Em hãy viết bài văn cảm nhận về mẹ.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đoạn văn kết lại tác phẩm thật đẹp trong hình ảnh liên tưởng : “Một con chim con liệng đến đứng bên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao”. Cánh chim của đồng nội đã đến với lớp học để làm sống lại kỷ niệm những hôm đi chơi suốt cả ngày, để lại trở về bao hình ảnh quen thuộc của cánh đồng lúa hay bên bờ sông Viêm. Con chim con ấy cũng chính là hình ảnh cậu bé buổi đầu đến lớp rụt rè để một mai sẽ được bay cao vào khung trời cao rộng. Nhưng trước mắt cậu bé giờ đây là phấn trắng, bảng đen và nét chữ của thầy, để cậu lại nghiêm chỉnh lần đầu trong đời, thể hiện tư cách cậu học trò ngoan: “Tôi vòng tay lên bàn chăm chỉ nhìn thầy viết và lẩm nhẩm đánh vần đọc: Bài viết tập: Tôi đi học”.
Chị Dậu là một người yêu thương chồng con tha thiết, đảm đang, hiền dịu và tháo vát nhưng có sức sống mạnh mẽ, có tinh thần phản kháng tiềm tàng. Sau khi anh Dậu bị trói và cùm kẹp ở ngoài đình làng, bị bọn người nhà Hào Lí khiêng về. Chị đã nấu cháo, quạt cho nguội cháo rồi đi rón rén, ngồi xem chồng ăn có ngon miệng không. Qua đó, thể hiện chị Dậu là người phụ nữ đảm đang, dịu dàng và tận tụy hết lòng yêu thương chăm sóc chồng. Anh Dậu vừa được cứu, chưa tỉnh lại, bưng bát cháo được đưa lên miệng chưa kịp húp thì bọn cai lệ và người nhà lý trưởng từ ngoài sầm sập xông vào. Lúc đầu chị đã hết sức lễ phép, nhã nhặn vì chị biết chúng là “người nhà nước" còn chồng chị là kẻ cung đinh có tội. Chị "run run" xin khất rồi vẫn tha thiết van nài. Đến lúc cai lệ sầm sập đến chỗ anh Dậu định trói, chị xám mặt chạy đến đỡ tay hắn và năn nỉ "cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc ông tha cho", nhưng đến khi chính mình bị đánh, chị Dậu tức quá không thể chịu được, liều mạng cự lại bằng lí xưng hô ngang hàng, chị đứng lên và nói: "Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ". Cai lệ tát vào mặt chị rồi hắn cứ nhảy vào chói anh Dậu, chị nghiến hai hàm răng: "Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem". Chị đã đứng lên với niềm căm phẫn ngùn ngụt tư thế đứng trên đầu kẻ thù đè bẹp đối phương đấu lực với chúng, bằng tất cả sức mạnh của lòng căm thù tức giận ấy, chị Dậu đã túm lấy cổ tên cai lệ ấn dúi ra cửa, lần lượt, người đàn bà lực điền này đã quật ngã tên cai lệ và người nhà lý trưởng. Trước những hành động hung bạo, độc ác, đểu cáng của bọn hào lý tham lam hống hách chị Dậu đã vùng dậy đứng lên đấu tranh để bảo vệ mạng sống cho chồng. Chị Dậu chính là đại diện tiêu biểu cho tầng lớp phụ nữ nông dân Việt Nam xưa thật giàu sức sống dưới ách áp bức của chế độ nửa thực dân nửa phong kiến khi chưa bắt gặp ánh sáng Đảng.
Tham khảo dàn ý nà :
Dàn ý chung suy nghĩ về nhân vật chị Dậu
I. Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả Ngô Tất Tố
- Giới thiệu tác phẩm và đoạn trích Tức nước vỡ bờ
- Giới thiệu về nhân vật chị Dậu với những đức tính tiêu biểu của người phụ nữ sống trong xã hội đầy bất công vừa hiền lành nhịn nhục nhưng khi bị đẩy vào bước đường cùng họ lại vùng dậy đấu tranh.
Ví dụ:
Cùng với nhà văn tên tuổi như Nam Cao, Nguyên Hồng, Vũ Trọng Phụng,… thì nhà văn Ngô Tất Tố cũng là một trong những nhà văn nổi tiếng trong văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930 -1945. Làm lên tên tuổi của nhà văn Ngô Tất Tố có thể kể đến tác phẩm “Tắt đèn” - một trong tác phẩm nổi trội nhất của ông. Và nhân vật chị Dậu như được xây dựng lên là một người phụ nữ bị áp bức, nhưng dường như ở chị vẫn ánh lên tinh thần phản kháng mãnh liệt. “Tức nước vỡ bờ” là đoạn trích thể hiện rõ nhất tinh thần phản kháng ấy của chị Dậu.
II. Thân bài: Suy nghĩ về nhân vật Chị Dậu trong Tức nước vỡ bờ
Video Player is loading.
Play
X
* Giới thiệu khái quát về nhân vật chị Dậu:
- Chị Dậu là một người phụ nữ hết lòng yêu thương chồng con.
- Là một người phụ nữ đảm đang, nhân hậu, nhẫn nhịn.
- Trở thành trụ cột của gia đình khi anh Dậu bị bắt.
1. Chị Dậu là một người rất yêu thương chồng
- Anh Dậu phải chịu những đòn roi, đánh đập hết sức dã man chỉ vì chưa nộp sưu
-> Chị Dậu đã nấu nồi cháo loãng bón từng thìa giúp chồng mình cầm cự cho lại sức.
- Chị quạt cho cháo nhanh nguội để anh Dậu ăn
- Chị bước rón rén bưng cháo đến bên chồng
- Ngồi chờ chồng ăn cháo có ngon không
=> Chị Dậu là một người đảm đang, ân cần, dịu dàng, đằm thắm, tình cảm, hết lòng yêu thương chồng.
2. Chị Dậu đối mặt với bọn tay sai
- Ban đầu chị nhẹ nhàng, xin xỏ:
+ Khi bọn cai lệ xông đến đòi bắt anh Dậu đi -> Chị Dậu van xin, lời lẽ nhịn nhục
+ Cách xưng hô khiêm nhường “ông” với “con”.
-> Tỏ thái độ cúi nhường để bảo vệ tính mạng cho người chồng.
- Sau đó chị hùng hổ, vùng lên chống trả
+ Khi bị cai lệ đánh, anh Dậu tuy ốm yếu nhưng chúng vẫn bắt lôi đi
=> Chị nhẫn nhục nhưng không được
+ Chị thay đổi trong cách xưng hô: ông – cháu, ông – tôi và cuối cùng: mày – bà
+ Chị phản kháng bằng lời không được chị phản kháng bằng hành động: đánh ngã tên cai lệ và người nhà Lí trưởng -> Tức nước thì vỡ bờ, có áp bức thì có đấu tranh.
=> Tình yêu thương đối với chồng, với gia đình với quê hương trong chị Dậu dâng lên cùng với nỗi căm thù giặc sâu sắc đã dẫn đến hành động của chị.
3. Suy nghĩ về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ
- Chị là một người vợ chu đáo, yêu thương chồng con
- Chị là một người phụ nữ đảm đang
- Chị Dậu là người chịu nhẫn nhục giỏi, nhưng tức nước vỡ bờ chị Dậu đã vùng lên chống lại bọn tay sai
III. Kết bài:
- Đoạn trích Tức nước vỡ bờ là đoạn thể hiện được sự đấu tranh quyết liệt hết sức ngoan cường của chị Dậu, đại diện cho người phụ nữ và người nông dân Việt Nam trong xã hội xưa.
- Chị Dậu là hình tượng đẹp cho những phẩm chất đáng quý hiền dịu, thiết tha, tình yêu thương chồng, gia đình và đặc biệt là đức tính vùng lên đấu tranh mãnh liệt.
Ví dụ:
Có thể nói, “Tức nước vỡ bờ” chính là đoạn trích đặc sắc nhất trong tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố. Nó không chỉ lột tả được hình ảnh người phụ nữ kiên trung, hiền hậu, yêu chồng, thương con mà còn khiến người đọc hiểu hơn về một xã hội phong kiến thối nát lúc bấy giờ.
Thể hiện sự chào đón những học sinh vào lớp học, bước vào một thế giới mới mẻ, kì diệu và đầy sức cuốn hút, thế giới của kho tàng tri thức.
● Khẳng định rằng trường học là niềm vui.
● Đề cao vai trò của nhà trườ
Đây là 1 nhan đề giàu ý nghĩa:
- Thể hiện sự chào đón những học sinh vào lớp học, bước vào một thế giới mới mẻ, kì diệu và đầy sức cuốn hút, thế giới của kho tàng tri thức.
- Khẳng định rằng trường học là niềm vui.
- Đề cao vai trò của nhà trường
a) yên bình,hiền hòa,yên tĩnh.
b) siêng năng,chịu khó,cần cù.
ân hận, tự ăn năn tội mình
nghĩ về bài học đường đời còn lại của mình
Sau khi chôn cất Dế Choắt, tôi đứng im lặng hồi lâu trước nấm mồ mới đắp của người bạn xấu số, suy nghĩ về việc làm dại dột, ngông cuồng của mình và cảm thấy hổ thẹn, ân hận vô cùng!
Biết mình có ưu thế về sức khoẻ nên tôi thích bắt nạt những người hàng xóm nhỏ bé xung quanh. Tôi đã quát mấy chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bờ khiến mỗi khi tôi đi qua, các chị phải núp khuôn mặt trái xoan xuống dưới nhánh cỏ, chỉ dám đưa mắt lên nhìn trộm. Tệ hơn nữa, thỉnh thoảng tôi còn ngứa chân đá anh Gọng Vó lấm láp vừa ngơ ngác dưới đầm lên. Không có ai dạy dỗ, ngăn cản, tôi cứ tưởng thế là hay, là giỏi. Chuyện bắt nạt mọi người là đáng trách, song cũng còn có thể tha thứ được; nhưng việc tôi bày trò tinh nghịch trêu chọc chị Cốc khiến Dế Choắt bị chị hiểu lầm mổ cho đến chết thì quả là tội của tôi quá lớn, không thể tha thứ được.
Tôi tự nguyền rủa mình là thằng hèn nhát, dám làm mà không dám chịu. Khi chị Cốc bực mình lên tiếng, sao không dám ra mặt đối đầu với chị mà lại chui tọt vào hang, khiếp sợ nằm im thin thít?! Nếu tôi không hát ghẹo chị Cốc bằng những lời lẽ hỗn xược thì chị đâu có nổi giận, Dế Choắt đâu có bị đòn oan?! Chỉ vì muốn thoả mãn cái tính hiếu thắng và tinh nghịch của mình mà tôi đã trở thành kẻ giết người.
Lúc này, tôi tự trách mình và ân hận vô cùng nhưng than ôi, mọi việc đều đã muộn! Dế Choắt ốm yếu đáng thương đã nằm yên trong lòng đất! Dế Choắt ơi, tôi thành tâm xin lỗi bạn và hứa sẽ quyết tâm thay đổi tính nết, từ bỏ thói hung hăng, ngỗ nghịch, kiêu ngạo để trở thành người có ích cho đời!
Xin bạn hãy tha thứ cho tôi! Tôi sẽ khắc ghi câu chuyện đau lòng này và lấy đó làm bài học đường đời đầu tiên thấm thìa cho mình.
hok tốt nhé
sôi động | náo nhiệt | yên tĩnh |
trắng xóa | trắng tinh | đen thui |
mênh mông | bát ngát | nhỏ bé |
gọn ghẽ | ngăn nắp | bừa |
Ngày xửa ngày xưa, ở xã Nam Mẫu có tổ chức ngày hội cúng Phật rất đông người đến tham gia. Trong đó, xuất hiện một bà già xấu xí, bẩn thỉu, gớm ghiếc. Ai cũng sợ hãi và xa lánh bà ta.
Duy chỉ có hai mẹ con tốt bụng, tuy nghèo khó nhưng họ đã thương xót, đồng ý cho bà ăn uống và nghỉ ngơi lại nhà. Đêm hôm đó, người mẹ nhìn thấy chỗ bà già kia nằm ngủ phát ra ánh sáng thần kì. Nhìn kĩ, thì ở đó là một con Giao Long to lớn đang cuộn mình nằm ngủ. Sợ hãi, người mẹ không dám làm gì, đành nằm im ngủ tiếp.
Sáng hôm sau, bà lão rời đi. Trước khi đi, bà đưa cho hai mẹ con một túi tro dặn rắc quanh nhà và một mảnh trấu luôn mang theo mình. Bà bảo đó là phần thưởng cho tấm lòng thơm thảo của hai mẹ con. Còn những kẻ mang danh viếng Phật lại vô tâm ngoài kia sẽ phải chịu quả báo. Nói rồi hóa thành Giao Long bay đi.
Mấy hôm sau, từ dưới bàn thờ Phật dâng lên cột nước lớn, chẳng mấy chốc gây sạt lở, nhấn chìm hết toàn bộ vùng đất. Chỉ có ngôi nhà của hai mẹ con là còn nguyên. Thấy mọi người đau khổ trong biển nước, người mẹ thả miếng trấu được cho xuống dòng nước, thì nó đột nhiên biến thành chiếc thuyền lớn. Thế là hai mẹ con liền chèo thuyền đi cứu người.
Bây giờ biển nước ấy vẫn con, được đặt tên là hồ Ba Bể. Còn mỏm đất có ngôi nhà của hai mẹ con được gọi là Gò Bà Góa.
Ngày xưa , ở 1 tỉnh tại Bắc Kạn , người ta tổ chức 1 lễ cúng phúc nên ai cũng lo làm chuyện tốt lành để được may mắn và có phúc. Bỗng hôm đó có 1 bà cụ ăn xin , trông thật gớm ghiếc. Thân người bà gầy gòm , lở loét , mùi hôi bốc ra từ bà thật khó chịu. Bà đi đến đâu cũng nói : Đói lắc các ông , các bà ơi !.
Nhưng bà cụ đi đến đâu cũng bị xua đuổi , ngày ngày vẫn như vậy. Đến 1 ngã ba thấy 2 mẹ con nhà bà Goá đang đi chợ về , thấy thương bà cụ , 2 mẹ con mời bà ăn bữa cơm và nghỉ luôn tại đêm. Vào đêm khuya , 2 mẹ con thấy chỗ bà cụ ngủ sáng rực lên , 2 mẹ con mới ra xem thì phát hiện trên võng không phải bà cụ ăn xin , lở loét nữa mà 2 mẹ con thấy 1 con giao long khổng lồ đang cuộn mình nằm trên võng , đuôi nó thả xuống đất. 2 mẹ con sợ hãi liền nhắm nằm iên nhưng khổng ngủ. Cả đêm khó lắm 2 mẹ con mới ngủ được.
Sáng hôm sau 2 mẹ con thấy không còn con giao long mà vẫn là bà cụ ăn xin lở loét. Đã thấy bà cụ sắp ra đi thì bà liền cảm ơn 2 mẹ con và đưa cho 2 mẹ con 1 túi tro và nói : Đêm nay , sẽ có lũ lớn hãy dắc túi tro này khắp nhà để tránh bão lụt. 2 mẹ con rất ngạc nhiên rồi hỏi bà cụ : Thế làm thế nào để cứu mọi người khỏi lũ . Bà suy nghĩ 1 lát rồi lấy 1 quả trấu cắn ra làm đôi rồi đưa cho 2 mẹ con 2 vỏ trấu rồi khuất mất đã không thấy bà cụ đâu. 2 mẹ con rất đỗi ngạc nhiên nhưng vẫn làm theo lời bà cụ rồi đi báo tin cho mọi người.
Đêm hôm đó , quả không sai , mọi người đang cũng phúc thì tự nhiêu có 1 dòng nước phun lên rất lớn rồi cuốn trôi mọi thứ. Mọi người hoảng sợ bỏ chạy nhưng đã muộn , mặt đất dung chuẩn rồi chẳng mấy chốc chỗ đó có rất nhiều nước người ta họi đó là hồ Ba Bể. Còn nhà của 2 mẹ con thì không bị làm sao vì sàn nhà mỗi lúc 1 cao lên. Nên ngôi nhà của 2 mẹ con thành 1 hòn đảo nhỏ giữa hồ.2 mẹ con vừa đặt 2 vỏ trấu xuống nước thì 2 vỏ trấu biến thành 2 chiếc bè nhỏ. 2 mẹ con mặc gió mưa đi cố vớt mọi người lên.
Ý nghĩa : Chúng ta cần phải biết giúp đỡ người khác khi người ta gặp nạn và bạn sẽ nhận được 1 kết quả xứng đáng.
~ Hok Tốt ~
“Cái cò... sung chát đào chua...
câu ca mẹ hát gió đưa về trời
ta đi trọn kiếp con người
cũng không đi hết mấy lời mẹ ru”
Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa - Nguyễn Duy
Trong gia đình tôi bố là người nghiêm khắc, luôn hướng tôi theo những chuẩn mực nhất định, còn mẹ thì lại là người phụ nữ dịu dàng, mềm dẻo biết tính toán, chăm lo cho gia đình chu đáo hết mực. Trong lòng tôi mẹ luôn là người phụ nữ vĩ đại nhất, mạnh mẽ nhất và yêu thương tôi nhất trên đời.
Năm nay mẹ tôi đã gần 40 tuổi, đã bước qua hơn nửa đời người, cuộc đời của mẹ tôi vất vả, năm tháng đã mài mòn đi nhan sắc, vóc dáng của mẹ nhưng những vẻ đẹp từ tận sâu trong tâm hồn của mẹ vẫn không bao giờ thay đổi. Tôi vẫn còn nhớ mãi dáng vẻ mẹ ngày trẻ, từ một tấm ảnh cũ mẹ chụp cách đây hơn 20 năm. Thuở ấy mẹ tôi là một cô gái đẹp, có nhan sắc, tôi cũng nhận ra điều đó khi nghe bố nhắc về chuyện ngày xưa phải vượt qua bao nhiêu tình địch để rước mẹ tôi về làm vợ bố. Thế nhưng làn da trắng hồng, vòng eo thon thả ngày xưa nay đã thay bằng làn da phong sương cháy nắng, vòng hông của mẹ cũng trở mập mạp, ngay cả mái tóc dài suôn mượt cũng bị mẹ cắt đi để cho tiện chăm sóc con cái, làm lụng. Khóe mắt của mẹ theo năm tháng cũng hằn đều những nếp nhăn mảnh, đôi bàn tay khi xưa vốn mềm mại, nõn nà nay cũng trở nên sần sùi thô ráp. Thế nhưng có những điều mãi không bao giờ thay đổi ấy là ánh mắt hiền từ, dịu dàng cùng với nụ cười xinh đẹp, xen chút ngại ngùng từ thuở đôi mươi. Có đôi lúc, tôi thấy mẹ lặng lẽ xem lại những tấm ảnh ngày trẻ, tôi lại thấy thương mẹ thật nhiều, tôi hay hỏi mẹ rằng mẹ có nuối tiếc tuổi thanh xuân đã phải hy sinh quá nhiều cho gia đình, phải lam lũ cực khổ vì chúng tôi mà không được sống cho bản thân không? Mẹ tôi cười cười rồi lắc đầu nói với tôi rằng: “Con người ai cũng sẽ phải già đi, không ai níu giữ được tuổi xuân mãi, mẹ chỉ cần biết rằng đã từng có lúc mẹ rực rỡ như thế. Quan trọng nhất là mẹ đã phấn đấu và nỗ lực hết mình vì gia đình, vì các con, mai sau các con khôn lớn, thì đó chính là thành công của cuộc đời mẹ rồi, chẳng có gì phải nuối tiếc”. Nghe những lời thấm thía của mẹ tôi lại càng thấy thương và kính trọng mẹ thật nhiều. Nhớ về những ngày thơ bé, vì nhà túng thiếu, mẹ phải gánh từng gánh rau đem đi bán, đôi quang gánh nặng trĩu đè nặng trên đôi vai vai gầy, đôi chân của mẹ đã đi mòn hết cả những con đường mà tôi biết. Giờ nghĩ lại lúc ấy mẹ thật sự quá đỗi vất vả, còn tôi chỉ biết mong những cái bánh rán, cái kẹo mút mẹ mang về, cái mùi vị ấy in sâu trong ký ức có lẽ cũng bởi vì nó đến từ những giọt mồ hôi vất vả của mẹ. Lại nhớ, những ngày tôi vào lớp 1, mẹ tự tay bọc từng cuốn vở, viết nắn nót từng cái nhãn tên cho tôi, thậm chí lặn lội đi mượn cả cái bàn ủi than về để ủi cho tôi bộ quần áo đi học. Rồi mẹ cũng trở thành người giáo viên thứ hai của tôi, trên lớp có cô giảng về nhà tôi lại được mẹ cầm tay dạy viết từng chữ a, b, c,... cùng tôi tập đếm, cùng tôi làm toán. Phải nói rằng, nét chữ của tôi được mềm mại và đẹp như hôm nay tất cả chính là nhờ công mẹ bao ngày uốn nắn.
Viết về mẹ có lẽ cả trăm ngàn lời cũng chẳng bao giờ nói cho hết, đối với tôi mẹ là người mẹ tuyệt vời nhất thế gian, sự dịu dàng, ân cần, chu đáo của mẹ đã cho tôi một tuổi thơ tươi đẹp, cho tôi một nền tảng cuộc đời vững chắc, chắp cánh cho tôi vào đời, tặng cho tôi một tương lai tươi sáng
I. Mở bài
Giới thiệu mẹ em: Gia đình em có ....... người là bố, mẹ, .......... Mọi người đều yêu thương và chăm sóc lẫn nhau. Bố mẹ em luôn cố gắng nỗ lực làm việc để nuôi chúng em ăn học nên người. Chính vì thế mà em rất yêu thương bố mẹ của mình. Nhưng người mà em yêu thương nhất là mẹ.
II. Thân bài
1. Đôi nét ngoại hình và tính cách
a. Ngoại hình
b. Tính cách
2. Kỉ niệm sâu sắc với mẹ
3. Vai trò của mẹ đối với em
III. Kết bài
Nêu tình cảm của em đối với mẹ.