Suy nghĩ của em về câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”. Qua đó khẳng định giá trị của câu tục ngữ trong tình hình thực tế đời sống hiện nay.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ở nước ta có câu nói: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương – người trong một nước phải thương nhau cùng”, đây là lời dạy, lời khuyên đã được truyền lại từ bao đời cha ông. Lòng nhân ái vẫn luôn là truyền thống tốt đẹp của nước ta từ ngàn đời nay. Truyền thống ấy vẫn tồn tại và không ngừng phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau. Vậy “nhân ái” là gì? Nếu ta giải thích từng nghĩa thì “nhân” có nghĩa là người còn “ái” có nghĩa là yêu. Và “nhân ái” chính là tình yêu thương giữa con người với con người. Lòng nhân ái là cách con người trao cho nhau những tình cảm tốt đẹp mà không hề có vụ lợi, không cần hồi đáp. Trong xã hội, mỗi một cá nhân là một cá thể riêng biệt, độc lập. Tuy nhiên, lòng nhân ái giống như chiếc cầu nối các tâm hồn với nhau, giúp cho mọi người được gắn kết, thắt chặt với nhau. Từ trong chiến tranh, chính tình yêu thương đã đem lại sức mạnh đoàn kết dẫn tới thắng lợi vẻ vang cho dân tộc, giành lại độc lập cho quê hương đất nước. Ngày nay, đất nước đã hòa bình, nhưng vẫn còn nhiều người có hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Người già không nơi nương tựa, trẻ em lang thang cơ nhỡ, thiên tai, dịch bệnh…thực sự cần sự quan tâm từ cả cộng đồng. Không nói đâu xa, bão lũ lụt triền Trung năm qua thật đáng sợ. Khổng chỉ kéo dài hơn mọi năm mà hậu quả nó đem lại là vô cùng nặng nề. Nhiều gia đình bị mất nhà, gia sản, thậm chí cả người thân, những chiến sĩ cứu nạn lại hy sinh giữa thời bình. Vì vậy, sống trên đời cần phải có lòng nhân ái, cần yêu thương người khác như yêu chính bản thân mình. Dù như vậy thì cuộc sống của chúng ta có thể sẽ khó khăn hơn, nhưng như thế mới sống có ý nghĩa.
Con người ta ai cũng cần có cho mình lòng tự tôn cá nhân. Lòng tự tôn chính là thước đo cho sự phát triển nhân cách con người, nhưng có lòng tự tôn để không dễ đánh mất mình thì cũng nên biết xấu hổ khi cần thiết, điều đó rất quan trọng, nó là một phần về thái độ của bản thân trước hành động của chính mình và người khác, cũng là một khía cạnh của con người mình mà người khác sẽ nhìn vào và đánh giá.
Người ta hay xấu hổ khi tự mình cảm thấy hổ thẹn, thấy mình có lỗi hay kém cỏi hơn người khác. Tuy nhiên, cũng có sự xấu hổ hồn nhiên khi con người ta thấy rung động về một tình yêu ngây ngô, thầm kín mà bị phát hiện.
Con người ta ai cũng nên biết xấu hổ, biết xấu hổ con người ta sẽ nhận thức được bẩn thân mình rõ ràng hơn để tránh mắc phải những sai lầm đã có. Biết xấu hổ vì nhận thấy mình kém cỏi, bị chê bai, bị đem ra so bì sẽ cho người ta động lực để vươn lên, khắc phục những thiếu sót của bản thân, sự biết xấu hổ trong trường hợp này rất dễ biến thành động lực phi thường để phát triển bản thân. Biết xấu hổ ngưởi ta sẽ dễ biết cảm thông chia sẻ hơn, sống có lương tâm hơn, biết nghĩ cho người khác hơn. Biết xấu hổ là một trong những biểu hiện tốt thể hiện một con người có lòng tự trọng, có nhận thức đúng đắn về phẩm giá con người.
Tuy nhiên, không nên để sự xấu hổ trở thành mặc cảm để rồi tự mình càng tạo ra khoảng cách xa hơn với mọi người. Biết xấu hổ nhưng rồi cũng chỉ để đấy thì sự xấu hổ lại trở thành ý nghĩa tiêu cực.
Trong xã hội vẫn còn đầy rẫy hiện trạng con người ta còn có những hành động xấu, những hình ảnh xấu nhưng cũng không có nhận thức đúng đắn và cũng không có biết đến sự xấu hổ trước những chuyện mình làm như những hành vi lệch lạc của giới trẻ: ăm mặc thiếu vải, văng tục chửi bậy, thích ra vẻ ta đây và bắt nạt người khác, yêu đương khi còn nhỏ tuổi nhưng rất vô tư, công khai và có khi còn tự đăng tải lên các trang mạng công cộng… Người nổi tiếng thì tháy vì đi lên bằng chính công sức lao động nghệ thuật chân chính thì lại thích chiêu trò, tạo scandal…thay vì nhận thức được những hành vi của mình là sai trái, đáng xấu hổ, họ lại coi cái đó là để thể hiện cái tôi cá nhân, là cá tính, là tự do
Ngày nay, rất nhiều người trong chúng ta tự đánh mất bản thân mình, đánh rơi hai từ “xấu hổ”, không biết xấu hổ để rồi buông thả bản thân làm ra những chuyện thật đáng trách, đáng bị lên tiếng phẩn đối. Con người không cần biết đến sự xấu hổ cũng chính là hướng tới sự kiêu hãnh bản thân mù quáng, sai lầm, để rồi dần dần đánh mất cả lương tâm của chính bản thân mình.
Thiết nghĩ trong xã hội này, nếu sự xấu hổ và biết xấu hổ không còn thì sẽ ra sao, học sinh, sinh viên những mần non, chủ nhân tương lai của đất nước mà không biết xấu hổ, cứ lao vào những chuyện thị phi khi tuổi trẻ còn phơi phới thì sẽ ra sao. Những kẻ phạm tội nếu không biết dừng lại, không biết điểm dừng của hai chữ xấu hổ thì an ninh trật tự, bình yên của cuộc sống này còn gì.
Để xây dựng cộng đồng người có ý thức, có trách nhiệm với bản thân và xã hội không phải chuyện dễ, nhưng cũng không phải chuyện khó, bản thân mỗi người cần có rèn luyện cho mình lòng tự tôn cá nhân, biết yêu thương đồng loại, biết hướng thiện và biết xấu hổ với những việc làm sai trái của bản thân mình. Cùng với đó, gia đình, nhà trường, cộng đồng hãy cũng đồng hành với mỗi con người khi họ gặp khó khăn trong cuộc sông hay có những suy nghĩ lệch lạc.
Không phải ai sinh ra cũng hoàn hảo, nhưng con người ai cũng cần cho mình những điểm tựa về tinh thần, về ý thức để có thể sống tốt, sống đẹp hơn, và biết xấu hổ để rồi nhận thức được rõ hơn về bản thân mình là một chuyện đúng đắn và sáng suốt vô cùng.
Trên thế giới có rất nhiều người đã thành công nhờ phương pháp tự học của bản thân. Nhiều người đã chia sẻ kinh nghiệm về tinh thần tự học của mình cho nhiều bạn trẻ noi theo. Việc tự học sẽ đem lại thành công như mong đợi cho những ai kiên trì và vận dụng nó một cách phù hợp.
Quá trình con người tiếp thu những kiến thức, kĩ năng do người khác truyền lại chính là quá trình học và tự học chính là con người tìm ra cách để tiếp thu những kiến thức,kĩ năng đã được truyền lại bằng chính sức lực, khả năng của riêng mình. Việc học của chúng ta chưa đem lại hiệu quả cao vì chúng ta thụ động khi tiếp thu kiến thức mà thầy cô truyền tụng lại. Học sinh chưa biết đào sâu, sáng tạo từ những bài giảng còn sơ sài của thầy cô. Việc học thêm tràn lan, dựa nhiều vào sách tham khảo cũng làm cho việc học bị cản trở.
Do nền giáo dục của chúng ta còn yếu kém, việc học tủ, học chống đối còn diễn ra ở nhiều học sinh. Nhiều học sinh học thuộc bài nhưng không hiểu bài dẫn đến tình trạng thuộc lí thuyết nhưng không biết làm thực hành. Nấu tình trạng này kéo dài, học sinh sẽ bị mất gốc, gây tâm lí chán nản trong học tập.
Việc tự học sẽ giúp con người hiểu vấn đề một cách sâu sắc, giải quyết vấn đề nhanh chóng chính xác. Việc tự học có thể được coi là chiếc chìa khóa đưa ta đến kho tàng tri thức, là điều kiện giúp ta thành công trong học tập. Nếu chúng ta biết tự học cho bản thân thì chúng ta chắc chắn sẽ thành công và nâng cao được tri thức của chính mình. Những người có tinh thần tự học sẽ chủ động suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, nghiên cứu và nắm được bản chất vấn đề. Tinh thần tự học có thể giúp con người tiếp thu được kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau như sách, báo, từ truyền hình tivi, từ bạn bè hoặc từ những người xung quanh,những kinh nghiệm sống của nhân dân. Khi ta có tinh thần tự học, ta sẽ có ý thức chủ động ghi nhớ các bài giảng trên lớp,tiết kiệm được thời gian, có thể tiếp thu một lượng kiến thức lớn mà vẫn hiểu và nắm chắc bài học. Khi chúng ta đã tự học chắc được lí thuyết, chúng ta biết chủ động luyện tập thực hành,giúp ta có thể nhanh chóng hình thành kĩ năng, ghi nhớ kiến thức rất tốt. Có rất nhiều những danh nhân đã thành nhân tài của đất nước từ việc họ tự học như: Lương Thế Vinh, Mạc Đĩnh Chi, Hồ Chí Minh...Đây là những người có sự kiên trì trong quá trình tự học và là những tấm gương mà chúng ta cần noi theo.
Hiểu được tầm quan trọng của việc tự học, em sẽ noi gương và học tập kinh nghiệm của những thể hệ đi trước để đưa ra một phương pháp tự học hợp lí đem lại hiệu quả cho bản thân. Việc tự học chính là chìa khóa của sự thành công, đưa chúng ta đến với tương lai tươi sáng ở phía trước.
Hiểu được tầm quan trọng của việc tự học, chúng ta sẽ có ý thức tự giác hơn trong quá trình học tập, và sẽ mang lại kết quả cao. Những người biết vận dụng phương pháp tự học cho bản thân sẽ có vốn kiến thức rộng rãi và sẽ có khả năng trở thành người có ích cho xã hội, góp phần làm phát triển xã hội lên tầm cao mới.
Trong cuộc sống, việc cho đi và nhận lại không chỉ đơn thuần là sự giúp đỡ giữa con người với nhau, hay là vì một mục đích nào đó. Hơn tất cả, việc cho đi và nhận lại là một lẽ tất yếu trong xã hội, góp phần làm cho cuộc sống trở nên tươi đẹp, mang nhiều màu sắc nhân văn nhân bản hơn cả, từ đó con người tìm thấy được những vui, niềm hạnh phúc trong cuộc sống nhờ những giá trị tốt đẹp xuất phát từ tấm lòng chân thành giữa một xã hội hỗn độn, đầy mệt mỏi. Đúc rút được ý nghĩa của việc cho đi nhận lại đầy tốt đẹp ấy, một nhà diễn giả nổi tiếng người Mỹ gốc Canada Brian Tracy đã có một phát ngôn rất ấn tượng tạo động lực cho nhiều người đó là: "Hãy luôn cho mà không ghi nhớ và luôn nhận mà không lãng quên".
Toàn bộ câu nói đều mang bóng dáng của một lời khuyên bổ ích, câu nói ấy khuyên mọi người hãy làm điều tốt hướng đến những giá trị khác ngoài giá trị vật chất, đó là lời khuyên về thái độ của con người đối với việc cho đi và nhận lại trong cuộc sống. Trước hết, ta cần hiểu "hãy cho đi mà không ghi nhớ", ở đây "cho" có rất nhiều khía cạnh, từ việc trao tặng ai đó một món quà nhỏ, một bông hồng đẹp, một cuốn sách hữu ích, chia đôi phần ăn sáng cho cô bạn cùng bàn, hay cũng có thể là sự giúp đỡ người khác khi họ cơ nhỡ gặp khó khăn trong cuộc sống,... Ngoài ra, việc cho đi không chỉ thể hiện ở những giá trị vật chất chúng ta đã trao tặng, mà đôi lúc cho đi còn là cho những giá trị tinh thần, có thể đó là những lời động viên, an ủi, là những lời khuyên, lời chia sẻ tâm tình xuất phát từ tận trái tim. Quan trọng hơn cả, việc cho đi bất cứ một thứ gì thì cũng phải xuất phát từ lòng tự nguyện, từ trái tim yêu thương, ước mong được cống hiến, được giúp đỡ người khác. Có thế thì việc cho đi mới thực sự có ý nghĩa nhân văn, tốt đẹp. Còn nếu như khi chìa tay ra và trao cho người khác một thứ gì đó, mà trong tâm hồn vẫn luôn tơ tưởng về việc sẽ được nhận lại cái gì đó xứng đáng thì chúng ta đã vô tình đánh mất đi cái ý nghĩa tốt đẹp của việc cho đi, đó đơn thuần chỉ là trao đổi, vì mục đích vụ lợi mà thôi còn đâu cái ý nghĩa của việc cho mà không cần hồi đáp.
Việc nhận lại hay không thuộc về những cảm nhận trong tâm hồn của chúng ta, chẳng phải khi bạn cho đi với một tâm hồn trong sáng lương thiện, thì chính bản thân bạn cũng đã nhận lại được niềm vui sướng hạnh phúc vì vừa làm được một việc hết sức có ý nghĩa hay sao. Theo tôi đó là sự đền đáp quá xứng đáng cho mỗi hành động tốt đẹp ấy rồi, cũng giống như việc ta trao tay người khác một bông hồng đẹp, cái còn lại nơi bàn tay ta chính là mùi hương vấn vương mãi không rời. Việc sẵn sàng cho đi mà không cần nhận lại là minh chứng cho tấm lòng cao thượng, một tâm hồn đẹp đẽ, nhân hậu của chính chúng ta. Không phải ai cũng có thể dễ dàng cho đi, nhưng một khi đã cho đi, chúng ta bỗng sống có ý nghĩa hơn trong cuộc đời, thoát khỏi cái gông cùm của sự ích kỷ, của cái tôi có nhân yếu đuối, để thả hồn vào cái vui sống, an nhiên, hạnh phúc bằng những hành động tốt đẹp, nhân văn. Có câu, bạn càng tính toán chi ly bạn càng cảm thấy cuộc sống bế tắc, nhưng một khi bạn thong thả, chịu hi sinh một phần lợi ích của bản thân cho người khác thì bỗng nhiên cuộc sống của bạn như được mở ra vậy. Giờ đây, cuộc sống không còn chỉ quẩn quanh ở những giá trị vật chất tầm thường, mà còn là những giá trị tinh thần cao quý, mà cho dù có bao nhiêu tài sản cũng chẳng thể mua nổi, chính những giá trị ấy đã nuôi dưỡng tâm hồn bạn thành một vườn hồng thơm ngát. Bàn tay xinh đẹp của bạn ngày ngày thu hoạch rồi trao tặng cho người cần, thật sự ý nghĩa và hạnh phúc vì cuộc đời ta bỗng trở nên thơm mát lạ kỳ.
Với vai trò của người nhận, cho dù khi bạn nhận được một thứ gì đó nhỏ nhắn thôi, ví như cây kẹo mút, tờ khăn giấy, hay một món quà, một bông hoa,... Thì cái cốt yếu nhất mà chúng ta phải làm được đó là sự ghi nhớ không quên, là lòng biết ơn với những gì chúng ta được nhận, với người đã trao tặng cho chúng ta những thứ đó một cách chân thành. Hãy luôn tâm niệm rằng trong cuộc đời dài ngót nghét 60, 70 năm ấy chắc chắn ít nhiều cũng sẽ có đôi lần chúng ta vấp ngã, gặp khó khăn trong cuộc sống, những khi ấy người chịu chìa đôi tay ra kéo bạn đứng lên, chịu ngồi nghe bạn tâm tình thủ thỉ, cho bạn chiếc khăn tay lau nước mắt, thậm chí giúp bạn bước qua khó khăn bằng năng lực của họ thì chẳng còn gì sung sướng hạnh phúc hơn cả. Sao chúng ta có thể quên người đã từng giúp đỡ, từng có ơn nghĩa với mình được chứ, làm thế chẳng khác nào kẻ lợi dụng lòng tốt của người khác, vong ân bội nghĩa, qua cầu rút ván chăng? Chúng ta cần tự ý thức được rằng, người giúp đỡ ta lúc khó khăn dù họ có ý nghĩ gì thì chí ít rằng, lúc ấy cũng chỉ có họ chịu chìa tay ra kéo chúng ta dậy, họ thực sự muốn giúp chúng ta trong khoảnh khắc ấy. Những con người như vậy thứ nhất là chúng ta đã nợ họ một ân tình, thứ hai là họ xứng đáng được chúng ta trân trọng và dành những tình cảm chân thành nhất để đối đãi. Làm được như vậy, chứng tỏ chúng ta có một tâm hồn và nhân cách đẹp đẽ, sẽ khiến chúng ta được sống hạnh phúc, vui vẻ, không phải vướng mắc hay cắn rứt lương tâm về hành động của mình. Người ta đã cho bạn một, thì bạn hãy cố gắng đền đáp họ lại 10, bằng lòng chân thành, yêu thương và biết ơn sâu sắc nhé, tuyệt đối đừng lãng quên lòng tốt của người khác mà chỉ thản nhiên nhận, đó gọi là vô sỉ, không có thể diện, đạo đức.
Câu nói của Brian Tracy đã đem đến cho chúng ta nhiều nhận thức mới mẻ về hành động cho đi và nhận lại trong cuộc sống. Cuộc đời chúng ta là một vườn hồng thơm ngát, chúng ta hãy hãy những bông hoa đẹp nhất đem trao tặng cho người đời mà đừng tiếc chi những ngày dài chăm sóc, bởi khi được cho đi thì sâu trong tâm hồn chúng ta đã cảm thấy thật hạnh phúc và ý nghĩa đang đong đầy trái tim. Và vườn hồng ấy của chúng ta cũng sẽ được nhận lại những tấm lòng đẹp đẽ, tựa nguồn phân bón tốt, nguồn nước sạch từ những người khác, khi ấy bạn tuyệt đối đừng quên đi những nhân tố đã vun đắp cho vườn hồng của mình nhé. Cuộc sống vốn là sự cho đi và nhận lại không cưỡng cầu, mà chúng diễn ra một cách tự nhiên tất yếu, nên đừng băn khoăn mà hãy sống thật thoải mái, bỏ đi cái tính ích kỷ hẹp hòi trong lòng, đó mới là chìa khóa của hạnh phúc.
“Vẽ bậy trên tường, trên bàn ghế, nhả kẹo sao su bừa bãi trên cầu thang, lối đi, sân trường là một hiện tượng khá phổ biến hiện nay đang xảy ra trong nhiều trường học.”
“Tùng! Tùng! Tùng”, tiếng trống trường vang lên dõng dạc báo hiệu giờ ra chơi đã đến, bầu không khí im lặng bị phá tan, tất cả học sinh trong lớp đều ùa ra như bầy chim sổ lồng, cả sân trường nhộn nhịp cả lên.
Khác hẳn với sự nghiêm trang của giờ học, sân trường náo nức tiếng cười nói của học sinh. Gương mặt bạn nào cũng tươi tắn, tràn đầy năng lượng, nụ cười hớn hở rạng ngời trên môi sau một tiết học căng thẳng. Sân trường vừa mới phút trước còn vắng vẻ, những hàng cây chỉ biết rì rào với gió đầy cô đơn bây giờ lại vui vẻ hẳn lên, những chú chim trong vòm lá bay về nhảy nhót và hót ríu rít, chắc hẳn ngắm cảnh đông vui thế này chúng cũng háo hức lắm! Mỗi bạn lại có những hoạt động khác nhau: góc phải sân có nhóm chơi đuổi bắt vòng quanh sân trường; góc trái là những bạn nữ tíu tít chơi ô ăn quan hay chơi nhảy dây, những chiếc dây cao su đầy màu sắc làm sân trường thêm sặc sỡ; những bạn nam lại hăng say chơi đá bóng đá cầu, quả cầu cứ chuyền qua chuyền lại qua chân không bao giờ chạm đất, thật khéo léo làm sao, có những bạn lại thích ngồi dưới gốc cây phượng dang rộng tán lá tỏa bóng mát để đọc truyện hoặc là nói chuyện rôm rả với bạn bè của mình; vui nhất là nhóm bạn chơi kéo co vô cùng kịch tính giữa sân trường, sợi dây cứ nghiêng về bên này rồi nghiêng về bên khác, xung quanh mọi người cổ vũ rất nhiệt tình chỉ nhìn thôi đã muốn nhập cuộc rồi! Trên trán các bạn đẫm mồ hôi nhưng ngay lập tức sẽ có cơn gió nhẹ nhàng mát dịu xua tan cơn nóng đi. Những chiếc lá bàng rung rinh như muốn góp vui cùng chúng em, ánh nắng vàng rải rác khắp sân như muốn nhảy múa, bầu trời xanh trong không một gợn mây thích hợp cho mọi hoạt động giải trí của học sinh. Ai cũng muốn giờ ra chơi kéo dài thật lâu nhưng thời gian dần trôi tiếng trống tùng tùng báo hiệu giờ học mới lại bắt đầu, bạn nào cũng nuối tiếc song đều nghiêm túc vào học.
Giờ ra chơi luôn là khoảng thời gian yêu thích nhất của em khi ở trường, nhờ có 15 phút giải lao đó mà em được xả hơi và chuẩn bị tinh thần tiếp tục học tập. Sau này lớn lên những kỉ niệm đẹp trong giờ ra chơi sẽ còn ghi dấu mãi trong tâm trí em.
Cái thiện và cái ác là hai khái niệm gắn liền với quy luật phát triển của đời sống, trong mọi lĩnh vực của đời sống đều tồn tại hai mặt đối lập tốt - xấu, thiện - ác. Sự tồn tại của thiện và ác chính là nguyên nhân của cuộc đấu tranh giữa chúng, bản chất của cuộc chiến tranh này là quy luật tất yếu và góp phần thúc đẩy cho sự phát triển của xã hội. Tuy cuộc đấu tranh này sẽ không bao giờ có hồi kết nhưng kết cục chung nhất vẫn là cái thiện luôn chiến thắng cái ác.
Để có thể hiểu về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, trước hết ta phải hiểu được thế nào là cái thiện và thế nào là cái ác. Cái thiện, việc thiện là đại diện cho những những việc làm, hành động đúng với công lý, đạo đức, đem lại lợi ích chính đáng, những điều tốt đẹp. Trái ngược với cái thiện là cái ác, việc ác đại diện cho những việc làm, hành động sai trái, phạm pháp, vi phạm chuẩn mực đạo đức và công lý, gây ra những hậu quả xấu, nghịch lý và bất công. Trước khi chúng ta có mặt, vốn cái thiện và cái ác đã luôn tồn tại, cho đến khi ta có nhận thức mới nhận ra được cái thiện và cái ác. Hai phạm trù này hoàn toàn trái ngược nhau song tồn tại song song với nhau, luôn công kích và cạnh tranh triệt tiêu lẫn nhau. Mọi mặt trong đời sống đều có mặt tốt - mặt xấu, mặt hay - dở, thiện và ác cũng tương tự, cái sai ác luôn tìm cách đè nén, phủ nhận cái thiện, tuy nhiên cái thiện sẽ luôn có cách để trừng trị cái ác, chiến thẳng và dẹp trừ cái ác. Từ những câu chuyện cổ tích xa xưa, ta đã được làm quen với sự tồn tại song song và đối lập nhau giữa thiện và ác, tiêu biểu là các câu chuyện Tấm Cám, Sọ Dừa, Thạch Sanh,... Tấm đại diện cho cái thiện thì Cám đại diện cho cái ác, có Thạch Sanh thì lại có Lý Thông.
Có thể thấy, cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác là một cuộc đấu tranh mang tính quy luật tất yếu của xã hội, chính việc giải quyết mâu thuẫn giữa thiện ác là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Thực tế vẫn luôn chứng minh được cái thiện luôn chiến thắng cái ác, dù có phải trải qua nhiều khó khăn, gian nan và đánh đổi mất mát thì chiến thắng cuối cùng vẫn thuộc về cái thiện. Tuy nhiên cuộc đấu tranh giữa thiện và ác mang bản chất một cuộc đấu tranh không có hồi kết, giải quyết xong mâu thuẫn giữa thiện - ác của vấn đề này lại nảy sinh mâu thuẫn ở nhiều vấn đề khác. Chính vì vậy mà xã hội chúng ta không ngừng phải đấu tranh, biểu hiện cụ thể nhất chính là công việc của các chú công an, cảnh sát, họ đại diện cho chính nghĩa, công lý và bảo vệ cho cái thiện đấu tranh với những sai phạm, bất công và trái ngược đạo lý của cái ác. Chính nhờ có lực lượng trấn áp các tội phạm xã hội mà cuộc sống của người dân mới được yên ổn, ấm no và hạnh phúc. Bản thân mỗi chúng ta đều không muốn có những cái ác, không muốn làm điều ác, tuy nhiên vốn trong cuộc sống vẫn cần có sự tồn tại của cái ác, một mặt cái ác khẳng định tính chính nghĩa của cái thiện, mặt khác nhờ có cái ác mà con người ta có thể biết mà tránh xa, hướng đến những cái thiện. Con người phải là yếu tố phân minh, phân giải và quyết định tính đúng sai của cuộc đấu tranh này. Trong bản thân mỗi người cũng cần nhận thức rõ đâu là việc ác đâu là việc thiện để bỏ ác làm thiện, diệt trừ những mầm mống của cái ác xung quanh cuộc sống của mình.
Cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác không bao giờ kết thúc, chính vì vậy sự can thiệp của con người cũng không thể ngơi nghỉ, hãy chung tay dẹp trừ cái ác, lan tỏa cái thiện. Trách nhiệm trong cuộc đấu tranh này thuộc về tất cả cá nhân, tập thể và xã hội, mỗi chúng ta phải có nhận thức đúng đắn về cái thiện - cái ác và dù trong hoàn cảnh nào vẫn luôn đứng về phía cái thiện, tranh đấu đến cùng bảo vệ cho cái thiện.
Trong cuộc sống muôn màu và vô cùng phức tạp này, có những ranh giới thật mong manh. "Giữa thiện - ác, tốt - xấu nhiều khi chỉ là một “sợi tóc” (Thạch Lam). Nếu không có lập trường vững vàng và bản lĩnh kiên cường, con người rất dễ trượt chân vào vực xoáy của cuộc đời. Làm việc gì, dù lớn hay nhỏ, đều phải chú ý đến bản chất của sự việc đó, “đừng thấy việc thiện nhỏ mà không làm, đừng thấy việc ác nhỏ mà làm”.
Câu nói trên đề cập đến một mối quan hệ phổ biến của hiện thực cuộc sống, đó là mối quan hệ giữa bản chất và hiện tượng: việc thiện hay ác không phụ thuộc vào mức độ lớn hay nhỏ mà phụ thuộc vào bản chất của nó. Đã là việc ác thì dù lớn hay nhỏ cũng là ác. Ăn trộm một cây rau hay một chiếc xe máy vẫn bị gọi là thằng ăn trộm. Đã là việc thiện thì dù nhặt được cây kim trả người đánh mất, chỉ đường cho người lạc hay cứu một mạng người cũng là việc thiện. Vì vậy khi làm một việc gì đó nên có thái độ dứt khoát, chỉ làm việc thiện, không làm điều ác, dù lớn hay nhỏ. Câu nói này có ý cảnh báo mỗi người hãy cảnh giác với những suy nghĩ có tính chất ngụy biện của chính mình. Khi muốn làm một điều gì đó, nhất là những việc không biết có nên làm hay không, con người thường tự biện hộ cho mình. Chặt một cây xanh thấy không ảnh hưởng gì nhưng mười lần anh làm thế anh sẽ đốn đi cả một vạt rừng. Làm việc ác cũng vậy, thấy không đáng gì thì tặc lưỡi làm đại, đến khi hậu quả xảy ra mới nghĩ mình làm sai thì đã muộn.
Việc thiện là việc làm mang đến lợi ích chính đáng cho mình và những người xung quanh. Việc thiện bao giờ cũng xuất phát từ sự thống nhất về quyền lợi của số đông. Việc có ích cho cộng đồng được coi là việc thiện, cho dù lợi ích đó lớn hay nhỏ.
Việc ác là những việc làm gây nên những hậu quả tiêu cực cho mọi người xung quanh. Làm việc ác có thể có lợi lớn cho mình nhưng lại ảnh hưởng xấu đến những người xung quanh. Khi hành động, thông thường mỗi người đều có khả năng nhận thức được việc làm của mình là thiện hay ác. Ai cũng có thể xác định được mục đích và tính chất của việc mình làm. Tất nhiên cũng có người do vô tình hay do thiếu hiểu biết mà có những hành động sai trái. Song đó chỉ là những trường hợp cá biệt.
Xã hội tồn tại và phát triển bao giờ cũng có sự song hành giữa thiện và ác. Không bao giờ có thể xoá hết cái ác, song nếu mỗi người luôn ý thức được rằng chỉ nên làm điều thiện không nên là điều ác thì chắc rằng xã hội sẽ ngày càng tiến bộ hơn.
Danh ngôn về cuộc sống có câu: "Cuộc đời là một dòng sông, kẻ nào không chịu học bơi sẽ bị nước nhấn chìm", quả thực cuộc đời vốn khắc nghiệt và đầy chông gai, thử thách, khó khăn, có mấy ai khi sinh ra cuộc đời đã trải sẵn hoa hồng. Câu danh ngôn nhắc nhở chúng ta phải biết tự thân tự lập để tồn tại và đương đầu với cuộc sống. Ông cha ta cũng đã có câu "Tự lực, tự cường" nhằm nhấn mạnh vai trò quan trọng của tính tự lập trong cuộc sống, nhắc nhở con cháu đây là một đức tính đáng quý mà mỗi con người đều nên cố gắng rèn luyện cho mình.
Trước hết, chúng ta phải hiểu tự lập là gì, tự lập là một phong cách sống tích cực, tự bản thân mình lựa chọn và quyết định các vấn đề cuộc sống của mình, không bị phụ thuộc vào người khác. Tự lập là tự bản thân tạo dựng, giải quyết và lo liệu cho mọi công việc, sự nghiệp của mình một cách độc lập, không trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác, không ỷ lại vào người khác. Trong cuộc sống hàng ngày, người tự lập là người tự biết sắp xếp thời gian biểu, tự chăm sóc bản thân, lo cho sức khỏe của mình, không để người khác nhắc nhở, lo lắng. Thay vì chờ người khác nấu ăn sáng hay giặt đồ cho mình thì người tự lập sẽ tự lo cho bản thân mình, tự mình nấu ăn sáng và tự giặt đồ của mình khi cần thiết. Trong công việc hay học tập, người tự lập thường chủ động, tự tin trong công việc của mình, sự tự giác đặt lên hàng đầu luôn chủ động làm tốt phần việc của mình mà không cần cấp trên đôn thúc, nhắc nhở.
Người tự lập cũng rất giàu bản lĩnh và thường làm chủ công việc của mình, sẵn sàng đương đầu với khó khăn, thử thách, chính vì vậy mà dễ được người khác tin tưởng, trọng dụng. Một người học sinh có tính tự lập là khi tự giác học bài, làm bài tập và trau dồi kiến thức của mình mà không cần giáo viên hay cha mẹ nhắc nhở, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Khi làm bài kiểm tra luôn tự mình ôn tập, làm bài theo đúng khả năng và thực lực của mình, không ỷ lại vào sự giúp đỡ của bạn bè, không quay cóp và gian lận trong thi cử. Người tự lập sẽ tự biết được khả năng học tập của mình, sở thích và đam mê của mình để từ đó lựa chọn con đường đi đúng đắn cho tương lai. Trong cuộc sống, người tự lập luôn có tinh thần giúp đỡ người khác, có ý chí vươn lên, ý thức cầu tiến và suy nghĩ tích cực. Người tự lập là một trong những hình mẫu lí tưởng truyền cảm hứng cho mọi người.
Tính tự lập là một trong những đức tính tốt đẹp của con người, là nguồn sức mạnh lớn lao giúp chính bản thân con người đương đầu với khó khăn trong cuộc sống. Người có tính tự lập sẽ chủ động trong mọi lĩnh vực cuộc sống, công việc và sự nghiệp của mình, tỉ lệ thành công ở những người này sẽ cao hơn những người không biết tự lập. Nếu không biết tự lập, chẳng khác nào mang cuộc sống, công việc và tương lai của mình đặt vào tay người khác, phó thác cho người khác, như vậy cuộc sống sẽ không còn ý nghĩa, không có giá trị. Người không có tính tự lập cũng rất mỏng manh và yếu đuối trước những sóng gió bão táp của cuộc sống, dễ bị vấp ngã mà không thể tự mình đứng lên. Đó là điều rất đáng quan ngại, chính vì vậy, mỗi chúng ta phải cố gắng rèn luyện cho mình tính tự lập để có thể làm chủ chính bản thân mình, làm chủ cuộc đời mình.
Thế hệ học sinh cần nhận thức rõ tầm quan trọng và ý nghĩa của sự tự lập trong cuộc sống, lao động và học tập của chúng ta hiện tại và tương lai. Mỗi cá nhân phải là cá thể tự lập để trở thành những tế bào tự lập trong xã hội, đưa đất nước bước vào những xu thế phát triển của thế giới, hòa nhập nhưng không hòa tan.
Cuộc đời con người là sự hài hòa của nhiều thứ tình cảm, nhiều mối quan hệ khác nhau. Ai rồi cũng sẽ đi qua một thời hoa phượng đỏ mà ở đó luôn có một mối quan hệ để mãi mãi khắc ghi. Người ta gọi mối quan hệ ấy bằng hai từ rất đẹp là tình bạn.
Cuộc đời rộng lớn mênh mông, người người qua qua lại lại. Trong số những người ấy, sẽ có những trở thành bạn. Mỗi người đều có ít nhất một người bạn. Tình bạn đúng nghĩa không xuất phát từ một phía. Tình bạn là thứ tình cảm đặc biệt được xây đắp bằng sự thông cảm, thấu hiểu và sẻ chia giữa con người với con người. Tình bạn đẹp khi có sự chân thành, trong sáng và tin tưởng lẫn nhau. Một người bạn thật sự là người sẵn sàng sát cánh bên bạn cùng chia sẻ niềm vui lẫn nỗi buồn, giúp nhau vượt qua hoạn nạn khó khăn. Họ cho bạn bờ vai để dựa mỗi lúc yếu lòng, dang rộng vòng tay bao dung và truyền đi sức mạnh, ủng hộ ước mơ, khích lệ ta và thẳng thắn nhắc nhở khi ta phạm sai lầm. Bạn còn là tấm gương sáng để học tập, để noi theo.
Tình bạn mang trong mình những ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Tìm được một người bạn tri âm tri kỷ trong cuộc sống không hề dễ dàng. Những con người xa lạ, khác nhau muốn trở thành bạn, tạo nên tình bạn cẩn có thời gian tiếp xúc và thấu hiểu. Mỗi cá nhân mang một tính cách khác nhau, dù có điểm tương đồng nhưng sự khác biệt vẫn sẽ tồn tại. Sự thấu hiểu sẽ gắn kết tình bạn. Có thấu hiểu người ta mới cảm thông và chia sẻ với nhau. Bạn bè phải chân thành đối xử với nhau, chấp nhận nhau. Đặc biệt, tình bạn sẽ không thể tiếp tục nếu xuất hiện nghi ngờ. Niềm tin là chất keo bền chặt nhất giữ vững tình bạn, khi tin tưởng nhau, những người bạn sẽ gắn bó với nhau hơn. Tình bạn như vậy cũng đẹp hơn rất nhiều.
Tình bạn là hương vị không thể thiếu trong cuộc sống. Trong những năm tháng của cuộc đời, đặc biệt là thời gian cắp sách đến trường, tình bạn chính là một trong những mối quan hệ đáng quý nhất. Tuổi học trò, tuổi trẻ thiếu đi tình bạn sẽ không còn trọn vẹn. Bạn bè có duyên mới gặp nhau, sát cánh bên nhau và tạo nên những hồi ức đẹp. Một mối quan hệ vô hình nhưng đôi khi lại truyền cho con người sức mạnh to lớn. Những du học sinh, những sinh viên xa nhà gặp được những người bạn mới vợi bớt đi nỗi cô đơn, sự bỡ ngỡ khi xa gia đình, xa quê hương. Tình bạn diệu kỳ như vậy đó.
Nhưng cuộc sống phức tạp, trong phút chốc không dễ dàng hiểu rõ bản chất con người. Bạn cũng có nhiều kiểu, bên cạnh sự chân thành xuất phát từ trái tim cũng có sự mưu tính vụ lợi, vì mục đích này hay mục đích khác. Khi lựa chọn bạn cho mình, ta nên sáng suốt, minh bạch. Chọn một người bạn tốt là may mắn, chọn nhầm một người bạn lại có thể ân hận suốt đời. Để có được một người bạn tốt, bản thân cũng phải là một người bạn như thế bởi lẽ “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình” (Tố Hữu)
Tình bạn là một món quà đặc biệt, mang ý nghĩa thiêng liêng và cao quý của cuộc đời. Cuộc sống có tình bạn mới thật sự ý nghĩa. Hãy trân trọng và chân thành vun đắp mảnh đất ấy, để một mai cây trên đất đơm hoa kết trái, ta thu về những quả ngọt yêu thương.
Hiện nay, một số bạn học sinh đang chạy theo những “mốt” quần áo rất đắt tiền nhưng có hình dáng rất “kì dị”. Các bạn cho rằng như vậy là hợp thời nhưng các bạn đâu có nhận ra là rnình phai nhạt đi nét truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam ta. Vậy thì việc chạy theo mốt như vậy có đúng hay không?
Các bạn đang trút bỏ chiếc áo sơ mi trắng, chiếc quần xanh đen để mặc vào mình những bộ quần áo không hợp với người Việt Nam chúng ta. Hôm nay là mốt quần bò tua gấu..., ngày mai lại là “mốt” áo ngắn cùn cỡn, giày cao gót, ngày kia là áo chun, áo thụng rồi tiếp đến không biết còn những “mốt” nào được tung ra thị trường nữa. Các bạn cứ vòi tiền bố mẹ, đòi mua những thứ quần áo như vậy thì không biết phải cần đến bao nhiêu tiền? Mồ hôi công sức bố mẹ làm ra được “đốt” dưới bàn tay của các bạn đấy.
Có những bạn ngày trước vốn ăn mặc rất giản dị nhưng chỉ sau một thời gian cách ăn mặc đã thay đổi: tóc tém với đôi đường vàng đỏ, áo xanh quần túm thủng gối, ngắn thì thủng tay. Các bạn cho rằng mình phải án mặc như vậy mới là người “sành điệu”, cho khỏi bị các bạn chê là “lỗi thời”, “lạc hậu”. Nhưng các bạn ơi, xin các bạn hãy quay nhìn theo một hướng khác, hướng đến các bạn vẫn mặc theo lối truyền thống với bộ đồng phục quen thuộc, chắc chắn các bạn sẽ nhận ra nhiều điều.
Trong khi các bạn đang theo đuổi các “mốt” thời trang thì có những bạn vẫn mặc những bộ quần áo được các bạn cho là “lỗi thời”, “lạc hậu”, nhưng các bạn ấy vẫn được mọi người tôn trọng vì bộ quần áo ấy lại rất hợp với tuổi trẻ, vẫn rất đẹp, rất hấp dẫn. Vậy phải chăng cứ phải mặc theo lối “sành điệu” mới được coi là đẹp sao? Không, các bạn thấy đấy, với cách ăn mặc giản dị, phù hợp với lứa tuổi học sinh, các bạn ấy vẫn đẹp, đẹp một cách ngây thơ, hồn nhiên, trong sáng. Từ đó có thể khẳng định rằng: Đẹp không cần cứ phải “mốt”.
Hơn thế, hiện nay nước ta có rất nhiều khách du lịch đến, nếu họ thấy trên đường phốtoàn là những thanh niên học sinh với những bộ quần áo “sành điệu” như vậy liệu họ nghĩ gì về trang phục của nước ta, về truyền thông văn hóa Việt Nam?
Chính vì những lí do trên mà cách ăn mặc của một số bạn hiện nay không được chấp nhận và cũng vì vậy tôi hi vọng các bạn sẽ thay đổi cách ăn mặc của mình sao cho hợp thời nhưng phù hợp với hoàn cảnh, truyền thông đất nước ta và phù hợp với tính cách của bản thân từng bạn, những đội viên và những đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Biết ơn người khác là một trong những vẻ đẹp trong kho tàng nhân cách của con người. Kẻ sống không có lòng biết ơn cũng chẳng khác nào dòng nước đục chảy giữa cánh đồng xanh, bông hoa không có hương thơm, loài chim không biết hót. Nhắc nhở con người sống phải có lòng biết ơn, người xưa từng nói khuyên uống nước phải nhớ lấy nguồn.
Nước là sự vật tự nhiên, có vai trò duy trì sự sống của mọi sinh vật. Nguồn là nơi nước bắt đầu chảy. Uống nước là tận dụng môi trường tự nhiên để tồn tại và phát triển.
Nước chính là thành quả vật chất và tinh thần mang tính lịch sử của cộng đồng dân tộc. Uống nước là hưởng thụ các thành quả của dân tộc. Nguồn là những người đi trước đã có công sáng tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần của dân tộc. Nhớ nguồn thể hiện lòng biết ơn cha ông, tổ tiên, các vị tiền bối của dân tộc.
Sống phải biết ơn người khác luôn là đạo lí tồn tại trong mọi xã hội, bởi không ai một mình mà có thể tạo ra cả thế giới. Những gì chúng ta có được hôm nay được tạo dựng và bồi đắp từ muôn thế hệ đi trước. Mỗi lớp người đi qua trong lịch sử đều để lại những giá trị nhất định cho các thế hệ đi sau thừa hưởng và tiếp tục phát huy làm cuộc sống không ngừng phát triển.
Những dòng sông được bao bọc bởi con đê kiên cố, đồng bằng màu mỡ xanh tươi là công sức của cha ông đời đời trị thủy, cấy cày. Nền khoa học đạt được thành tựu rực rỡ như hôm nay được ươm mầm từ những sáng tạo không ngừng nghỉ của biết bao con người từ thời nguyên thủy cho đến tận ngày nay. Con người có thể bay vào vũ trụ, khám phá các thiên hà xuất phát từ ước mơ vươn tới những vì sao xa mà thuở hồng hoang, biết bao người dã khao khát. Cái gì là hiện thực của hôm nay đều xuất phát từ những ước mơ trong quá khứ. Không có những ước mơ ấy, không thể có tiến bộ như hôm nay.
Sống có lòng biết ơn, cách sống “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” vốn là truyền thống quý báu của dân tộc ta từ nghìn năm qua. Đó không chỉ là nét đẹp văn hóa mà trở thành cách sống, cách ứng xử, phẩm chất đạo đức cần ở mỗi con người. Không có truyền thống đó chắc hẳn sẽ không có những trang sử chống giặc ngoại xâm hiển hách, không có những hiền tài xuất chúng, không có lòng tốt để ngày nay chúng ta nhớ đến, tự hào và ngợi ca.
Sống có lòng biết ơn thể hiện phẩm chất cao quý của con người. Biết ơn người khác nâng cao nhân cách, xây dựng lòng tin và tình yêu thương ở người khác, là yếu tố dẫn đến thành công.
Đối với đa số người được giáo dục chu đáo, có hiểu biết sâu sắc và có lòng tự trọng thì luôn có ý thức tôn trọng, giữ gìn, phát huy những thành quả đã có của cha ông. Đối với một số kẻ kém hiểu biết thì dễ nảy sinh tư tưởng sùng ngoại, thái độ coi thường, chê bai những thành quả của dân tộc.
Ngày nay, khi được thừa hưởng những thành quả của dân tộc, mỗi chúng ta không chỉ khắc sâu lòng biết ơn, mà còn phải có trách nhiệm nỗ lực học tập và lao động tốt hơn nữa để đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào kho tàng di sản của dân tộc.
Câu tục ngữ “uống nước nhớ nguồn” đã nhắc nhở mọi người ghi nhớ một đạo lí của dân tộc, đạo lí của người được hưởng thụ. Hãy sống và làm việc theo truyền thống tốt đẹp đó. Nghĩa là môi chúng ta không chỉ có quyền được hưởng thụ, mà còn phải có trách nhiệm và nghĩ vụ đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào sự phát triển chung của dân tộc.