Viết đoạn văn ngắn từ (5 đến 7 câu) ghi lại bài học cuộc sống mà em rutrs ra từ câu chuyện ba anh đầy tớ
Giúp với các chiến hữu
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Vấn đề văn hóa, ứng xử giao tiếp của học sinh
Trong xã hội hiện đại ngày nay, vấn đề văn hóa và ứng xử giao tiếp của học sinh đang ngày càng trở thành một chủ đề quan trọng. Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, mạng xã hội và sự thay đổi trong môi trường học đường, văn hóa và cách thức giao tiếp của học sinh cũng có sự biến động không nhỏ. Từ đó, việc xây dựng một nền tảng văn hóa ứng xử tích cực và phù hợp cho học sinh là vô cùng cần thiết.
Văn hóa giao tiếp không chỉ thể hiện qua lời nói mà còn qua hành động, thái độ và cách cư xử trong cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt, trong môi trường học đường, nơi học sinh tiếp xúc với thầy cô và bạn bè, việc ứng xử văn hóa càng trở nên quan trọng. Một học sinh có thái độ khiêm tốn, tôn trọng người khác, biết lắng nghe và cư xử lịch thiệp sẽ tạo ra một môi trường học tập hòa bình và thân thiện. Điều này không chỉ giúp học sinh phát triển nhân cách mà còn tạo dựng được mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè và cộng đồng.
Giao tiếp giữa học sinh và thầy cô đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành và phát triển tư duy của học sinh. Việc tôn trọng thầy cô thể hiện qua cách xưng hô, thái độ nghe giảng và sự nghiêm túc trong học tập. Một học sinh biết cách giao tiếp lễ phép, kính trọng thầy cô sẽ tạo được niềm tin và sự yêu mến từ thầy cô, đồng thời cũng thể hiện sự học hỏi và cầu tiến trong quá trình học tập. Điều này sẽ góp phần không nhỏ vào việc phát triển sự nghiệp giáo dục và gắn kết tình thầy trò.
Quan hệ bạn bè trong học sinh cũng có một vai trò quan trọng trong việc hình thành văn hóa ứng xử. Tình bạn đẹp là khi mỗi học sinh biết hỗ trợ nhau trong học tập, chia sẻ những khó khăn, giúp đỡ nhau cùng phát triển. Tuy nhiên, trong thực tế, không phải lúc nào các mối quan hệ bạn bè cũng êm ả. Có những trường hợp bạn bè cãi vã, xung đột, thậm chí có những hành động không đẹp như bắt nạt, nói xấu. Điều này không chỉ làm tổn thương người khác mà còn ảnh hưởng đến chính bản thân học sinh trong quá trình học tập và phát triển. Do đó, việc trang bị cho học sinh những kỹ năng giao tiếp và giải quyết xung đột là vô cùng cần thiết. Một học sinh biết cách cư xử đúng mực, xử lý tình huống khéo léo sẽ tạo ra một môi trường học tập lành mạnh và phát triển toàn diện.
Với sự phát triển của công nghệ và mạng xã hội, giao tiếp trực tuyến đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của học sinh. Tuy nhiên, không phải học sinh nào cũng biết cách ứng xử văn minh và có trách nhiệm khi tham gia các nền tảng trực tuyến. Nhiều học sinh còn thiếu ý thức khi sử dụng mạng xã hội, chẳng hạn như đăng tải những nội dung không phù hợp, thiếu tôn trọng người khác hoặc tham gia vào các cuộc tranh luận không lành mạnh. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hình ảnh của bản thân mà còn tạo ra những tác động tiêu cực đối với cộng đồng học sinh nói chung. Vì vậy, việc giáo dục học sinh về văn hóa giao tiếp trong môi trường trực tuyến là rất quan trọng để bảo vệ an toàn cá nhân và xây dựng một cộng đồng mạng văn minh.
Để nâng cao văn hóa và ứng xử giao tiếp của học sinh, có thể áp dụng một số giải pháp sau:
Văn hóa ứng xử giao tiếp của học sinh là yếu tố quan trọng giúp tạo nên một môi trường học đường lành mạnh, thân thiện và phát triển. Mỗi học sinh cần phải tự ý thức và có trách nhiệm trong việc giao tiếp và ứng xử với mọi người xung quanh, từ thầy cô, bạn bè cho đến cộng đồng. Việc giáo dục, rèn luyện văn hóa giao tiếp cho học sinh sẽ góp phần xây dựng một thế hệ học sinh không chỉ giỏi về kiến thức mà còn tốt về nhân cách, phẩm chất.
Cuộc đời mỗi con người bao giờ cũng gắn liền với một quê hương, xứ sở, một đất nước. Có thể nào sống giữa xứ sở, quê hương đó mà không hề gắn bó, yêu thương? Ngày bé thơ, chúng ta còn ngây ngô chưa hiểu: "Quê hương là gì hả mẹ Mà cô giáo dạy phải yêu? Quê hương là gì hả mẹ Ai đi xa cũng nhớ nhiều?" Nhưng khi đã lớn khôn, có lẽ ai cũng có thể cảm nhận một cách sâu sắc về tình yêu đất nước trong mình. Đất Nước - hai tiếng ấy gợi nhắc chúng ta biết bao điều thiêng liêng, ấm áp. Tổ tiên, nguồn cội chúng ta ở đâu? Chúng ta sinh ra, lớn lên, già yếu và chết đi ở đâu? Nơi nào cho ta cuộc sống của chính bản thân mình? Đó chính là Đất Nước. Yêu nước, yêu Tổ quốc là tình cảm quý báu luôn thường trực trong mỗi trái tim Việt Nam. Tự nó đã đan dệt thành lịch sử, và có thể nói, lịch sử dân tộc Việt cũng chính là lịch sử của lòng yêu nước. Tình yêu đất nước là tình cảm gắn bó sâu nặng giữa con người với quê hương, dân tộc. Nó không chỉ là sự cố kết giữa con người với nơi “chôn nhau cắt rốn", với mảnh đất mình sinh ra, lớn lên mà nó còn là sự giao kết giữa tâm hồn mỗi người dân với linh hồn dân tộc. Nếu đột nhiên có ai đó hỏi bạn có yêu nước không? Hãy tự tin trả lời bằng một câu khẳng định, bởi lẽ yêu nước không nhất thiết là cầm súng, gươm tranh đấu với kẻ thù. Thời bình người ta thể hiện lòng yêu nước khác với thời chiến. Thời phong kiến yêu nước là phải gắn liền với “trung quân”, “tề gia trị quốc” thì ngày nay yêu nước lại gắn liền với yêu lý tưởng Xã Hội Chủ Nghĩa. Tình yêu đất nước như một viên đá ngũ sắc, mỗi cạnh mỗi mặt của nó có một màn lung linh khác nhau. Mỗi thời đại sẽ làm cho viên đá đó mang những màu sắc khác biệt. Khi bạn say mê trước một thắng cảnh của đất nước, khi bạn tích cực bình chọn để Vịnh Hạ Long trở thành một trong bảy kỳ quan thiên nhiên của thế giới hiện đại hay khi bạn biết và trăn trở trước vấn đề biển Đông - một trong những vấn đề đang từng ngày, từng giờ nóng dần trên các diễn đàn, trang mạng hay báo chí và cầm bút để viết lên những dòng cảm xúc của mình để gửi đến Trường Sa thân yêu… thì chính lúc đó tình yêu đất nước trong bạn đang hiện rõ. Khi Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, khi các nhà Thơ mới viết những câu thơ, bài thơ thật hay ngợi ca vẻ đẹp quê hương Việt Nam, đó cũng đúng là lúc cảm hứng nghệ thuật của các nghệ sĩ đang thăng hoa trong tình yêu đất nước. Không yêu, không gắn bó với mùa thu đồng bằng Bắc Bộ, làm sao cụ Tam Nguyên có thế viết chùm thơ thu tuyệt bút, phác nên khung cảnh tuyệt đẹp của miền quê Việt Nam: Ao thu lạnh lẽo nước trong veo Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo Sóng biếc theo làn hơi gợn tí Lá vàng trước ngõ khẽ đưa vèo Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt Ngõ trúc quanh co khách vắng teo. (Thu điếu) Nếu chỉ thuần túy là tài năng, liệu rằng nữ sĩ Anh Thơ có thể phát được bức họa thiên nhiên bằng ngôn từ đẹp thế này: Ngoài bờ đê cỏ non tràn biếc cỏ Bầy sáo đen sà xuống mổ vu vơ Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa. (Chiều xuân) Yêu thiên nhiên chính là biểu hiện của lòng yêu nước - một biểu hiện không cầu kì, ồn ào mà hết sức giản dị, tự nhiên. Nhưng tình yêu đất nước không chỉ được đan dệt bằng tình yêu thiên nhiên. Yêu nước còn được biểu hiện bằng niềm tự hào dân tộc. Người Việt Nam có rất nhiều điều đáng tự hào về quê hương, đất nước mình. Chúng ta vẫn nhắc lại cho nhau nghe những chiến công oanh liệt trong công cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước. Bằng chứng là chúng ta có rất nhiều câu chuyện, nhiều áng văn thơ ngợi ca tinh thần đấu tranh ngoan cường của nhân dân, dân tộc. Bằng chứng là chúng ta có rất nhiều bảo tàng lưu giữ những kỷ vật khắc ghi chiến công của các anh hùng, nghĩa sĩ, chiến sĩ đã đấu tranh vì độc lập tự do cho dân tộc... Niềm tự hào không chỉ in dấu trong các chiến công oanh liệt mà còn in đậm ở truyền thống văn hoá. Đọc Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm, người đọc bắt gặp rất nhiều di tích văn hoá – lịch sử lâu đời của dân tộc: những ngôi chùa, mái đình, những làng nghề cổ truyền... Gắn với mỗi di tích ấy là bao truyền thuyết lịch sử, lễ hội đầu xuân, lời ca điệu hát truyền lại từ đời này sang đời khác... Mạch thơ tuôn trào không đứt cùng với niềm tự hào khốn tả: Bên kia sông Đuống Quê hương ta lúa nếp thơm nồng Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp. Càng yêu mến, càng tự hào về quê hương giàu đẹp, trù phú bao nhiêu, người Việt Nam càng căm thù bè lũ cướp nước, bán nước bấy nhiêu. Đất nước bốn nghìn tuổi cũng là đất nước bốn nghìn năm kiên cường đấu tranh giữ nước: Khi có giặc người con trai ra trận Người con gái trở về nuôi cái cùng con Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh. Bốn nghìn năm đó biết bao người đã ngã xuống "Để Đất Nước này là đất Nước của nhân dân". Hi sinh cả tính mạng của mình để bảo vệ từng gốc lúa, bờ tre cho Tổ quốc, ý chí chiến đấu đó đã đưa mỗi người con đất Việt đi tới chiến thắng trước mọi bè lũ xâm lăng hung hãn nhất. Đất nước hoà bình, "súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa” viên ngũ sắc yêu nước lại mang sắc màu lung linh khác. Ý thức về vận mệnh dân tộc vẫn được giương cao nhưng mỗi người tự khắc nhận thức được vai trò của minh đối với sự nghiệp canh tân đất nước. Học sinh thi đua học tốt, giáo viên thi đua dạy tốt, nông dân thi đua canh tác vụ mùa bội thu, công nhân thi đua lao động sản xuất, các chiến sĩ nơi biên thùy vẫn chắc tay súng... Ai ai cũng cố gắng hết sức để góp phần nhỏ bé trong công cuộc dựng xây đất nước. Những huy chương từ các cuộc thi Olympic Vật lý, Toán học quốc tế, từ các đại hội thể thao khu vực, những thành tựu trên các mặt trận kinh tế, văn hoá, khoa học kĩ thuật… các năm gần đây chẳng phải được xây dựng nên từ lòng yêu nước, từ ý chí, tinh thần chiến đấu, lao động vì màu cờ sắc áo của dân tộc sao? Đất nước bốn nghìn năm tuổi nhưng ngày càng trẻ ra, ngày càng hiện đại, văn minh hơn. Đó là nhờ bao bàn tay yêu nước không ngừng chung sức đắp xây đất nước. Sự nỗ lực của mỗi cá nhân đã góp phần vinh danh cho dân tộc, góp phần đưa Việt Nam vững bước trên con đường hội nhập quốc tế. Như vậy, có thể hiểu một cách nôm na, yêu đất nước là yêu tất cả những gì đẹp đẽ thuộc về xứ sở quê hương, là không ngừng giữ gìn, xây đắp cho tổ quốc thêm giàu mạnh, là không ngừng chiến đấu chống lại cái xấu, cái ác có nguy cơ xâm hại đến quốc; gia... Tình yêu đất nước là tình yêu muôn màu. Nó thường trực trong mỗi con người và không nhất thiết phải được bộc lộ, biểu hiện như nhau. Tình yêu đất nước tiềm chứa trong nó sức mạnh cực kỳ to lớn. Nó là bệ đỡ tinh thần cho mỗi người trong cuộc sống này. Tại sao “đất nước” vẫn là chủ đề bất tận để các nhạc sĩ, hoạ sĩ, các nhà thơ, nhà văn mọi thời đại, mọi thế hệ nối tiếp nhau sáng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật? Tại sao kiều bào Việt Nam sóng ở nước ngoài luôn hướng về đất nước? Tại sao những người con xa Tổ quốc đó, lúc về già luôn ao ước được yên nghỉ tại quê hương bản quán? Chính tình yêu đất nước đã nuôi dưỡng tâm hồn họ, dẫn bước cho họ vững vàng trong hành trình sống. Không chỉ nâng đỡ tinh thần con người, lòng yêu nước còn là đòn bẩy khiến mỗi chúng ta sống có trách nhiệm hơn với cộng đồng, với quê hương, dân tộc và với chính bản thân mình. Thực ra, ở mỗi người, khát vọng vinh danh cho quê hương đất nước không khi nào tách rời khát vọng vinh danh cho chính bản thân cá nhân. Chúng ta say mê học tập, lao động vì chính mình nhưng những thành quả mà ta đạt được sẽ điểm tô cho non sông đất nước. Học thức, tài năng của những sứ thần như Mạc Đỉnh Chi chẳng phải đã khiến vua quan Trung Quốc phải kinh ngạc, nể phục đó sao? Mỗi tấm bia khắc tên tuổi các vị trạng nguyên trong Văn Miếu Quốc Tử Giám đâu chỉ có ý nghĩa tôn vinh tài học của họ? Nguyên khí quốc gia là ở đó, Lòng yêu nước đã thôi thúc họ say mê học tập, thôi thúc họ làm rạng danh cho đất nước. Lòng yêu nước của người dân Việt Nam đã khiến các nước đế quốc phải chùn nhụt bước chân xâm lược. Nó là yếu tố cốt lõi nhất mang lại sự trường tồn vĩnh cửu cho giang sơn, tổ quốc này. Sức mạnh của tình yêu đất nước là vô biên, tuyệt đích, là bất khả xâm phạm. Nhận thức được điều đó, chúng ta càng nên gìn giữ, vun đắp để tình yêu đất nước mãi cháy sáng trong ta, để sức mạnh này càng nhân lên gấp bội trong cộng đồng dân tộc. Nhận thức được sức mạnh của tình yêu đất nước, mỗi chúng ta sẽ dễ dàng hơn trong việc xác định cho mình ý thức bồi dưỡng tình cảm đó. Với nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn, anh “tự nguyện” dâng hiến cuộc đời mình: "Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng. Nếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương. Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm. Là người tôi sẽ chết cho quê hương. Tất nhiên, chết cho quê hương là cách nói hình ảnh, thể hiện sự cống hiến trọn vẹn cho đất nước, cho dân tộc. Thế hệ trẻ chúng ta có muôn vàn cách để chứng tỏ tình yêu quê hương, tổ quốc trong mình. Vũ khí trong tay chúng ta là sức mạnh tuổi trẻ, nhiệt huyết thanh xuân, là tri thức vững vàng, là nhân cách đạo đức trong sáng. Không có lý do gì để chúng ta không noi gương tinh thần yêu nước của cha anh. Không có lý do gì để chúng ta không hoàn thành tốt vai trò, nhiệm vụ học tập của mình. Không có lý do gì để chúng ta không làm giàu cho quê hương, đất nước bằng sức lao động chân chính. Và càng không có lý do gì để chúng ta không thể đối diện chiến đấu với những tệ nạn đang nảy nở trong cuộc sống hôm nay. Chắc chắn mỗi người dân Việt Nam ai cũng mang trong mình tình yêu đất nước. Nhưng làm thế nào để tình yêu đó ngày càng nồng nàn, tha thiết, ngày càng mãnh liệt hơn - đó là điều ai cũng cần tự giác nhận thức và tìm cho ra câu trả lời. "Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta mà hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay" - lời ca ấy cũng chính là thông điệp nhắc nhở chúng ta nên quên đi “cái tôi” ích kỷ của mình để sum vầy cùng dựng xây đất nước.
Các biện pháp để cải thiện những vấn đề xấu nêu trong văn bản về ôn dịch thuốc lá bao gồm:
Tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức:
Thực hiện các biện pháp pháp luật nghiêm khắc:
Khuyến khích bỏ thuốc và cung cấp hỗ trợ:
Kiểm soát nguồn cung và quảng cáo:
Hỗ trợ cộng đồng không thuốc lá:
Dưới đây là một bài văn nghị luận về vấn đề "vô cảm, thờ ơ":
Vô cảm, thờ ơ – Mối nguy hại trong xã hội hiện đại
Trong xã hội hiện đại, chúng ta đang phải đối mặt với một vấn đề nhức nhối, đó là sự vô cảm và thờ ơ của con người đối với những vấn đề xung quanh mình. Đây là một trong những căn bệnh tinh thần nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của cá nhân mà còn làm tổn hại đến sự gắn kết và phát triển của cộng đồng. Vậy, vô cảm và thờ ơ là gì, và vì sao chúng ta cần phải giải quyết vấn đề này?
Vô cảm là trạng thái thiếu cảm xúc, không có sự quan tâm, đồng cảm đối với những nỗi đau hay khó khăn của người khác. Thờ ơ là sự thiếu quan tâm, không chủ động tham gia vào các hoạt động xã hội hay những vấn đề mang tính nhân văn. Cả hai hiện tượng này đều có sự tương đồng về thái độ sống của con người, đó là sự thiếu quan tâm, thiếu trách nhiệm đối với xã hội.
Lý do khiến vô cảm và thờ ơ trở thành vấn đề đáng lo ngại chính là sự ảnh hưởng của chúng đối với tình cảm và mối quan hệ giữa con người. Trong một xã hội mà mỗi người đều quay cuồng với cuộc sống cá nhân, mải mê với công việc và những lợi ích riêng, chúng ta dễ dàng bỏ qua những người xung quanh. Người ta không còn dành thời gian để lắng nghe, chia sẻ hay giúp đỡ nhau như trước đây. Những hành động tưởng chừng đơn giản như giúp đỡ người già qua đường, cứu giúp người gặp nạn hay chỉ đơn giản là sự cảm thông trước những khó khăn của người khác đã trở nên hiếm hoi.
Hơn thế nữa, vô cảm và thờ ơ còn phản ánh một sự thay đổi trong đạo đức xã hội. Con người, thay vì quan tâm và chia sẻ với nhau, lại trở nên lạnh lùng và ích kỷ. Điều này dẫn đến sự phân hóa, chia rẽ trong cộng đồng, khi mỗi người đều lo lắng cho lợi ích riêng mà không nghĩ đến cộng đồng chung. Đặc biệt, trong những tình huống cần sự đoàn kết, sự vô cảm có thể khiến cộng đồng trở nên yếu kém, không thể vượt qua thử thách.
Tuy nhiên, vô cảm và thờ ơ không phải là những đặc tính bẩm sinh mà chúng ta có thể thay đổi được. Để khắc phục tình trạng này, mỗi cá nhân cần tự nhận thức về trách nhiệm của mình đối với xã hội, với những người xung quanh. Chúng ta cần phải nuôi dưỡng tình yêu thương, lòng nhân ái và sự quan tâm chân thành tới mọi người. Ngoài ra, xã hội cũng cần tạo ra những cơ hội để khuyến khích tinh thần cộng đồng, giúp đỡ những người khó khăn, đặc biệt là trong những lúc hoạn nạn.
Bên cạnh đó, việc giáo dục nhân văn từ gia đình, nhà trường và xã hội cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành những con người có trái tim ấm áp, biết quan tâm và chia sẻ. Những giá trị như tình yêu thương, sự đoàn kết và lòng đồng cảm cần được truyền đạt đến thế hệ trẻ, để họ có thể xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.
Kết luận, vô cảm và thờ ơ là những vấn đề nghiêm trọng đang gây ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội hiện đại. Chúng ta cần phải nhận thức rõ ràng về hậu quả của sự thờ ơ và hành động để xóa bỏ nó. Chỉ khi mỗi cá nhân trong xã hội biết quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ nhau, xã hội mới có thể phát triển bền vững và hạnh phúc.
Hy vọng bài văn trên sẽ giúp bạn có cái nhìn sâu sắc về vấn đề "vô cảm, thờ ơ" và hỗ trợ bạn trong việc làm bài văn nghị luận.
MỞ BÀI 1:
Nhân loại đã bước vào kỷ nguyên mới, một kỷ nguyên với rất nhiều thuận lợi giúp cho con người, đặc biệt là giới trẻ có điều kiện học hỏi, trau dồi và tiếp cận với nhiều phương tiện hiện đại. Tiếc thay, giá trị đạo đức lại bị xói mòn bởi chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa cá nhân, dẫn đến “bệnh vô cảm”.Tình trạng này là một điều đáng buồn của cuộc sống hiện đại ngày nay và cần được lên án!
MỞ BÀI 2:
Chúng ta đang sống trong một thời kỳ đầy sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, nơi chúng ta thấy rất nhiều nghiên cứu và sáng tạo robot, nhân vật thực tế ảo có hình dáng và cảm xúc giống con người. Tuy nhiên, một sự kỳ lạ là trong khi các nhà khoa học đang cố gắng biến "sắt và thép" thành những thực thể có "tình cảm," thì những người sống bằng thịt và máu dường như đang mất dần khả năng cảm nhận cuộc sống. Trong xã hội hiện đại, điều này được gọi là "bệnh vô cảm." "Căn bệnh" này, dường như đang lây lan qua từng ngóc ngách, biến con người thành những con rô bốt không cảm xúc.
Bạn tham khảo nhé.Mình chọn lọc trên mạng ....
Bài học của em qua câu chuyện trên là không phải lúc nào cũng khư khư áp dụng phẩm chất của mình vào đời sống cũng là tốt. Nếu như áp dụng một cách máy móc, dập khuôn như vậy thì chắc chắn chúng ta sẽ lĩnh hậu quả và làm hỏng việc của chính bản thân mình.
tick cho mình đi