K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 7 2024

giúp mink với ak

 

20 tháng 7 2024

Những đóa hoa bắt đầu nở rộ đua nhau khoe sắc đẹp mỗi khi xuân đến. (Biện pháp nhân hóa)

Trăng đêm nay tròn như quả bóng. (Biện pháp so sánh)

21 tháng 7 2024

Phân tích hình ảnh:

Trong khu làng nhỏ kề bên sông đào: tác giả miêu tả chân thực, tinh tế thể hiện sự yên bình giản dị của một khu làng nhỏ hồi xưa.

=> Liên tưởng đến cảm giác êm đềm, thanh thản.

Chị tôi giặt lụa cầu ao
Trời trong, nắng ửng, má đào ghẹo duyên: tả rõ hình ảnh sinh hoạt của nhân vật. Đồng thời gợi cảnh đẹp trong trẻo đặc sắc bầu trời trong vắt. 

+ Cụm từ "nắng ửng", "má đào ghẹo duyên": vừa tả chất nắng êm dịu chỉ vừa mới lên vừa lại nói đến đôi má đào đẹp đẽ duyên dáng người thiếu nữ.

=> Cách tả tế nhị, khéo léo, gợi 1 nhưng thực nói đến 2 là có vần câu chữ đi đôi với nhau mang lại một hình ảnh thực giản dị mà giàu tính gợi tả về hình ảnh cả cảm xúc.

Tôi say nước thắm mây huyền
Nước mơ dáng cũ, mây truyền tiếng xưa... : câu thơ lột tả hình ảnh thắm dịu êm của mây huyền nhẹ nhàng lửng lở trôi cùng cảm xúc "say mê" đầy nhạy cảm của nhà thơ.

+ Cái tài tả cảnh của một người thi sĩ thực sự bắt đầu từ đây "nước mơ dáng cũ, mây truyền tiếng xưa": qua ngòi bút của nhà thơ, ta thấy hiện lên ngay hình ảnh mơ mộng sinh động như hiện lên trước mắt. 

+ "Nước mơ dáng cũ": gợi dáng của mây trôi bóng hằn lên nước, một chi tiết nhỏ bình dị nhưng đầy mộng tình. => Trực cảm đối xứng cùng với "mây truyền tiếng xưa" phải chăng có những sự luyến lưu nào đó của nhà thơ đến khu làng nhỏ bình dị chăng. Những ngọn nước, những áng mây không chỉ là chuyển động bình thường của tự nhiên mà qua cách gợi cảnh quan giản dị ấy, ta thấy được một tiếng nói của tâm hồn con người nhạy cảm, một cảm xúc "dáng cũ" "tiếng xưa" để lại dư âm nhiều hồi vang lay đọng.

21 tháng 7 2024

Đời lành: nắng nhạt mưa thưa
Sầu hôm nối sáng, buồn trưa tiếp chiều: hình ảnh sâu sắc đầy giá trị gợi tả về ánh nắng nhàn nhạt, nắng dịu êm, còn mưa thì không dày hạt. Ấy với nhà thơ là hồn cốt của một cuộc sống lành mà người dân quê mong chờ. 

+ "Sầu hôm nối sáng, buồn trưa tiếp chiều: giọng điều buồn man mác chung của thơ lãng mạng thời thế. Phải chăng khi sầu buồn, con người ta mỏng manh trong tâm hồn, trái tim càng dễ cảm nhận hơn tất thảy điều ý nghĩa đẹp đẽ còn sót lại. Quả thực hình ảnh trong câu thơ hàm xúc, cô đọng nhưng ẩn nhiều ý tưởng.

 

20 tháng 7 2024

Nhắc đến Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến, ta sẽ nhớ ngay đến một hồn thơ dân dã, giản dị, mang đậm tinh thần dân tộc nhưng cũng không kém phần tinh tế, thi vị. Một trong các tác phẩm được biết đến rộng rãi nhất của ông phải kể đến “Bạn đến chơi nhà”, sáng tác khi nhà thơ về ở ẩn tại quê nhà.

Mở đầu tác phẩm, ta thấy ngay được lời chào hết sức tự nhiên, dí dỏm mà Nguyễn Khuyến dành cho người bạn xa cách lâu ngày:

“Đã bấy lâu nay, bác tới nhà”

Cụm từ “đã bấy lâu nay” lập tức giúp độc giả liên tưởng đến khoảng thời gian khá dài. Xa cách như vậy, nay cả hai có dịp gặp lại, hội ngộ với nhau, cảm xúc chắc chắn vô cùng phấn khởi, vui mừng. Đại từ “bác” cất lên lại càng chứng minh rõ cho sự thân thiết, gắn bó giữa hai người bạn. Cả câu thơ như một lời reo vui, mang theo giọng điệu cởi mở, chân thành. Từ đó, thể hiện sự hiếu khách của gia chủ.

Sang đến những vần thơ tiếp theo, Nguyễn Khuyến đã dí dỏm mà tạo ra một hoàn cảnh đầy éo le:

“Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

 

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Đầu trò tiếp khách, trầu không có”

Thông thường, khi có khách tới chơi, chủ nhà sẽ nhiệt tình tiếp đón bằng vô số món ăn ngon được chuẩn bị chu đáo. Huống hồ đây lại là một người bạn thân thiết đã lâu không gặp, có thể coi như một vị khách quý. Ấy thế nhưng hoàn cảnh ở đây lại hoàn toàn trái ngược. Nguyễn Khuyến không ngần ngại mà thể hiện cái thiếu thốn, đạm bạc của chính mình. Nào là nhà xa chợ, trẻ đi vắng, ao sâu chẳng bắt được cá, vườn rộng chẳng đuổi được gà. Đến cả rau cũng “chửa ra cây”, “mới nụ”, “vừa rụng rốn”, “đương hoa”, nói gọn lại là chưa ăn được. Thậm chí, ngay đến miếng trầu để tiếp khách cũng chẳng có. Bằng biện pháp liệt kê cùng giọng điệu dí dỏm, hài hước, Nguyễn Khuyến đã vẽ nên một “nghịch cảnh” đầy éo le khi khách quý đến mà nhà không còn gì để tiếp. Cuộc sống chốn thôn quê bình yên của Nguyễn Khuyến vô cùng đạm bạc, hay có thể nói là thiếu thốn về mặt vật chất. Thế nhưng tinh thần của nhà thơ vẫn vô cùng lạc quan, vẫn rất vui vẻ, hóm hỉnh chứ chẳng có chút khổ đau, buồn tủi nào.

Chính trong hoàn cảnh éo le đó, vẻ đẹp của tình bạn lại càng tỏa sáng hơn:

“Bác đến chơi đây, ta với ta”

Tuy nhà chẳng có gì, không gà, không cá, không rau, cũng chẳng có lấy miếng trầu, thế nhưng “bác” vẫn ghé chơi với gia chủ. Tình bạn này hoàn toàn dựa trên sự trân trọng, yêu mến lẫn nhau, không màng những thứ vật chất phù phiếm. Ở đây chỉ có “ta với ta”. Trong bài thơ “Qua đèo Ngang”, Bà Huyện Thanh Quan cũng sử dụng cụm từ này để chỉ nỗi cô đơn, lẻ loi trước thiên nhiên rộng lớn: “Một mảnh tình riêng ta với ta”. Tuy nhiên, ở “Bạn đến chơi nhà”, cụm từ “ta với ta” lại mang ý nghĩa khác. Chữ “ta” đầu tiên là chủ nhà, còn chữ “ta” thứ hai là chỉ người khách. Họ tuy hai mà một, tuy một mà hai, thể hiện mối quan hệ gắn bó, song hành, chắng còn khoảng cách giữa những người tri âm tri kỉ.

Chỉ qua vài câu thơ ngắn gọn, Nguyễn Khuyến đã đem đến cho độc giả câu chuyện về một tình bạn đẹp. Tình bạn ấy vượt lên trên mọi thứ vật chất, chỉ đọng lại sự chân thành, mộc mạc, gần gũi. Qua đây, ta cũng thấy rõ hơn được tài năng nghệ thuật cũng như tấm lòng đáng quý của tác giả.

bạn tham khảo nhé

20 tháng 7 2024

TK:

  

Ca dao dân ca có nhiều câu rất hay nói về tình bạn, một tình cảm thiêng liêng đáng quý. Nguyễn Khuyến một vị quan về ở ẩn mang nỗi cô đơn u hoài sống hiu quạnh nơi nông thôn đã có những vần thơ với cảm xúc dạt dào khi gặp lại bạn cũ. Chúng ta hãy lắng nghe những cảm xúc ấy:

“Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
Bác đến chơi đây ta với ta!”

Bài thơ khơi dậy trong ta niềm xúc động trước tấm lòng chân tình của nhà thơ Nguyễn Khuyến.

Mở đầu bài thơ là một lời chào, lời chào rất đỗi tự nhiên, hóm hỉnh: “ Đã bấy lâu nay, bác tới nhà”. Câu thơ như lời chào thân mật hồ hởi của Nguyễn Khuyến khi có bạn tới thăm. “Đã bấy lâu nay” là biểu hiện một khoảng thời gian khá dài nhà thơ không gặp bạn, giờ đây có dịp gặp lại nhau lòng không khỏi vui mừng khôn xiết. Từ lúc từ quan về ở ẩn, suốt ngày chỉ núi láng giềng, chim bầu bạn (Nguyễn Trãi), lấy ai mà tâm sự giãi bày nỗi lòng mình. Những lúc như vậy tác giả luôn muốn có người tâm giao để trò chuyện. Người bạn đó đã đến với ông, có vui mừng nào hơn.

Mới nghe ta như thấy rằng nhà thơ như tỏ ý lấy làm tiếc về việc bạn mới đến thăm mà chẳng có gì để tiếp bạn. Đây chính là cách nói cường điệu hoá, thi vị hoá cuộc sống vật chất trong gia đình Nguyễn Khuyến. Nói như vậy là đang đùa với bạn, trong lời nói ấy mang nụ cười ý vị vừa tỏ thái độ “mong chờ” những dịp bạn đến thăm như thế này. Hay chính trong lời phân trần ấy bộc lộ sự bất ngờ thăm hỏi của bạn. Hoàn cảnh sống của tác giả nơi miền quê kiểng rất đạm bạc, thanh bạch, giản dị gắn bó với làng xóm quê hương.

Nhịp thơ đều đặn nhẹ nhàng êm ái như một lời thủ thỉ, kèm theo là nụ cười bông đùa vui tươi của nhà thơ. Trong rất nhiều bài thơ Nguyễn Khuyến đã từng thể hiện sâu sắc tình cảm với bạn bè, bằng hữu:

“Rượu ngon không có bạn hiền
Không mua không phải, không tiền không mua
Câu thơ nghĩ đắn đo muốn viết
Viết đưa ai, ai biết mà đưa?
Giường kia, treo những hững hờ
Đàn kia, gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn”

Với Nguyễn Khuyến và Dương Khuê qua đoạn thơ trên ta thấy rằng tình bạn của họ thật gắn bó bao nhiêu. Chén rượu kia sẽ ngọt ngào nếu hai người cùng đối, ẩm, dạo đàn, bình thơ… Cũng chỉ có hai người. Thiếu một trong hai thì “Giường kia, treo những hững hờ/Đàn kia, gảy cũng ngẩn nga tiếng đàn”.

Không chỉ tình bạn của Nguyễn Khuyến trong bài thơ này mà trong dân gian chúng ta còn xúc động trước tình bằng hữu của Lưu Bình và Dương Lễ. Tình cảm của Nguyễn Khuyến và bạn mình không phân biệt tuổi tác, hoàn cảnh, ở họ sự nối kết là niềm cảm thông chia sẻ cùng nhau.

Câu thơ cuối cùng đã bộc lộ rõ nét tình cảm chân thành của Nguyễn Khuyến với bạn. Đó là tình cảm thiêng liêng và cao quý, những nghi thức xã giao dần bị bóc còn lại là tình bằng hữu thâm giao. Quan hệ bạn bè ở đây được xây dựng trên nền tảng của tình cảm. “Bác đến chơi đây” - không có mọi giá trị vật chất chỉ có ta với ta. Đại từ ta được sử dụng rất độc đáo, ta là nhân xưng, và cũng là bác và tôi, là hai chúng ta. Tôi và bác đã quá hiểu nhau rồi. Hoàn cảnh của tôi bác biết, tôi sống thế nào bác hay. Những điều tôi nói ra với bác chẳng qua là bày tỏ nỗi niềm tâm can. Cả hai người không ai đặt vấn đề vật chất, mà ở họ đều có quan điểm coi thường vật chất, đề cao tình cảm. Cũng là ta với ta nhưng trong bài thơ Qua Đèo Ngang thì đó chính là sự đối diện, bắt gặp tâm trạng của tác giả Thanh Quan với chính mình. Còn ta với ta ở đây là nói về hai người họ gắn bó không gì chia cắt được. Tình bạn giữa họ mới cao quý đẹp đẽ làm sao. Ta thấy rằng nghệ thuật trào lộng của Nguyễn Khuyến thật hóm hỉnh, nhẹ nhàng tinh tế.

Bài thơ thể hiện khá thành công nghệ thuật trào phúng, ngôn ngữ được sử dụng một cách đặc sắc. Tuy là một bài thơ Đường với khuôn mẫu bó buộc nhưng lại rất bình dị như lời ăn tiếng nói hàng ngày. Những sản vật đồng quê được đưa vào thơ rất tự nhiên, sự kết hợp nhuần nhuyễn ngôn ngữ làm cho bài thơ đặc sắc thân mật như chính tình cảm của họ vậy.

19 tháng 7 2024

Cụm danh từ: hai cây phong, một đứa bé.

Cụm động từ: nhìn đi, biết rõ, trèo lên cao.

Cụm tính từ: thật là cao, đôi mắt hân hoan.

19 tháng 7 2024

Bạn học cô hoa à

Xây dựng thân bài phân tích tác phẩm "Gọi cho mẹ, tuần một lần cũng được" theo trình tự phân tích chủ đề (bằng chứng, lí lẽ cụ thể) đến hình thức nghệ thuật.    Gọi cho mẹ, tuần một lần cũng được Gọi chơi thôi, hỏi thăm mẹ thế nào... Ở nhà mẹ, ngoài cửa, đông giá buốt Cửa nhà con, đang nhộn nhịp, xuân trào... Về thăm nhé, mẹ luôn luôn mừng đón Mẹ biết con đang bận...
Đọc tiếp

Xây dựng thân bài phân tích tác phẩm "Gọi cho mẹ, tuần một lần cũng được" theo trình tự phân tích chủ đề (bằng chứng, lí lẽ cụ thể) đến hình thức nghệ thuật. 
 

Gọi cho mẹ, tuần một lần cũng được
Gọi chơi thôi, hỏi thăm mẹ thế nào...
Ở nhà mẹ, ngoài cửa, đông giá buốt
Cửa nhà con, đang nhộn nhịp, xuân trào...

Về thăm nhé, mẹ luôn luôn mừng đón
Mẹ biết con đang bận rộn bao điều...
Mẹ biết lắm, nên chỉ cần chút ít
Mẹ muốn con biết mẹ ngóng con nhiều...

Nếu con về, mẹ pha trà, nướng bánh,
Mẹ nhớ con thuở bé thích ăn chi...
Hiểu giùm mẹ, giờ mẹ hay tủi phận
Lỡ con mình đã quên hẳn mình đi...

Về thăm nhé, mẹ không cần quà cáp,
Mọi thứ đủ dùng... Mẫu tử tình sâu...
Mẹ còn sống thì con còn được bé,
Thấu điều này, phải tới những ngày sau...

Gọi cho mẹ, khi thu còn chưa hết,
Những ngày đời, con ạ, rất mau qua...
Mai từ sớm, lỡ đâu con muốn gọi,
Tuyết ngập trời... mà chả thấy ai thưa...

0
17 tháng 7 2024

Hai câu cuối bài Ca Huế trên sông Hương đã thể hiện thành công tâm trạng say mê, hân hoan của người nghe trước vẻ đẹp của ca Huế và sông Hương. Bài thơ là một bức tranh ca ngợi văn hóa Huế, khơi gợi tình yêu quê hương và lòng tự hào dân tộc trong mỗi người.

**Đây là ý kiến của mình, bạn tham khảo nhé.

Từ láy trong đoạn thơ trên là: nâng niu, óng ánh, li ti

Tác dụng của từ láy óng ánh

- Tăng thêm chất thơ cho những hình ảnh cuộc đời trên chiếc lá

- Gợi liên tưởng thú vị: cuộc đời trên chiếc lá tựa như ánh bình minh ngày mới.

- Cách gợi tả đầy tinh tế gây ấn tượng sâu sắc với người đọc