Mọi người trong gia đình vừa gói bánh, vừa trò chuyện thật vui vẻ. Công đoạn gói quả thật khó khăn. Ông ngoại vừa gói bánh, vừa hướng dẫn em từng bước một. Sau khoảng ba mươi phút, em đã hoàn thành. Chiếc bánh chưng dù còn chưa được đẹp đẽ, nhưng em cảm thấy rất vui. Sau hơn hai tiếng đồng hồ, công việc gói bánh đã xong xuôi.

Bố chuẩn bị một chiếc nồi thật to, rồi cho từng chiếc bánh vào. Sau đó, bố còn đổ nước vào để luộc bánh. Chiếc bánh của em cũng được cho vào luộc. Bố nói rằng phải mất hơn một ngày bánh mới chín. Em cùng chị gái háo hức ngồi canh nồi bánh chưng. Giữa tiết trời se lạnh, ngồi bên bếp lửa hồng, em cảm thấy vô cùng ấm cúng và hạnh phúc.

Đêm giao thừa, cả nhà cùng quây quần bên mâm cơm Tất niên. Những món ăn truyền thống của dân tộc được bà và mẹ chuẩn bị vô cùng công phu. Mọi người vừa ăn, vừa trò chuyện vui vẻ. Không khí thật ấm cúng, thiêng liêng. Khoảnh khắc năm mới đang đến rất gần rồi.

Một trải nghiệm đáng nhớ, khiến em thêm yêu quê hương của mình. Không chỉ vậy, em cũng thêm trân trọng những nét đẹp truyền thống của đất nước nhiều hơn.

31 tháng 3 2024

Bài giảng giúp học sinh:

- Tìm hiểu chung về văn bản

- Phân tích nội dung của văn bản

- Tìm hiểu đặc điểm của tùy bút được thể hiện trong văn bản

21 tháng 10 2024

Gió chướng là cách gọi quen thuộc của người dân ở Nam Bộ về thời kì gió mùa Đông Bắc phát triển mạnh vùng biển phía nam biển Đông, trên thượng lưu sông Mê Kông

 

31 tháng 3 2024

Mái tóc của ông em đã bạc.

Giờ Trái Đất là một sự kiện quốc tế hằng năm, do Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên khởi xướng nhằm nâng cao nhận thức về các vấn đề môi trường và khí hậu trong cộng đồng toàn cầu. Nhưng ở đâu đó vẫn có một vài ý kiến cho rằng tắt thiết bị điện trong giờ Trái đất chỉ là việc làm hình thức, không có tác dụng, vì chẳng tiết kiệm được bao nhiêu. Ý kiến trên thể hiện...
Đọc tiếp

Giờ Trái Đất là một sự kiện quốc tế hằng năm, do Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên khởi xướng nhằm nâng cao nhận thức về các vấn đề môi trường và khí hậu trong cộng đồng toàn cầu. Nhưng ở đâu đó vẫn có một vài ý kiến cho rằng tắt thiết bị điện trong giờ Trái đất chỉ là việc làm hình thức, không có tác dụng, vì chẳng tiết kiệm được bao nhiêu.

Ý kiến trên thể hiện cách nhìn chưa đầy đủ về ý nghĩa của Giờ Trái Đất đối với cuộc sống của tất cả chúng ta. Hay nói cách khác đó là quan điểm hoàn toàn sai lầm.
Giờ Trái Đất là một sự kiện thường niên do Tổ chức Quốc tế World Wide Fund for Nature (WWF) tổ chức vào ngày thứ Bảy cuối tháng Ba hàng năm, nhằm nâng cao nhận thức về các vấn đề môi trường và khí hậu trong cộng đồng toàn cầu. Trong sự kiện này, các cá nhân, tổ chức và các quốc gia trên khắp thế giới được kêu gọi tắt các thiết bị điện tử và đèn chiếu sáng trong vòng 1 giờ đồng hồ từ 20h30 đến 21h30 (giờ địa phương).

Theo Báo điện tử Đầu tư, sản lượng điện tiết kiệm được trong một giờ thực hiện hành động tắt các thiệt bị điện tại Việt Nam từ năm 2016 đến năm 2019 lần lượt là 451.000 kWh, 471.000 kWh, 485.000kWh và 492.000 kWh. Đây có lẽ không phải là con số lớn nhưng cho chúng ta thấy được chuyển biến về nhận thức, hành động của cộng đồng trong tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường.

Không chỉ góp phần tiết kiệm một phần sản lượng điện tiêu thụ, giờ Trái đất còn góp phần nâng cao ý thức bảo vệ Trái Đất – ngôi nhà chung của chúng ta. Chiến dịch Giờ Trái Đất góp phần không nhỏ vào giảm thiểu phát thải khí thải CO2, giảm hiệu ứng nhà kính, chống biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó còn tăng cường nhận thức, kêu gọi mọi người hành động bảo vệ môi trường. Tất cả nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội bền vững và chủ động ứng phó với hiện tượng biến đổi khí hậu.

Với thế giới Giờ Trái Đất – tắt thiết bị điện không cần thiết ngày càng được các tổ chức, cá nhân cũng như các quốc gia hưởng ứng. Năm 2019 có 172 quốc gia tham gia Giờ Trái Đất (hanoi.gov.vn). Theo VTV Online, chiến dịch Giờ Trái Đất năm 2023 có hàng triệu người tại 7.000 thành phố trên 190 quốc gia tham dự. Với những con số này, chúng ta không thể nói tắt các thiết bị điện trong Giờ Trái Đất là hình thức, không có tác dụng. Ngược lại, điều đó cho thấy ý thức của con người về vấn đề tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường đang ngày càng được nâng lên.

Với ý nghĩa quan trọng như vậy, việc tắt hết các thiết bị điện trong một giờ diễn ra Giờ Trái đất là hết sức cần thiết và nên làm. Không như ý kiến cho rằng tắt đèn chỉ là một việc làm hình thức, không có tác dụng, vì chẳng tiết kiệm được bao nhiêu.

Có thể nói việc tắt hết các thiết bị điện không cần thiết trong Giờ Trái đất là việc làm thiết thực và nên được duy trì, nhắc nhở thường xuyên. Điều đó không những không phải là việc làm mang tính hình thức, không có tác dụng, ngược lại rất có ý nghĩa đối với nhân loại. 
chỉ ra ý kiến lí lẽ trong đoạn văn

1
31 tháng 3 2024

Trong đoạn văn, ý kiến lí lẽ được phản ánh rõ nhất là việc khẳng định ý nghĩa và hiệu quả của sự kiện Giờ Trái Đất. Cụ thể:

1.Qua việc nêu rõ số liệu về tiết kiệm điện đã đạt được trong các năm thực hiện Giờ Trái Đất tại Việt Nam, đoạn văn thể hiện rằng việc tham gia sự kiện không chỉ là hình thức mà còn đem lại hiệu quả thực tiễn

2.Đoạn văn cũng nhấn mạnh vào việc Giờ Trái Đất không chỉ giúp tiết kiệm điện mà còn có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, giảm thiểu phát thải khí thải và chống lại biến đổi khí hậu.

3.Thông qua việc đề cập đến sự tham gia của nhiều quốc gia và hàng triệu người dân trên toàn thế giới, đoạn văn tôn vinh ý thức và sự chung tay của cộng đồng quốc tế trong việc bảo vệ môi trường

Những điều này cùng chứng minh rằng việc tắt các thiết bị điện trong Giờ Trái Đất không chỉ là việc làm hình thức mà còn là một biện pháp cụ thể và hiệu quả trong việc bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng.