Đề bài: Phân tích truyện ngắn sau:
NHÁT ĐINH CỦA BÁC THỢ
Cứ mỗi dịp trở về thăm ngôi nhà nơi tôi ra đời và lớn lên ở đó, tôi lại bồi hồi ngắm chiếc ghế tựa đã cũ lắm, một bên chân đã phải nối và nhớ tới một chuyện xưa ...
Trong lúc nô đùa, mấy anh em tôi đã làm bong mặt ghế. Cha tôi phải mời bác thợ vào chữa lại cho khỏi hỏng thêm. Chúng tôi tò mò ngắm bác thợ lụi cụi làm việc. Mỗi khi cúi xuống, ngẩng lên, chiếc kính trắng trên mắt bác lại tụt xuống. Đôi bàn tay có những ngón sần sùi, gân guốc đặt vào đâu, chỗ đó lập tức thay đổi và chiếc ghế dần dần lành lại như mới. Cuối cùng, sau mấy nhát đinh "chát, chát...", chiếc ghế được đặt ngay ngắn, xong xuôi trước mắt chúng tôi.
Cha tôi trả tiền và cảm ơn bác thợ. Bác thợ xoa xoa tay trên mặt ghế vừa được thay lại như để từ biệt đứa con của mình rồi chào cả cha tôi, lẫn chúng tôi, ra về.
Một lúc sau, trời mưa to. Anh em chúng tôi lại leo lên ghế chơi trò “tàu hỏa" mà quên cả trời mưa. Bỗng có ai gõ cửa. Cha tôi vội bước ra, thì thấy bác thợ đã trở lại, toàn thân ướt đẫm. Nước nhỏ giọt từ trong chiếc hòm đồ nghề của bác. Cha tôi hỏi:
- Bác quên gì đấy ạ?
Bác thợ đưa tay vuốt mặt, lắc đầu, nói nhanh:
- Tôi không quên gì, nhưng…
Vừa nói, bác vừa bước tới chiếc ghế do tay bác vừa chữa, xoa xoa tay để tìm cái gì. Anh em chúng tôi không hiểu đầu đuôi thế nào nữa, cứ trố mắt ra nhìn. Chợt bác khē reo lên:
- Đây rồi!
Đoạn, bác mở hòm đồ nghề, lấy cái búa ra, đeo kính vào, nheo nheo mắt và bất thần vung búa gõ đánh "chát" một cái. Xong bác ngẩng lên, cười, nói với cha tôi:
- Đi được một quãng xa, tôi chợt nhớ còn cái đinh chưa đóng hết đầu đinh. Để vậy, có người sẽ rách quần áo, bác ạ!
Cha tôi cảm động, lấy thêm tiền biếu bác. Bác không nhận và vội vàng chào. Cha con chúng tôi không ai bảo ai, cùng đứng nhìn theo bác thợ vai khoác cái cưa, tay xách hộp gỗ cắm cúi đi trong mưa. Bóng bác nhoà dần, nhòa dần trên đường quốc lộ mịt mù gió thốc…
Từ buổi ấy, trong trí nhớ non thơ của tôi không bao giờ phai mờ hình dáng bác thợ và cứ nghe rõ mãi nhát đinh của người thợ tận tụy với công việc, với nghề của mình.
(Theo Phong Thu, Văn học và Tuổi trẻ, số tháng 2/2021)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.


câu 1
“Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,
Cho no nê thanh sắc của thời tươi”
Các từ láy "chếnh choáng", "đã đầy", "no nê":
- Gợi cảm giác ngất ngây, say sưa, thỏa mãn tột độ trong việc tận hưởng vẻ đẹp của cuộc sống, thiên nhiên và mùa xuân.
- Tăng tính nhạc điệu và cảm xúc cho bài thơ.
- Nhấn mạnh tâm thế sống vội vàng nhưng say mê, tận hiến của nhà thơ trước vẻ đẹp ngắn ngủi của đời sống.
câu 2
- Động từ "riết": Gợi sự ôm chặt, níu giữ, thể hiện khát khao mãnh liệt muốn giữ lấy những điều đẹp đẽ của cuộc sống.
- "Say": Thể hiện sự đắm chìm, mê mải, không cưỡng lại được sức hấp dẫn của cuộc đời, thiên nhiên và tình yêu.
- "Thâu": Gợi cảm giác thu gom, thu nhận, muốn ôm trọn mọi vẻ đẹp vào lòng, không để điều gì vụt mất.
- Tính từ - từ láy:
- "Mơn mởn": Diễn tả sự tươi non, đầy sức sống của sự sống đang hồi sinh, như mùa xuân mới chớm.
- "Chếnh choáng": Cảm giác ngây ngất, say sưa trong hương sắc mùa xuân.
- "Đã đầy": Cảm giác trọn vẹn, thỏa mãn khi tận hưởng cái đẹp.
- "No nê": Nhấn mạnh sự đầy đủ, không còn thiếu, thể hiện sự sống trọn vẹn đến từng khoảnh khắc.
👉 Tất cả những từ ngữ trên tạo nên hình ảnh một cái tôi yêu đời, yêu cái đẹp đến cuồng nhiệt, sống vội để tận hưởng trọn vẹn cuộc đời.
câu 3
- Nhịp thơ biến đổi linh hoạt: có lúc ngắn gọn dồn dập như “Ta muốn ôm / cả sự sống…”, có lúc dàn trải như những dòng cảm xúc tuôn trào.
- Sử dụng nhiều câu cảm thán, động từ mạnh, nhịp lẻ tạo sự thôi thúc, dồn dập như nhịp đập của một con tim yêu đời say đắm.
- Nhịp điệu thơ góp phần thể hiện rõ tâm trạng nồng nàn, cuồng nhiệt và khát sống mãnh liệt của Xuân Diệu.
câu 4
Đoạn thơ thể hiện một tình yêu mãnh liệt đối với cuộc sống, thiên nhiên và tuổi trẻ. Xuân Diệu không chỉ yêu mùa xuân mà còn yêu mọi vẻ đẹp nhỏ bé đang hiện hữu quanh mình – từ ánh sáng, hương thơm, cỏ cây, đến cả cánh bướm và tình yêu. Tình yêu ấy không bình thường mà cuồng nhiệt, mãnh liệt và say đắm, như thể nhà thơ muốn ôm trọn, nuốt trọn cả sự sống vào lòng. Qua đó, tác giả nhắn gửi chúng ta hãy biết trân trọng từng khoảnh khắc của tuổi trẻ, sống hết mình với những điều đẹp đẽ xung quanh, bởi thời gian trôi đi sẽ không trở lại. Đó là một thông điệp rất hiện đại và gần gũi với giới trẻ hôm nay: sống vội nhưng không vội vã, sống để yêu, để cháy hết mình với đam mê và cảm xúc.

Câu 1: tự sự và thuyết minh
Câu 2: nhân vật " tôi " và bà của nhân vật " tôi "
Câu 3: sử dụng ngôi kể thứ nhất
Câu 4: rau khúc được hái từ sáng sớm, gạo nếp, nhân đậu xanh, hành, mỡ
Câu 5: bà ủ bột bánh cho nở vì để chất lượng bánh ngon hơn
Câu 6: đồng nghĩa với từ nấu
Câu 7: diễn tả thao tác chế biến rau khúc của bà rất kì công, kĩ lưỡng
Câu 8: cách chế biến thủ công, nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên, thưởng thức đơn giản, cảm nhận được hương vị của bánh
Câu 10: Qua văn bản trên có thể thấy cháu rất yêu thương, kính trọng bà. Luôn nhớ về những món ăn bình dị, dân dã mà cũng đầy ắp tình yêu mà bà dành cho cháu.
Câu 9: Trong cảm nhận của người cháu, món bánh khúc có hương vị đặc biệt và hấp dẫn. Sự kết hợp giữa vị béo ngậy của mỡ lợn, vị bùi của đậu, hương thơm của rau khúc và vị ngọt ngào của bột nếp làm cho món bánh khúc trở nên ngon lạ thường và khiến người ta ứa đầy nước miếng.
