Đặt câu để từ hay được sử dụng với các nghĩa :
- Giỏi : ...........
- Biết : ..........
- hoặc :....
- thường xuyên : .............
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
mười người như một
khua trống gõ mõ
trái nghĩa vs hiền hòa là hung dữ
trái nghĩa vs êm ấm là giá lạnh
HỌC TỐT ><
Câu 1 :
TÌNH BẠN GIỮA C.MÁC VÀ PH.ĂNG GHEN
Cuộc sống là “tổng hòa các mối quan hệ xã hội”- Tình bạn ( hay gọi là tình bằng hữu) là một trong những mối quan hệ cơ bản nhất của xã hội.
Trong lịch sử, dưới nhiều góc độ khác nhau mà có rất nhiều quan điểm khác nhau về tình bạn, Tình bạn bắt nguồn từ cảm tính, ở trực giác, tác động của các giác quan (ánh mắt, nụ cười...) thông qua sự tiếp xúc gần gũi (cùng học tập, lao động, vui chơi…), ở sự đồng điệu về sở thích, tâm hồn và lối sống. Từ cảm tính mà có cảm tình với nhau, rồi từ cảm tình người ta tiến tới những sự gắn kết về lí trí. Tình bạn chân chính, sâu sắc, lâu bền bao giờ cũng đi từ sự bồng bột, sôi nổi, đôi khi say đắm rồi đến yêu thương, quý trọng và đồng điệu tâm hồn, về tư tưởng, hành động tới mức có thể sẵn sàng hi sinh vì nhau. Khi ấy lí trí soi sáng, dẫn dắt đường đi cho tình cảm; và tình yêu thương gắn kết làm cho lí trí có linh hồn. đỉnh cao của tình bạn là tình đồng chí, sự phát triển tình bạn sang tình đồng chí là một quy luật chuyển hóa tự nhiên.
Trong xã hội phong kiến, tình bạn được xem là một trong những yếu tố tạo nên “Ngũ Thường” Tình bạn không giới hạn ở tuổi tác, địa vị và luôn cần thiết cho cuộc sống. Tình bạn là nền tảng để chúng ta xây dựng những mối tương quan khác, tình bạn làm chúng ta lớn lên và được trở nên chính mình nhiều hơn. Alessandro Manzoni, một nhà văn người Ý đã từng nói: “Một trong những hạnh phúc lớn nhất ở đời này là tình bạn, và một trong những hạnh phúc của tình bạn là có một người để gửi gắm những tâm sự thầm kín”. Trong xã hội loài người, từ cổ chí kim, từ đông sang tây có rất nhiều câu chuyện sáng chói về tình bạn như Lưu Bình và Dương Lễ, như Quản Trọng và Bảo Thúc Nha... song tình bạn nào đẹp hơn, sáng chói hơn tình bạn giữa K.Marx và Ăngghen, cái tình bạn mà ở nơi đó người ta đã thấy được một không phân biệt đẳng cấp, thể hiện đức hy sinh lớn lao của con người vì mục tiêu của nhân loại mà cống hiến: “Những chuyện cổ tích thường kể lại những tấm gương cảm động về tình bạn. Giai cấp vô sản châu Âu có thể nói rằng khoa học của mình là tác phẩm sáng tạo của hai nhà bác học kiêm chiến sĩ mà tình bạn đã vượt xa tất cả những gì là cảm động nhất trong những truyền thuyết của đời xưa kể về tình bạn của con người”1.
Ph.Ăngghen sinh ngày 28-11-1820 tại thành phố Bác-men, tỉnh Ranh (nước Đức) trong một gia đình tư sản sùng tín tôn giáo. Từ một học sinh đầy mơ mộng, một chàng trai giàu lòng nhân đạo, nồng nhiệt yêu tự do đã dùng thi ca làm vũ khí biểu lộ sự đồng tình với nhân dân và khát vọng tương lai. Tốt nghiệp tú tài, Ph.Ăngghen vâng lời cha thôi học, theo nghề kinh doanh thương mại. Những quan sát xã hội và hoạt động thực tiễn đã làm biến chuyển thế giới quan và tư duy chính trị của ông. Từ con đường tự học, học trong sách báo, trong các câu lạc bộ bác học, trong tổng kết thực tiễn và trong sự phẫn nộ với xã hội đương thời, Ph.Ăngghen đã trở thành một nhà bác học. Trên con đường học tập và nghiên cứu, Ph.Ăngghen đã gặp K.Marx một cách gián tiếp thông qua đọc các tác phẩm của K.Marx. Dần dần từ việc nghiên cứu triết học, kinh tế chính trị học, hai ông đã tìm đến nhau rồi trở thành những người đồng chí - những người đồng sáng lập nên một học thuyết cách mạng dẫn đầu thời đại.
K.Marx sinh ngày 15-5-1818 ở thành Tơ-ri-a thuộc tỉnh Ranh (nước Đức) trong một gia đình trí thức (cha ông là luật sư). Từ nhỏ ông đã được giáo dục và hun đúc trong tinh thần khai sáng của chủ nghĩa tự do, nhân đạo và lý tính. Ông tốt nghiệp tú tài rồi vào học khoa Luật tại trường Đại học Tổng hợp Bon, sau chuyển sang học trường Đại học Béc-lin, một trung tâm nghiên cứu về triết học. Mác đã bảo vệ xuất sắc luận án Tiến sĩ triết học, rồi vừa nghiên cứu vừa tổng kết thực tiễn, ông cùng với Ăngghen sáng lập ra chủ nghĩa cộng sản khoa học.
Hai con người xa lạ, từ những hoàn cảnh xuất thân, môi trường giáo dục và quá trình đào tạo rất khác nhau đã trở thành hai người đồng chí rồi sau trở thành hai người bạn, một tình bạn vĩ đại và cảm động, gắn quyện tình đồng chí sắt son chung thuỷ tới mức mà sau khi K.Marx qua đời Ph.Ăngghen đã đề xuất rằng những công trình sáng tạo riêng cũng như những công trình hợp tác chung của hai người nên lấy tên là học thuyết K.Marx.
Lần đầu tiên, K.Marx gặp Ph. Ăngghen vào cuối tháng Mười Một 1842, khi Ph. Ăngghen trên đường sang Anh và ghé thăm ban biên tập tờ Rheinische Zeitung (Nhật báo tỉnh Ranh). Mùa hè năm 1844, Ph. Ăngghen đến thăm K.Marx ở Pa-ri. Hai ông đã trở thành những người bạn cùng chung lý tưởng và quan điểm trong tất cả mọi vấn đề lý luận và thực tiễn và đây được xem như là “cuộc gặp mặt lịch sử” của hai vĩ nhân.Hai ông trở thành đôi bạn hiếm có trong lịch sử. Bằng cả cuộc đời, hai ông đã chứng minh rằng: từ mục đích lý tưởng và học thuyết, họ đã sống vì nhau, cho nhau trọn cả cuộc đời. Họ đã dành cho nhau những gì tốt đẹp nhất, tôn trọng và quý mến nhau hơn cả chính bản thân mình. K.Marx kể rằng: Ăngghen luôn đi trước K.Marx trên nhiều lĩnh vực, mọi điều tiên đoán của Mác bao giờ xảy ra cũng muộn hơn ở Ăngghen và K.Marx bao giờ cũng theo gót Ăngghen. Chính những nghiên cứu phác thảo trong lĩnh vực kinh tế của Ăngghen đã làm cho K.Marx nảy ra ý tưởng phải đi vào nghiên cứu môn kinh tế chính trị. Không ai có thể phủ nhận thiên tài của Mác khi nghiên cứu kinh tế chính trị học thể hiện ở bộ Tư bản vĩ đại nhưng cũng không ai có thể phủ nhận ảnh hưởng to lớn và sự cộng tác của Ăngghen đối với K.Marx khi hoàn thành tác phẩm đó. Hơn thế nữa, Vì lý do vật chất, trong lúc gia đình K.Marx phải bôn ba từ nơi này đến nơi khác do sự truy lùng của chính quyền đương thời, chính Ăngghen là người đứng ra lo chu toàn thu xếp gia đình để K.Marx phần nào yên tâm nghiên cứu, Ăngghen đã phải làm nghề thư ký hãng buôn trong gần 20 năm. Và cũng vì thế, có lần K.Marx chỉ vào bộ Tư bản và nói rằng: Chính đây là của Ăngghen.
K.Marx cũng cho biết rằng Ăngghen chắc còn có thể sáng tạo thêm bao công trình đồ sộ, nếu gần hai mươi năm ấy ông được tự do, không bị cái nghề thư ký hãng buôn cầm tù khổ sai. Bởi lẽ, Ăngghen là người có khối óc bách khoa, sắc sảo, với sự hiểu biết phong phú lạ thường và khả năng làm việc kỳ diệu. K.Marx ngưỡng mộ, tự hào và lấy làm thảo mãn về đạo đức, tài trí của Ăngghen. K.Marx yêu mến Ăngghen hơn cả bản thân mình. K.Marx luôn luôn lo cho sức khoẻ của Ăngghen và sẵn sàng quên cả bản thân mình để bảo vệ Ăngghen.
Còn Ăngghen, suốt cả cuộc đời đã hy sinh, giúp đỡ cho cả gia đình K.Marx về vật chất lẫn tinh thần. Nếu không có sự giúp đỡ hết lòng của Ăngghen thì K.Marx khó có điều kiện vật chất để hoàn thành những tác phẩm đồ sộ của mình. Ăngghen luôn luôn chăm lo cho K.Marx về mọi mặt, không những về công việc, mà cả sức khoẻ và cuộc sống gia đình. Do điều kiện tài chính khó khăn và do làm việc quá sức, Mác khó tránh khỏi bị ốm đau. Mỗi lần K.Marx ốm, Ăngghen sốt sắng sưu tầm các loại sách báo nói về bệnh tật và phương thức điều trị và tự mình trở thành bác sĩ điều trị cho K.Marx. Ăngghen đã trở thành linh hồn của gia đình K.Marx và luôn đóng vai trò trung tâm hoà giải những mâu thuẫn, là trọng tài trong các cuộc vui gia đình. Ăngghen nuôi hầu hết các con của K.Marx và được họ xem như người cha thứ hai của mình. Nhưng không chỉ có thế, trên bình diện lý luận, ngoài những tác phẩm riêng của mình, Ăngghen còn giúp đỡ Mác rất nhiều về mặt khoa học. K.Marx đã dành cho bộ Tư bản bao nhiêu năm tháng của cuộc đời, bao nhiêu sức lực và tâm huyết của mình. “Tư bản” là một tác phẩm biểu hiện trí tuệ tuyệt vời với trình độ hiểu biết phi thường. Chính K.Marx trước khi xuất bản bộ Tư bản tập I đã đề nghị Ăngghen cùng đứng tên với tư cách đồng tác giả nhưng Ăngghen đã khiêm nhường từ chối. Sau khi K.Marx mất, chính sự uyên bác và sự mẫn cảm khoa học cùng với đồng điệu về tư tưởng và tâm hồn, đã cho phép Ăngghen soạn thảo hai tập còn lại của bộ Tư bản đồ sộ, bộ tác phẩm đó vẫn mang tên K.Marx mà liền mạch tư tưởng. Ngay khi Tư bản tập II và III được xuất bản, có người băn khoăn hỏi Ăngghen sao không lấy tên mình, ông tuyênbố: “Phần ông đóng góp như thế nào thì tuỳ độc giả nhận xét nhưng tư tưởng chủ đạo của các tác phẩm ấy hoàn toàn là của bạn ông K.Marx”.
Khi K.Marx qua đời, có người từng hỏi Ăngghen, ông có thể nói tư tưởng chủ đạo của học thuyết Mác là gì? Ăngghen đã không ngần ngại trả lời “sự tự do của mỗi người là là điều kiện tạo nên sự do của xã hội”
Sau khi K.Marx qua đời, Ăngghen là người duy nhất có quyền công bố những tác phẩm của K.Marx nhưng cho đến trước khi trút hơi thở cuối cùng ông vẫn nhắc đi nhắc lại nhiều lần rằng công lao sáng lập ra triết học và khoa kinh tế chính trị học mácxit chủ yếu thuộc về K.Marx - Ăngghen đã đề xuất rằng những công trình sáng tạo riêng cũng như công trình hợp tác chung của hai người nên lấy tên là học thuyết Mác. Đối với K.Marx - Ăngghen luôn tự cho mình chỉ là vai phụ. Còn bất cứ ở đâu và bất kỳ trong vở diễn nào, K.Marx bao giờ cũng là kép chính. Tên tuổi của Ăngghen vang lừng khắp thế giới vì nó luôn gắn liền với tên tuổi của K.Marx. Để đánh giá về công lao của Ăngghen, V.I. Lênin viết: “Sau bạn ông là Các Mác, Ăng-ghen là nhà bác học và người thầy lỗi lạc nhất của giai cấp vô sản hiện đại trong toàn thế giới văn minh. Từ ngày mà vận mệnh đã gắn liền Các Mác với Phri-đrích Ăng-ghen thì sự nghiệp suốt đời của hai người bạn ấy trở thành sự nghiệp chung của họ. Cho nên muốn hiểu Ph.Ăng-ghen đã làm gì cho giai cấp vô sản thì phải nhận rõ ý nghĩa của học thuyết và hoạt động của Các Mác đối với sự phát triển của phong trào công nhân hiện đại”
K.Marx và Ăngghen không những để lại cho nhân loại một khối lượng tri thức khoa học khổng lồ mà các ông còn để lại một tấm gương sáng chói về nhân cách, một tình bạn-tình đồng chí vĩ đại đáng để chúng ta học hỏi.
Câu 2 :
Nhà bố mẹ em nằm trong khu tập thể công nhân Sở Điện lực Hải Phòng. Nhà cấp 4 , có hai phòng nhỏ. Bố em là công nhân điện, mẹ em làm y tá. Đồ đạc quý nhất của gia đình em là cái ti vi và chiếc xe máy của bố mẹ em đi làm hằng ngày. Nhà tuy nhỏ hẹp nhưng rất sạch sẽ và ngăn nắp. Bố mẹ đã dành cho em một góc học tập cạnh cửa sổ, một nơi sạch sẽ, sáng sủa nhất trong ngôi nhà.
Chiếc bàn gỗ dầu có ba ngăn kéo là bàn học tập. Chú Xuân di chuyển vào Vũng Tàu công tác đã tặng bố mẹ em chiếc bàn này. Bố em mới thuê thợ đánh véc- ni lại, cái bàn bóng lên trông rất đẹp. Trên bàn phía trái là một chồng sách, phía phải là cái đèn bàn Trung Quốc, chao đèn màu đỏ. Ánh sáng dịu ngọn đèn, đêm đêm vẫn chiếu sáng trang sách và tỏa sáng tâm hồn em. Chiếc đồng hồ bàn bằng nhựa xanh hình vuông, dì em tặng năm em lên 9 tuổi. Chiếc kim giây chuyên cần chuyển động. Chỉ đêm khuya mới nghe nó kêu “ tích ! tích !). Nó như thầm nhẹ nhắc em : “ Cố lên! Ngoan lên! Chăm học chăm làm. Thì giờ là vàng bạc. Trôi qua nhanh lắm!”. Phía sát mép bàn cạnh tường, em để lọ hoa nhỏ, cắm ba bông hoa giấy đủ màu sắc rực rỡ do em làm.
Nhiều gia đình như gia đình bạn Lý, bạn Mùi, bạn Quế…đều có tủ sách, với hàng trăm hàng nghìn cuốn sách quý, dày và đẹp , trông rất mê. Em vẫn mơ ước có một tủ sách như thế. Trong số tài sản quý báu của em là ba cuốn sách : cuốn Truyện cổ dân gian Việt Nam, cuốn Từ điển tiếng Anh, cuốn Tục ngữ , ca dao. Đó là phần thưởng thi học sinh giỏi lớp Một, lớp Hai. Bìa dày, giấy trắng, chữ in đều tăm tắp có nhiều hình vẽ. Mỗi lần mở ra đọc, trang sách như một rạng đông làm bừng sáng tâm hồn em.
Em còn có một con lợn bằng gốm Bát Tràng. Đôi mắt đen nhánh ngây thơ. Cái mõm nở ra như đòi ăn. Nó không ăn cám mà chỉ thích ăn một, hai nghìn đồng bạc. Lúc thì nó nằm ngủ trong ngăn kéo. Lúc thì nó nằm chơi trên bàn, lặng lẽ ngắm em học bài. Bà, các dì, các cậu, bố mẹ vẫn cho em ít tiền để nuôi lợn đấy. Cái hộp bút đã cũ lúc nào cũng gợi ý em chăm bẵm con lợn cho béo để sang năm lên lớp Bốn mà mổ thịt…
Đồ đạc trên bàn học của em chỉ có thế. Còn đơn sơ lắm. Nhưng em rất yêu quý. Cái đèn bàn, sách vở, đồng hồ, lọ hoa, con lợn…là gia tài của em đấy.
2/ vì những cây nấm đó rất đẹp nên tác giả mới liên tưởng tới điều đấy
1/ tác giả liên tưởng tới một thành phố lúp xúp dưới bóng cây thưa , mình là người khổng lồ đi lạc vào vương quốc tí hon đền đài miếu
mạo lúp xúp dưới chân mình
Giải như sau.
(1)+(2)⇔x2−2x+1+√x2−2x+5=y2+√y2+4⇔(x2−2x+5)+√x2−2x+5=y2+4+√y2+4⇔√y2+4=√x2−2x+5⇒x=3y(1)+(2)⇔x2−2x+1+x2−2x+5=y2+y2+4⇔(x2−2x+5)+x2−2x+5=y2+4+y2+4⇔y2+4=x2−2x+5⇒x=3y
⇔√y2+4=√x2−2x+5⇔y2+4=x2−2x+5, chỗ này do hàm số f(x)=t2+tf(x)=t2+t đồng biến ∀t≥0∀t≥0
Công việc còn lại là của bạn !
(đồng nghĩa tương đối , đồng nghĩa khác sắc thái )
Là các từ tuy cùng nghĩa nhưng vẫn khác nhau phần nào sắc thái biểu cảm ( biểu thị cảm xúc , thái độ ) hoặc cách thức hành động.
Khi dùng những từ này,ta phải cân nhắc lựa chọn cho phù hợp .
V.D: Biểu thị mức độ,trạng thái khác nhau : cuồn cuộn, lăn tăn, nhấp nhô,…( chỉ trạng thái chuyển động, vận động của sóng nước )
+ Cuồn cuộn : hết lớp sóng này đến lớp sóng khác, dồn dập và mạnh mẽ.
+ Lăn tăn : chỉ các gợn sóng nhỏ, đều, chen sát nhau trên bề mặt.
+ Nhấp nhô : chỉ các đợt sóng nhỏ nhô lên cao hơn so với xung quanh.
+) Em nhặt được 2 cái bút đồng màu trên cánh đồng ở quê .
+) Em nhặt được một cục đồng trên cánh đồng ở quê.
+) Em nhặt được 500 nghìn đồng trên cánh đồng ở quê.
bn không nên đưa những câu hỏi không phải là toán