K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Phần II (3,5 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: (1) Mỗi khi ngồi quan sát đàn kiến đang vội vã vác trên lưng chúng khối lượng lương thực to lớn hơn chúng, dầu vất vả và nặng nhọc, những con kiến vẫn “chào hỏi” nhau, thể hiện sự quan tâm dành cho đồng loại. (2) Hành động đó, tưởng chừng như nhỏ lại có ý nghĩa “nhân văn”. (3) Trong sự bôn ba, mưu cầu hạnh phúc, đôi...
Đọc tiếp

Phần II (3,5 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
(1) Mỗi khi ngồi quan sát đàn kiến đang vội vã vác trên lưng chúng khối lượng lương thực to lớn hơn chúng, dầu vất vả và nặng nhọc, những con kiến vẫn “chào hỏi” nhau, thể hiện sự quan tâm dành cho đồng loại. (2) Hành động đó, tưởng chừng như nhỏ lại có ý nghĩa “nhân văn”. (3) Trong sự bôn ba, mưu cầu hạnh phúc, đôi lúc chúng ta quên đi sự quan tâm tới nhau, hỏi han nhau, giúp đỡ nhau. (4) Quan tâm tới tha nhân(*) làm cho cuộc sống trở nên thân thiết, gần gũi, ấm áp tình người. (5) Lời hỏi han, động viên, góp ý tưởng cho người khác đang bí lối… để lại ấn tượng tốt đẹp và sự khích lệ cần có. (6) Vượt lên trên loài vật, sự quan tâm của con người không nên là chủ nghĩa hình thức, qua loa, lấy lệ. (7) Cần có ý thức về trách nhiệm quan tâm đến người thân và tha nhân trong xã hội. (8) Không cần phải quan tâm đến những điều xa vời, cao siêu, phi hiện thực.
(TS. Hoà thượng Thích Nhật Từ, báo Thể thao - Văn hóa, ngày 20/01/2015)                (*) tha nhân: người khác
Câu 1 (0,5 điểm) Gọi tên và liệt kê các từ ngữ thuộc cùng trường từ vựng trong câu văn thứ (4) của đoạn trích. 
Câu 2 (1,0 điểm) Theo tác giả thì chúng ta “không nên” và “không cần” điều gì khi quan tâm đến mọi người? Khi bày tỏ quan niệm về những điều “không nên”, “không cần” đó tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì?  
Câu 2 (2,0 điểm) Từ ý nghĩa của đoạn trích và bằng những hiểu biết của bản thân em,  hãy viết một đoạn văn nghị luận xã hội khoảng 2/3 trang giấy để bàn về vấn đề sau: Học cách quan tâm đến người khác. 

 

0
“Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ...
Đọc tiếp

“Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống như những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung…Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ được.”

a. Đoạn văn trên là lời nói của nhân vật nào, nói với ai? Những lời nói đó giúp em hình dung hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật ấy như thế nào?

b. Nêu nội dung chính của đoạn trích trên.

c. Xét theo cấu ngữ pháp thì câu: “Rét,bác ạ” thuộc kiểu câu gì?

d. Chỉ ra câu có sử dụng phép nhân hóa trong đoạn văn trên và nêu tác dụng.

e. Từ nhân vật anh thanh niên trong lặng lẽ sa pa. Em có suy nghĩ gì về sự tự tin trong cuộc sống.

1
11 tháng 5 2024

a. Đoạn văn trên là lời nói của nhân vật anh thanh niên, nói với ông họa sĩ già. Những lời nói của anh thanh niên giúp em hình dung hoàn cảnh sống và làm việc của anh như sau:
- Khó khăn, vất vả:
+ Làm việc trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt: "Rét", "mưa tuyết", "gió tuyết".
+ Phải thức dậy và làm việc giữa đêm khuya, lúc "một giờ sáng".
+ Môi trường làm việc: "lặng im", "lạnh cóng", "hừng hực như cháy".
- Cô đơn:
+ Chỉ có một mình trên đỉnh núi cao, không có người trò chuyện, chia sẻ.
+ Sống và làm việc trong hoàn cảnh thiếu thốn về vật chất.
b. Miêu tả cảnh anh thanh niên thức dậy và làm việc lúc một giờ sáng trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, qua đó thể hiện sự vất vả, gian khổ của công việc và phẩm chất tốt đẹp của anh.
c. Câu "Rét, bác ạ" thuộc kiểu câu cảm thán, thể hiện cảm xúc của người nói trước hoàn cảnh khắc nghiệt.
d. Câu có sử dụng phép nhân hóa: "Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống như những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung..."
- Tác dụng:
+ Làm cho đoạn văn thêm sinh động, hấp dẫn.
+ Nhấn mạnh sự im lặng, lạnh lẽo và dữ dội của thiên nhiên nơi đây.
+ Thể hiện cảm nhận tinh tế của anh thanh niên về môi trường sống xung quanh.
e. Nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích trên thể hiện sự tự tin khi phải đối mặt với hoàn cảnh khắc nghiệt và công việc đầy thách thức. Mặc dù gặp phải những tình huống đáng sợ và căng thẳng, nhưng anh ta vẫn thể hiện sự quyết tâm và sẵn lòng vượt qua mọi khó khăn. Điều này cho thấy anh ta có một tinh thần kiên định và tự tin trong cuộc sống.

9 tháng 5 2024

Không giống như cái tên có vẻ nên thơ, “Những ngày thơ ấu” là cuốn tự truyện đong đầy những dòng nước mắt, những tâm tư, nỗi niềm của chính tác giả. Không có một tuổi thơ với những đám mây ngũ sắc, nhà văn Nguyên Hồng đã ngụp lặn trong một gia đình đầy những éo le, trong một xã hội đầy ngang trái.

“Những ngày thơ ấu” được sáng tác vào năm 1938 khi nhà văn mới hai mươi tuổi nhưng đã thu hút bạn đọc vì đó là “những rung động cực điểm của một tâm hồn trẻ dại” (Thạch Lam). Cuốn sách gồm 9 chương ghi chép lại một cách chân thực sinh động cuộc sống của một đứa bé nơi góc nhỏ con phố: “Tiếng kèn”, “Chúa thương xót tôi”, “Trụy lạc”, “Trong lòng mẹ”, “Đêm Nô – en”, “Trong đêm đông”, “Đồng xu cái”, “Sa ngã”, “Một bước ngắn”.

Trong truyện, cậu bé Hồng là kết quả của một cuộc hôn nhân được sắp đặt đầy toan tính. Cậu bé ấy, một tâm hồn trẻ thơ non nớt, do giữa cha mẹ thiếu tình yêu, đã phải chắp trong tim quá nhiều mảnh vá.Vì sự nghiện ngập của người cha, của cải trong gia đình Hồng cứ lần lượt đội nón ra đi. Nhà văn đã phải chua xót viết lên: “Sự bấn túng đã cướp đi nốt cả một đồ vật quý nhất của nhà tôi – đồng hồ quả lắc”.

Lật từng trang sách, qua từng chương văn, một tuổi thơ ít niềm vui nhiều cay đắng của Hồng cứ thế hiện ra như một thước phim quay chậm. Trong chương thứ III của truyện, “Trụy lạc”, người cha của Hồng đã ra đi, mẹ Hồng vì thế mà bỏ con đi tha phương cầu thực, Hồng sống trong cảnh bị giày vò, đay nghiến bởi bà cô bên nhà nội. Cậu bé ấy phải tự đi đánh đáo kiếm tiền “chu cấp” cho mình. Bạn đọc sẽ vô cùng chua xót khi chứng kiến từng dòng nước mắt nuốt ngược vào trong của bé Hồng khi bị người cô “gieo vào đầu những rắp tâm tanh bẩn, những ý nghĩ cay độc”. Nhưng liệu Hồng có vì thế mà “khinh miệt, ghét bỏ người mẹ vì quá cùng khổ, lại mang tiếng chưa đoạn tang chồng mà đã có con”? Đọc chương IV, “Trong lòng mẹ”, ta sẽ tìm được câu trả lời.

“Trong lòng mẹ” kể về cuộc đoàn tụ đầy xúc động của hai mẹ con Hồng. Chương truyện đã được trích đưa vào sách giáo khoa Ngữ văn 8 và là cầu nối cho không ít thế hệ yêu quý, trân trọng “Những ngày thơ ấu”. Trong đoạn trích ấy, cậu bé Hồng từ những ảo ảnh đến những rung động cực điểm khi chạy theo chiếc xích lô đã nhận ra mẹ mình, được ngồi trong lòng mẹ mà cảm nhận: “Phải bé lại và lăn vào lòng mẹ mà áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng”.

Nhưng sang chương thứ VI, “Trong những đêm đông”, cậu bé Hồng lại rơi vào đỉnh điểm của những khổ cực: “Ngày 20-11-1931: Giá ai cho tôi một xu nhỉ? Chỉ một xu thôi? Để tôi mua xôi hay bánh khúc? Giời rét thế này, đi học một mình, vừa cắn ngon xiết bao? Không. Không có ai cho tôi cả. Vì người ta có phải là mẹ tôi đâu”; “Cậu ơi! Sống khôn chết thiêng cậu có biết cho con không? Mà con cầu xin cậu lẽ nào cậu lại không nhận lời con? Cậu phù hộ cho con lấy một hào thôi. Con đói lắm cậu ạ. Trời lại mưa rét quá!”. Đọc từng lời văn thấm đẫm nước mắt chảy ra từ đầu ngọn bút ấy, ta không khỏi nghẹn đắng. Trong khó khăn, khổ cực và tủi nhục, một đứa trẻ vẫn là một đứa trẻ với khao khát được yêu thương. Trong các chương tiếp theo của truyện, mọi hi vọng tươi xanh le lói đâu đó trong tâm hồn Hồng đều bị sự tàn bạo của người lớn dập tắt. Chỉ còn trong Hồng sự cọc cằn và khô khốc… Đời sống của cậu bé Hồng giờ chỉ như một cái bóng bị ngăn bởi bức tường dày định kiến. Quả thật quá chua xót!

“Những ngày thơ ấu” là một tác phẩm đặc sắc không chỉ vì nét viết rất “đời” của nó mà còn hấp dẫn bạn đọc vì các chi tiết nghệ thuật đắt giá, sự kết hợp hài hòa giữa việc tả cảnh và diễn tả tâm trạng. Đó cũng là nét riêng trong phong cách sáng tác của Nguyên Hồng. Cuốn sách của Nguyên Hồng đã lay động đến từng trái tim mỗi người và trở thành tác phẩm viết về tuổi thơ, về gia đình rất tiêu biểu trong nền văn học Việt Nam.

Chúng ta đọc “Những ngày thơ ấu” để hiểu, cảm nhận và biết trân trọng hạnh phúc gia đình mình đang có. Không phải ai trong số chúng ta sinh ra đều có cả cha lẫn mẹ, có một gia đình đủ đầy, hạnh phúc, một tuổi thơ thật thơ. Vì vậy hãy giữ gìn, yêu quý gia đình của mình khi còn có thể.