Phân tích các biện pháp tu từ trong bài thơ Mộ Xuân Tức Sự của Nguyễn Trãi
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chúng ta sinh ra trong một đại gia đình Việt Nam, chúng ta phải biết sống hòa thuận với nhau, giúp đỡ nhau lúc khó khăn. Khi có chiến tranh, chúng ta cùng lòng một dạ kháng chiến chống giặc cứu nước. Quyết hi sinh tính mạng mình để khiến nước mãi mãi độc lập, tự do và hòa bình.
Khoảnh khắc giao thoa đẹp nhất của đất trời đó chính là mùa xuân. Khi những cơn gió nhẹ lướt qua cành lá, từng đàn chim nhỏ đang chấp cánh bay về tìm chút nắng ấm còn le lói hắt từ cuối trời xa. Đó chính là dấu hiệu của một mùa xuân.
Chỉ một khắc chuyển mình mà "đuổi" được cả mùa đông lạnh lẽo, giá buốt. Ai dám bảo xuân không tài tình? Nó thực sự rất biết cách nắm bắt cái hồn, cái tinh túy của vạn vật song không hề mang mộng tưởng sẽ can thiệp vào quy luật ngàn đời trong tạo hóa. Những giọt sương vươn lại trong không khí đầu xuân chính là giọt kết cho sự chuyển giao hài hòa của đất trời, là một trong những điểm nhấn sắc nét của thế giới xuân huyền ảo mà năng động. Dường như, trong những ngày này, chúng ta đã thấy và cảm nhận được cái không khí lạnh lẽo, ẩm ướt của mùa đông. Nó đang tự mình thu gọn lại thành khối, rồi tan biến đi khi khúc nhạc xuân vừa nhẹ nhàng "ngỏ lời chào", đồng thời nhường chỗ lại cho khoảng không khoáng đạt, dịu mát hiện hữu và sắc xuân tràn về. Trong khoảnh khắc thiêng liêng khi chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, dường như con người có một sự gắn kết đến kỳ lạ. Mùa xuân cũng được coi là mùa của tình yêu đôi lứa. Trải qua một năm với biết bao vui buồn, mùa xuân tới mang theo bao cảm xúc, khiến tình yêu đơm hoa và lan tỏa đi khắp mọi nơi trên “Trái đất này”. Mùa xuân đến từ những ánh mắt chan chứa sự hân hoan, sự yêu thương. Những câu hát này đã thể hiện rõ cảm xúc của bao con người khi đón chào một năm mới tràn về với hy vọng, háo hức, niềm tin yêu vào cuộc sống. Những đôi mắt hân hoan trên đường phố, những tiếng bước chân vội vã trở về nhà, những nụ cười hạnh phúc hòa vào không khí xuân như một bản giao hưởng đẹp đẽ với bao trầm, bổng cũng giống như một năm vừa qua đi. Trong khoảnh khắc giao thừa, con người mới có dịp nhìn lại tháng ngày quá khứ và hồi tưởng lại. Chúng ta đã có lúc là những đứa trẻ, háo hức đón Tết về trong tiếng pháo rộn ràng và ngẩn nhơ nhìn ngắm xác pháo bên thềm. Rồi sau đó, chúng ta trở thành những thanh niên chìm đắm trong tình yêu, trong công việc, trong một guồng quay không ngừng, để rồi khi nhìn lại mới thấy thời gian đã trôi đi quá nhanh. Mỗi mùa xuân về, hạnh phúc nhất của mỗi con người là được quây quần bên những người thân yêu, cùng nâng ly rượu Tết đầy hương vị và xúc cảm. Đó là thứ cảm giác thiêng liêng, đáng trân trọng nhất mà cho dù bao nhiêu năm trôi qua đi chăng nữa, không ai có thể quên được.
Sau khoảnh khắc giao thừa là một năm mới đầy mới mẻ đang chờ đón mỗi người ở phía trước. Xuân sẽ qua, hè đến, thu về, đông sang rồi lại xuân. Cuộc sống là một vòng tuần hoàn xoay vòng hết năm này qua năm khác. Cỏ cây, vạn vật và cả con người sẽ chẳng bao giờ có thể tồn tại mãi mãi. Nhưng cho “dù qua bao tháng năm dài” thì “tình người” vẫn là thứ luôn vẹn nguyên, không phôi phai theo thời gian. Những câu “chúc mừng năm mới” sẽ vẫn được con người trao nhau trong thời khắc thiêng liêng của đất trời, bây giờ và mãi mãi.Ca dao dân ca phản ánh đời sống, tình cảm, tư tưởng của con người, thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, tình cảm gia đình, tình yêu đôi lứa. Vì là sản phẩm có tính truyền miệng nên ở mỗi địa phương sẽ có những dị bản. Bài viết này chúng tôi sẽ báo cáo về việc sưu tầm một số dị ca dao vẫn tồn tại ở địa phương các vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ.
Văn học dân gian nói chung và ca dao nói riêng là những sản phẩm của người lao động. Được hình thành từ thời xa xưa nhằm đáp ứng nhu cầu bày tỏ tình cảm đời sống tinh thần phong phú của nhân dân ta. Tính dị bản là một trong những đặc điểm thú vị của ca dao, cho nên mới có tình trạng cùng là một bản nhưng câu chữ có thể khác nhau, tuy nhiên nội dung thì không thay đổi.
Bài nghiên cứu tập trung khai thác và phân tích một số dị bản của các ca dao nhằm có cơ sở đối chiếu, so sánh. Từ đó thấy được sự phong phú, đặc sắc của ca dao cũng như sự biến hoá tài tình của nhân dân ta trong việc lựa chọn câu chữ để thể hiện đời sống tư tưởng, tình cảm.
Hẳn nhiều người đều biết đến bài ca dao “Tát nước đầu đình” một trong những bài ca dao rất hay, sâu sắc. Đây là bài ca dao nói về tình yêu đôi lứa, chàng trai tỏ tình với người con gái thông qua chuyện vá áo, khâu áo. Với bài ca dao này người ta tìm thấy với hai dị bản. Bản ở Phú Yên không nói đến lợn mà nói đến heo; không nói từ khâu mà nói từ vá, không “giúp đôi chăn” mà “giúp đôi áo”, không “đèo buồng cau” mà “đèo bông tai”,... Tính dị bản khiến mỗi bài ca dao mang đậm đặc trưng của vùng miền, thể hiện được sự phong phú và tinh tế trong việc lựa chọn từ ngữ, hình ảnh của nhân dân ở từng địa phương.
Trong kho tàng ca dao dân ca còn có rất nhiều nhưng dị bản khác, chẳng hạn trong bài ca dao:
Gió đưa gió đẩy về rẫy ăn còng
Về kinh ăn cá về đồng ăn cua
Lại có một dị bản khác:
Gió đưa gió đẩy về rẫy ăn còng
Về bưng ăn ốc về đồng ăn cua
Chúng ta không bàn đến câu nào đúng, câu nào sai vì ở mỗi vùng miền đều có những nét đặc trưng khác nhau. Quê anh có sông thì quê tôi có rạch, quê anh nhiều cá thì quê tôi nhiều ốc. Tôi thuận theo đặc trưng của quê tôi để viết, chẳng ai cấm cản được.
Trong chùm ca dao châm biếm cũng ghi nhận rất nhiều những bài ca dao biến thể, chẳng hạn:
Chồng người đánh bắc dẹp đông
Chồng em ngồi bếp giương cung bắn mèo
Thì lại có dị bản khác:
Chồng người đánh bắc dẹp đông
Chồng em ngồi bếp sờ mông con mèo
Tuy khác nhau ở các từ ngữ nhưng về nội dung cơ bản thì vẫn giống nhau, vẫn là để phê phán những ông chồng vô tích sự, không làm nên trò trống gì trong xã hội, không giúp được gì cho gia đình, mọi công việc đều đổ dồn lên đầu người phụ nữ. Chùm ca dao than thân, trách phận với motip quen thuộc như thân em, chiều chiều cũng ghi nhận khá nhiều các bài ca dao dân ca có các dị bản khác nhau như:
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều
Thành:
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Mẹ ơi mẹ hỡi mau mau gởi tiền
Chúng ta thấy vế đầu tiên của bài ca dao vẫn giữ nguyên, chỉ khác ở câu thơ thứ hai. Từ “trông về quê mẹ…” sửa thành “mẹ ơi mẹ hỡi mau mau gởi tiền”, ý tứ của bài ca dao thứ hai có vẻ thời đại hơn, trần tục hơn, có lẽ nó ra đời sau, dựa trên sự cải biên của bài ca dao một.
Một số bài ca dao trong đời sống sinh hoạt hàng ngày cũng có các dị bản khác như:
Dạy con từ thuở còn thơ
Dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về thành “dạy vợ từ thuở ban sơ mới về”
Còn rất nhiều các bài ca dao có những dị bản hay mà trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi chưa nghiên cứu được. Có thể nói tính dị bản là một trong những nét đặc sắc của ca dao dân ca Việt Nam nói riêng và kho tàng văn học dân gian Việt Nam chung. Dị bản không chỉ xuất hiện trong ca dao, tục ngữ mà còn có trong truyền thuyết, cổ tích, truyện ngụ ngôn,… Việc tiếp tục triển khai các bài nghiên cứu về tính dị bản trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về tính phong phú, sinh động của thể loại văn học truyền miệng này. Từ đó có cơ sở để khám phá những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của nó.
Trong đoạn thơ từ câu "trời xanh đây là của chúng ta" đến câu "những buổi ngày xưa vọng nói về", có sử dụng biện pháp tu từ "so sánh". Biện pháp tu từ được sử dụng để tạo ra hình ảnh mạnh mẽ và tác động sâu sắc đến người đọc. Nó giúp tác giả truyền đạt ý nghĩa và cảm xúc một cách tường minh hơn. Trong trường hợp này, biện pháp tu từ "so sánh" được sử dụng để so sánh trời xanh với sự sở hữu của chúng ta. Tác giả muốn nhấn mạnh rằng trời xanh là một phần của chúng ta, mang ý nghĩa sự thân thuộc và sự gắn kết với tự nhiên. Tác dụng của biện pháp tu từ trong trường hợp này là tạo ra một hình ảnh mạnh mẽ và gợi lên cảm xúc của người đọc. Nó giúp tăng cường sự gắn kết và tình yêu thương đối với tự nhiên, tạo ra một cảm giác sâu sắc và tình cảm đối với trời xanh và những kỷ niệm ngọt ngào của quá khứ.
@kimngannguyen
Để xác định các phương thức biểu đạt chính dễ dàng, bạn có thể thực hiện các bước sau:
1. Đọc và hiểu văn bản: Đầu tiên, đọc và hiểu văn bản hoặc tài liệu mà bạn muốn xác định các phương thức biểu đạt chính. Tìm hiểu về ngữ cảnh, mục đích và đối tượng của tác phẩm.
2. Phân tích ngôn ngữ: Phân tích các thành phần ngôn ngữ trong văn bản như từ ngữ, câu, đoạn văn, cấu trúc ngữ pháp và ngữ nghĩa. Xem xét cách mà tác giả sử dụng ngôn ngữ để truyền đạt ý nghĩa và tạo hiệu ứng.
3. Nhận biết các phương thức biểu đạt chính: Dựa trên phân tích ngôn ngữ, nhận biết các phương thức biểu đạt chính như miêu tả, so sánh, tường thuật, lời diễn thuyết, lời tường trình, lời nhân vật, lời tưởng tượng, v.v.
4. Xác định mục tiêu và tác dụng: Xác định mục tiêu và tác dụng của các phương thức biểu đạt chính trong việc truyền đạt thông điệp, tạo cảm xúc, thuyết phục người đọc hoặc tạo hình ảnh sống động.
5. Ghi chú và phân tích: Ghi chú lại các phương thức biểu đạt chính và các ví dụ cụ thể từ văn bản. Phân tích cách mà các phương thức này được sử dụng và tác dụng của chúng. 6. So sánh và tổng hợp: So sánh các phương thức biểu đạt chính và xác định sự tương quan giữa chúng. Tổng hợp các kết quả phân tích để có cái nhìn tổng quan về các phương thức biểu đạt chính trong văn bản.
Lưu ý rằng việc xác định các phương thức biểu đạt chính có thể đòi hỏi sự tìm hiểu và phân tích sâu hơn. Thực hành và đọc nhiều tác phẩm văn học khác nhau cũng sẽ giúp bạn nắm bắt và nhận biết các phương thức biểu đạt chính một cách dễ dàng hơn.
@kimngannguyen