K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 11 2021

1, Phương thức biểu đạt chính là tự sự

2. Vai xã hội là danh tướng là vai trên, người thầy là vai dưới.

3, Cách xưng hộ của vị tướng là xưng con, gọi thầy để mãi mãi thể hiện lòng biết ơn công lao đối với người thầy từng dạy dỗ mình mặc dù cho bây giờ mình có quyền cao chức trọng thế nào.

Cách xưng hô của người thầy là gọi ngài để thể hiện sự kính trọng người có quyền thế.

4, Ýnghĩa của truyện: đó là đề cao tinh thần tôn sư trọng đạo cũng như ca ngợi công lao vai trò của những người thầy đối với sự giáo dục các thế hệ học trò nên người.

5, 

Câu chuyện đã nêu lên bài học về tình cảm thầy trò vượt qua trở ngại về vị trí trong xã hội. Người học trò năm xưa dù giờ đây đã thành danh tiếng nổi tiếng nhưng vẫn luôn kính trọng, biết ơn người thầy năm xưa đã từng dạy dỗ mình.  Vai trò của những người thầy, người cô trong xã hội là vô cùng lớn lao và quan trọng đối với tương lai của mỗi học trò. Các thầy, các cô chính là những người đặt những viên gạch để xây nên nền tảng tương lai vững chắc. Không những vậy, nhờ có thầy cô mà những học sinh bé nhỏ năm nào sẽ được chắp cánh ước mơ để bay đến chân trời mơ ước của mình. Kiến thức và kỹ năng mà học hỏi từ thầy cô sẽ mãi là hành trang cho học sinh dù đi đâu về đâu. Chính vì vậy, học sinh cần giữ được tinh thần tôn sư trọng đạo, luôn biết ơn thầy cô có ơn dạy dỗ mình.

13 tháng 11 2021

ngôi 3 nhé. Tác dụng: các chi tiết trong chuyện sẽ khách quan hơn khi kể
Nhớ đc mỗi thế

PHẦN I: KIẾN THỨC TRỌNG TÂM1)    PHẦN VĂN BẢN: Các văn bản: Cổng trường mở ra, Cuộc chia tay của những con búp bê, Những câu hát về tình cảm gia đình, Qua Đèo Ngang.- Tên tác giả, hoàn cảnh sáng tác, - Thể loại, phương thức biểu đạt, nắm được nội dung của văn bản(đoạn văn).- Các hình cảnh chi tiết nghệ thuật đặc sắc, giàu ý nghĩa.- Cảm nhận về chi tiết, nhân vật trong văn...
Đọc tiếp

PHẦN I: KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1)    PHẦN VĂN BẢN: Các văn bản: Cổng trường mở ra, Cuộc chia tay của những con búp bê, Những câu hát về tình cảm gia đình, Qua Đèo Ngang.

- Tên tác giả, hoàn cảnh sáng tác,

- Thể loại, phương thức biểu đạt, nắm được nội dung của văn bản(đoạn văn).

- Các hình cảnh chi tiết nghệ thuật đặc sắc, giàu ý nghĩa.

- Cảm nhận về chi tiết, nhân vật trong văn bản.

2)    PHẦN TIẾNG VIỆT: Từ ghép, từ láy, Từ Hán Việt, Đại từ.

-  Nắm được khái niệm, nhận biết từ loại, loại từ trong các đoạn văn, các văn bản.

- Hiểu ý nghĩa của chúng, đặt câu.

     3) PHẦN TẬP LÀM VĂN: Văn biểu cảm

- Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm

PHẦN II: BÀI TẬP THAM KHẢO

I. Đọc hiểu

ĐỀ SỐ 1

Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. 

Câu 1. Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Tác giả? Nội dung đoạn trích?

Câu 2. Trong đoạn trích trên, tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?    

Câu 3. Tìm từ ghép có trong đoạn trích và phân loại chúng?

Câu 4. Theo em "thế giới kì diệu" đó là gì? 

Câu ̀̀̀5. Tìm từ Hán Việt có trong đoạn trích?

Câu 6. Ý nghĩa của câu văn “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra.”

ĐỀ SỐ 2

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.

       Đồ chơi của chúng tôi cũng chẳng có nhiều, tôi dành hầu hết cho em: bộ tú lơ khơ, bàn cá ngựa, những con ốc biển và bộ chỉ màu. Thủy chẳng quan tâm đến chuyện đó, mắt nó cứ ráo hoảnh nhìn vào khoảng không, thỉnh thoảng lại nấc lên khe khẽ. Nhưng khi tôi vừa lấy hai con búp bê từ trong tủ ra đặt sang hai phía thì em bỗng tru tréo lên giận dữ...

a. Đoạn văn trên nằm trong văn bản nào? Tác giả là ai?

b. Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt nào là chính?

c. Từ “tôi” trong đoạn trích trên chỉ ai?

d. Chỉ ra từ láy, từ ghép, được sử dụng trong đoạn văn trên?

e. Nội dung chính của đoạn văn trên là gì?  

 

 

 

I.                  ĐỀ BÀI

Phần I: Đọc-hiểu (3 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi cho bên dưới:

“…Tôi dắt em ra khỏi lớp. Nhiều thầy cô ngừng giảng bài, ái ngại nhìn theo chúng tôi. Ra khỏi trường, tôi kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật.

Vừa tới nhà, tôi đã nhìn thấy một chiếc xe tải đỗ trước cổng. Mấy người hàng xóm đang giúp mẹ tôi khuân đồ đạc lên xe.

Cuộc chia tay đột ngột quá. Thủy như người mất hồn, mặt tái xanh như tàu lá. Em vội chạy vào trong nhà mở hòm đồ chơi của nó ra. Hai con búp bê tôi đã đặt gọn vào trong đó. Thủy lấy con Vệ Sĩ ra đặt lên giường tôi, rồi bỗng ôm ghì lấy con búp bê, hôn gấp gáp lên mặt nó và thì thào:

- Vệ Sĩ thân yêu ở lại nhé!…                                                 

                  (Ngữ văn 7 - Tập 1, tr.24, NXB Giáo dục Việt Nam năm 2016)

Câu 1 (1,5 điểm):Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Của ai? Sự việc nào được kể trong đoạn?

Câu 2 (1 điểm):Tìm trong đoạn trích: từ ghép, đại từ, từ Hán Việt, quan hệ từ (mỗi loại ít nhất một từ)

Câu 3 (1 điểm): Hãy lý giải cảm giác kinh ngạc của nhân vật người anh qua chi tiết sau: “Ra khỏi trường, tôi kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật.”

Câu 4 (0, 5 điểm): Ghi lại một câu thơ hoặc câu ca dao mà em được đọc về tình cảm GIA ĐÌNH

.

ĐỀ SỐ 3

 Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới

Anh đi anh nhớ quê nhà,
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.
Nhớ ai dãi nắng dầm sương,
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.

Câu 1: Bài ca dao trên viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Chủ đề của bài ca dao là gì?

Câu 3. Bài ca dao trên gợi cho người đọc tình cảm gì?

ĐỀ SỐ 4

QUA ĐÈO NGANG

Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

Lom khom dưới núi, tiều vài chú,

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.

Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,

Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.

Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,        

Một mảnh tình riêng, ta với ta.

(Sách Ngữ văn 7, tập một - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2016)

Em hãy đọc kỹ bài thơ trên trả lời các câu sau:

1. Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào? Nêu hiểu biết của em về đặc điểm thể thơ đó.

2. Tìm các từ láy trong bài thơ?

3. Tìm biện pháp tu từ có trong bài thơ và nêu tác dụng?

4. Qua cảnh Đèo Ngang, tác giả muốn bộc lộ tâm trạng gì?

ĐỀ SỐ 5

II.               ĐỀ BÀI

Phần I: Đọc-hiểu (3 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi cho bên dưới:

“…Tôi dắt em ra khỏi lớp. Nhiều thầy cô ngừng giảng bài, ái ngại nhìn theo chúng tôi. Ra khỏi trường, tôi kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật.

Vừa tới nhà, tôi đã nhìn thấy một chiếc xe tải đỗ trước cổng. Mấy người hàng xóm đang giúp mẹ tôi khuân đồ đạc lên xe.

Cuộc chia tay đột ngột quá. Thủy như người mất hồn, mặt tái xanh như tàu lá. Em vội chạy vào trong nhà mở hòm đồ chơi của nó ra. Hai con búp bê tôi đã đặt gọn vào trong đó. Thủy lấy con Vệ Sĩ ra đặt lên giường tôi, rồi bỗng ôm ghì lấy con búp bê, hôn gấp gáp lên mặt nó và thì thào:

- Vệ Sĩ thân yêu ở lại nhé!…                                                 

                  (Ngữ văn 7 - Tập 1, tr.24, NXB Giáo dục Việt Nam năm 2016)

Câu 1):Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Của ai? Sự việc nào được kể trong đoạn?

Câu 2 Tìm trong đoạn trích: từ ghép, đại từ, từ Hán Việt, quan hệ từ (mỗi loại ít nhất một từ)

Câu 3 Hãy lý giải cảm giác kinh ngạc của nhân vật người anh qua chi tiết sau: “Ra khỏi trường, tôi kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật.”

Câu 4 (0, 5 điểm): Ghi lại một câu thơ hoặc câu ca dao mà em được đọc về tình cảm GIA ĐÌNH

 

II. Tạo Lập Văn Bản

* Viết đoạn văn

1. Cảm nghĩ của em về ngày đầu tiên đi học

2. Cảm nghĩ về gia đình

* Tập làm văn

1. Loài cây em yêu

2. Cảm nghĩ về người thân của em, về nụ cười của mẹ

DÀN Ý

1. Loài cây em yêu

a. Mở bài:

·         Liên tưởng hình ảnh gợi nhớ đến loài cây em yêu quý

·         Ví dụ: Mùa lại về trong tiếng ve sầu nức nở gọi những cuộc chia tay, mỗi lần nghe tiếng ve kêu, tôi lại nhớ đến màu hoa phượng đỏ, loài cây đã gắn cả tuổi thơ tôi.

b. Thân bài

- Biểu cảm về hình dáng, đặc điểm của loài cây

- Biểu cảm từ cái nhìn bao quát đến chi tiết

- Chọn những đặc điểm điển hình để nêu cảm nghĩ. Để tránh nhầm lẫn với văn miêu tả, khi biểu cảm về hình dáng đặc điểm của cây, cần dùng nhiều phương pháp gợi tả, nhân hóa, ẩn dụ và đưa tình cảm của mình vào.

- Ví dụ:

·         Biểu cảm về lá dừa: nếu có thể tôi muốn được ôm bàn tay uyển chuyển ấy để ngủ ngon lành trong giấc ban trưa.

·         Biểu cảm về hoa phượng: Có phải những ước mơ điểm 10 của lũ học trò đã hóa thân vào màu hoa phượng để hoa phượng cứ đỏ rực, tinh khôi…

- Biểu cảm những đặc điểm của từng loại cây: gốc, vỏ, thân, cành, lá, hoa, quả…

- Biểu cảm về công dụng, vai trò của cây với cuộc sống và với bản thân em

·         Công dụng về thân, gốc, lá, hoa, quả…đối với đời sống người nông dân

·         Biểu cảm về vai trò của loài cây ấy với gia đình, trường học của em.

·         Giá trị tinh thần mà loài cây ấy mang lại: Hình ảnh trong thơ ca, âm nhạc, hội họa; Tình cảm thủy chung, gắn bó, son sắt…của loài cây với con người.

- Vai trò của loài cây với bản thân em

·         Người bạn tuổi thơ, gắn bó từng kỉ niệm

·         Dạy em bài học làm người, cùng em lớn lên..

c. Kết bài:

·         Loài cây ấy có còn vị trí như ngày xưa nữa không.

·         Khẳng định lại tình cảm của em dành cho loài cây dù thời gian đã qua nhưng kí ức tươi đẹp và những kỉ niệm mà cây mang lại vẫn trong lòng của em.

·         Mở rộng vấn đề, mơ ước của em và hi vọng gắn với loài cây ấy.

 

2. Nụ cười của mẹ

a. Mở bài: 
- Giới thiệu nụ cười của mẹ… 
- Cảm nghĩ của em về nụ cười ấy… 
Tham khảo: Vẫn biết thế gian có muôn vàn vẻ đẹp nhưng có lẽ đối với tôi, nụ cười của mẹ đẹp nhất trần đời. Bạn sẽ cười khi tôi nói thế, thật sự là không biết tự bao giờ tôi đã yêu nụ cười của mẹ. Mặc dù, mẹ không đẹp như bao người khác nhưng tôi lớn khôn, biết yêu thương, trưởng thành như ngày hôm nay, nụ cười ấy luôn dõi theo từng bước chân, hơi thở... 
b. Thân bài: viết thành 4 đoạn (kể + tả + biểu cảm) 
Biểu cảm về những đặc điểm về nụ cười của mẹ: 
- Nụ cười rất có duyên (tả nụ cười: tươi như hoa, lúm đồng tiền, hàm răng trắng ngời, tô điểm thêm vẻ đẹp cho khuôn mặt xinh xắn, hiền hậu của mẹ…) 
- Bà kể ngày xưa, mẹ không đẹp nhất nhưng nụ cười của mẹ lại làm xao xuyến bao chàng trai, trong đó có bố… 
Biểu cảm về vai trò của nụ cười ấy đối với gia đình, làng xóm… 
- Giúp gia đình vượt qua khó khăn…nụ cười lạc quan 
- Gắn kết thành viên trong gia đình…nụ cười yêu thương 
- Tạo bầu không khí ấm áp vui tươi…nụ cười tươi vui 
- Bữa ăn dường như ngon hơn…nụ cười trìu mến… 
- Ông bà cảm thấy vui, hài lòng…nụ cười hiếu thảo 
- Tạo mối quan hệ tốt đẹp về tình làng nghĩa xóm…nụ cười xã giao… 

Sự gần gũi giữa em và nụ cười của mẹ: 
- Nụ cười nhìn theo em vào lớp trong những ngày đầu…nụ cười quan tâm 
- Khi em buồn, nụ cười của mẹ an ủi- nụ cười chia sẽ… 
- Là nguồn động viên để em vượt qua những khó khăn… 
- Cùng vui với những thành tích em đạt được.. nụ cười đồng điệu 
- Làm sao quên được, lần đầu tiên đứng trên bục lãnh thưởng, nhìn mẹ cười – nụ cười tự hào.. 
- Trong suốt quãng thời gian qua, nụ cười ấy luôn song hành cùng em… 
Biểu cảm trực tiếp: 
- Thích nhất mỗi lúc hai bố con nghịch đùa bên nhau, mẹ mỉm cười, nụ cười hạnh phúc gia đình… 
- Chính vì thế tôi rất sợ những lúc mẹ không cười, thiếu nụ cười ấy tôi cảm thấy… 
- Khi nhớ về mẹ, tôi nhớ trước hết là nụ cười… 
- Nếu một ngày nào đó, tôi không dám nghĩ…đó có lẽ là ngày buồn nhất trong cuộc đời mình… 
c. Kết bài 
- Nhận xét về nụ cười ấy… 
- Bộc lộ cảm xúc của em… 
- Nêu lời hứa, ước mong… 
Tham khảo: Tôi yêu nụ cười mẹ vô cùng và đôi lúc còn mang theo trong cả giấc mơ. Thầm cảm ơn cuộc đời đã ban tặng cho tôi một người mẹ tuyệt vời với nụ cười đôn hậu xinh tươi. Điều ấy càng tạo động lực giúp tôi cố gắng học giỏi, chăm ngoan hiếu thảo để nụ cười của mẹ luôn đọng mãi trên môi

 

 mn làm được bao nhiêu thì làm nhé

 

6
13 tháng 11 2021

làm hết luôn à

Đề 1 tụi mk thi hc kì nhưng hơi khác 1 tí
13 tháng 11 2021

Ôi mùa xuân mong ước đã đến rồi! Bầu trời mùa xuân trong xanh làm cho tôi (đại từ) cảm thấy yêu đời hơn. Nếu lắng nghe, bạn sẽ nghe thấy tiếng suối chảy róc rách, những khúc hát của những chú chim. Khi mùa xuân về, cây cối đâm chồi nảy lộc. Khi tết đến, nhà nào cũng có một loại hoa riêng như hoa đào, hoa mai, hoa thược dược, hoa vi ô lét….Những tiếng sáo vi vu hòa vào cùng làn gió và (quan hệ từ) tạo nên một âm thanh thật tuyệt vời. Ngoài đường xe cộ đi lại tấp nập. Mọi người đi chợ rất đông. Còn tôi thì theo mẹ đi chùa. Lúc về, mẹ mua cho tôi một con tò he rất xinh. Sau đó, tôi lại theo bố mẹ đi chúc tết. Tôi yêu mùa xuân biết bao nhiêu!

13 tháng 11 2021

rong bốn mùa, mùa xuân có thể nói là một mùa đẹp nhất, không phải chỉ vì những nét yêu kiều diễm lệ của nó( đại từ) như cây lá xanh tươi, nghìn hoa đua nở, chim chóc véo von, mà còn cả vì cái khí tiết ôn hòa và ấm áp. Mùa xuân mới đang dần tới, sắc xuân rực rỡ trên những phố phường, cây cỏ dang cành lá quấn quít với gió xuân, lòng ta tràn ngập niềm vui sướng trong sự thanh bình, ta( đại từ) chợt lặng lại, bồi hồi nghe những lời ca chân thành của người nhạc sĩ đa tài luôn tin vào những giá trị chân thật của cuộc sống con người. Một điệu valse nhẹ nhàng, êm ái thật thích hợp khi trời đất đang bẽn lẽn khoác lên mình chiếc áo rực rỡ của mùa xuân. Với( quan hệ từ) mùa xuân dặt dìu theo con én lượn về, mênh mang, mơ màng. Tưởng chừng như xuân thật đơn giản với tiếng gà gáy xa xa khi những giọt nắng trưa vàng cùng những sợi khói bềnh bồng len nhè nhẹ qua vòm cây, kẽ lá song lại có sức biểu cảm, lay động lòng người. Người người hớn hở trước cảnh mùa xuân tươi. Mùa xuân là mùa của đất trời giao hòa, mùa của hy vọng và ước mơ, mùa của mùa màng no ấm và xum họp. Mùa xuân là mùa của sức sống mãnh liệt, mùa để cây lá đâm chồi nảy lộc, mùa của những mầm non xanh mơn mởn thoát khỏi lớp vỏ bọc xù xì để vươn vai đón chào những tia nắng ấm áp diệu kì. Mùa xuân mang lại cho con người thêm một tuổi. Và( quan hệ từ) đối với thiếu nhi mùa xuân là mùa của sự trưởng thành về thể chất lẫn tâm hồn. Mùa xuân là sự mở đầu cho một năm mới, kế hoạch, một dự định mới, tương lai mới. Mùa xuân là mùa của sự đoàn tụ gia đình. Ai có tâm hồn yêu cái đẹp chẳng từng một lần thấy rung động trước vẻ đẹp của mùa xuân. uân tới, hồi sinh sức sống cho muôn loài, xuân tươi vui từ cái nắng vàng hửng lên, từ cái lá cây xanh biếc, từ chồi non mơn mởn, từ cơn mưa phùn lất phất, từ những loài hoa đua nhau khoe sắc đến màu nâu mỡ màng của đất, cái màu nâu giản dị mộc mạc ấy nhưng lại nuôi sống muôn loài...rong bốn mùa, mùa xuân có thể nói là một mùa đẹp nhất, không phải chỉ vì những nét yêu kiều diễm lệ của nó( đại từ) như cây lá xanh tươi, nghìn hoa đua nở, chim chóc véo von, mà còn cả vì cái khí tiết ôn hòa và ấm áp. Mùa xuân mới đang dần tới, sắc xuân rực rỡ trên những phố phường, cây cỏ dang cành lá quấn quít với gió xuân, lòng ta tràn ngập niềm vui sướng trong sự thanh bình, ta( đại từ) chợt lặng lại, bồi hồi nghe những lời ca chân thành của người nhạc sĩ đa tài luôn tin vào những giá trị chân thật của cuộc sống con người. Một điệu valse nhẹ nhàng, êm ái thật thích hợp khi trời đất đang bẽn lẽn khoác lên mình chiếc áo rực rỡ của mùa xuân. Với( quan hệ từ) mùa xuân dặt dìu theo con én lượn về, mênh mang, mơ màng. Tưởng chừng như xuân thật đơn giản với tiếng gà gáy xa xa khi những giọt nắng trưa vàng cùng những sợi khói bềnh bồng len nhè nhẹ qua vòm cây, kẽ lá song lại có sức biểu cảm, lay động lòng người. Người người hớn hở trước cảnh mùa xuân tươi. Mùa xuân là mùa của đất trời giao hòa, mùa của hy vọng và ước mơ, mùa của mùa màng no ấm và xum họp. Mùa xuân là mùa của sức sống mãnh liệt, mùa để cây lá đâm chồi nảy lộc, mùa của những mầm non xanh mơn mởn thoát khỏi lớp vỏ bọc xù xì để vươn vai đón chào những tia nắng ấm áp diệu kì. Mùa xuân mang lại cho con người thêm một tuổi. Và( quan hệ từ) đối với thiếu nhi mùa xuân là mùa của sự trưởng thành về thể chất lẫn tâm hồn. Mùa xuân là sự mở đầu cho một năm mới, kế hoạch, một dự định mới, tương lai mới. Mùa xuân là mùa của sự đoàn tụ gia đình. Ai có tâm hồn yêu cái đẹp chẳng từng một lần thấy rung động trước vẻ đẹp của mùa xuân. uân tới, hồi sinh sức sống cho muôn loài, xuân tươi vui từ cái nắng vàng hửng lên, từ cái lá cây xanh biếc, từ chồi non mơn mởn, từ cơn mưa phùn lất phất, từ những loài hoa đua nhau khoe sắc đến màu nâu mỡ màng của đất, cái màu nâu giản dị mộc mạc ấy nhưng lại nuôi sống muôn loài...

Not babi

13 tháng 11 2021

moi nguoi giup em voi sap thi roiii:((

13 tháng 11 2021

Phân loại đại từ

Nếu chỉ xét về ngữ pháp Tiếng Việt thì đại từ được chia thành 3 loại chính gồm:

Đại từ dùng để đặt câu hỏi

Loại đại từ này có thể đứng ở đầu hoặc cuối câu hỏi, dùng để hỏi một điều nào với người khác. Ví dụ như Ai?, gì?, ở đâu?, tại sao?. Có thể chia loại này thành đại từ hỏi số lượng, hỏi về chất lượng, hỏi nguyên nhân, kết quả…

Đại từ nhân xưng

Là loại đại từ dùng để thay thế danh từ, động từ, tính từ, cụm danh từ… và còn gọi là đại từ chỉ ngôi, cụ thể có 3 ngôi chính gồm:

  • Ngôi thứ nhất để chỉ người nói, nó tương đương với danh từ. Ví dụ: “Tại sao họ không tới đúng giờ?” Ta thấy đại từ ở đây là “ họ”.
  • Ngôi thứ hai để chỉ người nghe.
  • Đại từ ngôi số 3 là đại từ được người thứ nhất và thứ hai nói đến.

Các loại đại từ khác

Ngoài 2 loại đại từ chính trên, trong ngữ pháp Tiếng Việt có thể sử dụng danh từ làm đại từ xưng hô. Trong đó 2 loại chính là đại từ chỉ quan hệ xã hội và đại từ chỉ chức vụ.

  • Đại từ chỉ quan hệ xã hội: Các mối quan hệ xã hội và gia đình thường dùng danh từ làm đại từ để xưng hô. Ví dụ như ông, bà, cha, mẹ, chú, bác… Quan trọng là biết phân biệt và sử dụng đúng người đóng vai trò có quan hệ ra sao thì sử dụng danh từ để chỉ ngôi cho chính xác.
  • Đại từ chỉ chức vụ: Là những chức vụ trong cơ quan nhà nước, công ty, xí nghiệp như giám đốc, thư ký, chủ tịch…

Đại từ trong chương trình Ngữ văn 7

Theo chương trình sách giáo khoa ngữ văn lớp 7 thì đại từ được chia thành 2 loại gồm đại từ để trỏ và đại từ để hỏi.

Đại từ để trỏ

Dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động…được nói đến trong 1 ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc trò chuyện. Loại này có 3 nhóm chính là:

  • Đại từ để trỏ số lượng: gồm các từ như bao nhiêu, bấy nhiêu, nhiêu…
  • Đại từ để trỏ người hoặc sự vật: Gồm các từ như Nó, tụi nó, tôi, tụi này, tụi kia…
  • Đại từ chỉ hoạt động và tính chất: Gồm các từ như thế, vậy…

Đại từ để hỏi

Để hỏi nguyên nhân, lý do hay kết quả một sự việc, hành động mà mình đang thắc mắc. Loại này dùng câu hỏi nghi vấn, không phải câu trả lời hay khẳng định.

Gồm các loại chính là:

  • Đại từ để hỏi người, vật: Gồm các từ như ai, gì, đâu, sao…
  • Đại từ để hỏi số lượng: Như Bao nhiêu, bấy nhiêu…

Kết luận: Đại từ thường dễ nhầm với danh từ, tuy nhiên nếu bạn tiếp xúc nhiều sẽ phân tích đươc đâu là đại từ.

Đại từ xưng hô : mày

Đại từ nhân xưng : sao

Đại tù thường : cậu

13 tháng 11 2021

TL

Đại từ là các từ ngữ được dùng để xưng hô hay dùng để thay thế các danh từ, động từ, tính từ hoặc cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ trong câu, với mục đích tránh lặp lại các từ ngữ nhiều lần.

Xin k

HT

18 tháng 5 2022

GHI RA NĂM SINH TỪNG TÁC GIẢ CHẮC TỚI SÁNG MAI

18 tháng 5 2022

BẠN THỬ NÊU RA COI

 

12 tháng 11 2021

TL

là từ "sai" nha bn

HT

Nhớ k

13 tháng 11 2021

tu sai