Đề bài : Tả bà ngoại
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
EM LẤY QUYỂN TRUYỆN TRÊN GIÁ.
EM LẬT QUYỂN TRUYỆN LẠI ĐỂ XEM GIÁ TIỀN.
1. Mở bài: Bố là người cần cù và tháo vát nhất trong gia đình em.
2. Thân bài:
a) Ngoại hình:
- Ngoài bốn mươi tuổi.
- Thích mặc bộ quần áo công nhân màu xanh đậm, đội nón nhựa
- Dáng cao, gầy.
- Da màu bánh mật.
- Đôi tay rắn chắc.
- Cặp mắt tinh anh.
- Cặp lông mày đen.
- Mũi cao.
- Khuôn mặt vuông vức, quai hàm bạnh.
- Miệng tươi cười.
- Hàm răng trắng có chiếc răng khểnh rất có duyên.
- Bàn tay to rám nắng.
- Bước chân thường sải dài, chắc nịch.
b) Tính tình:
- Quan tâm đặc biệt đến con cái.
- Quan tâm đến các thành viên trong gia đình.
- Sống nhân nghĩa, giúp đỡ người nghèo khó.
- Quan tâm đến hàng xóm, láng giềng.
- Tháo vát mọi việc trong gia đình.
- Làm đâu ra đấy, ít thích nghỉ ngơi
- Bố thường dạy em coi trọng chữ nhân nghĩa ở đời.
- Bố nghiêm khắc khi con cái mắc lỗi.
- Quan tâm sửa sai cho em để mỗi ngày một tiến bộ hơn.
3. Kết bài:
- Bố là một trụ cột gia đình, là điểm tựa cho em.
- Em rất yêu bố
- Em nguyện chăm ngoan, học giỏi để bố vui lòng.
Mở bài:
- Trong những quan hệ tình cảm của con người thì tình cha con là tình cảm máu thịt thiêng liêng.
- Công lao to lớn của người cha được nhắc đến rất nhiều trong ca dao – dân ca ( dẫn chứng minh họa ).
2. Thân bài:
* Vai trò của người cha:
- Người cha đóng vai trò trụ cột, thường quyết định những việc quan trọng trong gia đình; là chỗ dựa về vật chất lẩn tinh thần của vợ con
- Cha kèm cặp, dạy dổ, truyền kinh nghiệm sống và nâng đỡ các con trên bước đường tạo dựng sự nghiệp
* Cảm nghĩ của em về người cha thân yêu:
- Cha em chỉ là một người thợ bình thường, quanh năm vất vả với công việc
Đức tính nổi bậc của cha là cần cù, chịu khó, hết lòng vì vợ con.
- Cách dạy con của cha rất giản dị: nói ít làm nhiều, lấy lời nói, hành động của mình làm gương cho các con. Thái độ của cha cởi mở, dể gần, bao dung nhưng cũng rất nghiêm khắc.
- Các con kính yêu, quý mến và tin tưởng ở cha, cố gaéng chăm ngoan, học giỏi để cha vui lòng.
3. Kết bài:
- Công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ vô cùng to lớn, sánh ngang với núi cao, biển rộng.
- Con cái phải biết ơn và đền đáp công lao cha mẹ bằng lời nói và việc làm hiếu nghĩa hằng ngày .
Học vui !
^^
nói chín thì phải làm mười
nói mười làm chìn, kẻ cười nười chê
Thực ra, ống thoát nước của lavabô hình cong có tác dụng nhất định. Phần ống uốn cong tạo thành ống thông nhau hình chữ U. Theo nguyên lý bình thông nhau, sau khi nước trong lavabô được xả hết, trong lòng ống chữ U vẫn còn giữ được lượng nước nhất định, mực nước trong hai lòng ống ngang bằng nhau. Như vậy, vừa không gây ảnh hưởng đến thoát nước lại vừa ngăn chặn được hiện tượng mùi hôi ở dưới cống thoát nước thoát lên. Nếu chúng ta dùng loại ống thẳng, sau khi nước được xả hết, trong lòng ống không có lượng nước lưu lại trong phòng sẽ tràn ngập mùi hôi thối. Ngoài ra nó có tác dụng loại bỏ tạp chất. Ở đoạn ống uốn cong có thể thiết kế theo dạng ống nối hoặc có rốn lắng đọng, dễ mở để làm sạch các tạp chất gây tắc đường ống. Điều này cũng dễ dàng hơn là khi ta muốn làm sạch một đường ống thẳng bị tắc.
Hễ chú chuột di chuyển thì con mèo lại rón rén rình theo ^^
Không như những đứa trẻ khác ngày đầu tiên đến trường với gương mặt sợ sệt, đối với tôi, được đi học là niềm vui sướng không thể tả. Ngồi trên xe tôi cứ hối thúc mẹ chạy nhanh, rồi trông thời gian qua mau để sớm gặp được các bạn mới, tiếng trống trường và các thầy cô. Cũng không có gì ngạc nhiên khi tôi lại vui mừng đến thế, bởi ngay từ 3 tuổi tôi đã được mẹ đưa đến trường. Mẹ tôi là giáo viên tiểu học ngay chính trường tôi đang học. Những lần bà bận việc không trông tôi được, mẹ buộc phải dẫn tôi đến lớp. Lúc đó, mẹ sắp xếp cho tôi ngồi vào bàn đầu cùng các anh chị, tuy không hiểu mẹ giảng những gì nhưng tôi thấy thú vị vô cùng, mong cho đến ngày đủ tuổi đi học
Vốn muốn được chính tay mẹ dạy nên tôi cứ nằng nặc đòi mẹ phải dạy cho mình, mặc dù mẹ tôi đang dạy lớp 5. Bố dỗ dành: "Ráng học giỏi, lên lớp, rồi con sẽ được mẹ dạy. Không ai một bước bay vọt lên trời đâu, phải bước lên từng nấc, con trai ạ!". Nghe lời mọi người trong nhà, tôi cố gắng học thật chăm, đạo đức tốt, lao động cũng chẳng thua ai. Bù lại cho những tháng ngày vất vả đó là năm nào tôi cũng được lĩnh thưởng trong tốp 5 của lớp.
4 năm học trôi qua đối với tôi là một thời gian rất dài, nhưng cũng chóng vánh qua đi. Ngày vào lớp 5 cũng đã đến. Mẹ sắp xếp cho tôi vào lớp 5/2 do mẹ chủ nhiệm. Thế nhưng mọi việc không như tôi mong ước. Khi vào lớp mẹ dạy, tôi mới biết, mẹ không như ở nhà chiều chuộng tôi. Trong lớp mẹ là một giáo viên cứng cỏi, nghiêm túc và không thiên vị một ai.
Tôi nhớ có lần mải lo xem truyện tranh mà quên việc học bài môn văn. Mẹ nhắc nhở: "Ngày mai mẹ sẽ gọi con lên trả bài đấy, không thuộc là xơi trứng ngỗng!". Tôi vẫn dửng dưng trước câu nói ấy vì biết mẹ sẽ không làm thế đối với con mình. Nào ngờ, sáng hôm sau, mẹ kêu ngay tên tôi lên trả bài. Tôi sửng sốt đến đỏ bừng mặt, cầm quyển tập từ từ lên bục giảng lí nhí bảo: "Thưa cô, em không thuộc bài". Mẹ thẳng tay cho tôi điểm 0. Cả lớp trố mắt nhìn tôi và tự đặt câu hỏi. Hôm ấy, về đến nhà, tôi giận mẹ, lao vào phòng đóng cửa không chịu ăn cơm. Mẹ và bà gọi mãi nhưng tôi không trả lời. Lát sau bố về tới, gõ cửa phòng và nhẹ nhàng gọi tôi. Tưởng bố là đồng minh nên tôi mở cửa. Nào ngờ bố chỉ cười và khuyên: "Mẹ làm như thế là đúng, con trai ạ! Con phải hiểu cho mẹ, để là một giáo viên gương mẫu, đòi hỏi phải có đạo đức, yêu nghề và không thiên vị bất cứ một học sinh nào, ngay cả con của mình. Cố gắng học tập để mẹ con không còn phải khó xử, và con cũng đánh tan mọi sự nghi ngờ của bè bạn về việc mẹ mình là cô giáo". Tôi thấm thía lời nói của bố, ngoan ngoãn ra ngoài ăn cơm và không quên khoanh tay xin lỗi mẹ.
Chẳng những mẹ là cô giáo công bằng mà còn có lòng bao dung, thương học sinh như con ruột mình. Tôi đã từng cùng mẹ và các bạn đến thăm lớp trưởng ốm, hay mẹ vận động cả lớp quyên góp tiền ủng hộ học sinh nghèo... Mỗi chủ nhật, mẹ dành ra 2 tiếng để dạy phụ đạo kiến thức khó, chưa hiểu. Suốt năm học lớp 5, tôi mới thấu hiểu tình cảm của mẹ dành cho học trò mình. Những việc làm ý nghĩa đó đã nhân đôi tình yêu thương của tôi dành cho mẹ và cố gắng học thật tốt.
Giờ đây, sau rất nhiều năm ngồi trên ghế nhà trường, được trau dồi rất nhiều kiến thức từ nhiều thầy cô giáo nhưng ấn tượng về người giáo viên lớp 5 khiến tôi không thể nào quên. Dù ở mãi tận đô thành nhưng cứ vào 20-11 hàng năm là tôi thu xếp về thăm gia đình, thăm thầy cô giáo, đặc biệt là tặng mẹ một món quà thật ý nghĩa thay cho lòng tri ân của tôi đối với người. Tất cả những món quà do học sinh gửi tặng, đặc biệt là của tôi, mẹ đều cất giữ cẩn thận, lâu lâu lấy ra ngắm rồi cười mãn nguyện. Những lúc thế, bố hay trêu mẹ: “Cả đời mẹ con làm giáo viên không thiên vị bất cứ ai, nhưng nay về hưu thì ngược lại”. Tôi hỏi bố: “Mẹ thiên vị chuyện gì?”. Bố bảo: “Tất cả những món quà do học sinh tặng, mẹ chỉ ưu ái với món quà của con nhiều nhất thôi”.
Trong gia đình em, mẹ là người mà em yêu quý nhất. Năm nay mẹ đã ngoài ba mươi tuổi rồi nhưng mẹ còn trẻ lắm. Dáng người nhỏ nhắn. Khuôn mặt trái xoan, rạng rỡ. Mái tóc đen mượt lúc nào cũng được chải gọn gàng. Đôi mắt đen nhánh nhìn em thật hiền từ và đấy trìu mến.Thường ngày mẹ dậy thật sớm để dọn dẹpvà chuẩn bị bữa sáng cho cả nhà. Mẹ nấu ăn rất ngon, em thích nhất món canh bí tôm của mẹ nấu. Tối đến, mẹ thường dạy em học bài, bài nào em chưa hiểu,mẹ giảng cho em ngay. Rồi mẹ đưa em vào giấc ngủ với những câu chuyện thần tiên mà mẹ kể, chắp cánh những ước mơ cho em. Em rất yêu mẹ và cố gắng hái được nhiều bông hoa điểm mười để tặng mẹ.
Sau khi nghỉ hè một tuần, em được má cho về quê thăm bà ngoại ở Vĩnh Kim, một vùng cây trái nổi tiếng của tỉnh Tiền Giang.
Tới gần ngôi nhà lá nằm dưới bóng mát rặng dừa, em đã nghe thấy tiếng: Ầu ơ... Ví dầu cầu ván đóng đinh, cầu tre lất lẻo gập ghình khó đi ... Chắc là bà đang ru bé Bi, con cậu Tư ngủ. Em chạy vội vào, vòng tay, cúi đầu chào bà và rất mừng vì thấy bà vẫn khoẻ. Bà vuốt tóc em, âu yếm hỏi: "Má con cháu Thanh về thăm bà đấy ư! Cháu bà dạo này mau lớn quá! ".
Bà ngoại em năm nay tuổi đã bảy mươi. Mái tóc bạc trắng búi cao. Những nếp nhăn hằn sâu trên khuôn mặt phúc hậu. Mỗi khi bà cười, ánh mắt toát lên vẻ hiền từ, ấm áp. Bà ngoại sống chung với vợ chồng cậu Tư. Ngày ngày, bà dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ và trông nom cháu bé. Có bà giúp đỡ, cậu mợ em an tâm dạy học.
Tuy đã già nhưng bà em vẫn còn khoẻ mạnh. Lưng bà chưa còng, tai còn tinh, mắt vẫn còn sáng và trí nhớ rất tốt. Bà thường kể cho em nghe về những ngày em còn nhỏ xíu, được bà chăm sóc, vỗ về. Đến chiều, bà dẫn em ra vườn chơi. Chỉ tay lên cây mận hồng đào đầy trái chín, bà bảo: "Phần cháu đấy! Nhớ hái nhiều mang về trên ấy làm quà cho bé Thu và các bạn! ". Đến cây mít ở góc vườn, bà vỗ vỗ vào trái lớn nhất, cười nói: "Trái này bà cũng để dành cho cháu đó! Liệu có mang nổi không? ". Em sung sướng khi được bà yêu thương nhưthế. Được cầm tay bà đi trong vườn cây trái sum suê, em tưởng như mình lạc vào thế giới cổ tích đẹp đẽ và bà ngoại là một bà tiên đầy phép lạ.
Tối đến, em nằm khoanh tròn trong lòng bà như thuở ấu thơ, say mê nghe bà kể chuyện ngày xửa, ngày xưa. Qua lời bà kể, em càng thương cô Tấm xinh đẹp, dịu hiền và thương chú Cuội phải sống một mình dưới gốc đa trên cung Quảng. Kể chuyện xong, bà hỏi về kết quả học tập của em. Em thưa với bà là năm học vừa qua, em đạt danh hiệu học sinh xuất sắc, bà vui lòng lắm.
Mấy ngày ở quê trôi qua nhanh chóng. Lúc phải chia tay bà. Để trở về thành phố, em lưu luyến mãi. Em ao ước năm tới sẽ được sống trọn ba tháng hè bên bà ngoại kính yêu.
Tham khảo bài văn tả bà nội
Bà nội, đó là hai tiếng gọi thân thương mà tôi được gọi, có biết bao nhiêu người không còn bà để mà gọi và tôi thấy tôi thật hạnh phúc khi được có bà nội trên đời này. Bà không chỉ đơn giản là mộ người bà nội mà bà còn là tri âm tri kỉ của tôi. mọi chuyện tôi đều nói với bà, tâm sự với bà và cho tôi những lời khuyên bổ ích. Bà như cơn mưa mùa hạ tưới mát tuổi thơ tôi.
Bà nội tôi trải qua một cuộc đời lam lũ vất vả người phụ nữ sinh ra trong bom đạn vì thế bà càng thêm sức dẻo dai chịu đựng. bà toi có khuôn mặt mà tôi thấy người ta khen là phúc hậu. Cuộc đời trải qua biết bao khó nhọc những lúc chạy giặc bà phải ngụp trong nước dấu mình trong bèo kể cả những đoạn mương sông bẩn thỉu nhất. Sau đó khi về nhà chồng nội tôi một tay nuôi dưỡng bố và các bác của tôi trong khi dó ông nội tôi còn đang bận công tác ngoài thủ đô. Một mình chăm sóc bảy người con tôi thấy nội tôi thật khỏe khoắn. Thế nhưng giờ đây, bà nội tôi bị tai biến mạch máu não thật bất công cho những gì bà phải trải qua, sụ hi sinh hay tấm lòng cao cả kia.
Mặc dù đã tám mốt tuổi thế nhưng trông bà tôi vẫn trẻ như hồi còn sáu mươi. Ai vào cũng phải khen nước da hồng hào trắng khỏe, khuôn mặt nội giờ không còn được trẻ trung đẹp đẽ như thuở xưa nữa mà thay vào đó là những những nếp nhăn chằng chịt. Nghe bố tôi nói rằng nội tôi ngày xưa xinh lắm, đẹp lắm và cho đến bây giờ cái tuổi xế bóng chiều tôi vẫn thấy nội tôi rất đẹp. Đó là vì nước da trắng vốn có của nội, là mái tóc tuy đã ở cái tuổi tám mốt nhưng lại chỉ điểm vài sợi trắng trên đầu. khi gội đầu thì không còn nhìn thấy những sợi trắng đó nữa. Mái tóc dài ngày xưa của bà được cắt ngắn đi cho gọn gàng và dễ gội. Khuôn mặt ấy vẫn phúc hậu như ngày nào nhưng lại thật là đáng thương khi khuôn mặt ngày càng béo ra, không phải vì béo tốt mà là do bệnh. Nói đúng hơn là bị phù mặt nhưng vết nám chấm to như những mụn ruồi xuất hiện trên mặt của bà. Mắt của bà híp lại , đôi lông mày rụng hết phần dưới đi,mi mắt cũng rụng còn lại những sợ mi ngắn cũn. Điều đó không làm bà xấu đi mà làm bà đẹp hơn vì sau căn bệnh ấy bà vẫn đẹp vãn trẻ như vẫn con sáu mươi.
Dáng hình của nội tôi giờ đây vì bệnh mà béo lên, nhưng khổ nỗi bà chỉ béo mỗi phần bụng còn chân tay thì lại gày gò. Không kể đến cánh tay bên phải bị liệt, bà không thể tự xúc cơm được nữa mà phải có người súc cho. Còn gì khổ hơn khi mất đi một cánh tay, tôi thương bà tôi nhiều lắm cả cuộc đời tu nhân tích đức mà đến cuối đời lại không thể sống một cuộc sống an lành. Nhiều khi uất ức nội tôi khóc như trẻ con, những nếp nhăn xô lại và những giọt nước mắt ào ra trên hai gò má. Cái miệng mếu xệch đi trông mà không kìm được nước mắt, gặp người thân đi xa về bà càng khóc nhiều hơn. Mỗi đêm bà dậy đi vệ sinh tôi tỉnh giấc nghe thấy những hơi thở khó khăn của bà mà chạnh lòng nghĩ bản thân chưa làm được gì cho bà. Cứ mỗi lần đứng lên ngồi xuống là cả một sự khó nhọc của bà ngay cả khi lật mình khi ngủ nữa.
Bà tôi cơ cực vậy đấy và giờ đây tôi yêu thương bà hơn bất cứ điều gì, cả cuộc đời ấy tôi sẽ cố gắng giúp cho bà vui mỗi ngày. Mai này lớn lên tôi sẽ trở thành một bác sĩ giỏi để chữa bệnh cho những người bà thoát khỏi căn bệnh quái ác kia.