K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 11 2019

lý: lý luận, lý lẽ

tĩnh: tĩnh tọa.

3 tháng 11 2019

Ý mk o phải thế: nghĩa là lấy 2 từ kia ghép vs 1 từ lá có âm theo chữ cái đầu của nó như: Lý long lanh...

Ghép cho bựa tí nhé mấy chế

6 tháng 11 2019

Sau năm phút tập thể dục giữa giờ, các trò chơi cũng nhanh chóng bắt đầu dưới bóng mát của hàng cây xanh. Chỗ này, mấy bạn nam đá cầu, những quả cầu xanh đỏ bay lên hạ xuống không chạm đất xem rất vui mắt. Chỗ kia mấy em học sinh lớp Một ngồi thành vòng tròn chơi chuyền nẻ, đôi bàn tay bé nhò rải những que nẻ xuống nền xi măng kêu lách tách. Bên cạnh đó, vài nhóm bạn lớp Bốn tụm năm, tụm ba bắn bi, bịt mắt bắt dê hoặc chơi mèo đuổi chuột trên sân cỏ phía sau các phòng học. Trên sân trước phòng học, các bạn nữ chơi nhảy dây rất nhịp nhàng. Dây quay vun vút , tiếng dây chạm đất đen đét rất vui tai. Người nhảy, tóc bay loà xoà, miệng cười chúm chím, chiếc khăn quàng đỏ phấp phới tung bay trên vai. Phía xa xa, dưới gốc cây phượng già, mấy bạn học sinh lớp Năm đang đọc truyện tranh cho nhau nghe rồi cùng nhau cười nắc nẻ. Giờ ra chơi thật là náo nhiệt. Tiếng cười, tiếng nói vang lên thành một bán hoà âm sôi động.
Từ tượng thanh: vun vút.
Từ tượng hình: chúm chím.

#Trang

6 tháng 11 2019

Nói quá đâu :((

Tôi đau đớn lắm khi phải đem bán đứa con gái đầu lòng với đàn chó nhưng vẫn chưa đủ tiền nộp sưu cho chồng mình. Chồng tôi vì thiếu tiền sưu mà bị giam cầm, đánh đập đến tàn nhẫn mãi đến hôm qua, người ta mới cõng chồng tôi về, nhìn thấy anh ấy như một xác chết. May rằng còn có bà con đến cứu anh ấy mới trở về. Bà con hàng xóm thương tình cho bát gạo, nấu cháo để anh ấy húp cho khỏe.

Nấu cháo xong, tôi bưng lên cho chồng, vừa mới ngồi dậy, trên tay còn bưng bát cháo, chưa kịp ăn thì mấy tên ác ôn đó là cai lệ và người nhà lí trưởng sầm sập tiến vào trên tay cầm roi song, tay thước, dây thừng. Ông cai lệ gõ đầu roi xuống đất, thét lên và bắt chồng tôi phải nộp tiền sưu. Lo sợ bị đánh nên chồng tôi vội để bát cháo xuống lăn đùng ra mà không nói được câu nói. Ông người nhà lí trưởng còn miệng cay độc.

Trước hoàn cảnh nghặt ngèo đó tôi chỉ còn biết cúi đầu van xin người nhà ông lí trưởng, xin được khất qua lần sau. Ông cai lệ đã quát mắng, chửi rủa một cách thậm tệ. Chồng tôi đang đau ốm không van xin chắc chồng tôi không qua khỏi.

Đùng đùng, ông cai lệ giật cái thừng trong tay người nhà lí trưởng và chạy vào để trói chồng tôi. Tôi vội đặt con xuống đất, chạy vào xin tha cho chồng. “Tha này! Tha này!”, vừa nói ông ta vừa bịch luôn vào ngực tôi mấy bịch rồi lại sấn đến để trói chồng tôi. Lúc đó tức quá tôi vội quát:

Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!

Ông ta lại tát vào mặt tôi. Lúc này tôi không còn là lúc cúi đầu van xin nữa, sức mạnh từ đâu đã trào lên khiến tôi nghiến hai hàm răng: Mày trói ngày chồng bà đi, bà cho mày xem!

Tôi túm lấy cổ, ấn dúi ra cửa, hắn ngả chỏng quèo, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng tôi. Người nhà lí trưởng chạy đến giơ gậy đánh tôi. Tôi biết được ý định đó nắm ngay được gậy của hắn, túm tóc hắn, lẳng cho một cái, hắn ngã nhào.

Tôi vẫn không hiểu được tại sao và từ đâu tôi lại có sức mạnh đánh ngã cả hai tên ác ôn đó. Có thể là từ bản năng của người vợ khi thấy chồng bị áp bức đến thậm tệ đã trỗi dậy.

3 tháng 11 2019

Gia đình tôi nghèo túng, đến cơm ăn áo mặc còn không có, lại thiếu suất sưu…Tôi phải chạy vạy ngược xuôi để kiếm tiền nộp thuế cho chồng. Đến hẹn mà chưa có tiền nộp sưu cai lệ và người nhà lí trưởng đến đòi nợ và xông vào nhà bắt chồng tôi lôi ra đình.. Chồng tôi sau đó được người ta trả về như một cái xác chết.

Bà lão hàng xóm thương tình cho tôi bát gạo để nấu cháo cho chồng ăn. Tôi vội đi nấu ngay để chống ăn vì anh ấy đã kiệt sức. Chắc sau khi húp xong bát cháo anh Dậu sẽ khỏe lại.

Khi chồng tôi bưng bát cháo lên chưa kịp ăn thì đã có tiếng đập cửa cai lệ và người nhà lí trưởng xông vào. Chồng tôi hốt hoảng đặt bát cháo xuống và lăn đùng ra phản. Tôi thấy thế cũng hoảng sợ, vội van xin:

– Nhà cháu đã túng lại còn phải đóng suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bê tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc cho cháu khất…

Tên cai lệ trợn mắt, hung dữ và quát xối xả vào mặt tôi. Vì thương chồng nên tôi vẫn cầu xin, chỉ mong cho mình được khất qua lần này mà thôi, dù chỉ qua ngày hôm này cũng được. Tên cai lệ vẫn bỏ ngoài tai. Tên cai lệ giật phắt cái sợi dây thừng sầm sập chạy ngay đến chỗ chồng tôi đang nằm định trói anh Dậu. Tôi hoảng sợ, chạy lại cầu xin. Nhưng hắn phản ứng lại bằng cách đánh vào ngực bịch bịch. Đối với tôi, chồng con quan trọng nhất, không thể chịu nổi nữa tôi cự lại:

– Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!

Hắn tát vào mặt tôi, bị dồn nén tôi không thể chịu được, sự tức giận lên cao tôi nghiến hai hàm răng, tôi quát:

– Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!

Tên cai lệ bỏ ngoài tai vẫn bước tới chỗ anh Dậu. Tôi túm lấy cổ hắn ấn dúi ra cửa, bịch vào bụng vài phát. Tôi vớ được cây gậy, cả 2 giằng co nhau, áp vào vật nhau rối túm tóc lẳng cho một cái, ngã ngào ra thềm. Dường như sức của người đàn bà lực khi lòng ngập tràn sự tức giận, căm phẫn đủ sức quật ngã tên cai lệ. Vẫn chưa nguôi cơn giận, tôi bất chấp hậu quả đánh cho tên cai lệ bầm dập.

Chồng tôi sợ, van xin tôi đừng làm vậy nếu không ở tù. Nhưng tôi dứt khoát thà ngồi tù còn hơn để chúng nó hành hạ mình khổ sở đến cùng cực.

#Trang

8 tháng 11 2019

Tiếng trống trường báo hiệu giờ ra chơi vừa vang lên là lũ học sinh chúng tôi liền chạy ùa ra sân như một đàn ong vỡ tổ. Cả sân trường, cảnh tượng thật huyên náo. Góc này có nhóm đang chơi nhảy dây. GÓc kia đang chơi đá cầu. Chỗ này lại có một tốp nam sinh vừa hò hét vừa đuổi theo nhau ầm ĩ. Sân trường lúc này trông cứ như một bức tranh thật nhiều màu sắc.

tự gạch 

hc tốt 

3 tháng 11 2019

Ngày nay môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề, mà nguyên nhân chính là do con người. Hàng năm có hơn mấy tỉ tấn rác thải đổ ra . ôi ! thật k thể tin nổi ! ( cảm thán) Phải chăng chúng ta đang tự phá hủy môi trường của chính chúng ta ? ( nghi vấn) .  Vì vậy việc bảo vệ môi trường là vô cùng cần thiết, trong đó có việc vệ sinh môi trường. Vệ sinh môi trường là cách giúp môi trường lành mạnh nhờ những việc làm nhỏ mà ý nghĩa ( trần thuật). từ việc nhặt một miếng rác bỏ vào thùng rác đến việc làm lớn hơn như xử lí tốt các chất thải, từ việc vặn khóa tiết kiệm nước đến cả một vấn đề lớn hơn là tiết kiệm nguồn tài nguyên...Ngay từ bây giờ, chúng ta hãy vệ sinh môi trường bằng nhiều cách đơn giản: vứt rác đúng nơi quy định, vệ sinh tập thể nơi mình đang sinh sống, tiết kiệm nguồn nước ( cầu khiến) .Vệ sinh môi trường có vai trò vô cùng lớn trong việc cân bằng sinh thái, điều hòa khí hậu, ngăn ngừa thiên tai, giúp môi trường đất, nước, không khí thêm trong lành... 

3 tháng 11 2019

các bạn gạch chân 2 câu ghép  đó nha

3 tháng 11 2019

bạn cho mình xin link ảnh của banj với

3 tháng 11 2019

Cha mẹ là những người đã sinh thành, đưa ta đến với thế giới này. Cha mẹ đã nuôi dưỡng ta khôn lớn, cho ta ăn học nên người. Chính vì thế, cha mẹ là người có công ơn thật lớn lao, vĩ đại đối với ta. Phận làm con phải biết hiếu thảo và quan tâm đến cha mẹ của mình. Quan trọng hơn là phải thường xuyên làm cho cha mẹ vui lòng. Tôi cũng thế, tôi đã làm được một việc tốt khiến mẹ tôi vui lòng và tự hào về tôi.

Vào thứ năm tuần trước, tôi và các bạn đi chơi ở công viên nước. Tại đây tôi đã cùng với các bạn  mình làm một việc tốt. Tuy đó chỉ là một sự giúp đỡ nhỏ nhưng với tôi thì chuyện đó mang nhiều ý nghĩa lắm. Tôi còn nhớ như in ngày hôm đó. Do thứ năm tuần trước, trường tôi cúp điện nên cả trường được nghỉ. Chỉ riêng nhóm tôi tổ chức đi chơi ở công viên nước. Sáng hôm ấy, từ chín giờ sáng chúng tôi đã khởi hành trong tâm trạng vui vẻ. Vừa thay đồ bơi xong thì tôi và các bạn đã chạy ào xuống hồ bơi. Cảm giác nóng nực, oi bức đã bị những dòng nước mát trong hồ xua đi. Không khí lúc này thật náo nhiệt, âm thanh của nước chảy xuống hồ hay các con thác nhân tạo làm cho chúng tôi thêm phấn khởi. Nhìn xung quanh là những chiếc cầu trượt đủ màu sắc, những chiếc phao đủ hình dạng ngộ nghĩnh đang đưa chúng tôi bồng bềnh trên mặt nước. Làn sóng nhân tạo cứ từ từ đập vào bờ làm cho mọi người lênh đênh trong dòng nước mát. Tất cả mọi người và mọi cảnh vật đang hòa mình theo lời gọi mời của bờ hồ. Lúc này, những ánh nắng chói chang của buổi trưa hè đã bị xoa dịu đi. Trong lúc mọi người ai ai cũng chơi đùa thật vui vẻ thì bỗng từ xa có một cô bé chỉ chừng khoảng bảy tuổi ngồi khóc. Thấy vậy chúng tôi liền chạy đến bên em và hỏi thăm. Cô bé có một gương mặt trái xoan và đôi mắt to tròn cùng làn da trắng hồng đã gây cho tôi một ấn tượng mạnh ngay lần đầu tiên gặp em. Cô bé cứ oà lên khóc khiến chúng tôi lúng túng, không ai biết phải dỗ em ấy như thế nào. Ngay lúc đó, Hoa đã đến ngồi cạnh em. Hoa cười tươi nhìn em, vừa vỗ nhẹ vai, Hoa vừa an ủi cô bé. Một lúc sau, cô bé đã ngừng hẳn tiếng khóc và kể cho chúng tôi nghe về chuyện em bị lạc mẹ. Vừa nghe cô bé kể xong, chúng tôi đã lập tức dẫn em đi một vòng lớn hồ bơi để tìm mẹ của cô bé. Nhưng do người quá đông nên tôi và các bạn không thể tìm thấy bác ấy lúc này, cô bé có vẻ rất thất vọng, trong đôi mắt của em hiện rõ sự lo lắng và sợ hãi. Nhìn vào đôi mắt ấy mà tôi thấy thương em quá! Trong đầu tôi đang suy ra mọi cách để có thể giúp em giảm bớt đi nỗi sợ ấy. Tôi liền đề ra một ý với các bạn là cho em ấy chơi chung cùng chúng tôi. Các bạn ai cũng đồng ý. Cuộc hành trình của chúng tôi và cô bé bắt đầu ở những chiếc cầu trượt cao ngoằn ngoèo bảy màu kia. Trước khi trượt, cô bé có vẻ hơi sợ nên tôi đã ôm em vào lòng để cùng trượt với tôi. Nước cứ theo tốc độ trượt của chúng tôi mà bắn tung toé. Sau nhiều lần trượt cùng tôi và các bạn dường như em đã đỡ buồn và lo hơn một chút rồi. Thời gian chơi cùng những chiếc cầu trượt cũng đã trôi qua. Chúng tôi lại tiếp tục ngồi trên phao để thả mình theo con sông. Những cảm giác táo bạo trong dòng nước của cầu trượt ban nãy chẳng còn đâu nữa mà bây giờ chúng tôi đang thả mình một cách êm đềm. Sau đó, chúng tôi lại chuyển sang các trái bóng đầy màu sắc và nhiều trò chơi dưới nước. Một tiếng đồng hồ cùng đã trôi qua, bây giờ em đã cười lại rồi. Đôi mắt em cũng không còn ẩn chứa nồi sợ hãi như lúc ấy nữa. Đã đến lúc quay lại việc tìm mẹ cô bé. Thật may mắn là chúng tôi đã tìm được bác. Cô bé lúc này đang vỡ oà trong hạnh phúc vì được gặp lại người mẹ thân yêu. Sau khi chào tạm biệt cô bé, chúng tôi cùng kết thúc buổi vui chơi. Vừa về đến nhà, tôi đã kể cho mẹ biết ngay việc đó. Mẹ cười tươi và khen tôi rất nhiều. Nụ cười của mẹ hiện rõ sự hài lòng và tự hào về tôi.

Sự việc hôm ấy là một niềm tự hào lớn lao của tôi. Hôm đó, tôi đã có một khoảng thời gian chơi đùa thật vui và ý nghĩa bên cô bé. Tôi đã khiến mẹ cảm thấy tự hào về tôi. Đó là điều tôi luôn muốn làm cho mẹ. Tôi sẽ cố gắng làm nhiều việc tốt hơn nữa để mang đến cho mẹ thật nhiều niềm vui.



 

3 tháng 11 2019

Sau khi xiu nghe thấy tôi bảo là cụ bowmen đã qua đời thì khuôn mặt của xiu buồn hẳn.ánh mắt như có một nỗi buồn gì đó vừa ào tới.rồi xiu quay sang noi voi tôi;''em rất buồn vì chỉ vì em mà cụ bơmenđã phải mất,nhưng em nghĩ thay vì mỗi buồn đó thì em phải cố gắng sống và cống hiến cho dời cho nghề thuật và làm tiếp những điều mà cụ bơmen chưa làm được có đúng không nào?''.tôi quay sang cười và nói đứng rồi em hãy làm tiếp và làm tốt hơn những điều mà cụ bơmen chưa làm được

TL  :

Sau khi nghe chị Xiu kể lại chuyện của cụ Bơ-men cho Giôn-xi, cô bé đã khóc rất nhiều,những giọt nước mắt lăn trên má cô rớt xuống gối.Giôn-xi và Xiu im lặng một lúc lâu trong cảnh hoàng hôn tĩnh lặng.Tối hôm đó khi đang ăn cơm với Xiu, Giôn-xi nói : Chị Xiu thân yêu ơi,em rất buồn vì sự ra đi đột ngột của cụ Bơ-men ,em cũng rất biết ơn cụ với kiệt tác của cụ đã giúp em khỏi bệnh.Nhưng chị Xiu ơi đâu có ngờ vì tình yêu thương sự quan tâm của cụ với em mà cụ đã mất và để lại kiệt tác khi cụ chưa được chứng kiến kiệt tác của mình đã giúp cho một con người bi quan như em sống trở lại.

3 tháng 11 2019

O’Hen-ri là nhà văn Mĩ, sinh năm 1862, mất năm 1910. Thuở nhỏ, vì nhà nghèo nên ông không được học hành đến nơi đến chốn. Năm mười lăm tuổi, ông đã phải thôi học, đến phụ việc tại hiệu thuốc của người chú ruột. Thời trai trẻ, ông trải qua nhiều nghề khác nhau để kiếm sống như nhân viên kế toán, thủ quỹ ngân hàng, bốc vác… O’Hen-ri sáng tác rất nhiều và phần lớn tác phẩm của ông phản ánh cuộc sống bất hạnh của tầng lớp dân nghèo. Nhiều truyện ngắn đã để lại ấn tượng khó quên trong lòng người đọc, trong đó có truyện Chiếc lá cuối cùng.

Bối cảnh của truyện là ngôi nhà trọ ba tầng cũ kĩ, tồi tàn với những căn phòng cho thuê giá rẻ trong một khu phố nhỏ ở phía Tây công viên Oa-sinh-tơn. Thời điểm xảy ra sự việc là tháng mười một, khi những cơn gió lạnh mùa đông tràn về. Hai nữ họa sĩ trẻ là Xiu và Giôn-xi thuê chung một căn phòng nhỏ trên tầng thượng sát mái. Cụ Bơ-men là một họa sĩ nghèo sống ở tầng hầm.
Giôn-xi bị sưng phổi nặng. Vì nghèo không có tiền thuốc thang nên cô buồn bã không thiết sống nữa. Mặc cho Xiu chăm sóc, động viên, Giôn-xi cứ nằm quay mặt ra phía cửa sổ, nhìn những chiếc lá thường xuân rụng dần từng chiếc một. Mỗi lần có chiếc lá rơi, cô lại cảm thấy mình gần cái chết thêm một chút. Trước khi trời tối, Giôn-xi đếm còn lại bốn chiếc lá và tự nhủ sau khi chiếc lá cuối cùng rụng nốt thì mình cũng lìa đời. Nghe Xiu kể chuyện ấy, cụ Bơ-men bực mình nghĩ rằng tại sao trên đời này lại có người muốn chết chi vì một cây dây leo nào đó rụng hết lá?! Rồi Xiu đưa cụ Bơ-men lên gác… Đoạn trích này tiếp nối câu chuyện trên, kể về việc vì thương Giôn-xi mà cụ Bơ-men đã thức trắng đêm để vẽ chiếc lá thường xuân lên tường. Sáng hôm sau thức giấc, Giôn-xi nhìn thấy chiếc lá cuối cùng vẫn còn bám chặt vào cây. Cô như được tiếp thêm sức mạnh và thoát qua cơn hiểm nghèo. Nhưng cũng vì vẽ chiếc lá trong đêm đông giá buốt nên cụ Bơ-men đã bị cảm lạnh rồi qua đời chi sau hai ngày. Qua đoạn trích, tác giả bày tỏ thái độ trân trọng, cảm phục trước tình yêu thương chân thành và lòng vị tha cao cả của những con người nghèo khổ.
Cụ Bơ-men là một hoạ sĩ vô danh. Suốt bốn mươi năm, cụ ấp ủ ý định sẽ vẽ một bức tranh tuyệt tác nhưng chưa bao giờ bắt đầu công việc. Giống như chị Xiu, cụ Bơ-men rất quan tâm đến tình cảnh tội nghiệp của Giôn-xi. Biết cô gái đang tuyệt vọng, muốn tìm đến cái chết để giải thoát, cụ đã nhờ chị Xiu đưa lên gác để thăm. Hai người sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì vì thấy những chiếc lá thường xuân đang theo nhau rụng, chỉ còn một vài chiếc. Có lẽ trong thâm tâm cả hai đều lo lắng cho số phận của Giôn-xi. Riêng cụ Bơ-men, chắc là cụ đang nghĩ đến cách vẽ chiếc lá cuối cùng để đem lại cho Giôn-xi niềm hi vọng.
Tình thương và lòng trắc ẩn đã khơi dậy trong tâm hồn cụ Bơ-men một ý tưởng sáng tạo tuyệt vời. Cụ lẳng lặng làm theo lời trái tim mách bảo, khỏng hé răng cho ai biết ý định của mình.

Tác giả không tiết lộ ngay việc cụ Bơ-men vẽ chiếc lá trong đêm mưa tuyết ra sao mà đợi đến những dòng cuối cùng của truyện mới cho mọi người biết qua lời của chị Xiu. Cách kể truyện như thế tạo được bất ngờ và hứng thú cho người đọc.

Chiếc lá cụ Bơ-men vẽ lên bức tường gạch đối diện với cửa sổ căn gác nhỏ của Giôn-xi đúng là một kiệt tác vì trước hết trông nó giống y như thật : Ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ, khiến Giôn-xi tưởng đấy chính là chiếc lá cuối cùng. Quan trọng hơn cả là chiếc lá do cụ Bơ-men vẽ đã đem lại sự sống cho Giôn-xi. Chiếc lá không phải chỉ được vẽ bằng bút lông, bột màu, mà bằng cả tình cảm chân thành và lòng vị tha cùng đức hy sinh cao cả của cụ Bơ-men. Người hoạ sĩ già đã quên cả tuổi tác lẫn sức khỏe của mình để cố gắng nhen nhóm lại hi vọng sống trong lòng cô gái trẻ đáng thương.

Tình thương yêu của Xiu đối với Giôn-xi biểu hiện qua thái độ quan tâm, chăm sóc và động viên người bệnh và qua nỗi lo sợ khi thấy chi còn lác đác mấy chiếc lá thường xuân bám lại trên tường. Chị Xiu luôn ở bên cạnh Giôn-xi và sẵn sàng chiều theo ý muốn của bạn.

Chị Xiu không biết ý định của cụ Bơ-men là sẽ vẽ chiếc lá vào đúng chỗ chiếc lá cuối cùng vừa rụng nốt trong đêm. Cho nên khi Giôn-xi nhờ kéo mành lên, Xiu đã làm theo với tâm trạng lo lắng cực độ: Em thân yêu, thân yêu! Xiu nói, cúi khuôn mặt hốc hác xuống gần gối, “Em hãy nghĩ đến chị, nếu em không còn muốn nghĩ đến mình nữa. Chị sẽ làm gì đây?”.

Khi chiếc mành được kéo lên, từ trong phòng đã có thể nhìn rõ cảnh vật bên ngoài thì chính chị Xiu cũng ngạc nhiên bởi không ngờ chiếc lá cuối cùng vẫn còn bám chặt vào cành sau một đêm mưa gió phũ phàng. Chị không hề biết đấy chỉ là chiếc lá vẽ và tâm trạng lo lắng vẫn đeo đẳng chị cho tới khi biết được sự thật.

Hôm sau, khi trời vừa hững sáng thì Giôn-xi lại ra lệnh kéo mành lên.
Chiếc lá thường xuân vẫn còn đó.
 
Ngắm chiốc lá cuối cùng, trong lòng Giôn-xi bất chợt rộn lên ý nghĩ yêu đời và ham sống. Giôn-xi nằm nhìn chiếc lá hồi lâu. Rồi cô gọi Xiu đang quấy món cháo gà trên lò hơi đốt.

“Em thật là một con bé hư, chị Xiu thân yêu ơi!”, Giôn-xi nói. “Có một cái gì đấy đã làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó để cho em thấy rằng mình đã tệ như thế nào. Muốn chết là một tội. Giờ thì chị có thể cho em xin tí cháo và chút sữa pha ít rượu vang đỏ và – khoan – đưa cho em chiếc gương tay trước đã, rồi xếp mấy chiếc gối lại quanh em, để em ngồi dậy xem chị nấu nướng”.

Chiếc lá cuối cùng đã thắp sáng trong cô những ước mơ và niềm hy vọng. Cô vui vẻ bày tỏ nguyện vọng của mình: Chị Xiu thân yêu ơi, một ngày nào đó em hi vọng sẽ được vẽ vịnh Na-plơ”.

Đọc đến đoạn này, người đọc cũng có tâm trạng căng thẳng, hồi hộp giống như tâm trạng của chị Xiu khi hai lần Giôn-xi bảo kéo mành lên. Tối hôm trước, dây thường xuân chỉ còn một chiếc lá. Nếu sau đêm mưa tuyết, chiếc la ấy rụng nốt thì Giôn-xi sẽ ra sao? Làm sao để chiếc lá cuối cùng ấy vẫn còn?! Tâm trạng lo lắng của Xiu chi diễn ra ở lần kéo mành đầu tiên, vì ngay hôm đó, chắc cô đã biết chuyện cụ Bơ-men làm gì trong đêm mưa tuyết. Còn đối với Giôn-xi, khi nhờ Xiu kéo mành lên, chắc là cô thản nhiên đón nhận cái chết, nếu chẳng còn thấy chiếc lá nào. Nhưng lạ lùng thay, chiếc lá vẫn còn nguyên đó. Ngắm chiếc lá cuối cùng, như có phép màu kì diệu, sức sống đã trở lại với Giôn-xi. Hôm sau, bác sĩ bảo Xiu : “Cô ấy khỏi nguy hiểm rồi… Giờ chi còn việc bồi dưỡng và chăm nom – thế thôi”.

Động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự hồi sinh của Giôn-xi chính là chiếc lá cuối cùng (cô không biết đấy là chiếc lá vẽ). Tuy bé nhỏ, mong manh nhưng nó đã gan góc chống chọi với gió mưa, buốt giá, cố bám chặt lấy thân cây. Điều đó trái ngược hẳn với thái độ tiêu cực, yếu đuối, muốn tìm đến cái chết của Giôn-xi. Cô ngẫm nghĩ, so sánh và xấu hổ, thấy mình thật tệ, không bằng chiếc lá thường xuân bé nhỏ.

Nhà văn kết thúc câu chuyện bằng đoạn văn chân thực và cảm động:

Và buổi chiều hôm đó, Xiu tới bên giường Giôn-xi nằm, thấy Giôn-xi đang vui vẻ đan một chiếc khăn choàng len màu xanh thẫm , chị ôm lấy cả người Giôn-xi lẫn những chiếc gối.

Chị có chuyện này muốn nói với em, con chuột bạch của chị, cô nói, "Cụ Bơ-men đã chết vì sưng phổi hôm nay ở bệnh viện rồi. Cụ ốm chỉ có hai ngày. Buổi sáng ngày thứ nhất, bác gác cổng thấy cụ ốm nặng trong căn phòng của cụ ở tầng dưới. Giày và áo quần của cụ ướt sũng và lạnh buốt. Chẳng ai hình dung nổi cụ đã ở đâu trong một đêm khủng khiếp như thế. Nhưng rồi người ta tìm thấy một chiếc đèn bão vẫn còn thắp sáng và một chiếc thang đã bị lôi ra khỏi chỗ để của nó, và vài chiếc bút lông rơi vung vãi, và một bảng pha màu có màu xanh và màu vàng trộn lẫn với nhau, và – em thân yêu ơi, em hãy nhìn ra ngoài cửa sổ, nhìn chiếc lá thường xuân cuối cùng ở trên tường. Em có lấy làm lạ tại sao chẳng bao giờ nó rung rinh hoặc lay động khi gió thổi không? Ồ, em thân yêu, đó chính là kiệt tác của cụ Bơ-men, cụ vẽ nó ở đấy vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng”:

Lời kết thúc này là vừa đủ, không cần phải kể thêm về phản ứng của Giôn-xi, do đó mà dư âm của câu chuyện lắng đọng trong lòng người đọc và gây xúc động thấm thía.

Mở đầu đoạn trích, Giôn-xi sống trong đau buồn, tuyệt vọng, ngày càng tiến dần đến cái chết khiến mọi người xung quanh thương cảm. Nhưng lúc gần kết thúc thì Giôn-xi đã thoát khỏi cơn nguy hiểm, hồi phục rất nhanh và yêu đời trở lại. Mọi người thở phào, trút được gánh nặng lo âu.

Cụ Bơ-men đang khỏe mạnh thì lại chết rất nhanh, chi sau hai ngày bị viêm phổi nặng. Cái chết của cụ khiến cho mọi người hết sức ngạc nhiên. Tình huống của hai nhân vật trẻ và già hoàn toàn trái ngược với nhau. Cô gái tưởng không tránh khỏi cái chết thì lại sống; người họa sĩ già đang khỏe mạnh lại chết bất ngờ. Số phận của họ đều liên quan đến bệnh sưng phổi và chiếc lá cuối cùng. Giôn-xi bị bệnh sưng phổi nặng và sự sống của cô tùy thuộc vào chiếc lá cuối cùng. Cụ Bơ-men vẽ chiếc lá cuối cùng trong đêm mưa tuyết với hi vọng níu kéo Giôn-xi về với cuộc sống, vì thế mà cụ đã bị chết vì bệnh sưng phổi. Nhà văn đã sử dụng rất thành công thủ pháp nghệ thuật vừa tương phản vừa tường đồng để tạo nên sự hấp dẫn của truyện.

Chiếc lá cuối cùng là câu chuyện đời thường giản dị mà xiết bao cảm động. Tình thương yêu giữa người với người đã đem lại giá trị lâu dài cho tác phẩm và vinh quang cho tôn tuổi nhà văn O’Hen-ri. Ngoài ra, tác phẩm còn chứa đựng một quan điểm đúng đắn về mục đích của sáng tạo nghệ thuật: Nghệ thuật đích thực trước hết phải phục vụ con người và cuộc sống.O’Hen-ri là nhà văn Mĩ, sinh năm 1862, mất năm 1910. Thuở nhỏ, vì nhà nghèo nên ông không được học hành đến nơi đến chốn. Năm mười lăm tuổi, ông đã phải thôi học, đến phụ việc tại hiệu thuốc của người chú ruột. Thời trai trẻ, ông trải qua nhiều nghề khác nhau để kiếm sống như nhân viên kế toán, thủ quỹ ngân hàng, bốc vác… O’Hen-ri sáng tác rất nhiều và phần lớn tác phẩm của ông phản ánh cuộc sống bất hạnh của tầng lớp dân nghèo. Nhiều truyện ngắn đã để lại ấn tượng khó quên trong lòng người đọc, trong đó có truyện Chiếc lá cuối cùng.

Bối cảnh của truyện là ngôi nhà trọ ba tầng cũ kĩ, tồi tàn với những căn phòng cho thuê giá rẻ trong một khu phố nhỏ ở phía Tây công viên Oa-sinh-tơn. Thời điểm xảy ra sự việc là tháng mười một, khi những cơn gió lạnh mùa đông tràn về. Hai nữ họa sĩ trẻ là Xiu và Giôn-xi thuê chung một căn phòng nhỏ trên tầng thượng sát mái. Cụ Bơ-men là một họa sĩ nghèo sống ở tầng hầm.
Giôn-xi bị sưng phổi nặng. Vì nghèo không có tiền thuốc thang nên cô buồn bã không thiết sống nữa. Mặc cho Xiu chăm sóc, động viên, Giôn-xi cứ nằm quay mặt ra phía cửa sổ, nhìn những chiếc lá thường xuân rụng dần từng chiếc một. Mỗi lần có chiếc lá rơi, cô lại cảm thấy mình gần cái chết thêm một chút. Trước khi trời tối, Giôn-xi đếm còn lại bốn chiếc lá và tự nhủ sau khi chiếc lá cuối cùng rụng nốt thì mình cũng lìa đời. Nghe Xiu kể chuyện ấy, cụ Bơ-men bực mình nghĩ rằng tại sao trên đời này lại có người muốn chết chi vì một cây dây leo nào đó rụng hết lá?! Rồi Xiu đưa cụ Bơ-men lên gác… Đoạn trích này tiếp nối câu chuyện trên, kể về việc vì thương Giôn-xi mà cụ Bơ-men đã thức trắng đêm để vẽ chiếc lá thường xuân lên tường. Sáng hôm sau thức giấc, Giôn-xi nhìn thấy chiếc lá cuối cùng vẫn còn bám chặt vào cây. Cô như được tiếp thêm sức mạnh và thoát qua cơn hiểm nghèo. Nhưng cũng vì vẽ chiếc lá trong đêm đông giá buốt nên cụ Bơ-men đã bị cảm lạnh rồi qua đời chi sau hai ngày. Qua đoạn trích, tác giả bày tỏ thái độ trân trọng, cảm phục trước tình yêu thương chân thành và lòng vị tha cao cả của những con người nghèo khổ.
Cụ Bơ-men là một hoạ sĩ vô danh. Suốt bốn mươi năm, cụ ấp ủ ý định sẽ vẽ một bức tranh tuyệt tác nhưng chưa bao giờ bắt đầu công việc. Giống như chị Xiu, cụ Bơ-men rất quan tâm đến tình cảnh tội nghiệp của Giôn-xi. Biết cô gái đang tuyệt vọng, muốn tìm đến cái chết để giải thoát, cụ đã nhờ chị Xiu đưa lên gác để thăm. Hai người sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì vì thấy những chiếc lá thường xuân đang theo nhau rụng, chỉ còn một vài chiếc. Có lẽ trong thâm tâm cả hai đều lo lắng cho số phận của Giôn-xi. Riêng cụ Bơ-men, chắc là cụ đang nghĩ đến cách vẽ chiếc lá cuối cùng để đem lại cho Giôn-xi niềm hi vọng.
Tình thương và lòng trắc ẩn đã khơi dậy trong tâm hồn cụ Bơ-men một ý tưởng sáng tạo tuyệt vời. Cụ lẳng lặng làm theo lời trái tim mách bảo, khỏng hé răng cho ai biết ý định của mình.

Tác giả không tiết lộ ngay việc cụ Bơ-men vẽ chiếc lá trong đêm mưa tuyết ra sao mà đợi đến những dòng cuối cùng của truyện mới cho mọi người biết qua lời của chị Xiu. Cách kể truyện như thế tạo được bất ngờ và hứng thú cho người đọc.

Chiếc lá cụ Bơ-men vẽ lên bức tường gạch đối diện với cửa sổ căn gác nhỏ của Giôn-xi đúng là một kiệt tác vì trước hết trông nó giống y như thật : Ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ, khiến Giôn-xi tưởng đấy chính là chiếc lá cuối cùng. Quan trọng hơn cả là chiếc lá do cụ Bơ-men vẽ đã đem lại sự sống cho Giôn-xi. Chiếc lá không phải chỉ được vẽ bằng bút lông, bột màu, mà bằng cả tình cảm chân thành và lòng vị tha cùng đức hy sinh cao cả của cụ Bơ-men. Người hoạ sĩ già đã quên cả tuổi tác lẫn sức khỏe của mình để cố gắng nhen nhóm lại hi vọng sống trong lòng cô gái trẻ đáng thương.

Tình thương yêu của Xiu đối với Giôn-xi biểu hiện qua thái độ quan tâm, chăm sóc và động viên người bệnh và qua nỗi lo sợ khi thấy chi còn lác đác mấy chiếc lá thường xuân bám lại trên tường. Chị Xiu luôn ở bên cạnh Giôn-xi và sẵn sàng chiều theo ý muốn của bạn.

Chị Xiu không biết ý định của cụ Bơ-men là sẽ vẽ chiếc lá vào đúng chỗ chiếc lá cuối cùng vừa rụng nốt trong đêm. Cho nên khi Giôn-xi nhờ kéo mành lên, Xiu đã làm theo với tâm trạng lo lắng cực độ: Em thân yêu, thân yêu! Xiu nói, cúi khuôn mặt hốc hác xuống gần gối, “Em hãy nghĩ đến chị, nếu em không còn muốn nghĩ đến mình nữa. Chị sẽ làm gì đây?”.

Khi chiếc mành được kéo lên, từ trong phòng đã có thể nhìn rõ cảnh vật bên ngoài thì chính chị Xiu cũng ngạc nhiên bởi không ngờ chiếc lá cuối cùng vẫn còn bám chặt vào cành sau một đêm mưa gió phũ phàng. Chị không hề biết đấy chỉ là chiếc lá vẽ và tâm trạng lo lắng vẫn đeo đẳng chị cho tới khi biết được sự thật.

Hôm sau, khi trời vừa hững sáng thì Giôn-xi lại ra lệnh kéo mành lên.
Chiếc lá thường xuân vẫn còn đó.
 
Ngắm chiốc lá cuối cùng, trong lòng Giôn-xi bất chợt rộn lên ý nghĩ yêu đời và ham sống. Giôn-xi nằm nhìn chiếc lá hồi lâu. Rồi cô gọi Xiu đang quấy món cháo gà trên lò hơi đốt.

“Em thật là một con bé hư, chị Xiu thân yêu ơi!”, Giôn-xi nói. “Có một cái gì đấy đã làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó để cho em thấy rằng mình đã tệ như thế nào. Muốn chết là một tội. Giờ thì chị có thể cho em xin tí cháo và chút sữa pha ít rượu vang đỏ và – khoan – đưa cho em chiếc gương tay trước đã, rồi xếp mấy chiếc gối lại quanh em, để em ngồi dậy xem chị nấu nướng”.

Chiếc lá cuối cùng đã thắp sáng trong cô những ước mơ và niềm hy vọng. Cô vui vẻ bày tỏ nguyện vọng của mình: Chị Xiu thân yêu ơi, một ngày nào đó em hi vọng sẽ được vẽ vịnh Na-plơ”.

Đọc đến đoạn này, người đọc cũng có tâm trạng căng thẳng, hồi hộp giống như tâm trạng của chị Xiu khi hai lần Giôn-xi bảo kéo mành lên. Tối hôm trước, dây thường xuân chỉ còn một chiếc lá. Nếu sau đêm mưa tuyết, chiếc la ấy rụng nốt thì Giôn-xi sẽ ra sao? Làm sao để chiếc lá cuối cùng ấy vẫn còn?! Tâm trạng lo lắng của Xiu chi diễn ra ở lần kéo mành đầu tiên, vì ngay hôm đó, chắc cô đã biết chuyện cụ Bơ-men làm gì trong đêm mưa tuyết. Còn đối với Giôn-xi, khi nhờ Xiu kéo mành lên, chắc là cô thản nhiên đón nhận cái chết, nếu chẳng còn thấy chiếc lá nào. Nhưng lạ lùng thay, chiếc lá vẫn còn nguyên đó. Ngắm chiếc lá cuối cùng, như có phép màu kì diệu, sức sống đã trở lại với Giôn-xi. Hôm sau, bác sĩ bảo Xiu : “Cô ấy khỏi nguy hiểm rồi… Giờ chi còn việc bồi dưỡng và chăm nom – thế thôi”.

Động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự hồi sinh của Giôn-xi chính là chiếc lá cuối cùng (cô không biết đấy là chiếc lá vẽ). Tuy bé nhỏ, mong manh nhưng nó đã gan góc chống chọi với gió mưa, buốt giá, cố bám chặt lấy thân cây. Điều đó trái ngược hẳn với thái độ tiêu cực, yếu đuối, muốn tìm đến cái chết của Giôn-xi. Cô ngẫm nghĩ, so sánh và xấu hổ, thấy mình thật tệ, không bằng chiếc lá thường xuân bé nhỏ.

Nhà văn kết thúc câu chuyện bằng đoạn văn chân thực và cảm động:

Và buổi chiều hôm đó, Xiu tới bên giường Giôn-xi nằm, thấy Giôn-xi đang vui vẻ đan một chiếc khăn choàng len màu xanh thẫm , chị ôm lấy cả người Giôn-xi lẫn những chiếc gối.

Chị có chuyện này muốn nói với em, con chuột bạch của chị, cô nói, "Cụ Bơ-men đã chết vì sưng phổi hôm nay ở bệnh viện rồi. Cụ ốm chỉ có hai ngày. Buổi sáng ngày thứ nhất, bác gác cổng thấy cụ ốm nặng trong căn phòng của cụ ở tầng dưới. Giày và áo quần của cụ ướt sũng và lạnh buốt. Chẳng ai hình dung nổi cụ đã ở đâu trong một đêm khủng khiếp như thế. Nhưng rồi người ta tìm thấy một chiếc đèn bão vẫn còn thắp sáng và một chiếc thang đã bị lôi ra khỏi chỗ để của nó, và vài chiếc bút lông rơi vung vãi, và một bảng pha màu có màu xanh và màu vàng trộn lẫn với nhau, và – em thân yêu ơi, em hãy nhìn ra ngoài cửa sổ, nhìn chiếc lá thường xuân cuối cùng ở trên tường. Em có lấy làm lạ tại sao chẳng bao giờ nó rung rinh hoặc lay động khi gió thổi không? Ồ, em thân yêu, đó chính là kiệt tác của cụ Bơ-men, cụ vẽ nó ở đấy vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng”:

Lời kết thúc này là vừa đủ, không cần phải kể thêm về phản ứng của Giôn-xi, do đó mà dư âm của câu chuyện lắng đọng trong lòng người đọc và gây xúc động thấm thía.

Mở đầu đoạn trích, Giôn-xi sống trong đau buồn, tuyệt vọng, ngày càng tiến dần đến cái chết khiến mọi người xung quanh thương cảm. Nhưng lúc gần kết thúc thì Giôn-xi đã thoát khỏi cơn nguy hiểm, hồi phục rất nhanh và yêu đời trở lại. Mọi người thở phào, trút được gánh nặng lo âu.

Cụ Bơ-men đang khỏe mạnh thì lại chết rất nhanh, chi sau hai ngày bị viêm phổi nặng. Cái chết của cụ khiến cho mọi người hết sức ngạc nhiên. Tình huống của hai nhân vật trẻ và già hoàn toàn trái ngược với nhau. Cô gái tưởng không tránh khỏi cái chết thì lại sống; người họa sĩ già đang khỏe mạnh lại chết bất ngờ. Số phận của họ đều liên quan đến bệnh sưng phổi và chiếc lá cuối cùng. Giôn-xi bị bệnh sưng phổi nặng và sự sống của cô tùy thuộc vào chiếc lá cuối cùng. Cụ Bơ-men vẽ chiếc lá cuối cùng trong đêm mưa tuyết với hi vọng níu kéo Giôn-xi về với cuộc sống, vì thế mà cụ đã bị chết vì bệnh sưng phổi. Nhà văn đã sử dụng rất thành công thủ pháp nghệ thuật vừa tương phản vừa tường đồng để tạo nên sự hấp dẫn của truyện.

Chiếc lá cuối cùng là câu chuyện đời thường giản dị mà xiết bao cảm động. Tình thương yêu giữa người với người đã đem lại giá trị lâu dài cho tác phẩm và vinh quang cho tôn tuổi nhà văn O’Hen-ri. Ngoài ra, tác phẩm còn chứa đựng một quan điểm đúng đắn về mục đích của sáng tạo nghệ thuật: Nghệ thuật đích thực trước hết phải phục vụ con người và cuộc sống.O’Hen-ri là nhà văn Mĩ, sinh năm 1862, mất năm 1910. Thuở nhỏ, vì nhà nghèo nên ông không được học hành đến nơi đến chốn. Năm mười lăm tuổi, ông đã phải thôi học, đến phụ việc tại hiệu thuốc của người chú ruột. Thời trai trẻ, ông trải qua nhiều nghề khác nhau để kiếm sống như nhân viên kế toán, thủ quỹ ngân hàng, bốc vác… O’Hen-ri sáng tác rất nhiều và phần lớn tác phẩm của ông phản ánh cuộc sống bất hạnh của tầng lớp dân nghèo. Nhiều truyện ngắn đã để lại ấn tượng khó quên trong lòng người đọc, trong đó có truyện Chiếc lá cuối cùng.


Bối cảnh của truyện là ngôi nhà trọ ba tầng cũ kĩ, tồi tàn với những căn phòng cho thuê giá rẻ trong một khu phố nhỏ ở phía Tây công viên Oa-sinh-tơn. Thời điểm xảy ra sự việc là tháng mười một, khi những cơn gió lạnh mùa đông tràn về. Hai nữ họa sĩ trẻ là Xiu và Giôn-xi thuê chung một căn phòng nhỏ trên tầng thượng sát mái. Cụ Bơ-men là một họa sĩ nghèo sống ở tầng hầm.
Giôn-xi bị sưng phổi nặng. Vì nghèo không có tiền thuốc thang nên cô buồn bã không thiết sống nữa. Mặc cho Xiu chăm sóc, động viên, Giôn-xi cứ nằm quay mặt ra phía cửa sổ, nhìn những chiếc lá thường xuân rụng dần từng chiếc một. Mỗi lần có chiếc lá rơi, cô lại cảm thấy mình gần cái chết thêm một chút. Trước khi trời tối, Giôn-xi đếm còn lại bốn chiếc lá và tự nhủ sau khi chiếc lá cuối cùng rụng nốt thì mình cũng lìa đời. Nghe Xiu kể chuyện ấy, cụ Bơ-men bực mình nghĩ rằng tại sao trên đời này lại có người muốn chết chi vì một cây dây leo nào đó rụng hết lá?! Rồi Xiu đưa cụ Bơ-men lên gác… Đoạn trích này tiếp nối câu chuyện trên, kể về việc vì thương Giôn-xi mà cụ Bơ-men đã thức trắng đêm để vẽ chiếc lá thường xuân lên tường. Sáng hôm sau thức giấc, Giôn-xi nhìn thấy chiếc lá cuối cùng vẫn còn bám chặt vào cây. Cô như được tiếp thêm sức mạnh và thoát qua cơn hiểm nghèo. Nhưng cũng vì vẽ chiếc lá trong đêm đông giá buốt nên cụ Bơ-men đã bị cảm lạnh rồi qua đời chi sau hai ngày. Qua đoạn trích, tác giả bày tỏ thái độ trân trọng, cảm phục trước tình yêu thương chân thành và lòng vị tha cao cả của những con người nghèo khổ.
Cụ Bơ-men là một hoạ sĩ vô danh. Suốt bốn mươi năm, cụ ấp ủ ý định sẽ vẽ một bức tranh tuyệt tác nhưng chưa bao giờ bắt đầu công việc. Giống như chị Xiu, cụ Bơ-men rất quan tâm đến tình cảnh tội nghiệp của Giôn-xi. Biết cô gái đang tuyệt vọng, muốn tìm đến cái chết để giải thoát, cụ đã nhờ chị Xiu đưa lên gác để thăm. Hai người sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì vì thấy những chiếc lá thường xuân đang theo nhau rụng, chỉ còn một vài chiếc. Có lẽ trong thâm tâm cả hai đều lo lắng cho số phận của Giôn-xi. Riêng cụ Bơ-men, chắc là cụ đang nghĩ đến cách vẽ chiếc lá cuối cùng để đem lại cho Giôn-xi niềm hi vọng.
Tình thương và lòng trắc ẩn đã khơi dậy trong tâm hồn cụ Bơ-men một ý tưởng sáng tạo tuyệt vời. Cụ lẳng lặng làm theo lời trái tim mách bảo, khỏng hé răng cho ai biết ý định của mình.

Tác giả không tiết lộ ngay việc cụ Bơ-men vẽ chiếc lá trong đêm mưa tuyết ra sao mà đợi đến những dòng cuối cùng của truyện mới cho mọi người biết qua lời của chị Xiu. Cách kể truyện như thế tạo được bất ngờ và hứng thú cho người đọc.

Chiếc lá cụ Bơ-men vẽ lên bức tường gạch đối diện với cửa sổ căn gác nhỏ của Giôn-xi đúng là một kiệt tác vì trước hết trông nó giống y như thật : Ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ, khiến Giôn-xi tưởng đấy chính là chiếc lá cuối cùng. Quan trọng hơn cả là chiếc lá do cụ Bơ-men vẽ đã đem lại sự sống cho Giôn-xi. Chiếc lá không phải chỉ được vẽ bằng bút lông, bột màu, mà bằng cả tình cảm chân thành và lòng vị tha cùng đức hy sinh cao cả của cụ Bơ-men. Người hoạ sĩ già đã quên cả tuổi tác lẫn sức khỏe của mình để cố gắng nhen nhóm lại hi vọng sống trong lòng cô gái trẻ đáng thương.

Tình thương yêu của Xiu đối với Giôn-xi biểu hiện qua thái độ quan tâm, chăm sóc và động viên người bệnh và qua nỗi lo sợ khi thấy chi còn lác đác mấy chiếc lá thường xuân bám lại trên tường. Chị Xiu luôn ở bên cạnh Giôn-xi và sẵn sàng chiều theo ý muốn của bạn.

Chị Xiu không biết ý định của cụ Bơ-men là sẽ vẽ chiếc lá vào đúng chỗ chiếc lá cuối cùng vừa rụng nốt trong đêm. Cho nên khi Giôn-xi nhờ kéo mành lên, Xiu đã làm theo với tâm trạng lo lắng cực độ: Em thân yêu, thân yêu! Xiu nói, cúi khuôn mặt hốc hác xuống gần gối, “Em hãy nghĩ đến chị, nếu em không còn muốn nghĩ đến mình nữa. Chị sẽ làm gì đây?”.

Khi chiếc mành được kéo lên, từ trong phòng đã có thể nhìn rõ cảnh vật bên ngoài thì chính chị Xiu cũng ngạc nhiên bởi không ngờ chiếc lá cuối cùng vẫn còn bám chặt vào cành sau một đêm mưa gió phũ phàng. Chị không hề biết đấy chỉ là chiếc lá vẽ và tâm trạng lo lắng vẫn đeo đẳng chị cho tới khi biết được sự thật.

Hôm sau, khi trời vừa hững sáng thì Giôn-xi lại ra lệnh kéo mành lên.
Chiếc lá thường xuân vẫn còn đó.
 
Ngắm chiốc lá cuối cùng, trong lòng Giôn-xi bất chợt rộn lên ý nghĩ yêu đời và ham sống. Giôn-xi nằm nhìn chiếc lá hồi lâu. Rồi cô gọi Xiu đang quấy món cháo gà trên lò hơi đốt.

“Em thật là một con bé hư, chị Xiu thân yêu ơi!”, Giôn-xi nói. “Có một cái gì đấy đã làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó để cho em thấy rằng mình đã tệ như thế nào. Muốn chết là một tội. Giờ thì chị có thể cho em xin tí cháo và chút sữa pha ít rượu vang đỏ và – khoan – đưa cho em chiếc gương tay trước đã, rồi xếp mấy chiếc gối lại quanh em, để em ngồi dậy xem chị nấu nướng”.

Chiếc lá cuối cùng đã thắp sáng trong cô những ước mơ và niềm hy vọng. Cô vui vẻ bày tỏ nguyện vọng của mình: Chị Xiu thân yêu ơi, một ngày nào đó em hi vọng sẽ được vẽ vịnh Na-plơ”.

Đọc đến đoạn này, người đọc cũng có tâm trạng căng thẳng, hồi hộp giống như tâm trạng của chị Xiu khi hai lần Giôn-xi bảo kéo mành lên. Tối hôm trước, dây thường xuân chỉ còn một chiếc lá. Nếu sau đêm mưa tuyết, chiếc la ấy rụng nốt thì Giôn-xi sẽ ra sao? Làm sao để chiếc lá cuối cùng ấy vẫn còn?! Tâm trạng lo lắng của Xiu chi diễn ra ở lần kéo mành đầu tiên, vì ngay hôm đó, chắc cô đã biết chuyện cụ Bơ-men làm gì trong đêm mưa tuyết. Còn đối với Giôn-xi, khi nhờ Xiu kéo mành lên, chắc là cô thản nhiên đón nhận cái chết, nếu chẳng còn thấy chiếc lá nào. Nhưng lạ lùng thay, chiếc lá vẫn còn nguyên đó. Ngắm chiếc lá cuối cùng, như có phép màu kì diệu, sức sống đã trở lại với Giôn-xi. Hôm sau, bác sĩ bảo Xiu : “Cô ấy khỏi nguy hiểm rồi… Giờ chi còn việc bồi dưỡng và chăm nom – thế thôi”.

Động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự hồi sinh của Giôn-xi chính là chiếc lá cuối cùng (cô không biết đấy là chiếc lá vẽ). Tuy bé nhỏ, mong manh nhưng nó đã gan góc chống chọi với gió mưa, buốt giá, cố bám chặt lấy thân cây. Điều đó trái ngược hẳn với thái độ tiêu cực, yếu đuối, muốn tìm đến cái chết của Giôn-xi. Cô ngẫm nghĩ, so sánh và xấu hổ, thấy mình thật tệ, không bằng chiếc lá thường xuân bé nhỏ.

Nhà văn kết thúc câu chuyện bằng đoạn văn chân thực và cảm động:

Và buổi chiều hôm đó, Xiu tới bên giường Giôn-xi nằm, thấy Giôn-xi đang vui vẻ đan một chiếc khăn choàng len màu xanh thẫm , chị ôm lấy cả người Giôn-xi lẫn những chiếc gối.

Chị có chuyện này muốn nói với em, con chuột bạch của chị, cô nói, "Cụ Bơ-men đã chết vì sưng phổi hôm nay ở bệnh viện rồi. Cụ ốm chỉ có hai ngày. Buổi sáng ngày thứ nhất, bác gác cổng thấy cụ ốm nặng trong căn phòng của cụ ở tầng dưới. Giày và áo quần của cụ ướt sũng và lạnh buốt. Chẳng ai hình dung nổi cụ đã ở đâu trong một đêm khủng khiếp như thế. Nhưng rồi người ta tìm thấy một chiếc đèn bão vẫn còn thắp sáng và một chiếc thang đã bị lôi ra khỏi chỗ để của nó, và vài chiếc bút lông rơi vung vãi, và một bảng pha màu có màu xanh và màu vàng trộn lẫn với nhau, và – em thân yêu ơi, em hãy nhìn ra ngoài cửa sổ, nhìn chiếc lá thường xuân cuối cùng ở trên tường. Em có lấy làm lạ tại sao chẳng bao giờ nó rung rinh hoặc lay động khi gió thổi không? Ồ, em thân yêu, đó chính là kiệt tác của cụ Bơ-men, cụ vẽ nó ở đấy vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng”:

Lời kết thúc này là vừa đủ, không cần phải kể thêm về phản ứng của Giôn-xi, do đó mà dư âm của câu chuyện lắng đọng trong lòng người đọc và gây xúc động thấm thía.

Mở đầu đoạn trích, Giôn-xi sống trong đau buồn, tuyệt vọng, ngày càng tiến dần đến cái chết khiến mọi người xung quanh thương cảm. Nhưng lúc gần kết thúc thì Giôn-xi đã thoát khỏi cơn nguy hiểm, hồi phục rất nhanh và yêu đời trở lại. Mọi người thở phào, trút được gánh nặng lo âu.

Cụ Bơ-men đang khỏe mạnh thì lại chết rất nhanh, chi sau hai ngày bị viêm phổi nặng. Cái chết của cụ khiến cho mọi người hết sức ngạc nhiên. Tình huống của hai nhân vật trẻ và già hoàn toàn trái ngược với nhau. Cô gái tưởng không tránh khỏi cái chết thì lại sống; người họa sĩ già đang khỏe mạnh lại chết bất ngờ. Số phận của họ đều liên quan đến bệnh sưng phổi và chiếc lá cuối cùng. Giôn-xi bị bệnh sưng phổi nặng và sự sống của cô tùy thuộc vào chiếc lá cuối cùng. Cụ Bơ-men vẽ chiếc lá cuối cùng trong đêm mưa tuyết với hi vọng níu kéo Giôn-xi về với cuộc sống, vì thế mà cụ đã bị chết vì bệnh sưng phổi. Nhà văn đã sử dụng rất thành công thủ pháp nghệ thuật vừa tương phản vừa tường đồng để tạo nên sự hấp dẫn của truyện.

Chiếc lá cuối cùng là câu chuyện đời thường giản dị mà xiết bao cảm động. Tình thương yêu giữa người với người đã đem lại giá trị lâu dài cho tác phẩm và vinh quang cho tôn tuổi nhà văn O’Hen-ri. Ngoài ra, tác phẩm còn chứa đựng một quan điểm đúng đắn về mục đích của sáng tạo nghệ thuật: Nghệ thuật đích thực trước hết phải phục vụ con người và cuộc sống.

3 tháng 11 2019

“Chiếc lá cuối cùng”là tác phẩm của nhà văn bậc thầy ở Mĩ, nhà văn O. Hen-ri. Ông tên thật là Uy-liêm Xit-nây Po-tơ. Thời trẻ, để kiếm sông ông đã lang thang nhiều nơi, làm nhiều nghề khác nhau, có lần bị giam giữ trong ba năm. Ông lấy bút danh O. Hen-ri có lẽ để kỉ niệm một người bạn tốt đã giúp đỡ ông nhiều trong thời kì này. Sau khi ông mất, Hội Nghệ thuật và Khoa học ở Mĩ lập một giải thưởng mang tên O. Hen-ri để tặng cho các truyện ngắn hay hằng năm.
“Chiếc lá cuối cùng”là“bức thông điệp màu xanh” tác giả gửi đến người đọc để cangợi tình bạn thủy chung cao quý, nhắn nhủ mọi người hãy yêu thương con người, hãy biết hi sinh vì sự sống con người. Xiu và Bơ-men là hai nhân vật bổ sung cho nhau nhằm làm nổi bật tình cảm cao đẹp trên. Hai họa sĩ nghèo này khác nhau về tuổi tác, nhưng lại có chung một mối lo lắng: làm sao cứu sống được Giôn-xi khỏi bàn tay lạnh giá của Thần Chết. Xiu đã phải làm việc rất nhiều, không tiếc sức mình để kiếm tiền mua thuốc, mời bác sĩ, mua thức ăn... và chăm sóc bạn từng li từng tí, từ việc nấu cháo xúp tới việc dỗ dành bạn ăn bằng được. Xiu đúng là một người bạn thủy chung, cùng chia sẻ gian nan, hoạn nạn với bạn. Nhưng chỉ như vậy cũng chưa thể cứu được Giôn-xi, cô bị viêm phổi nặng đồng thời lại mang tâm trạng tuyệt vọng, tin rằng mình không thể sống được khi chiếc lá thường xuân cuối cùng của cái cây bên kia cửa sổ rụng xuống.
Chữa bệnh viêm phổi, y học có thể làm được, nhưng chữa tâm trạng tuyệt vọng, bác sĩ cũng bó tay. Bằng sự nhạy cảm của một người giàu lòng nhân ái, bác Bơ-men đã nhận ra chiếc chìa khóa mở cánh cửa đưa Giôn-xi trở lại cuộc sống. Bằng tài năng, bác đã vẽ nên bức kiệt tác của mình - cũng chính là bức tranh cuối  cùng - để mang lại cho Giôn-xi niềm tin yêu vào cuộc sống. Cả hai con người ấy, Xiu và Bơ-men tượng trưng cho lòng nhân đạo cao cả, cho tình yêu thương giữa những con người. Nhưng thông qua bức vẽ cuối cùng gắn liền với sự hi sinh lặng thầm của Bơ-men, tác giả còn muốn nói tới một vấn đề nữa: mục đích của nghệ thuật, ý nghĩa cao quýcủa nghệ thuật. Suốt bốn mươi năm lao động, bác Bơ-men luôn thất bại, chưa bao giờ ngòi bút của tác giả chạm tới tà áo của Nàng Nghệ thuật, nhưng vì mục đích giành lại sự sống cho mọi người, bác đã hoàn thành kiệt tác của mình trong một hoàn cảnh khác thường: đêm đông, gió lạnh, tuyết rơi, một mình với chiếc đèn bão trên một chiếc thang chênh vênh. Tác phẩm của cụ Bơ-men trở nên bất tử vì nó hiện hình trong sự sống của một con người, sự sống của một tài năng.
Cốt truyện của “Chiếc lá cuối cùng” thật đơn giản. Câu chuyện sống được không chỉ vì ý nghĩa nhân đạo sâu sắc của nó, mà còn vì ngòi bút dựng truyện, khắc họa nhân vật đầy tài năng của tác giả. Về mặt kết cấu, ông đã sử dụng thành công thủ pháp đảo lộn tình thế hai lần một cách đột ngột, bất ngờ để hấp dẫn người đọc. Trong truyện, lần thứ nhất là khi Giôn-xi đi đến trạng thái tuyệt vọng, buông thả mọi ý chí, phó mặc cho Thần Chết đưa lưỡi hái ra cắt đứt đời mình. Cô đã đoán chắc với Xiu: “Khi chiếc lá lìa cành thì chắc chắn em cũng lìa đời”. Cô diễn tả tâm trạng của mình trong sự tuyệt vọng “chờ đợi làm em chán lắm rồi, nghĩ ngợi cũng làm em chán lắm rồi. Em muốn buông tay ra khỏi tất cả những thứ em còn đang nắm và lướt xuống, hệt như một trong những chiếc lá mệt mỏi đáng thương đó”. Người đọc cảm thấy nghẹt thở tưởng như vô phương cứu chữa trước một con người không còn một tơ vương nào vào cuộc sống. Nhưng kì diệu thay, chiếc lá cuối cùng không rụng. Nó còn đó mãi mãi như sự bất tử của cuộc đời. Rồi Giôn-xi bắt đầu bình phục.
Lần đảo lộn tình thế thứ hai tiếp liền sau khi Giôn-xi bình phục, ởđoạn trên, ông già Bơ-men xuất hiện thoáng qua rồi mất hút, người đọc bị hấp dẫn bởi cuộc đấu tranh giành sự sống trong Giôn-xi cũng đã quên mất ông. Chính lúc ấy, lời kể của Xiu làm cho cả Giôn-xi và người đọc sống lại một sự kiện bi tráng. Chiếc lá cuối cùng thật đã rụng. Còn lại mãi mãi trên tường là chiếc lá của tình thương yêu, là lòng yêu mến cuộc sống cháy bỏng của người họa sĩ già. Sự bất ngờ này đưa Bơ-men thành nhân vật quan trọng nhất thể hiện sâu đậm chủ đề của câu chuyện.
“Chiếc lá cuối cùng” là truyện ngắn về những con người bình thường, những việc bình thường nhưng lại khó quên vì ánh sáng nhân đạo tỏa sáng mãi của tác phẩm. Mãi mãi người đọc sẽ nhớ tới bác Bơ-men có hình dáng như người thợ mỏ khắc khổ nhưng lại có tấm lòng và hành động của một vị thánh. Mãi mãi người đọc sẽ nhớ tới bức thông điệp màu xanh kêu gọi sự yêu thương giữa con người với con người, kêu gọi nghệ thuật hướng về con người.