Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Con người thật kỳ lạ, họ toàn quên thứ cần nhớ và toàn nhớ những thứ nên quên. Có người toàn quên chìa khóa, nhưng lại nhớ mãi một kỉ niệm, mà nếu quên đi thì họ sẽ hạnh phúc vô cùng. Có người có thể nhớ rất dai cái mặt đáng ghét của ai đó, nhưng nhớ từ vựng tiếng Anh lại là một thách thức. Tại sao lại có hiện tượng kỳ thú này? Cách nhớ lâu, nhớ nhanh, nhớ mãi tới già bất cứ thứ gì bạn muốn là gì?
Trong Blog này, Fususu không chỉ giúp bạn giải mã hiện tượng nhớ nhớ quên kỳ thú đó, mà còn bật mí cách nhớ lâu MP3. Không phải là cái máy Mp3 nghe nhạc đâu nhé, đó là ba bước mà nếu thành thục, bạn sẽ thấy việc nhớ từ vựng tiếng Anh, nhớ bài dài, hay cải thiện trí nhớ sẽ không còn là vấn đề (mà thực ra trí nhớ chưa bao giờ là một vấn đề với bộ não của bạn đâu, thật đấy).
Bản chất của việc nhớ lâu một thứ gì đó?
Theo khoa học về não bộ, thông tin chúng ta thu nhận được lưu trữ dưới hai dạng. Trí nhớ ngắn hạn và dài hạn. Để dễ nhớ, Fususu gọi trí nhớ ngắn hạn là “trí QUÊN”, vì nó rất hay quên. Còn trí nhớ dài hạn, hãy gọi là “trí QUEN” vì nó là cái két sắt chứa những thông tin quen thuộc kiểu như tên tuổi, ngày sinh nhật của bạn.
Nếu để ý, sự khác biệt giữa trí QUÊN và trí QUEN chỉ là cái dấu mũ, trông giống mái nhà vậy. Và việc một thông tin nào đó khiến bạn nhớ mãi lý do thật đơn giản: nó đã “chọc thủng” mái nhà Trí QUÊN để vào căn phòng Trí QUEN, thậm chí chui vào một két sắt nào đó bên trong.
Có thể bạn đang háo hức muốn biết cách “chọc thủng” mái nhà đó, thậm chí cầu có cơn bão nào đó làm tốc mái. Song hãy bình tĩnh nhé, cái mái nhà trí QUÊN này rất quan trọng đấy. Nếu không có nó thì chắc chắn bạn sẽ gặp vấn đề lớn đấy chứ không phải đùa đâu!
Vai trò của trí nhớ ngắn hạn và mái nhà Trí QUÊN
Bạn biết bệnh mất trí nhớ chứ? Hãy tưởng tượng thế giới này tự nhiên xuất hiện một căn bệnh ngược lại và lan tỏa mạnh mẽ hơn cả đại dịch Zombie. Cứ ai mắc phải là sẽ nhớ mãi mọi thứ họ nhìn thấy tới già. Có thể bạn đang ước giá mà có đại dịch ấy thì tốt, mình sẽ học bài mau thuộc, sát giờ thi vài phút ôn cũng được. Hãy cẩn thận với những gì bạn ước!
Vì giả sử bạn bị mắc căn bệnh siêu trí nhớ đó và nhìn thấy một con trâu. Nó ngoe nguẩy cái đuôi, và rồi… bịch, sản phẩm màu đen của nó xuất hiện (bạn biết là gì rồi). Với siêu trí nhớ, bạn nhớ rõ từng chi tiết trên sản phẩm, thậm chí mùi vị (à nhầm, chỉ có mùi thôi). Thứ đó không làm sao thoát ra khỏi đầu bạn, lúc đi tắm, đi ngủ, thậm chí… đi ăn.
Ôi, có lẽ tôi nên dừng lại. Chừng đó là đủ để cho thấy trí quên rất quan trọng. Trong cuộc sống, mái nhà cản nắng che mưa giúp bạn an toàn. Trong bộ não, trí quên giúp rửa trôi thông tin thừa thãi, giúp bảo vệ bộ não khỏi bị nổ tung. Song nhiều khi, đúng là có những thứ chúng ta muốn nhớ, nhớ bài, nhớ từ vựng tiếng Anh, nhớ tên của ai đó… Vậy cách nhớ lâu là gì?
Cách nhớ lâu truyền thống:
Mưa dầm thấm lâu
Vì tính đơn giản nên cách nhớ lâu này được truyền từ hết đời này sang đời nọ. Mưa liên tục lâu ngày, nhà cũng sẽ dột. Nếu bạn kiên trì đọc lẩm bẩm từ ngày này qua ngày khác, thì chắc chắn tới một lúc nào đó thông tin cần nhớ sẽ thẩm thấu xuyên qua mái nhà Trí QUÊN, làm ướt nhoẹt căn phòng trí QUEN.
Cách nhớ lâu này nhiều người vẫn áp dụng được, họ cứ cầm sách đọc lẩm bẩm là thuộc và thi cử ngon lành. Song thực ra, nó không dành cho tất cả. Đa số thường mắc cái bẫy “tưởng như đã thuộc”, tức là lúc ôn thì chưa quên đâu, nhưng lúc thi mới quên. Chưa kể việc lặp đi lặp lại những thứ khô khan sẽ tạo cảm giác nhàm chán.
Cách nhớ lâu hiện đại:
Sét đánh ngang tai.
Bạn có nhớ lần đầu tiên mình cho tay vào lửa không? Thế còn lần thứ hai? (Ngu gì có lần thứ hai ^^!). Có những thứ mà bạn chỉ gặp một lần, nhưng nhớ mãi như một lần nghịch dại, hoặc… mối tình sét đánh. Cảm xúc mạnh mẽ giống như tia sét, đánh thủng mái nhà trí QUÊN, kiến thức cần học tranh thủ bò vào căn phòng trí QUEN.
Đây là mục tiêu của các kỹ thuật ghi nhớ siêu tốc hiện đại, tạo ra các liên tưởng hài hước, tạo ra cảm xúc vui vẻ để gây ấn tượng với não bộ. Bạn có thể tìm thấy các kỹ thuật liên tưởng để ghi nhớ trong bất cứ sách dạy ghi nhớ nào. Song đặc điểm chung là nếu bạn không tạo ra liên kết đủ ấn tượng, thì như nước đọng trên mái nhà, thông tin vẫn sẽ bay hơi.
Cách nhớ lâu của FuSuSu: Ba bước MP3
Đa số mọi người thường áp dụng một trong hai cách trên để ghi nhớ. Mỗi cách đều có ưu nhược riêng, nên tôi kết hợp truyền thống lẫn hiện đại, để tạo ra MP3. Nguyên tắc ghi nhớ của bộ não là nó sẽ chỉ giữ lại những thông tin mà nó (chứ không phải bạn) cảm thấy ấn tượng và quan trọng. Và ba bước MP3 sẽ đáp ứng các nguyên tắc ghi nhớ đó.
Cách nhớ lâu MP3 – Make fun on Paper 3 times.
(tạm dịch: Vui vẻ trên Tờ giấy Vẽ 3 lần – VTV3)
Bước 1. Make Fun – Vui vẻ
Thật ra một thứ gì đó khó nhớ thì là do bạn đã chưa làm cho nó dễ nhớ, trước khi bạn bắt đầu bắt bộ não nhớ nó. Người ta nói đừng làm việc chăm chỉ, mà hãy làm việc thông minh. Trước khi lao đầu vào nhớ thứ gì đó, hãy làm cho thứ ấy trở nên sinh động, hài hước, dễ nhớ cái đã.
Trên Blog này tôi đã có rất nhiều bài viết kèm ví dụ thực tiễn về cách làm cho mọi thứ trở nên ấn tượng với bộ não. Bạn có thể tham khảo một số bài bên dưới (song hãy đọc chúng sau khi đọc hết bài này nhé).
- Cách nhớ lâu những con số: Nhiều độc giả của Numagician đã nhớ được dãy dài 512 số của Pi đấy ➙ Blog Chinh phục đỉnh Pi
- Cách nhớ lâu tên thuốc: Công thức có cái tên ngộ nghĩnh “Mít LG” này sẽ giúp bạn chinh phục các loại tên, bao gồm từ tiếng Anh dài nhất thế giới ➙ Blog Thuộc tên mọi thứ
- Cách nhớ lâu danh sách ý chính: Móc treo trí nhớ, đây là kỹ thuật mà bất cứ cao thủ trí nhớ nào cũng đều phải biết ➙ Blog Thuộc nhanh nhớ chuẩn
- Cách nhớ lâu đề cương dầy cộp: Một bí quyết tận dụng sức mạnh của tiếng Việt để xử lý những thứ trừu tượng, từng giúp tôi đạt 8.5/10 môn Triết Học khó nhớ ➙ Blog Làm phao câu nghệ thuật
Bước 2. Paper – Tờ giấy
Có một sự thật là sau khi Make Fun, sau khi biến thông tin trở nên vui vẻ bạn sẽ thấy cảm hứng và rất dễ thuộc. Song các thông tin này vẫn có thể bị “bay hơi” nếu bộ não không nghĩ rằng chúng quan trọng. Vậy cách nhớ lâu chúng là gì?
Tôi trải nghiệm rõ rệt điều này vào 2015, khi lần đầu tiên nhớ 512 số Pi. Ngay Khi mới học xong, tôi có thể tự tin viết lại dãy dài 512 số trong 2 phút, với độ chính xác 100%. Nhưng sau khoảng một tháng không ôn lại, tôi cần khoảng 10 phút để viết lại, với độ chính xác 90%. Vì dãy số siêu dài đó cũng siêu vô nghĩa với bộ não.
HÒM KHO BÁU
Tặng bạn: Khóa học giúp bạn nhớ dãy 1000 số Pi khiến bạn bè ngạc nhiên
Bạn có thể chờ 3556 giây quà tự mở, hoặc share và tag#fususu để xem. Chia sẻ là chìa khóa thành công!
MỞ KHÓA NGAY
Lưu ý: Để đảm bảo mở khóa thành công, tốt nhất hãy sử dụng trình duyệt, bấm vào nút trên để Share bạn nhé!
Vậy làm sao để thông báo cho bộ não biết rằng chúng rất quan trọng? Đó là giấy. Đừng chỉ tưởng tượng, hãy viết, vẽ lại những gì bạn đã tưởng tượng ra giấy. Đây không chỉ là cách đơn giản nhất để báo hiệu cho bộ não rằng thông tin này rất quan trọng, mà còn phục vụ cho bước tiếp theo.
Bước 3. 3 Times – 3 lần….
Khi bạn tạo ra những liên tưởng ấn tượng, rồi viết ra giấy thì khả năng ghi nhớ đã tăng lên ít nhất gấp 3 – 5 lần rồi. Song sự thật là mái nhà Trí QUÊN rất nghiêm ngặt, thứ gì mà bạn thực sự không yêu thích, không cảm thấy có ích, thì vẫn có thể bị bốc hơi.
Do vậy, cách duy nhất để giữ chúng lại là… bạn phải ôn lại theo các mốc: 1 ngày, 1 tuần và 1 tháng. Việc này giúp bộ não hiểu rằng thông tin đó là siêu quan trọng và cất vào két sắt trong căn phòng trí QUEN. Mà ôn 3 lần 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng… là có đủ nhớ tới già?
Điều này phụ thuộc vào bước 2, bước Make Fun của bạn. Nếu ấn tượng đủ mạnh thì đôi khi MP1 là đủ, còn chưa đủ mạnh thì có thể sẽ cần MP4, MP5… MP69. Song điều thú vị là vào mỗi lần ôn tiếp theo, thì thời gian ôn sẽ ngắn hơn và bạn sẽ nhớ được lâu hơn.
Một công cụ tự động nhắc bạn ghi nhớ…
Vậy là bạn đã nắm được bản chất của ghi nhớ, cũng như cách nhớ lâu Mp3. Vậy có công cụ nào để nhắc nhở chúng ta ôn tập lại đều đặn một thứ gì đó không, trong khi ngày càng có quá nhiều thứ để nhớ? Ngày càng nhiều bài phải thuộc? Ngày càng nhiều từ vựng tiếng Anh cần học? Câu trả lời là có. Đó là Google Calendar.
Sau khi học thứ gì đó, nếu nó thực sự quan trọng. Bạn có thể lên Google Calendar, tạo một sự kiện và đặt lịch nhắc thông báo ôn lại qua mail sau 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng nữa. Cách thực hiện bạn có thể xem trong Clip hướng dẫn chi tiết bên dưới. Vậy là bạn đã biết cách nhớ lâu, nhớ nhanh, nhớ mãi đến già rồi
hht
8 cách để ghi nhớ mọi thứ bạn muốn một cách nhanh nhất và lâu nhất
- Chuẩn bị Lựa chọn môi trường học tập/đọc sách/đọc tài liệu. ...
- Ghi âm lại những gì bạn cần nhớ ...
- Hãy viết ra thứ cần nhớ ...
- Sắp xếp các ghi chú ...
- Áp dụng phương pháp lặp đi lặp lại thông tin. ...
- Hãy viết ra những thứ bạn đã nhớ ...
- Dạy lại cho người khác. ...
- Nghỉ ngơi.
I am going to Ha Long Bay
Cấu trúc: I am+ going to+ nơi đến