Đặt 3 câu Will you , Will not , Where will , What will trong tiếng anh,(Trả lời những câu hỏi đó)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Gấu trúc ao ước được chụp ảnh màu, vì gấu trúc chỉ có 2 màu đen trắng, nên chỉ mong có một tấm ảnh màu mà không có được, vẫn mãi chỉ là đen trắng mà thôi
MK SƯU TẦM THÔI NHÉ BẠN THAM KHẢO RỒI VIẾT LẠI NHA
Tuổi thơ của em gắn liền với những cảnh đẹp của quê hương. Đó là những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay hay con đường quen thuộc in dấu chân quen.... nhưng gần gũi và thân thiết nhất vẫn là dòng sông nhỏ đầy ắp tiếng cười của bọn trẻ chúng em mỗi buổi chiều hè.
Con sông là một nhánh của sông Hồng. Nó chảy qua bao nhiêu xóm làng, qua những cánh đồng xanh mướt lúa khoai rồi chảy qua làng em. Con sông như lặng đi trước vẻ đẹp của xóm làng. Nó trầm ngâm phản chiếu những hàng tre đỏ bóng mát rượi xuống đôi bờ.
Buổi sáng dòng sông như một dải lụa đào thướt tha. Trưa về, nắng đổ xuống làm mặt sông lấp loáng một màu nắng chói chang. Trên những cành tre bên bờ, một gã bói cá lông xanh biếc hay một một chú cò lông trắng như vôi đang lim dim ngắm bóng mình dưới nước. Chiều chiều, bọn trẻ chúng em rủ nhau ra sông tắm. Chúng em đùa nghịch vẫy vùng làm nước bắn tung toé. Phía cuối sông vọng lên tiếng gõ lanh canh của bác thuyền chài đánh cá làm rộn rã cả khúc sông. Buổi tối, ông trăng tròn vành vạnh nhô lên khỏi rặng tre in bóng xuống mặt sông thì dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng. Mỗi khi học bài xong, em và các bạn rủ nhau ra bờ sông hóng mát. Ngồi trên bờ sông ngắm cảnh và hưởng những làn gió mát rượi từ sông đưa lên, lòng em thảnh thơi, sảng khoái đến vô cùng.
Em yêu dòng sông như yêu người mẹ hiền. Sau này dù thời gian có làm phai mờ những kỉ niệm thời thơ ấu nhưng hình ảnh dòng sông quê hương mãi mãi in sâu trong tâm trí em.
"Quê hương" – hai tiếng nghe sao thân thương chi lạ! Quê hương là nơi đã có nhiều kỉ niệm đẹp với chúng ta. Với mỗi người quê hương có thể là cánh đồng lúa trĩu bông, là con diều no gió bay cao trên bầu trời xanh thẫm... Còn quê hương của em là ngôi làng nhỏ với dòng sông hiền hòa uốn khúc quanh làng, đã gắn bó với em nhiều kỉ niệm đẹp thời thơ ấu.
Từ lúc còn bé, em đã thích sông (nhà em ở cạnh dòng sông). Em thường ngồi ở bờ sông ôn bài, vẽ, có khi còn làm thơ nữa hoặc là ngắm sông. Quả thật dòng sông quê em đẹp lắm. Sáng sớm, em đi học ngang qua chiếc cầu bắc trên sông. Lúc ấy, dòng sông vẫn còn phủ một màn sương mỏng, im lìm trong giấc ngủ say. Khi em đi học về, sông gờn gợn, lăn tăn như chào em. Em mỉm cười: "ừ, chào sông nhé!". Vào lúc trưa hè nắng gắt, cả xóm im lặng, chìm vào giấc ngủ trưa, đế xua đi cái nóng oi ả của mùa hè, em nhảy ùm xuống sông, lặn ngụp trong làn nước mát, trong veo. Dòng sông nhấp nhô, vuốt ve, chơi đùa cùng em. Bây giờ, em đã biết bơi giỏi thế mà nhớ lại lúc trước, buồn cười quá. Lần ấy, em chưa biết bơi, muốn tắm mà chẳng dám xuống nước, chỉ quanh quẩn trên bờ. Nào ngờ trượt chân, té nhào xuống nước. Thế là uống một bụng nước no nê. Còn giờ đây, đã có lúc bạn bè ví em như con rái cá. Mà có bơi giỏi thế mới có thể chơi đùa cùng sông chứ, phải không sông? Em chơi đùa thỏa thích, vớt lục bình cài lên mái tóc sũng nước. Bông hoa tim tím còn vương những giọt nước long lanh thật đẹp. Quà của sông dành cho em đấy!
Lúc hoàng hôn, khi vầng thái dương sắp khuất sau ngọn núi, dòng sông của em mang một màu đỏ sẫm, rất đẹp. Những đàn cá cung vội vã trở về "nhà" bơi thật nhanh làm xao động cả mặt nước. Còn buổi tối cũng thật là đẹp, nhất là vào các đêm trăng sáng. Trăng sáng ngời, tròn vành vạnh như một chiếc đĩa vàng, soi bóng xuống dòng sông. Dòng sông nhận được ánh sáng dìu dịu của trăng trở nên bàng bạc, lấp lánh. Gió thổi lồng lộng, mát mẻ vô cùng. Em ngồi đó, say mê nhìn sông, nhìn dòng sông yêu dấu của em.
Thế đấy! Dòng sông quê em đẹp như thế đấy. Các bạn có thích không? Riêng em, tuy giờ đây đã xa dòng sông thân yêu, sống ở chốn thị thành xa hoa nhưng không bao giờ em quên được dòng sông. Đối với em, sông là một người bạn dễ thương, dịu dàng chứ không lộng lẫy kiêu sa. Sông luôn đem đến sự vui thích cho em. Tối đến, hình ảnh "dòng sông bạc" lấp lánh dưới ánh trăng vỗ về, đưa em vào giấc ngủ êm đềm
1- Đoạn 1: Ông Nguyễn Tuệ Tĩnh, tức danh y Tuệ Tĩnh, từng đỗ tiến sĩ đệ nhị bảng nhưng không ra làm quan mà ở nhà theo đuổi nghề y. Một hôm, ông dẫn các học trò lên hai ngọn núi Nam Tào và Bắc Đẩu. Dọc đường lên núi là những bụi sâm nam, đinh lăng và cam thảo, ông chỉ vào những bụi cây ấy và nói:
- Ta đưa các con đến đây để nói cho các con biết rõ điều mà ta suy nghĩ nung nấu từ mấy chục năm nay.
2- Đoạn 2: Rồi ông kể lại cho các học trò của mình nghe câu chuyện ngày xưa: Hồi ấy, giặc Nguyên (còn gọi là giặc Thát) đem quân xâm lược nước ta. Vua quan nhà Trần lo luyện tập võ nghệ chuẩn bị kháng chiến bảo vệ giang sơn bờ cõi của mình . Có một điều làm cho vua quan nhà Trần hết sức lo lắng. Đó là việc nhà Nguyên cấm chở thuốc men vật dụng xuống bán cho người Nam. Để có thuốc chữa bệnh cho binh lính bị thương và đau ốm, vua sai các Thái y tỏa di khắp mọi miền quê học cách chữa bệnh của dân gian bằng cây cỏ bình thường. Từ đó vườn thuốc được lập ở khắp nơi. Núi Nam Tào và Bắc Đẩu là hai ngọn núi dược sơn của các vua Trần xưa.
Nhờ chủ trương ấy mà nơi nơi đều có những vườn thuốc Nam chuẩn bị cho cuộc kháng chiến. Những vườn thuốc ấy đã giúp ích rất nhiều trong việc chữa trị cho binh lính khi bị thương hoặc đau yếu
3- Đoạn 3: Kể đến đó, danh y dừng lại một lúc rồi chậm rãi nói:
- Ta càng nghĩ, càng thêm quí yêu từng ngọn cây đọt cỏ mà tổ tiên ta để lại. Ta định nối gót người xưa để từ nay về sau dân ta có thể dùng thuốc Nam để chữa bệnh cho người Nam ta. Đó chính là ý nguyện của ta mà hôm nay ta dẫn các con lên hai ngọn núi này.
* Ý nghĩa của câu chuyện: Câu chuyện đem đến cho chúng ta một lời khuyên: hãy yêu quí thiên nhiên và quí trọng từng ngọn cây đọt cỏ của thảo dược có trên đất nước mình, noi theo người xưa trồng thêm nhiều loại dược thảo, biến chúng thành những vị thuốc hay, chữa bệnh cho mọi người.
1. Mở bài:Vùng biển em định tả ở đâu? (Biển Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa). Em đến vùng biển này vào dịp nào? (du lịch - hay có thểchọn tả vùng biển quê em).
2. Thân bài:
a. Tả bao quát:
- Bờ biển trải dài ngút tầm mắt, cong cong hình chữ C, xa xa là hòn Ngọc Việt.
b. Tả chi tiết:
- Buổi sáng: nước biển xanh lơ. Sóng nhẹ nhấp nhô, trườn lên bờ rồi tan dần xuống biển.
- Buổi trưa: nước biển xanh thẳm. Sóng biển mạnh, đập vào bờ cát tung bọt trắng xoá.
- Buổi chiều: nước biển có màu xanh dương đậm.
- Chiều tà: biến đổi màu tím biếc. Sóng vỗ bờ rì rào, lan mãi, lan xa mãi.
- Ngoài khơi xa, biển nhấp nhô sóng lượn, những con tàu nhỏ xíu như dấu chấm. Đường chân trời tiếp nước mênh mông, xa tít. Hòn Ngọc Việt màu xanh xám nổi bật trên nền trời.
- Bờ cát thoai thoải mịn màng như dải lụa thắt vào chiếc áo xanh của biển.
- Rặng dừa trên bờ cát vươn tay múa dịu dàng với gió. Gió rì rào lời thầm thì du dương dịu ngọt, đem lại không gian mát lành cho thành phốNha Trang.
c. Ích lợi của biển Nha Trang:
- Nha Trang là thành phố du lịch, thu hút nhiều khách trong và ngoài nước, đem lại nguồn thu đáng kể cho quốc gia.
- Biển Nha Trang là cảng thương mại của tỉnh Khánh Hoà.
- Biển Nha Trang là ngư trường đánh bắt và nuôi trồng hải sản quan trọng của miền Trung.
3. Kết luận:
- Nêu tình cảm, cảm xúc của em đối với biển Nha Trang.
- Em làm gì đểgiúp biển Nha Trang thêm giàu đẹp? (giữ gìn vệ sinh chung, không xả rác bừa bãi, học giỏi để có nghề tốt góp phần xây dựng quê hương).
Nhắc đến những địa danh nổi tiếng của người Hà Nội không thể không nhắc đến chùa Một Cột, ngôi chùa có lịch sử lâu đời và có lối kiến trúc vô cùng độc đáo.
Chùa một cột được xây dựng vào mùa đông tháng mười Âm lịch năm 1049, theo truyền thuyết thì chùa đươc xây dựng theo giấc mơ của vua Lí Thái Tông và gợi ý thiết kế của nhà sư Thiền Tuệ. Thời đó, đạo Phật với tư tưởng từ bi hỉ xả hết sức nhân văn đang được trọng dụng. Một đêm, nhà vua nằm mơ thấy được Phật Bà Quan Âm dắt lên tòa sen. Nhà vua bèn vời nhà sư Thiền Tuệ vào triều để hỏi về giấc mộng của mình. Theo gợi ý của nhà sư, vua Lí Thái Tông đã cho xây dựng ngôi chùa này. Ban đầu chùa có tên là Diên Hựu với ý nghĩa lâu dài mãi mãi, sau này chùa mới được đổi theo nhiều tên gọi khác nhau và cái tên Một Cột được giữ lại đến ngày nay là dựa vào đặc điểm hình dáng vô cùng độc đáo, đặc sắc của ngôi chùa.
Chùa Một Cột có lối kiến trúc vô cùng độc đáo, được xây dựng theo lối kiến trúc cổ truyền. Chùa có kết cấu bằng gỗ, trong chùa đặt tượng Phật Bà Quan Âm nghìn tay để thờ. Bao quanh chùa là một hồ nước nhỏ có tên là Linh Chiểu. Chùa bao gồm đài Liên Hoa hình vuông, chiều dài mỗi cạnh 3m, mái cong dựng trên cột cao 4m, có đường kính là 1,2m và một cột đá hai khúc chồng lên nhau thành một khối. Chùa có một hệ thống những đòn gỗ làm giá đỡ rất quy mô. Đài Liên Hoa có mái ngói nhà bốn góc uốn cong, trên có hình lưỡng long triều nguyệt. Hình ảnh ngôi chùa nhô lên khỏi mặt nước, khiến cho ta nghĩ đến hình tượng bông hoa sen vươn thẳng lên khỏi ao hình vuông, xung quanh bao bọc bằng hàng lan can làm men với những viên gạch sành tráng men xanh. Trong chiếc hồ nhỏ bao quanh chùa có trồng rất nhiều hoa sen. Vào những dịp xuân về những bông sen đua nhau nở hoa, tỏa hương thơm ngát, làm tăng thêm vẻ đẹp trang nghiêm cho chùa. Kiến trúc đơn giản mà tinh tế ấy đã tạo cho chùa Một Cột nét đẹp giản dị, tao nhã; nó thể hiện cái hồn cốt thanh cao của văn hóa Hà Nội nghìn năm văn hiến.
Chùa Một Cột nằm trong khu di tích gồm cả Bảo tàng Hồ Chí Minh, khu Lăng của Bác và trở thành điểm nhấn cho quần thể di tích này. Vào những dịp lễ tết mọi người lại đến chùa thắp hương khấn Phật mong điều an lành cho gia đình và bản thân. Chùa Một Cột từ lâu đã trở thành điểm thăm quan của du khách trong và ngoài nước và là một trong những điểm đến quan trọng của khách nước ngoài khi có dịp đến Hà Nội
Chùa Một Cột đã trở thành biểu tượng truyền thống của văn hóa Hà Nội. Với ý nghĩa đó, địa danh này đã được chọn làm biểu tượng cho Thủ đô Hà Nội và đài truyền hình Hà Nội, ngoài ra chùa còn được thấy ở mặt sau đồng tiền kim loại 5000 đồng. Chùa Một Cột đã trở thành một chứng nhân lịch sử của những năm tháng thăng trầm của Hà Nội. Cho dù đã qua nhiều lần trùng tu những chùa vẫn không mất đi vẻ đẹp giản dị và thiêng liêng. Và chắc hẳn dù có đi đến đâu con người Việt Nam cũng sẽ tự hào kể cho bạn bè năm châu được biết về di tích lịch sử này.
Chùa Một Cột không chỉ có danh thắng nổi tiếng, là biểu tượng của thủ đô. Chùa còn là di tích lịch sử lâu đời, chứng kiến những thăng trầm của đất nước. Thế hệ chúng ta cần phải, gìn giữ, bảo tồn và lưu giữ tất cả những gì liên quan đến ngôi chùa. Để sau này con cháu chúng ta nhìn vào nhân chứng đó mà sống cho tốt, cho xứng đáng.
Ở phần đọc hiểu, có thể xuất hiện nhiều phong cách ngôn ngữ, nhiều phương thức biểu đạt khác nhau. Nhưng trong kỳ thi THPT Quốc gia 2017, do có sự tích hợp các vấn đề nghị luận xã hội vì thế văn bản đọc hiểu thường tập trung ở hai dạng văn bản: văn bản nghị luận (chính luận); văn bản thông tin (báo chí, khoa học).
Trong đó văn bản nghị luận là loại văn bản trong đó người viết trình bày những ý kiến của mình bằng cách dùng lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ một vấn đề thuộc về chân lí nhằm làm cho người đọc (nghe) hiểu, tin, đồng tình với những ý kiến của mình và hành động theo những điều mà mình đề xuất.
Văn bản thông tin thường đề cập, bàn luận, thuyết minh, tường thuật, miêu tả, đánh giá… về những vấn để, những hiện tượng gần gũi, bức xúc với cuộc sống con người và cộng đồng.
Câu hỏi phần đọc hiểu chia thành 4 phần: nhận biết (câu trả lời nằm trong văn bản; chú ý lại nhan đề, nguồn trích dẫn, câu chủ đề, các từ khóa); suy nghĩ và tìm kiếm (câu trả lời nằm trong văn bản nhưng phải suy nghĩ và tìm kiếm để có câu trả lời); sáng tạo (cần kết hợp tri thức nền tảng về vấn đề với thông tin tác giả đã cung cấp để đi đến suy luận về câu trả lời); tự bộc lộ (câu trả lời nằm ở trong đầu bạn; vận dụng kiến thức đọc hiểu vào thực tiễn). Vì đề bài kiểm tra kỹ năng đọc hiểu nên học sinh cần trả lời ngắn gọn, hệ thống, trình bày trực tiếp vào vấn đề, tránh lối viết lan man có thể mất điểm.
Thầy Trịnh Quỳnh - giáo viên Văn trường THPT Lương Thế Vinh (Nam Định).
Phần nghị luận xã hội: Ôn chủ đề dễ gặp, đề mở và dạng đề nâng cao
Đối với phần nghị luận xã hội, học sinh cần luyện viết đoạn theo chủ đề. Một số chủ đề quan trọng là các phẩm chất mà người học sinh trong xã hội hiện đại cần hướng tới như trung thực, bao dung, trách nhiệm, tôn trọng, yêu thương, hạnh phúc, khiêm tốn… và một số kỹ năng cần có ở mỗi học sinh như kỹ năng đọc, hợp tác, trải nghiệm sáng tạo…
Về hình thức đoạn văn nghị luận xã hội nên triển khai theo trình tự lập luận tổng – phân – tổng. Học sinh chú ý câu chủ đề; các thao tác lập luận như giải thích, phân tích, bình luận. Phần rút ra bài học phải chân thành, thiết thực, có thể đơn giản và gần gũi tránh lối viết khuôn mẫu, sáo rỗng. Học sinh có thể gạch ý ra giấy nháp để phân tách ý rồi mới viết thực sự, có thể tìm ý bằng cách trả lời câu hỏi (Là gì? Vì sao? Làm thế nào?).
Đối với dạng đề mở, học sinh được khuyến khích tự do suy nghĩ và trình bày theo cách riêng. Thầy Trịnh Quỳnh khuyên học sinh tự tin thể hiện cách nghĩ riêng của bản thân.
“Học văn vì hứng thú vì đam mê. Quan trọng văn chương là con người tôi. Mỗi lần làm bài là mỗi lần được nói lên suy nghĩ của mình. Nếu bạn lúc nào cũng nghĩ quan điểm của mình sẽ bị người khác đánh giá thấp, không dám khác biệt thì bạn khó có cơ hội thành công trong cuộc sống. Hơn hết suy nghĩ của bạn phải thiết thực, chân thành. Thuyết phục người khác mới là cách bạn cần phải làm chứ không phải chạy theo một khuôn mẫu sáo rỗng nào đó. Có như thế thi cử mới thực sự là một trải nghiệm”, thầy giáo này lưu ý.
Học sinh lớp 12 ở Nghệ An ôn thi THPT quốc gia. (Ảnh: Hoàng Lam)
Thầy Quỳnh nhận định, phần nghị luận văn học sẽ có sự phân hóa cao, học sinh muốn đạt điểm trên 8 cần tập trung thời gian ôn tập và làm bài phần này.
Giai đoạn nước rút học sinh cần ôn luyện các dạng đề nâng cao như bình luận 2 ý kiến; phân tích một đoạn văn hoặc so sánh hai đoạn thơ. Trước khi làm bài cần chú ý các thao tác lập luận phải sử dụng xem đề bài có yêu cầu giải thích hay bình luận so sánh hay không?
Để làm tốt phần này học sinh cần xem lại 3 vấn đề: Lý luận văn học (khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn, tính dân tộc, tính nhân dân, khuynh hướng đời tư thế sự…); Phong cách tác giả ( ví như sự thống nhất và thay đổi trong phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân, sự nhạy cảm với sự chảy trôi biến đổi và niềm tin trong tình yêu của Xuân Quỳnh…); Đặc trưng thể loại (như mâu thuẫn xung đột kịch trong Hồn Trương Ba, da hàng thịt…).
Lời khuyên của thầy Trịnh Quỳnh dành cho các sĩ tử có trước kỳ thi đó là ôn luyện kỹ các phần/dạng đề trọng tâm, luôn có niềm tin vào chính mình, có kỷ luật và kiên trì ôn tập, phát huy khả năng tư duy hơn là sự ghi nhớ đơn thuần.
đây là tham khảo thôi e nhé
Bạn ơi mình thấy nó cứ sai sai,.thì hiện tại đơn,hay thì hiện tại
Thì hiện tại nhé