Tìm 5 từ tượng thanh mô phỏng tiếng nước chảy
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Từ tượng thanh mô phỏng tiếng gió thổi: ào ào, xào xạc, vi vu, rì rào, vu vu, vi vút…
Hc tốt
@nth
5 từ tượng thanh gợi tả tiếng gió thổi : vi vu, hiu hiu, vun vút , xào xạc, lao xao
________________Học tốt ____________
#Miuz
Tham khảo :
Một số ví dụ:
- Từ tượng thanh mô phỏng tiếng người nói: léo nhéo, râm ran, bập bẹ, the thé, ồm ồm, oang oang, ấp úng, bô bô, ông ổng, phều phào, thỏ thẻ, thủ thỉ,...
- Tiếng người cười: ha hả, hà hà, khúc khích, sằng sặc, hô hố, khà khà, hềnh hệch, ngặt nghẽo, rúc rích, sặc sụa,...
*TIẾNG KHÓC : hu hu, a a , oe oe , oa oa , nức nở , sụt sùi
*TIẾNG CƯỜI : hì hì , ha ha , khùng khục , thủ thỉ , hố hố , hi hi...
Bác Hồ - vị Cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam. Cả cuộc đời Bác “Nâng niu tất cả chỉ quên mình”. Bác luôn lo lắng, chăm sóc cho nhân dân và các chiến sĩ bộ đội và đã biết bao đêm không ngủ vì “lo nỗi nước nhà”.
Chiều muộn hôm ấy, trời bỗng nhiên tối sầm lại. Bác cùng mọi người phải nghỉ lại trong một cái lán dựng tạm đợi trời sáng rồi tiếp tục lên đường. Thời gian đang nhích dần về khuya. Từng cơn gió lạnh thổi về làm tê dại cả làn da. Trời mưa lâm thâm làm ướt đẫm bộ áo xanh mượt của những hàng cây thẳng tắp trong rừng. Ánh lửa bập bùng phía trong lán, một anh đội viên chợt thức giấc. Anh ngỡ ngàng vì trời đã khuya lắm rồi mà Bác vẫn chưa ngủ. Bác ngồi lặng yên bên bếp lửa, vẻ mặt trầm ngâm. Bác lặng lẽ đưa đôi bàn tay gầy guộc, lạnh buốt cho thêm củi vào bếp lửa. Rồi Bác đứng dậy, nhón từng bước chân thật nhẹ nhàng giắt mép chăn cho từng người để các anh được ấm hơn. Ánh mắt Bác trìu mến đầy yêu thương nhìn các anh đội viên. Cả cuộc đời gian khổ đi tìm đường cứu nước đã để lại những nếp nhăn hằn sâu trên khuôn mặt của Bác. Bác mỉm cười hạnh phúc khác nào người cha chăm sóc cho những đứa con thân yêu của mình. Lúc trời sắp sáng, Bác vẫn ngồi đinh ninh, vẫn chòm râu im phăng phắc. Ánh mắt Bác nhìn xa xăm, đăm chiêu như đang nghĩ ngợi. Anh đội viên lo lắng hỏi Bác: “Bác ơi, Bác chưa ngủ, Bác có lạnh lắm không?”. Một giọng nói ân cần, ấm áp vang lên từ phía bếp lửa: “Chú hãy ngủ cho ngon giấc, ngày mai lên đường đánh giặc, Bác thức cứ mặc Bác, Bác ngủ không yên lòng”. “Bác thương đoàn dân công”, “Đêm nay ngủ ngoài rừng”, “Rải lá cây làm chiếu”, “Manh áo phủ làm chăn”. Bác luôn lo lắng cho mọi người như vậy đấy! Luôn hi sinh bản thân mình. Bác càng thương càng nóng ruột, chỉ mong sao mặt trời ló rạng sau cánh rừng kia, để Bác được yên lòng, để đoàn dân công khỏi rét, khỏi lạnh để Bác được ấm lồng.
Hình ảnh Bác trong đêm không ngủ ấy đã để lại cho mọi người niềm yêu kính yêu, tự hào về con người có một tình yêu lớn, Bác có một trái tim mênh mông “Ôm cả non sông mọi kiếp người”.
Minh Huệ với bài thơ Đêm nay Bác không ngủ là hiện tượng thi sĩ bất tử với một giai phẩm văn chương. Độc đáo bởi vì một nhà thơ xứ Nghệ, sử dụng làn điệu dân ca hát dặm Nghệ Tĩnh đã ca ngợi tình thương người mênh mông của một người con vĩ đại của xứ Nghệ - Bác Hồ kính yêu.
Bài thơ gần như một truyện cổ tích vừa thực vừa mộng dẫn hồn ta vào một không khí lung linh huyền thoại: một ông tiên với chòm râu im phăng phắc, bỗng cao lung linh trước ngọn lửa hồng chập chờn giữa rừng khuya. Một đêm đông lạnh lẽo mưa lâm thâm thời chiến tranh, loạn lạc. Xung quanh đông lửa là những chiến binh trẻ (tiên đồng) đang nằm ngủ. Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật ấy đá góp phần đặc sắc tạo nên sắc điệu ngữ trữ tình thẩm mĩ của bài thơ Đêm nay Bác không ngủ.
Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ kể, ngôn ngữ tả, ngôn ngữ nhân vật, và bình luận trữ tình hoà quyện trong những vần thơ năm chữ dung dị, lắng đọng, liền mạch, mến thương.
Hình ảnh Bác Hồ được khắc hoạ rất đậm nét qua tâm hồn anh đội viên. Mối quan hệ giữa lãnh tụ với chiến sĩ trở thành tình bác - cháu, cha - con. Tố Hữu từng viết: Người là Cha, là Bác, là Anh - Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ (Sáng tháng Năm), ở đây Minh Huệ đã cảm nhận được:
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người một
Sợ cháu mình giật thột.
Bác nhón chân nhẹ nhàng...
Việc làm đốt lửa, hành động đi đém chăn, cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng - đã thể hiện sự chăm chút yêu thương của Người Cha mái tóc bạc đối với từng người lính như tình cha - con, tình ông - cháu.
Chú đội viên mơ màng trong khoảnh khắc hạnh phúc thần tiên. Chất thơ vừa thực vừa mơ đầy ân tượng:
Anh đội viên mơ màng Như nằm trong giấc mộng.
Ngoài trời thì mưa lâm thâm lạnh lẽo. Trong mái lều xơ xác, suốt đêm Lặng yèn bên bếp lửa - vẻ mặt Bác trầm ngâm. Bác vẫn ngồi... Bác vẫn không ngủ, Chí lo muôn mối như lòng mẹ... (Tố Hữu). Bác vĩ đại và ấm áp biết bao! Một so sánh rất đẹp, rất thơ đã ca ngợi tình nhàn ái Hồ Chí Minh:
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng.
Tình huống thơ được đẩy tới cao trào. Chế Lan Viên trong Người đi tìm hình của nước từng viết: Hiểu sao hết tấm lòng lãnh tụ. . Anh đội viên cũng vậy, anh chưa hiểu vi sao đêm nay Bác trầm ngâm thao thức. Nghe Bác nói, anh đội viên vui sướng mênh mông. Tình nhân ái của lãnh tụ đã soi sáng tâm hồn người lính trẻ:
Bác thương đoàn dân công
Đêm nay ngủ ngoài rừng
Rải lá cây làm chiếu
Manh áo phủ làm chăn
Trời thì mưa lâm thăm
Làm sao cho khỏi ướt!
Càng thương càng nóng ruột
Mong trời sáng mau mau....
Trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, Minh Huệ đã sáng tạo nên một số chi tiết nghệ thuật rất cụ thể và điển hình về mái tóc, chòm râu, ngọn lửa, bóng Bác, vẻ mặt trầm ngâm, về hành động, cử chỉ (đốt lửa, dém chăn, nhón chân...) nhằm tô đậm và ca ngợi tình thương bao la của Bác Hồ kính yêu. Chòm râu là một nét vẽ thân tình bức chân dung lãnh tụ gợi lên sự gần gũi, thân thiết mà cao cả, thiêng liêng:
Bác vẫn ngồi đinh ninh
Chòm râu im phăng phắc.
Bên cạnh hình ảnh Bác Hồ là hình ảnh anh đội viên, được nhà thơ thế hiện khá đẹp. Anh chợt thức giữa đêm khuya, và vô cùng nhạc nhiên suy nghĩ:
Mà sao Bác vẫn ngồi - Đêm nay Bác không ngủ.
Thương Bác, anh khẽ nói: Bác ơi! Bác chưa ngủ? - Bác có lạnh lắm không?. Anh bồn chồn lo lắng:
Anh nằm lo Bác ốm....
Cảm xúc của anh đội viên phát triển theo chiều dài của thời gian đêm khuya:
Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi...
Lần thứ ba thức dậy...
Người lính trẻ nằng nặc, thiết tha:
Mời Bác ngủ Bác ơi!
Trời sắp sáng mất rồi
Bác ơi! Mời Bác ngủ!
Nghe Bác nói về tình thương và nỗi lo, ... anh đội viên vô cùng hạnh phúc vì đã thấm hiểu tấm lòng và sự vĩ đại của lãnh tụ:
Lòng vui sướng mênh mông
Anh thức luôn cùng Bác.
Qua hình ảnh anh đội viên, Minh Huệ đã thể hiện một cách chân thành cảm động lòng kính yêu của đồng bào và chiến sĩ đói với Hồ Chủ tịch vĩ đại.
Đêm nay Bác không ngủ mãi mãi là một bài ca làm rung động trái tim muôn triệu con người. Hai nhân vật, hai tâm hồn chung đúc, chan hoà trong một tình yêu lớn: "yêu nước, thương người". Màu sắc dân ca kết hợp với không khí cổ tích thần kỳ làm nên vẻ đẹp độc đáo của bài thơ. Cảnh rừng đêm mưa lâm thâm, ngọn lửa hồng, mái tóc bạc, chòm râu im phăng phắc là bốn nét vẽ đầy ấn tượng về Bác Hồ và tấm lòng yêu nước, thương dân của Bác.
Tham khảo ạ !!!
Thể dục là một bộ môn mà đa số các bạn học sinh đều yêu thích bởi nó là hoạt động ngoài trời, tuy nhiều lúc có mệt một tí nhưng nó vừa giúp học sinh khỏe mạnh hơn lại có thể ở ngoài trời hít thở không khí trong lành. Đa số các tiết thể dục chỉ học có hai phần ba thời gian của tiết học sau đó học sinh tự thực hành với nhau. Thời gian phần ba còn lại đó chính là thời gian để cho chúng tôi tranh thủ chơi với nhau.
Tiết học thể dục của mỗi lớp được xếp lịch cứ hai lớp học cùng một thời gian đó, nghĩa là sân trường rộng sẽ đủ thoải mái cho hai lớp dành lấy một góc sân để học thể dục. Những môn thể dục được yêu thích là đá cầu, nhảy xa, cầu lông. Trước khi bắt đầu một tiết thể dục, học sinh phải đi giày thể thao, xếp thành ba hoặc bốn hàng tùy vào số lượng học sinh trong lớp. Sau đó lớp trưởng tiến hành điểm danh và báo cáo sĩ số cho giáo viên thể dục biết. Khi hoàn thành xong, lớp trưởng tiến hành cho các bạn học sinh trong lớp dàn hàng và đứng cách nhau một sải tay. Hàng hai và hàng bốn sẽ bước sang trái hoặc sang phải một bước để so le với hàng một và hàng ba. Điều đó giúp giáo viên có thể quan sát hết tất cả các bạn học sinh.
Tiếp đến, lớp trưởng cho cả lớp khởi động nào là xoay cổ tay, xoay cổ chân, quay cẳng tay, xoay đùi, chạy bước nhỏ, nâng cao đùi, gót chạm mông…Khởi động chính là nguyên tắc trước khi hoạt động cơ thể. Xong xuôi tất cả giáo viên sẽ lên đứng lớp dạy cho học sinh những động tác thể dục cơ bản nhất. Cuối cùng là dạy các môn thể dục như đá câu. Nhà trường sẽ cung cấp một số cầu nhất định, còn lại học sinh phải tự chuẩn bị cho mình những quả cầu khác để có thể thực hành. Phần cuối thời gian, giáo viên sẽ để cho lớp tự quản, đó là khoảng thời gian cho các bạn học sinh chơi đùa và học tập cùng nhau.
Ra chơi giữa giờ cũng là một điểm thú vị nhất trong cuộc đời học sinh cấp hai. Khoảng thời gian này tất cả trường học sẽ được tập hợp lại ở sân trường rộng và cùng nhau múa hát một bài hát tập thể đã được dạy vào hồi đầu năm. Mỗi lớp có một bạn cờ đỏ đứng cuối để chấm điểm sự đồng đều của lớp học. Dựa vào kết quả đó nhà trường sẽ xếp loại thi đua cho từng lớp. Những cánh tay nhỏ nhắn giơ lên trời tạo thành một làn sóng tuyệt đẹp, những di chuyển theo điệu nhạc tạo nên sự phối hợp nhịp nhàng của cả trường. Từ cao nhìn xuống thấy yêu mến làm sao. Những bạn học sinh nhỏ tí với cánh tay giơ cao như chạm tới những ước mơ, những hoài bão trong lòng họ.
Ngắm nhìn những tiết học những giờ ra chơi ấy, tôi cảm thấy yêu trường mình đến nhường nào. Tôi bỗng cảm thấy xao xuyến và trân trọng những gì mình có với bạn bè với thầy cô.
Bạn tham khảo :
Sau những tiết học căng thẳng trên lớp, chúng em đều thích giờ tiết học thể dục dưới sân. Tiết học bao giờ cũng thú vị dù chúng em có phải vận động khá nhiều.
Giờ thể dục của chúng em hôm nay vào tiết đầu. Chúng em kéo nhau xuống sân từ sớm chuẩn bị học đá cầu. Sân trường vẫn đông nghịt người: bạn đá cầu, bạn đọc sách, bạn ngồi chuyện trò,... Vào lớp, Anh Minh - lớp trưởng lớp em hô lớn để lớp tập hợp xếp hàng. Sau khi chào thầy, chúng em bắt đầu bài khởi động. Những động tác xoay cổ, xoay khớp hay chạy bước nhỏ được chúng em hoàn thiện nhanh chóng. Gương mặt các bạn học sinh ai ai cũng hồ hởi. Những vạt nắng ban mai đã chiếu xuyên qua mái trường, rọi ngang qua những ngọn cây. Nắng lên làm chúng em hơi nheo mắt vì chói. Nhưng chúng em vẫn học trong bóng râm nên nắng không làm bớt vẻ hào hứng đang có. Thầy em hôm nay mặc bộ đồng phục thể thao của trường - màu xanh đậm giống như học sinh chúng em. Một vài bạn tinh nghịch trêu thầy điển trai. Thầy nở nụ cười rồi hỏi ngay xem ai chưa chuẩn bị quả cầu. Hoàng Sơn - cậu học sinh có biệt danh là "Sơn Quên" lại không mang cầu. Cả lớp em lại được phen tủm tỉm nhìn bạn bị phạt chống đẩy.
"Lạch cạch...Lạch cạch...." Chúng em bắt đầu học đá cầu. Những quả cầu bay lên, lượn xuống từ chân bạn này qua chân bạn khác. Những quả cầu đủ màu sắc khác nhau tựa như những chiếc lông biết bay giữa không trung. Lúc này, tiếng cầu đã trở thành thanh âm duy nhất của sân trường. Nắng đã lên cao hơn một chút. Nắng đuổi những đám mây ban sớm đi đâu hết để lại vòm trời trong xanh, cao vời vợi. Ngôi trường và hàng cây đón nắng nên im ắng lạ kì. Thầy giáo cho chúng em học tâng cầu. Nhiều bạn hào hứng khoe thành tích từng tâng cầu của mình. Mấy bạn nữ lại mếu máo tỏ vẻ lo sợ. Tiếng cầu cứ thế vang lên liên hồi trên chân các bạn học sinh. Cuối tiết học, thầy giáo cho chúng em chạy bền một vòng sân. Lớp em xếp thành một hàng dài và nối đuôi nhau chạy. em thoáng nghĩ đến hình ảnh một con rắn xanh đang cong mình trườn trên sân rộng. Chắc hẳn, nếu ai đó nhìn từ các phòng học trên cao cũng sẽ có ý nghĩ giống em.
"Tùng... Tùng... Tùng..." Ba tiếng trống vang lên báo hiệu giờ học kết thúc. Chúng em ngồi trên sân với gương mặt nhễ nhại mồ hôi. Từ các lớp học, các bạn chạy ào ra sân. Giờ ra chơi trường em lúc nào cũng nhộn nhịp như hội. Nắng đã lên cao hơn nhưng dãy lớp học vẫn đủ che chắn nắng cho chúng em chơi đùa. Dưới gốc lộc vừng, mấy bạn nữ nhặt nhạnh những cánh hoa xếp thành tên mình hoặc tên lớp, tên trường. Các bạn nào tranh thủ ra sân chơi bóng rổ. Nhưng giờ ra chơi nhanh, em đoán chốc nữa thầy giáo lại phải giục các bạn về lớp. Hành lang là nơi tụ tập của các bạn học sinh. Các bạn kéo nhau ra hành lang ngắm nhìn sân trường. Những chiếc khăn quàng đỏ thắm rủ xuống, bay phấp phới. em bỗng thấy một bạn đang với tay ra cành hoa sữa. Ngắt một chùm hoa rồi khẽ đưa lên mũi ngửi. Một bạn khác tiến đến vỗ vai khiến bạn giật mình. Hai bạn cứ thế cười đùa với chùm hoa sữa trên tay.
Lớp em di chuyển về phòng học. Ai ai cũng có vẻ thấm mệt sau một vòng chạy bền. Tiếng quạt làm mát hòa với tiếng cười đùa làm xua tan vẻ mệt ban nãy. Tiếng trống lại cất lên báo hiệu tiết học mới bắt đầu. Chúng em còn luyến tiếc giờ thể dục và giờ ra chơi nhưng vẫn vội vàng vào chỗ chờ thầy cô giáo.
Nói dối là lời nói không đúng sự thật. Những lời nói dối dù là vô tình hay cố ý đều gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng mà nhất là chính bản thân người nói dối, về nhân cách, uy tín làm cho người khác không còn tin mình nữa.
Nói dối gây mất niềm tin giữa người với người, phá hỏng và làm xấu đi các mối quan hệ. Nhân cách của người nói dối trong mắt người khác cũng trở nên méo mó. Những lời nói dối ban đầu có thể đánh lừa người khác nhưng cái kim trong bọc lâu ngày rồi sẽ hé lộ, đến lúc ấy chẳng những lời nói dối của bạn mà toàn bộ con người bạn cũng sẽ bị nghi ngờ. Những ai nói dối thường xuyên thì xem như là một tật xấu mà họ đang nắm giữ, niềm tin mà người khác dành cho bạn đã không còn nguyên vẹn như ban đầu.
Khác với những lời nói dối vô hại, có những người nói dối để đánh lừa người khác, nhằm đạt mục đích của mình. Nếu như nói dối nhiều lần thì chính những người nói dối phải sống trong chính những câu chuyện mà họ đặt ra và điều quan trọng hơn là bản thân người nói dối sẽ không còn được thanh thản ở trong tâm hồn nữa mà khiến cho đạo đức của bản thân ngày càng đi xuống.
Trong một ngày người ta đếm không hết những lời nói từ bản thân trên thế giới này cả. Họ biến lời nói dối thành câu cửa miệng thành công cụ để kiếm ăn, họ có thể đánh đổi tất cả để được lời nói dối. Cũng như câu ông bà ta thường hay nói, người nói dối như nước rửa chân không thể dùng uống được. Những lời nói không chỉ hại người khác mà còn hại cho chính bản thân mình.
Nói dối bao giờ cũng là điều không nên làm, nhưng trong một số trường hợp đặc biệt, nói dối không hẳn là xấu hoàn toàn. Ví dụ như một bác sĩ nói dối sự thật về bệnh án cho bệnh nhân biết nhằm giúp họ sống lạc quan, yêu đời hơn. Những lời nói dối như vậy có thể dễ dàng thông cảm được.
Việc nói dối trong đa số trường hợp đều không tốt với mục đích nào đó để đánh lừa người quen, mặc dù đôi khi lời nói dối cũng tốt kể cả cho người nói và người nghe nhưng đa số trường hợp sẽ khiến bản thân người nói dối mang cảm giác, tâm lý nặng trĩu khi luôn phải nghĩ mình nói dối sao để ứng phó lại làm cho tâm hồn không được nhẹ nhàng thoải mái. Chính vì điều ấy, bản thân bạn tuyệt đối không nói dối nhé cho dù lời nói thẳng sẽ khó nghe, làm người nghe khó chịu nhưng thà mất lòng trước còn hơn được lòng sau.
Cuộc đời mỗi chúng ta là một hành trình rộng lớn. Trong hành trình ấy, con người ta không thể cô độc một mình mà phải hòa vào cả xã hội. Một trong những sức mạnh gắn kết con người với con người chính là sự chân thành, trung thực. Điều đó cũng có nghĩa nói dối có hại cho bản thân mỗi người.
Nói dối là nói sai sự thật, cố ý làm người khác hiểu lầm sự thật. Nói dối là hành động không trung thực, là căn bệnh của nhiều phần tử trong xã hội ngày nay. Bất kỳ đối tượng nào, lứa tuổi nào cũng có thể nói dối. Nói dối thực sự có hại cho chính bản thân.
“Giấy không thể gói được lửa”, nói dối lần đầu có thể trót lọt, không ai phát hiện ra nhưng có lần thứ nhất sẽ có những lần sau. Dần dần nó sẽ hình thành thói quen xấu. Và khi mọi người phát hiện đươc sự thật, niềm tin của họ ngay lập tức suy giảm và nếu bạn vẫn tiếp tục nói dối, niềm tin ấy sẽ biến mất. Ngược lại, mỗi lần bạn nói gì đó, bạn sẽ nhận lại thái độ nghi ngờ, thậm chí không tin tưởng từ người nghe.
Nói dối đưa bạn vào tình trạng thấp thỏm, lo âu khi bản thân luôn che giấu một điều gì đó, sợ bị phát hiện. Nói dối khiến đạo đức cá nhân đi xuống, mất đi tín nghiệm của người khác. Trong cuộc sống, ta có thể dễ dang nhìn thấy tác hại của việc nói dối. Không ít học sinh đi học muộn, thiếu bài tập về nhà dùng lời nói dối để che giấu khuyết điểm của mình, lần đầu thầy cô sẽ khoan dung cho qua. Nhưng nếu cứ tiếp tục như vậy, học sinh đó không những hình thành thói quen xấu mà thầy cô, bạn bè cũng dần mất đi niềm tin. Trong một công ty, cá nhân này lại đi lấy cắp ý tưởng của cá nhân khác, nói dối lãnh đạo rằng đó là của mình. Ban đầu, người đó chắc chắn sẽ nhận được lời khen, phần thưởng. Nhưng sau đó, họ không dùng thực lực để phát huy, mọi người sẽ nghi ngờ, dần dần người nói dối ấy sẽ mất đi vị trí của mình.
Cả thế giới đã từng phải ngỡ ngàng trước một vụ dối trá trong nghiên cứu khoa của một nhà khoa học người Hàn Quốc. Nguyên nhân là nói dối. Giáo sư Hwang Woo Suk, Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc nổi tiếng thế giới nhờ các công trình nghiên cứu nhân bản người. Đặc biệt là nghiên cứu về tế bào mầm. Nhưng sau đó, qua các cuộc điều tra, người ta phát hiện ra các nghiên cứu của ông Hwang đều không có thật. Ông nhận rất nhiều tiền từ nhà nước, mọi người đã tin ông, nhưng chỉ đưa ra kết quả giả. Hậu quả ông bị mất việc, mất lòng tin của mọi người, mất danh dự và phải đền bù lại tiền cho nhà nước. Còn rất nhiều dẫn chứng có thật khác.
Không có lời nói dối nào hoàn hảo đến mức tuyệt đối, cũng không có sự dối trá nào mãi mãi không bị phát hiện. Có những lời nói dối mang đến mục đích tốt đẹp, như lời nói dối của bác sĩ với bệnh nhân nan y để họ yên tâm, lạc quan hơn vào sự sống còn lại. Lời nói dối ấy phải vì mọi người, vì nhân văn mới thực sự có ý nghĩa. Tuy nhiên, nói dối sẽ không đem lại kết quả tốt cho bản thân. Mối quan hệ giữa người với người cần có niềm tin và sự chân thành. Mỗi cá nhân cần nhận thức tác hại của lời nói dối để từ đó biết giữ và rèn cho mình tính trung thực, chính trực. Tạo dựng được niềm tin nơi mọi người là một yếu tố cần thiết và quan trọng để chúng ta hòa mình vào cuộc sống, hoàn thiện và phát triển bản thân, đồng thời cùng chung tay góp phần đưa xã hội đi lên.
“Một lần bất tín, vạn lần bất tin”. Cuộc sống là của tất cả chúng ta nên ai cũng có trách nhiệm bảo vệ và phát triển nó. Đừng nói dối để nhận lại hậu quả khôn lường cho chính mình. Con đường thành công sẽ không xuất hiện cho những người sống mà dùng lời nói dối để đối đãi mọi người xung quanh.
HT nha bạn
# Hoàng Đức Tùng #
1. vào 1 ngày đẹp trời em ra ngài sân thấy vường hoa rất đẹp
Một buổi sáng mùa xuân đẹp trời, bố mẹ cho em ra vườn hoa chơi. Cả vườn hoa như chìm ngập trong không khí ấm áp của mùa xuân.
Em nhẹ bước đi… Gió xuân hây hẩy nồng nàn lay lay những cánh hoa yếu ớt mỏng manh trong bồn. Những bông hoa rực rỡ đủ màu sắc đắm mình trong ánh nắng xuân vàng rực. Những bông hoa nhỏ xinh như vô vàn chú bướm đang rung rinh đôi cánh vẫy chào ông mặt trời. Phảng phất đâu đây hương hoa hồng thơm ngát. Em đưa hai tay nâng niu nụ hồng. Cánh hoa mỏng mịn như nhung. Trên cánh hoa còn đọng những giọt sương mai. Những giọt sương long lanh dưới ánh nắng mặt trời. Cả vườn hoa rung rinh trong gió.
Em ngồi bên bố mẹ ngẩng mặt nhìn lên cao. Bầu trời mùa xuân trong xanh như một tấm cẩm thạch khổng lồ. Mây trắng bay nhởn nhơ. Em hít thở thật sâu không khí trong lành và phóng tầm mắt nhìn ra xa. Trên bầu trời cao muôn ngàn cánh én chao mình bay lượn như đang dệt trên nền trời tấm thảm trắng vàng. Chà! Mùa xuân thật là tuyệt. Em nghe líu lo tiếng chim hót trên cành chào mừng mùa xuân. Tiếng chim như nói: “Ồ! Mùa xuân đẹp quá. Mùa xuân đã đem về niềm vui sức sống”. Dưới nắng xuân ấm áp em như nghe thấy tiếng mầm non đang lớn lên, mang đến một sức sống mãnh liệt.
Có một cô bé đang tung tăng chạy nhảy trên bãi cỏ. Cô ôm lấy những bông hoa, cười đùa ríu rít Rồi cô bé cất tiếng hát. Tiếng hát ngây thơ và rất hồn nhiên. Rồi còn bao nhiêu cô bé, cậu bé cũng đang vui chơi bên cha mẹ. Vườn hoa ngay bên hồ nước. Hồ nước trong xanh soi bóng mây trời. Sóng hồ gợn lăn tăn, lăn tăn. Ánh nắng lấp lánh, lấp lánh trên đầu ngọn sóng khiến cho hồ nước trở nên rực rỡ như dát vàng. Gió thổi vi vu, cành lá reo xào xạc. Những bông hoa đu đưa. Những mái tóc bay bay
Cảnh công viên thật là tuyệt đẹp. Em ra về mà còn thấy như luyến tiếc…
2
“ Xuân xuân ơi xuân đến rồi,
Cánh én bay về cho tim mình nao nức.
Xuân xuân ơi xuân đến rồi,
Những đóa mai vàng chào mùng xuân sang”.
Mùa xuân là mùa của tuổi trẻ, tình yêu. Mùa xuân cũng là mùa khởi đầu của một năm, mùa mà vạn vật được khoác lên mình một bộ cánh mới, những chiếc áo đẫm sắc tươi vui. Lòng người và cỏ cây bừng tỉnh đón chào khí xuân. Khu vườn ngày xuân cũng mang một màu như thế, tươi mới và tràn trề nhựa sống.
Vườn bước vào xuân như cô gái trẻ bước vào độ tuổi đôi mươi, vừa ngại ngùng, e ấp lại vừa tự tin, kiêu hãnh. Cả khu vườn thấm đẫm hơi xuân, cây cối thi nhau đâm chồi, mỗi chồi non là một lộc may mắn. Cây bàng già mới ngày nào còn một mình trơ trọi giữa ngày đông nay như ra những chồi non trắng hồng, hai ba lá. Cây đào trước sân ra hoa cả một khoảng trời như chiếc ô đỏ hồng giữa bầu trời cao xanh. Những cánh đào mềm mại, chúm chím, mỉm cười trong gió xuân. Một vài cánh vô tình bị gió cuốn đi bay bay trong khoảng không rồi lặng lẽ đáp xuống mặt đất. Hàng râm bụt trước nhà cũng tươi tốt, lá xanh bóng, những bông hoa nở to, đỏ rực, xoè ra khoe sắc rực rỡ. Hương hoa dịu dàng, hấp dẫn, cuốn hút mấy chú bướm nhỏ bay dập dờn. Cạnh đó là hai chậu hoa xinh xắn, những bông hoa nở trong trời xuân đẹp mê hồn như những nàng công chúa xinh đẹp và kiều diễm. Khoác lên mình màu vàng tươi trên những chiếc lá xanh biếc, nhỏ nhỏ, xinh xinh. Mùa xuân là mùa của những cơn mưa bụi bay lất phất. Cây cối say sưa uống những giọt mưa xuân, vừa háo hức ,vừa chờ đợi. Những hạt mưa còn đọng trên phiến lá long lanh như những hạt pha lê thủy tinh. Những chùm hoa nhãn trắng xoá toả hương dịu nhẹ, hoa lê điểm sắc trắng tinh khôi, thanh khiết mang vẻ đẹp bình yên và đầy ấm áp. Mấy chú ong say sưa hút những mật hoa, thưởng thức thứ gia vị ngọt ngào mà thiên nhiên ban tặng. Mấy chị chuồn chuồn đang nghỉ ngơi trên hàng rào cạnh ao cá ngắm nghía mình qua làn nước trong xanh. Những chậu hoa tigôn, hoa đồng hồ, hoa lan cũng tranh thủ khoe vẻ đẹp của mình, mỗi loài hoa, mỗi sắc hương. Hương bưởi đầu mùa thơm dìu dịu, nhẹ nhàng, thư thái. Mấy luống cải, ngò, xà lách,…. xanh mướt, tốt tươi. Mùa xuân đến cây cối dường như xanh hơn, đẹp hơn, đằm thắm hơn, khu vườn như được hồi sinh sau những ngày đông lạnh giá. Làn cỏ non xanh mướt dưới chân như chiếc thảm mượt mà, bầu trời trên cao trong xanh vời vợi, tiếng chim hót líu lo trên cành như hát khúc ca hân hoan chào mùa xuân thắng lợi. Cây cối khẽ đung đưa trò chuyện như đang chúc nhau câu may mắn đầu năm. Ngày nghỉ, em lại tự thưởng cho mình giây phút thư thái bên khu vườn, đọc sách và ngắm cảnh thiên nhiên, chụp những khoảnh khắc đẹp lưu giữ làm kỉ niệm.
Ngắm nhìn khu vườn trong tiết trời xuân, em lại càng thêm yêu nó, thêm trân trọng và yêu quý thiên nhiên quanh mình. Cả khu vườn như một bức tranh mùa xuân đầy yên bình và khoáng đạt, đầy mới mẻ, tính khôi, níu giữ bước chân con người. Khu vườn gieo bao nhiêu niềm hy vọng, bao nhiêu mơ ước cho một năm đầy thịnh vượng, phước lộc.
Tìm 5 từ tượng thanh mô phỏng tiếng nước chảy
* Trả lời :
-Tiếng nước chảy: róc rách, rì rào, rành rạch, ầm ầm, ào ào,.