kể về 1 người làm kinh tế giỏi
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.


Các từ ngữ miêu tả chiều rộng trong không gian là
Bao la , mênh mông , bát ngát ,bạt ngàn
Đúng chưa nè
bao la, rộng lớn, mênh mông, bát ngát, vút tầm mắt, thẳng cánh cò bay, trải dài . . .

Mỗi buổi sáng đến trường, em đều nhìn thấy chú bảo vệ. Chú là người đã canh gác ngày đêm để bảo vệ ngôi trường này. Cứ khoảng đến sáu giờ đúng là chú xách chiếc ghế gỗ và cầm một tờ báo ra đằng trước cổng ngồi khiến em dễ quan sát chú hơn.
Chú Hiền là người bảo vệ của trường em cũng khá lâu rồi. Chú năm nay đã bước qua tuổi năm mươi nhưng chú vẫn mạnh khoẻ. Dáng người không cao, vừa người, chỉ có cái lưng còng , lom khom khiến việc di chuyển cũng khá bất tiện. Da tay sần sùi, rám nắng không còn mềm mại như trước kia vì những tháng ngày, buổi trưa nóng bức mà chú phải ngồi gác khuôn viên trường. Đôi mắt một mí, đen, có những vết chân chim bên hai mí mắt. Lông mày tướng to đen, ở sau đã bị hoa râm một chút. Vầng trán cao, mỗi lần chú cười hay nhíu mày thì xuất hiện rõ những nếp nhăn đầy trên trán. Đôi môi thâm, khô, nứt nẻ, để lộ hàm răng ố vàng vì nhiều lần chú hút thuốc. Hai bên má gầy gò xuất hiện hai đồng tiền hột điếu lún sâu ở phần má. Làn da sần sùi, đen, có những dấu đồi mồi xuất hiện. Cách ăn mặc của chú trong trường rất đơn giản – mặc đồng phục bảo vệ đúng quy định.
Mặc dù công việc này khá phức tạp và khó khăn nhưng chú vẫn kiên cường đạt đuổi theo ước mơ. Buổi sáng, chú dậy rất sớm mở cổng cho học sinh. Còn buổi tối chú phải canh gác trường em. Cứ khoảng bảy giờ tối là chú lại đi kiểm tra hết dãy lớp học này đến dãy lớp học khác. Cứ mỗi khi có gió thổi qua , những chiếc lá bàng rơi khắp sân trường. Chú sẵn sàng cầm chổi quét tất cả lá bàng vào một góc rồi hốt bỏ vào thùng rác. Thấy học sinh nào xả rác bừa bãi, chú ân cần nhắc nhở mà không la mắng, trách phạt gì. Phải canh một ngày trời mệt nhọc mà chú không hề than thở. Mồ hôi ướt đẫm trên lưng nhưng chú vẫn kiên cường quyết tâm đạt được mục tiêu .
Chú Hiền rất thân thiện và yêu mếm học sinh trong trường như con cháu của chú. Nên trong trường ai cũng quý mến chú. Em thầm biết ơn chú Bảo vì nhờ chú mà khuôn viên trường luôn sạch đẹp.
Để ngôi trường được bình yên, an toàn, ổn định hẳn không thể thiếu vai trò quan trọng của bác bảo vệ. Bác giống như một vị thần đang trông coi tòa lâu đài diễm lệ để tránh sự xâm phạm của kẻ xấu. Với chúng em, hình ảnh bác bảo vệ yêu kính ngày ngày trông coi, bảo vệ ngôi trường thân thương đã rất quen thuộc và gần gũi. Em rất yêu quý và kính trọng bác.
Bác giống như bậc cha, chú trong nhà. Có gì không phải bác đều chỉ bảo cho chúng em rất nhiệt tình. Bác có lẽ năm nay đã ngoài 40 tuổi. Khuôn mặt bác vuông chữ điền, nước da ngăm đen, có lẽ vì phải lăn lộn nhiều trước sóng gió cuộc đời nên làn da trông rất khỏe và cứng rắn. Khuôn mặt ấy cũng đã có những nếp nhăn, những vết chai sạn nhưng trông vẫn rất hiền lành và tốt bụng. Bác không hay cười nói, có lẽ để chúng em biết khuôn phép và tuân thủ thì bác muốn giữ sự nghiêm nghị ấy để răn đe chúng em nề nếp được tốt hơn. Dáng người bác khá vạm vỡ, những bước đi chắc nịch, vững chãi trông rất da dáng một người làm nhiệm vụ giữ gìn an ninh, an toàn cho trường học.
Với bác, lần đầu nếu không quen và hay tiếp xúc thì hẳn sẽ nghĩ rằng bác rất nghiêm khắc và khó tính. Nhưng kì thực không phả như vậy, bác luôn tạo cho chúng em một sự thân mật nhất định để chúng em không được phép đùa quá chớn. Bác rất tốt bụng, có gì ngon bác thỉnh thoảng cũng hay chia đều cho chúng em. Nhưng điều khiến bọn em kính trọng chính là thái độ và tinh thần bác làm việc. Bác làm việc rất nghiêm túc và cẩn trọng, không bao giờ để ban giám hiệu trường phải nhắc nhở nhiều. Các thầy cô giáo trong trường thỉnh thoảng nếu chưa tới giờ lên lớp thường hay ghé qua chỗ bác hỏi thăm tình hình, đánh cờ và uống nước. Cảm giác rất thân mật và gần gũi.
Công việc của người bảo vệ hẳn cũng không dễ dàng gì. Nó đòi hỏi sự chăm chỉ, cần mẫn và sự hi sinh lớn lao nữa. Hàng ngày, bác phải dậy sớm từ lúc trước 6h để đi đến các lớp học mở cửa chờ chúng em bước vào. Mùa nắng thì không vấn đề gì, nhưng nếu là mùa lạnh cái rét cắt da cắt thịt chúng ta chỉ muốn ngồi trong chăn cuộn tròn ấm áp thì lúc ấy bác đã phải dậy từ trước để làm nhiệm vụ. Túc trực suốt 24h có lẽ ngôi trường coi bác như người cha già kính yêu luôn chăm sóc, lo lắng cho nó. Ban đêm, khi trời mờ dần, bầu trời chỉ còn là một tấm vải đen thì bác phải đi quanh trường một lượt, xem lớp nào chưa tắt điện, khóa cửa lớp bác lại làm hộ công việc đó. Ban đêm hễ có tiếng động bất chấp mưa gió thế nào bác cũng phải dậy kiểm tra. Tối đến, trước khi đi ngủ, bác đều phải tuần tra cả trường lại một lượt rồi mới yên tâm kê lưng gối đầu. Ngoài việc trông coi an ninh trường, bác còn giúp nhà trường quản lí gián tiếp chúng em, xem đứa nào hay nghịch ngợm, vi phạm nề nếp thì ghi lại báo lên để bị xử phạt. Không phải bác ghét bỏ gì, mà làm như vậy là để chúng em lớn dần lên và quen với sự tự lập, nghiêm khắc để nghiêm túc với bản thân. Nhờ sự ân cần và sự nghiêm khắc đúng mực ấy bác đã dạy chúng em rất nhiều khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Bác giống như bậc cha chú trong nhà, luôn yêu quý chúng em.
Chúng em luôn yêu quý, kính trọng bác. Tưởng tượng sau này càng lớn dần lên, phải xa mái trường thân yêu, xa bác, chúng em mỗi khi mắc khuyết điểm sẽ không còn được chỉ bảo nhẹ nhàng như vậy, mà cuộc sống sẽ đáp trả theo một cách khác, em lại càng lưu luyến không rời. Cảm ơn bác vì luôn bên cạnh bọn cháu trong suốt những tháng năm học trò.

Danh từ : Sông Mê Kông , Sông Hồng , Sông Trường Giang
Tính từ : nước bồi đắp phù xa đo đỏ
Thành Ngữ : ?
Danh từ : Sông Hồng , sông Thái Bình , sông Đồng Nai , Sông Tiền , sông Hậu , sông Mê Công , sông Cửu Long , sông Cầu , sông Trà Khúc , nước ngọt
Động từ : nước chảy , dòng suối chảy , uống nước ,
Tính từ : nước ngọn , sông đẹp ,
Thành ngữ : - Bạc Liêu nước chảy lờ đờ
Dưới sông cá chốt, trên bờ Triều chậu
- Ra sông mới biết cạn sâu
Ở trong lạch hói, biết đâu mà dò
- Sông Mơ, sông Mận, sông Đào
Ba ngọn sông ấy chảy vào sông Ri
- Sông kia rày đã nên đồng
Chỗ làm ruộng lúa, chỗ trồng ngô khoai
- Sông sâu cá lặn biệt tăm
Chín trăng cũng đợi, mười năm cũng chờ
- Sông sâu cá lặn vào bờ
Lấy ai thì lấy, đợi chờ nhau chi
- Sông sâu có thể bắc cầu
Lòng người nham hiểm biết đâu mà mò
- Sông sâu nước chảy ngập kiều
Dù anh phụ bạc còn nhiều nơi thương
- Sông sâu sào cắm khôn dò
Người khôn ít nói, khó đo tấc lòng
- Sông sâu sào vắn khó dò
Nào ai lấy thước mà đo lòng người
- Sông trào cho chiếc lá nhồi
Căn duyên trắc trở đứng ngồi sao yên?

Nhưng cô gái có bề ngoài rắn giỏi => CN
là thế lại là người hay nghĩ ngợi,dễ cảm thương => VN
ko có TN
TRạng ngữ : chỉ thời gian, nơi chốn , nguyên nhân, mục đích ...
trạng ngữ trả lời chó câu hỏi khí nào ? ở đâu? Vì sao? để làm gì?
Chủ ngừ là bộ phận thứ nhất nêu: người hay sự vật làm chủ sự việc trong câu .Chủ ngữ có thể dùng trả lời câu hỏi Ai?Cái gì? Con gì ?..
Vị ngừ là bộ phận thứ 2 trong câu ;nêu: Hoạt động , Trạng thái , tính chất của người ,vật ở chủ ngữ
CN: cô gái
TN : Nhưng
VN: có bề ngoài rắn giỏi , người hay nghĩ ngợi , dễ cảm thương

khoảng gần trưa,khi sương tan ,những chú chim đậu trên cành hót líu lo.
TN:.khoảng gần trưa,khi sương tan
CN:ngững chú chim
VN:đậu trên cành hót líu lo

Trong gia đình, tôi yêu quý tất cả mọi người, nhưng người mà tôi yêu mến nhất, kính trọng nhất vẫn là ông ngoại. Bất cứ lúc nào, hình ảnh của ông cũng thật ngọt ngào trong trái tim tôi.
Ông tôi chưa già lắm đâu, chỉ khoảng bảy mươi thôi. Dáng ông tầm thước như bao cụ già khác. Khuôn mặt sắt lại với nhiều nếp nhăn của những ngày tháng khó khăn, vất vả. Gian khổ nhất là những năm tháng trong chiến trường miền Đông Nam Bộ xưa kia. Khuôn mặt vuông vuông chữ điền, nước da sạm lại với nhiều chấm đồi mồi, đuôi mắt lại đầy những vết chân chim; vậy mà ông tôi trông vẫn đẹp lão lắm. Đặc biệt là với tôi, ông quả thật đẹp. Hạnh phúc nhất là được nằm trong lòng ông, tay vuốt ve chòm râu điểm bạc, ngước nhìn đôi mắt ấm áp, hiền từ của ông. Lúc đó tôi có cảm giác như đang ở trong truyện cổ tích, như có ông Bụt ở bên với bao phép màu tốt lành và đẹp đẽ.
Tôi rất thích nắm tay ông, được thấy hơi ấm nóng từ tay ông truyền sang, thật là khoan khoái. Bố mẹ đi làm suốt ngày, ông với tôi sao mà thân thiết thế. Giọng nói của ông trầm trầm và rất truyền cảm, bởi hồi trẻ ông đã là một cây” kịch nói nghiệp dư nổi tiếng của trung đoàn. Chính vì thế, ông ru hoặc kể chuyện, lũ cháu chúng tôi nghe, chỉ được một lúc là dip cả mắt lại. Ông tôi nhiều con cho nên cũng lắm cháu. Tôi chưa thấy ai yêu và quyến luyến với lũ cháu như ông. Ông thường thẳng thắn bộc bạch: Khi có cháu, lại thấy yêu cháu hơn con rất nhiều!”. Lũ chúng tôi cũng yêu quý và gắn bó với ông lắm. Nhất là tôi, thằng cháu “đích tôn” như ông vẫn trìu mến gọi vậy.
Lại một bất ngờ nữa khiến các bạn khó tin, chính ông tôi chứ không phải ai khác trong gia đình này là người ngoại trợ chính. Đứng cạnh Ông, bà tôi trờ nên vụng về, lúng túng, như bà thường tự nhận “Bà của cháu mồ côi sớm nên việc bếp núc, nội trợ đoảng vị quá!”. Cứ sáng sớm, sau khi tập thể dục, luyện vài bài dưỡng sinh là ông lại xách giỏ đi chợ. Ong đâm nghiện những tiếng chào mời, lời kì kèo qua lại của cái chợ nhỏ nằm tại khu chung cư của chúng tôi. Những thứ ông mua đều tươi rói, vừa ngon lại vừa đẹp mắt bởi nhiều màu sắc. Ong nấu nướng ngon lắm, mời các bạn đến nhà tôi mà xem, ông tôi sẽ trổ tài nghệ tuyệt vời của mình để các bạn thưởng thức. Đố có mà chê nổi.
Tôi còn quên chưa nói tới sự quan tâm đặc biệt nữa của ông mình về tình hình thời sự trong và ngoài nước. Không có chương trình thời sự nào của Truyền hình, của Đài Tiếng nói Việt Nam, của báo chí nào mà ông bỏ qua. Đã thế ông còn năng trao đổi với bạn bè, không gặp gỡ, không họp hành thì ông lại gọi điện thoại. Có lẽ, điện thoại của ông tôi chỉ để làm hai việc, hỏi thăm con cháu và bàn bạc về thời sự nóng hổi. Khi nói, ông tỏ ra say sưa, nhiệt tình như có bạn mình ở trước mặt vậy. Hầu hết các thông tin về thời sự, tôi được biết qua ông mình. Mĩ đánh I-rắc cũng khiến ông tôi buồn bực, phiền muộn vô cùng, làm cả nhà xót cả ruột.
Trong nhà tôi, ông thường coi vườn cây xanh trên tầng thượng là tài sản của mình. Trên đó có bao nhiêu là cây, là hoa. Thứ nào ngoài tên ra cũng đều có lí lịch riêng của nó. Nào là kỉ niệm ngày ở chiến trường về, ngày thăm Điện Biên Phủ, ngày sinh đứa cháu đầu,… Công ông tưới bón, chăm chút, băt sâu, tạo nên vườn cây này.
Sinh nhật vừa rồi của tôi, ông tặng một chiếc kèn nhỏ xinh. Tôi tự mày mò và bây giờ đã thổi được bài “Nhạc rừng” mà ông yêu thích. Ỏng tôi tự hào lắm, cứ khoe khắp khu nhà về tài của cháu mình. Nhưng tôi hiểu không phải vậy, chẳng qua ông yêu tôi quá thôi!
Tôi yêu quý yà kính mến ông rất nhiều và cũng biết ông yêu lại tôi như vậy. Ông là người hay là ông Bụt, tôi cũng không biết nữa.
“Cháu sẽ phải cố gắng nhiều đề làm vui lòng ông, ông ơi!”. Tôi vẫn nhủ thầm như vậy.

Thưa ngài António Guterres - Tổng thư ký Liên Hợp Quốc!
Trước hết, tôi xin chúc mừng ngài đã chính thức nhậm chức TTK Liên Hợp Quốc. Đây quả là một chức vụ vinh quang nhưng cũng đầy nặng trách nhiệm và ưu tư.
Là một cố vấn bên cạnh ngài, tôi hiểu ngài muốn bắt tay ngay lập tức vào việc giải quyết các vấn đề nóng của thế giới mà LHQ có trách nhiệm.
Thưa ngài Antonio Guterres,
Trong 10 năm ngài giữ vai trò người phụ trách Cao ủy LHQ về người tị nạn, tôi biết ngài đã có những nỗ lực không mệt mỏi để giúp đỡ những người phải rời bỏ nhà cửa để chạy trốn xung đột, nghèo đói và thiên tai. Ngài vẫn cho rằng nghèo đói là vấn nạn lớn nhất của thế giới hiện nay và phải giải quyết nó cho triệt để thì mới có cơ sở để giải quyết nhiều vấn đề khác.
Năm 2015, sau khi Các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ hết hạn, chúng ta đã đề ra 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) giai đoạn từ nay đến 2030, trong đó hai mục tiêu quan trọng nhất được đề cập đến chính là xóa nghèo, xóa đói.
Hiện nay trên thế giới vẫn còn có 836 triệu người sống ở mức nghèo. Cứ 5 người có 1 người sống với dưới 1,25 USD/ngày. Bên cạnh đó, hiện cứ 9 người thì có 1 người không có đủ thức ăn. Mục tiêu của chúng ta đặt ra là đến năm 2030 sẽ xóa nghèo cho tất cả mọi người ở mọi nơi; xóa đói và đảm bảo tất cả mọi người, đặc biệt là những người nghèo và những người dễ bị tổn thương, bao gồm cả trẻ sơ sinh, được tiếp cận với nguồn thức ăn đầy đủ, dinh dưỡng và an toàn trong cả năm.
Xoá đói giảm nghèo rõ ràng là mục tiêu bao trùm của SDGs bên cạnh các mục tiêu về giáo dục, bình đẳng giới, bảo vệ môi trường…
Thưa ngài,
Hiện nay tình trạng đói nghèo đặc biệt cao ở hai khu vực là châu Á và châu Phi. Đây là những khu vực có nền kinh tế kém phát triển, khí hậu khắc nghiệt, thiên tai nhiều, và có lịch sử phải trải qua nhiều biến động, chiến tranh.... Để tiến tới xóa đói, giảm nghèo ở các khu vực này, mà trước hết là tình trạng đói nghèo cùng cực, tôi cho rằng việc đầu tiên là phải phát huy được tối đa các nguồn lực tại chỗ, để mỗi người dân là một đại sứ trong công tác xóa đói giảm nghèo.
Ở Việt Nam - đất nước tôi, nhiều năm qua, chính phủ đã không ngừng nỗ lực giảm tỉ lệ đói nghèo trong nhân dân. Theo tiêu chí cũ, từ 1993, Việt Nam còn 58% hộ nghèo thì đến 2015, giảm còn 4,45%, nếu theo chuẩn nghèo đa chiều tỷ lệ này tương đương với 9,92%. Việt Nam đã về đích trước mục tiêu thiên niên kỷ của LHQ trong bối cảnh toàn thế giới hiện vẫn còn trên 1 tỷ người nghèo, chủ yếu là ở vùng nông thôn.
Những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam là không thể phủ nhận khi chủ động đưa vấn đề xóa đói giảm nghèo vào các chính sách của Nhà nước, đồng thời vận động, tạo điều kiện cho mọi tổ chức, tầng lớp nhân dân cùng tham gia. Song, ở đất nước Việt Nam cũng tồn tại những mô hình hỗ trợ đói nghèo cực kỳ thú vị và hữu ích, mà tôi xin được chia sẻ với ngài dưới đây.
Cuối năm 2011 - 1 nhà báo của Việt Nam - ông Trần Đăng Tuấn có thành lập một dự án nhỏ để giúp các em học sinh ở một vùng dân tộc có thêm những bữa ăn có thịt. Dự án này đã lớn mạnh nhanh chóng ngoài dự kiến ban đầu của những người khởi xướng và Quỹ trò nghèo vùng cao với chương trình trọng tâm "Cơm có thịt" đã ra đời!
Quỹ này hoạt động với lời kêu gọi đơn giản "Chương trình "CƠM CÓ THỊT" - Để nhiều em bé được ăn cơm ngon hơn, mặc áo ấm hơn… cần nhiều người chung tay, mỗi người một chút, ít thôi nhưng đều đặn!" Quỹ sẽ hỗ trợ tiền để bổ sung dinh dưỡng cho bữa ăn tại lớp tại các trường vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn. Khởi điểm ban đầu là mang đến cho các em nhỏ vùng khó khăn những bữa cơm có đủ dinh dưỡng - xóa đói, quỹ đã dần tiến tới hỗ trợ xây dựng phòng học, ký túc xá, bếp ăn, đồ dùng, vật dụng học tập cần thiết cho học sinh, các phương tiện nâng cao đời sống tinh thần của học sinh, giáo viên vùng cao.
Thưa ngài, chỉ 4 năm sau khi ra đời, chương trình Cơm có thịt đã góp phần xóa đói thiết thực cho hàng ngàn học sinh nghèo trên khắp Việt Nam. Số tiền quyên góp cho dự án đã lên tới vài triệu USD. Đặc biệt, đây là một dự án có sức lan tỏa lớn. Từ Việt Nam, Cơm có thịt đã có mặt tại Australia, Mỹ, Đức, Nhật Bản, Trung Quốc...và nhiều đất nước khác. Với tiêu chí hoạt động công khai tài chính, tôi tin rằng Cơm có thịt sẽ còn tiếp tục lan tỏa và thực hiện tốt vai trò của mình.
Hàng năm, Liên Hợp Quốc vẫn có các chương trình cứu đói cho nạn nhân ở nhiều vùng quốc gia, lãnh thổ khó khăn. Liên Hợp Quốc cũng có nhiều hoạt động, ký kết, thỏa thuận với các quốc gia để cùng nhau bắt tay xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên theo tôi, chúng ta cần có thêm các chương trình tuyên truyền, vận động mạnh mẽ hơn nữa; với những chiến dịch hỗ trợ thực sự hữu ích tăng cường khả năng hỗ trợ tự xóa đói giảm nghèo ở từng địa phương, quốc gia. Tôi cho rằng nếu chúng ta thực sự sâu sát, không ngần ngại sát cánh bên các dự án đang đạt hiệu quả cao hoặc sắp được triển khai mà xác suất thành công lớn ngay tại các địa phương thì kết quả chúng ta mong muốn cũng sẽ gần hơn.
Khó khăn của mỗi nơi thì chính nội tại sẽ là hiểu rõ nhất. Như ông Trần Đăng Tuấn vì đến tận nơi mà biết rõ lũ trẻ nghèo vùng cao cần nhất thịt và gạo để bữa cơm đủ no, đủ dinh dưỡng. Các nạn nhân đói nghèo ở Ấn Độ có thể cần hỗ trợ để có việc làm; các nạn nhân tại một số nước châu Phi có thể lại cần nước nhất. Một cách tiếp cận đa chiều và cần thật sâu sát, với những nghiên cứu và định hướng chiến lược nhằm tăng cường năng lực ở cấp địa phương, coi đây là những nhân tố chính trong các chương trình xóa đói giảm nghèo bền vững của mỗi quốc gia là rất cần thiết.
Chúng ta cũng nên hỗ trợ Chính phủ các nước đo lường các kết quả đạt được; dùng những ảnh hưởng đặc biệt của Liên Hợp Quốc để hỗ trợ những chương trình đang có tác động tốt tới việc xóa đói giảm nghèo, cải thiện các chỉ tiêu phát triển con người; nghiên cứu khả năng nhân rộng ở những khu vực phù hợp.
Tôi hy vọng rằng, đói nghèo cùng cực sẽ chấm dứt. Tỉ lệ đói nghèo sẽ giảm dần không chỉ ở đất nước tôi mà còn ở nhiều quốc gia khu vực kém phát triển khác trên thế giới; tiến tới một thế giới bình đẳng hơn, các quyền con người được đảm bảo hơn, mỗi cá nhân sẽ có cuộc sống ấm no, hạnh phúc; và chúng ta sẽ có một thế giới hòa bình, an lành hơn!
Chúc ngài sức khỏe
Mrs. Phạm
Việt Nam, ngày 11 tháng 1 năm 2017
Với vai trò là Trưởng thôn 8, ông Lưu Văn Tấn luôn nghiên cứu và nắm rõ các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước, các quy định, hương ước của địa phương để tuyên truyền vận động nhân dân đoàn kết, giữ gìn an ninh trật tự trong tình hình mới. Ở cái tuổi gần 60, sức khỏe giảm sút nhưng với Ông không có buổi tuần tra nào ở các điểm nóng về ANTT với Ban Công an xã Hạ Trạch mà Ông vắng mặt. Ông cho biết: Tình hình an ninh trật tự trong thôn rất phức tạp, nhất là việc thanh niên thường tụ tập ăn chơi, nhậu nhẹt, không chịu chăm lo làm ăn, gây mất an ninh trật tự thôn xóm. Với những đối tượng này, Ông thường xuyên theo dõi, để ý và trực tiếp đến nhà khuyên răn nhắc nhở. Các cuộc giải quyết tranh chấp, xích mích của thôn, không có cuộc nào thiếu mặt Ông. Trong quá trình hòa giải, ông Lưu Văn Tấn đã vận dụng những phong tục tập quán của địa phương, hương ước của thôn và những hiểu biết pháp luật giải thích thấu tình, đạt lý thuyết phục người dân. Nhờ vậy, tình hình an ninh trật tự trong thôn luôn được đảm bảo, ổn định.
Với sự nỗ lực không ngừng của Trưởng thôn Lưu Văn Tấn và sự đồng lòng của nhân dân, trong những năm trở lại đây đời sống của nhân dân Thôn 8 đã có nhiều khởi sắc, thôn đã thành lập được các mô hình như: Tổ tự quản về an ninh trật tự; tổ hòa giải; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã xây dựng mô hình khu dân cư không có tội phạm.
Trường hợp của anh Lê Quang Tú là một ví dụ, trước đây Anh hay tụ tập bạn bè, gây rối trật tự công cộng, không chịu chăm lo làm ăn, làm ảnh hưởng đến an ninh thôn xóm. Ông Tấn cùng với các đồng chí Công an viên đến nhà nhắc nhở, giải thích, động viên anh Tú để trở thành người có ích cho xã hội. Giờ đây anh Lê Quang Tú đã tu chí và vươn lên làm kinh tế giỏi.
Không chỉ làm tốt trách nhiệm của một người Trưởng thôn, Ông còn là một tấm gương về lao động, sản xuất giỏi để mọi người học tập theo. Ông đã luôn tích cực học hỏi, áp dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên lúa, hoa màu của Ông luôn mang lại năng suất cao. Gia đình ông hiện có 1 hécta ao nuôi cá, 20 con lợn và trên 100 con gia cầm các loại. Nhờ áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, chủ động phòng tránh dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm nên đàn vật nuôi của gia đình Ông sinh trưởng và phát triển tốt, mỗi năm thu về trên 50 triệu đồng từ chăn nuôi.
Bên cạnh đó ông Tấn còn có tinh thần giúp đỡ bà con hàng xóm, đến từng hộ dân để vận động phát triển kinh tế gia đình, hướng dẫn kinh nghiệm, chia sẻ cách làm ăn, với phương châm “Cùng nhau thoát nghèo trên chính mảnh đất của mình”. Nhờ sự quan tâm, động viên đó, nên người dân đã biết phát huy những lợi thế của hệ thống kênh mương để trồng lúa, trồng bắp với năng suất ngày càng cao. Ông đã cùng với nhân dân trong thôn áp dụng có hiệu quả mô hình “Nuôi cá thả trên đồng ruộng lúa” đây là một mô hình phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình, lại dễ áp dụng vào thực tiễn.
Đánh giá về những đóng góp của ông Tấn, đồng chí Nguyễn Văn Huân, Trưởng Công an xã Hạ Trạch, cho biết: “Ông Tấn là một Trưởng thôn được người dân tin yêu, mến phục. Những đóng góp của ông Tấn có vai trò rất lớn trong việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của người dân thôn 8”.
Với những đóng góp của mình, ông Lưu Văn Tấn đã được cấp ủy, chính quyền địa phương và bà con nhân dân trong thôn ghi nhận. Đó là niền vui, niềm động viên rất lớn để Ông tiếp tục hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Với vai trò là Trưởng thôn 8, ông Lưu Văn Tấn luôn nghiên cứu và nắm rõ các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước, các quy định, hương ước của địa phương để tuyên truyền vận động nhân dân đoàn kết, giữ gìn an ninh trật tự trong tình hình mới. Ở cái tuổi gần 60, sức khỏe giảm sút nhưng với Ông không có buổi tuần tra nào ở các điểm nóng về ANTT với Ban Công an xã Hạ Trạch mà Ông vắng mặt. Ông cho biết: Tình hình an ninh trật tự trong thôn rất phức tạp, nhất là việc thanh niên thường tụ tập ăn chơi, nhậu nhẹt, không chịu chăm lo làm ăn, gây mất an ninh trật tự thôn xóm. Với những đối tượng này, Ông thường xuyên theo dõi, để ý và trực tiếp đến nhà khuyên răn nhắc nhở. Các cuộc giải quyết tranh chấp, xích mích của thôn, không có cuộc nào thiếu mặt Ông. Trong quá trình hòa giải, ông Lưu Văn Tấn đã vận dụng những phong tục tập quán của địa phương, hương ước của thôn và những hiểu biết pháp luật giải thích thấu tình, đạt lý thuyết phục người dân. Nhờ vậy, tình hình an ninh trật tự trong thôn luôn được đảm bảo, ổn định.
Với sự nỗ lực không ngừng của Trưởng thôn Lưu Văn Tấn và sự đồng lòng của nhân dân, trong những năm trở lại đây đời sống của nhân dân Thôn 8 đã có nhiều khởi sắc, thôn đã thành lập được các mô hình như: Tổ tự quản về an ninh trật tự; tổ hòa giải; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã xây dựng mô hình khu dân cư không có tội phạm.
Trường hợp của anh Lê Quang Tú là một ví dụ, trước đây Anh hay tụ tập bạn bè, gây rối trật tự công cộng, không chịu chăm lo làm ăn, làm ảnh hưởng đến an ninh thôn xóm. Ông Tấn cùng với các đồng chí Công an viên đến nhà nhắc nhở, giải thích, động viên anh Tú để trở thành người có ích cho xã hội. Giờ đây anh Lê Quang Tú đã tu chí và vươn lên làm kinh tế giỏi.
Không chỉ làm tốt trách nhiệm của một người Trưởng thôn, Ông còn là một tấm gương về lao động, sản xuất giỏi để mọi người học tập theo. Ông đã luôn tích cực học hỏi, áp dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên lúa, hoa màu của Ông luôn mang lại năng suất cao. Gia đình ông hiện có 1 hécta ao nuôi cá, 20 con lợn và trên 100 con gia cầm các loại. Nhờ áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, chủ động phòng tránh dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm nên đàn vật nuôi của gia đình Ông sinh trưởng và phát triển tốt, mỗi năm thu về trên 50 triệu đồng từ chăn nuôi.
Bên cạnh đó ông Tấn còn có tinh thần giúp đỡ bà con hàng xóm, đến từng hộ dân để vận động phát triển kinh tế gia đình, hướng dẫn kinh nghiệm, chia sẻ cách làm ăn, với phương châm “Cùng nhau thoát nghèo trên chính mảnh đất của mình”. Nhờ sự quan tâm, động viên đó, nên người dân đã biết phát huy những lợi thế của hệ thống kênh mương để trồng lúa, trồng bắp với năng suất ngày càng cao. Ông đã cùng với nhân dân trong thôn áp dụng có hiệu quả mô hình “Nuôi cá thả trên đồng ruộng lúa” đây là một mô hình phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình, lại dễ áp dụng vào thực tiễn.
Đánh giá về những đóng góp của ông Tấn, đồng chí Nguyễn Văn Huân, Trưởng Công an xã Hạ Trạch, cho biết: “Ông Tấn là một Trưởng thôn được người dân tin yêu, mến phục. Những đóng góp của ông Tấn có vai trò rất lớn trong việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của người dân thôn 8”.
Với những đóng góp của mình, ông Lưu Văn Tấn đã được cấp ủy, chính quyền địa phương và bà con nhân dân trong thôn ghi nhận. Đó là niền vui, niềm động viên rất lớn để Ông tiếp tục hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.