K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

      Ngẫm trong cổ tích ngày xưaẨn điều đạo lý ai chưa tỏ tường?    Rằng là những kẻ bất lương,              Lừa người phản bạn tìm đường vinh thân. Giàu sang có được lúc gần,   Về sau quả báo nhận phần tai ương.              Những người trung thực hiền lương,               Giúp người chẳng ngại đâu lường hiểm nguySang hèn chẳng thiết so bì,Tâm...
Đọc tiếp

      Ngẫm trong cổ tích ngày xưa
Ẩn điều đạo lý ai chưa tỏ tường?
    Rằng là những kẻ bất l
ương,
              Lừa người phản bạn tìm đường vinh thân.
 Giàu sang có được lúc gần,
   Về sau quả báo nhận phần tai
ương.
              Những người trung thực hiền lương,
               Giúp người chẳng ngại đâu lường hiểm nguy

Sang hèn chẳng thiết so bì,

Tâm hồn thanh thản xá gì tử sinh.

                                                               (Trích "Thạch Sanh, Lý Thông", Dương Thanh Bạch)​   
Em hãy tìm 2 thành ngữ dân gian có liên quan đến đoạn thơ trên.                                                                       

0

TL: 

Từ xa xưa, dịch bệnh không phải điều hiếm gặp nhưng đến nay đã có một dịch bệnh đã giết chết nhiều người. Ta đã từng gặp những dịch bệnh khủng khiếp như Ebola, Sars,... và cho đến 2019 đã có Covid-19. Covid-19 được phát hiện đầu tiên ở Vũ Hán, Trung Quốc và nó là bệnh viêm hô hấp cấp ở con người và động vật. Đại dịch đã lây được hơn 2 năm rồi, lây rất nhanh chóng và xuất hiện ở 206 quốc gia lãnh thổ, gần 500 triệu người nhiễm và hơn 6 triệu người chết. Nhưng trong đại dịch Corona hiện nay, một lần nữa, tinh thần dân tộc lại trỗi dậy mạnh mẽ, tạo thành một trận tuyến chống dịch hùng mạnh, ngăn chặn bước tiến và sự xâm nhập của đại dịch vào trong cộng đồng. Ngay từ khi mới phát dịch, chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo các lực lượng chức năng ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập vào trong nước; đồng thời ra lời kêu gọi toàn dân thực hiện nghiêm khắc các biện pháp phòng ngừa bệnh dịch. Nếu chung tay góp sức chống dịch như quyên góp đồ cho tuyến đầu chống dịch hay thực hiện 5K thì ta sẽ qua đại dịch này.

HT

27 tháng 3 2022

TSP

Từ xa xưa, dịch bệnh không phải là điều hiếm gặp, và nó đã từng xuất hiện thường xuyên trong lịch sử con người. Ta có thể kể tên những đại dịch khiến cả thế giới đều e ngại như bệnh dịch hạch, Ebola, SARS, .. và đến cuối năm 2019, ta một lần nữa chứng kiến đại dịch của thế giới: Covid-19. Đó là một loại virus được xuất hiện đầu tiên ở Vũ Hán, Trung Quốc, gây là bệnh viêm đường hô hấp cấp ở con người. Đại dịch lây lan một cách nhanh chóng, tính đến đầu tháng 4/2020, Covid-19 đã xuất hiện ở 206 quốc gia, hơn 1 triệu người nhiễm bệnh, gần 60.000 ca tử vong. Thật đáng mừng rằng, Việt Nam ta đã thực hiện vô cùng tốt trong công tác phòng chống dịch, mọi thứ đều được thực hiện theo quy định, kiểm soát tình hình dịch bệnh trong cả nước được nâng lên mức cao nhất. Vậy trách nhiệm của mỗi công dân khi dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp là gì? Đầu tiên, ta cần phải tự ý thức được trách nhiệm góp phần chung tay vào phòng chống dịch bệnh. Khi thấy bản thân có những dấu hiệu như sốt, ho, khó thở,... hay có tiếp xúc gần với các ca lây nhiễm được công bố thì phải lập tức thông báo tới cơ sở y tế để kiểm tra, và tiến hành cách ly an toàn. Mỗi người đều phải trang bị đầy đủ khẩu trang, nước rửa tay khô mỗi khi ra đường, rửa thường xuyên với dung dịch khử trùng mỗi khi tiếp xúc mới bề mặt cứng ở ngoài. Không nên tụ tập đông người, vứt khẩu trang đúng nơi quy định. Đặc biệt, chúng ta cần tuyên truyền, chia sẻ những thông tin chính thống từ Chính phủ, Bộ Y tế cho người thân, bạn bè để cùng nhau đẩy lùi dịch bệnh. Tất nhiên, vẫn còn tồn đọng những cá nhân thiếu ý thức, ích kỷ và không tôn trọng sức khỏe của bản thân cũng như của cả cộng đồng, việc này nhất định phải lên án, phê bình. Nếu mỗi công dân đều chung tay, đồng lòng, quyết tâm thì việc chiến thắng đại dịch Covid-19 là điều chắc chắn!

HT

27 tháng 3 2022

Ta là Thủy Tinh - một người vốn sống ở vùng biển. Từ nhỏ ta đã có tài năng kì lạ, nếu ta gọi gió thì gió đến, nếu ta hô mưa thì mưa về.

Một lần, ta nghe tin Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương. Nàng xinh đẹp tuyệt trần, lại thùy mị nết na. Nhà vua muốn tìm cho con một người chồng xứng đáng. Ta liền chuẩn bị đến thành Phong Châu để cầu hôn. Khi ta đến nơi, thì gặp một người khác là Sơn Tinh, hắn cũng có nhiều phép lạ khiến ta phải e dè. Vua Hùng rất phân vân, liền hỏi ý các Lạc hầu của mình. Cuối cùng, vua Hùng ra quyết định: “Ngày mai, ai đem sính lễ đến trước, ta sẽ cho cưới con gái ta”. Ta và Sơn Tinh hỏi nhà vua xem sính lễ gồm những gì. Nhà vua nói:

- Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ phải đủ một đôi.
Ta vội vã trở về sai người tìm lễ vật. Nhưng ngặt nỗi, đó lại toàn là những đồ vật ở vùng núi nên rất khó tìm. Mãi đến sáng hôm sau, ta mới có thể chuẩn xong. Thế nhưng, khi ta chạy đến nơi, thì Mị Nương đã được gả cho Sơn Tinh mất rồi. Vô cùng tức giận, ta lập tức đuổi theo. Ta ra sức hô mưa gọi gió làm thành dông bão, rung chuyển cả đất trời, khiến khắp nơi chìm trong biển nước. Ta vô cùng hả hê, đắc chí. Thế nhưng, chỉ phút chốc, đồi núi lại được nâng cao lên, vượt ra khỏi mặt nước. Vậy là, ta ra sức dâng nước cao lên bao nhiêu thì Sơn Tinh lại nâng đồi núi cao lên bấy nhiêu. Sau vài tháng dằng co, ta kiệt sức nên phải rút lui.

Thế nhưng, lòng căm giận của ta vẫn chưa nguôi. Vì thế, năm nào ta cũng dâng nước đánh Sơn Tinh. Dù năm nào cũng thất bại, nhưng ta sẽ kiên trì mãi cho đến khi nào chiến thắng thì mới ngừng lại.

XL nha mình chỉ sớt mạng đc thôi 

27 tháng 3 2022
  • Vua Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương. Nàng không chỉ xinh đẹp, mà còn hiền dịu. Nhà vua rất yêu thương nên muốn kén cho công chúa một người chồng thật xứng đáng.

    Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn. Sơn Tinh là người ở vùng núi Tản Viên. Tài năng hơn người: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Thủy Tinh là người ở miền biển, tài năng cũng chẳng hề thua kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về. Một người là chúa vùng non cao, một người là chúa vùng nước thẳm. Cả hai đều ngang sức ngang tài khiến cho vua Hùng băn khoăn không biết nhận lời ai. Vua bèn cho mời các Lạc hầu vào bàn bạc. Xong, vua liền phán rằng:

    - Hai chàng đều vừa ý ta. Nhưng ta lại chỉ có một người con gái. Nay biết gả cho người nào? Vậy nên ngày mai, nếu ai đem sính lễ đến trước, ta sẽ gả con gái cho.

    Sơn Tinh và Thủy Tinh liền hỏi xem sính lễ gồm những món gì. Vua Hùng bèn nói:

    - Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.

    Cả hai nghe xong liền trở về chuẩn bị. Sáng hôm sau, mới tờ mờ sáng, Sơn Tinh đã đem ra đầy đủ lễ vật đến. Chàng được rước Mị Nương về núi. Một lúc sau, Thuỷ Tinh mới đến. Biết mình không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thủy Tinh hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời. Nước sông dâng lên cuồn cuộn làm ngập ruộng đồng, nhà cửa. Thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.

    Thấy vậy, Sơn Tinh vẫn không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi. Từ đó dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng cao bao nhiêu, đồi núi lại cao lên bấy nhiêu. Cả hai đánh nhau mấy tháng trời nhưng vẫn không phân thắng bại. Đến cuối cùng, đội quân của Thủy Tinh kiệt sức, thần nước đành phải rút quân về.

    Nhưng từ đó oán nặng thù sâu, hằng năm, Thuỷ Tinh vẫn làm gió, bão lụt để dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng năm nào, Thần Nước đánh mỏi mệt, vẫn không thắng nổi Thần Núi để cướp Mị Nương. Thần Nước lại đành rút quân về.

27 tháng 3 2022

câu hỏi đâu ? .-. 

27 tháng 3 2022

Trong đoạn trích, mẹ được so sánh với nhiều hình ảnh. Trong các hình ảnh đó, em thích nhất hình ảnh nào? Vì sao?

Đề số 1:Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:“… Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng khai hoang. Tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp. Tre, nứa, mai,...
Đọc tiếp

Đề số 1:

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:

“… Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng khai hoang. Tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp. Tre, nứa, mai, vẫn giúp người trăm nghìn công việc khác nhau”.

(Cây tre Việt Nam, Thép Mới)

Câu 1: Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng trong các ý sau:

1. Nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong ngữ liệu trên:

A. Nhân hóa, điệp ngữ, so sánh.                               B. So sánh, nhân hóa, hoán dụ.

C. Nhân hóa, điệp ngữ, ẩn dụ.                                  D. Nhân hóa, chơi chữ, ẩn dụ.

2. Cụm từ “một nền văn hóa lâu đời” là cụm danh từ:

A. Đúng.                                                                    B. Sai.

Câu 2: Chỉ ra các câu văn sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa? Nêu tác dụng?

Câu 3: Qua phần ngữ liệu trên, cùng với sự hiểu biết, em hãy viết một đoạn văn ngắn chia sẻ suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa biểu tượng của cây tre Việt Nam.

0