trình bày nguyên nhân diễn biến dẫn đến chiến tranh thế giới thứ 2
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
BÀI LÀM
Như một mầm non tí tách nhú chồi, như một nõn lá xanh non chưa bị thời gian nhuốm bụi, như một giọt sương mai tinh khiết – đó là tuổi thơ – trong sáng và thánh thiện biết bao. Tuổi thơ là tuổi thần tiên, không có thành kiến và định kiến. Tuổi thơ phải được vui chơi và sống giữa tình thương của cha mẹ. Nhưng có những em bé thì ngay tuổi thơ đã phải chịu nhiều đau khổ. Hồng (Những ngày thơ ấu – Nguyên Hồng) là một em bé như vậy. Em phải chịu mọi sự thành kiến của họ hàng và những lời lẽ cay độc của bà cô với một tấm lòng yêu thương và khát khao tình mẹ. Có lẽ vì thế mà khi nhận định về tác phẩm Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng, Thạch Lam đã nói: “Những ngày thơ ấu là sự rung động cực điểm của một linh hồn trẻ dại”.
Đoạn trích Trong lòng mẹ được rút ra từ tác phẩm Những ngày thơ ấu của nhà văn Nguyên Hồng. Đây là tập hồi kí về tuổi thơ đau thương, tủi cực của chính nhà văn. Bởi vậy, “những rung động cực điểm” của Hồng cũng chính là của nhà văn.
Hồng sinh ra trong một gia đình không hạnh phúc. Bố nghiện ngập và chết sớm. Mẹ tha phương cầu thực. Xã hội không dung nạp em. Hồng trở thành một em bé mồ côi, lạc lõng giữa dòng người. Cuộc đời của Hồng là một chuỗi ngày dài đong đầy nước mắt. Em bị họ hàng xa lánh. Tuổi thơ Hồng đã phải chịu biết bao nhiêu cay đắng, khổ đau. Cuộc đời đã không mang lại cho em nhiều may mắn. Em phải sống với bà cô đầy cay nghiệt, bà đã dùng những lời độc địa để nói về mẹ em – người phụ nữ mà mọi người coi là không đoan chính. Hồng đã khóc. Em khóc vì tủi thân, khóc vì thương mẹ. Em bất lực trước những thành kiến mà xã hội “dành tặng” cho mẹ. Em thương và yêu mẹ vô cùng.
Như người ta thường nói: Khi đau khổ thì ta khóc. Hồng cũng vậy. Có thể nói, những đau khổ mà cuộc đời “đem lại” cho em đã tràn ngập trong tâm hồn bé nhỏ. Những đau khổ ấy đã lên đến cực điểm. Tại sao người ta lại dành cho mẹ em những lời lẽ độc ác như vậy? Tại sao người ta lại không hiểu rằng mẹ em đã phải chôn vùi tuổi xuân và sức sống của mình trong một cuộc hôn nhân không hạnh phúc? Cuộc đời mẹ đã phải chịu quá nhiều vất vả, khổ đau. Từ chỗ im lặng không nói đến lúc rơm rớm nước mắt rồi oà khóc nức nở, Hồng đã phải cố ghìm nén nỗi đau. Tiếng khóc ấy lẽ ra đã phải được bật ra từ lâu, bởi Hồng không đáng bị đối xử như thế. Dù sao em vẫn là một đứa trẻ và em có quyền được vui chơi, được hưởng hạnh phúc. Không phải ngẫu nhiên mà em khóc, cũng không phải ngẫu nhiên mà Hồng ý thức được cái ý đồ thâm độc của bà cô. Chỉ tình thương yêu của mẹ đã giúp em có được những điều đó. Đây chính là sự rung động mãnh liệt trong trái tim em. Tinh cảm yêu thương mẹ càng được nhân lên khi em biết được tất cả những nỗi tủi cực của mẹ cũng như của những người phụ nữ khác đều do những hủ tục xã hội gây nên. Càng yêu mẹ bao nhiêu em càng căm thù xã hội bấy nhiêu: “Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiền cho kì nát vụn mới thôi”.
Nhưng khát vọng được gặp mẹ, được nhìn thấy mẹ luôn luôn thôi thúc, trào dâng trong lòng Hồng. Nỗi niềm thương nhớ người mẹ tích tụ, nung nấu qua bao tháng ngày khiến tình cảm đứa con dành cho mẹ giống như một tín ngưỡng, thành kính, thiêng liêng. Trái tim của Hồng như đang rạn nứt, đang rớm máu vì thiếu mẹ. Cho nên, lòng khao khát gặp mẹ, được sống với mẹ của em càng lên cao tới tột điểm. Mẹ của em đã trở về. Bằng linh cảm cực nhạy của đứa con khao khát tình mẫu tử, Hồng nhận ra mẹ ngay. Em vui mừng cất tiếng gọi mẹ – cái tiếng mà bấy lâu nay em cất giấu trong lòng – cái tiếng mà em hãnh diện, tôn thờ. Còn hạnh phúc nào bằng hạnh phúc được lăn xả vào lòng mẹ, được mẹ âu yếm, vỗ về. Hồng yêu mẹ biết bao, em gặp mẹ ví như “người bộ hành giữa sa mạc tìm được bóng râm và nước mát”. Và em nghĩ rằng, nếu đó không phải là mẹ thì đối với em đó là một sự thất vọng ghê gớm: bóng râm và nước mát chỉ còn là ảo ảnh.
Và khi mẹ con nhận ra nhau thì bé Hồng oà lên khóc nức nở. Bao nhiêu côi cút, bao nhiêu chờ đợi bỗng vỡ oà trong nước mắt. Dường như những giọt nước mắt của Hồng là những giọt tình cảm mà em dành cho mẹ. Tất cả, tất cả như lan chiếm hết trái tim em. Phải chăng đây chính là cao điểm của những rung động trong tâm hồn trẻ dại của Hồng? Hồng muốn căng hết tất cả mọi giác quan để thâu nhận cho hết, cho hả cái tình mẹ con sau bao năm xa cách. Phút giây gặp lại mẹ đối với Hồng là những phút “rạo rực” bởi Hồng yêu mẹ, tin mẹ và khao khát gặp mẹ. Em cảm nhận được tình thương của mẹ từ bàn tay, từ hơi ấm lòng mẹ toả ra. Tình cảm mẹ con vô cùng thiết tha, sâu nặng. Và bé Hồng thực sự phải được hưởng niềm hạnh phúc lớn lao ấy bởi con người, tâm hồn em là một vì sao nhỏ bé nhưng sáng chói giữa bầu trời bao la.
Hồng đã phải chịu những khổ đau, tủi cực xen lẫn niềm hạnh phúc. Chính vì vậy, những rung động cực điểm của một linh hồn trẻ dại là tình cảm chân thành, tình yêu thương cháy bỏng, sự căm ghét tận cùng xuất phát từ chính trái tim tác giả – nhân vật bé Hồng. Tất cả những tình cảm ấy đã lên đến đỉnh điểm.
Nếu như tâm hồn trẻ thơ là dây đàn muôn điệu thì sợi dây đàn trong tâm hồn bé Hồng đã biết gạt bỏ những thành kiến xấu xa của xã hội để ngân rung lên khúc ca đầy yêu thương, nhân ái và bao dung.
I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.
I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.
I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.
a. Đoạn văn trích trong văn bản Lão Hạc - Nam Cao.
b. Đoạn văn được kể theo ngôi thứ nhất. Phương thức biểu đạt chính: tự sự.
c. Tâm trạng lão Hạc: đau đớn, ân hận
d. Trình bày ý kiến của mình và giải thích cho hợp lí.
Vế 1:
Trạng ngữ: Lúc về
CN: Diệp
VN: ôm vai mẹ.
Vế 2:
CN: Diệp
VN: bảo món khô cá sặc này hôm nào làm liên hoan tiễn con đi.
Vế 3:
CN: mẹ
VN: nướng rồi xé trộn xoài sống.
Vế 4:
CN: con
VN: thích món này lắm.
- Dân cư châu Á phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung ở một số vùng ven biển như Việt Nam, Ấn Độ, phía đông Trung Quốc...
#Học tốt!!!
~NTTH~
Dân cư chấu á phân bố không đồng đều .Tập trung nhiều ở những vùng có khí hậu thuận lợi : ở lưu vực các con sông lớn ,gần biển để thuận lợi cho các hoạt động sản xuất kinh tế ,trao đổi trao lưu buôn bán giữa các quốc gia trong khu vực cũng như trên thế giới.VD: Trung quốc , ấn độ,các nước đông nam á............Ngược lại ở những vùng nằm sâu trong nội địa dân số ít dần do điều kiện tự nhiên không thuận lợi VD: các vùng khí hậu khắc nghiệt:vùng cực,...
Sgk lịch sử 8 có mà bạn
CÁI NÀY LÀ KIẾN THỨC LỊCH SỬ LỚP 11 CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT MỚI LÀ LỚP 8