K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 7 2021

Trả lời :

9 chúa :

1. Chúa Tiên Nguyễn Hoàng (1525 – 1613). Ông nội là Nguyễn Hoằng Dụ, cha Nguyễn Kim và anh rể Trịnh Kiểm đều là những trọng thần của triều đình nhà Hậu Lê. Sau khi Nguyễn Kim bị một hàng tướng của nhà Mạc đánh thuốc độc chết, rồi Trịnh Kiểm giết anh trai ông là Nguyễn Uông, Đoan quận công Nguyễn Hoàng lo ngại cho người hỏi ý kiến Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm và được ngầm chỉ bảo “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân”, ông bèn nhờ chị gái là Ngọc Bảo xin Trịnh Kiểm cho vào trấn thủ đất Thuận Hóa, người anh rể cũng muốn Nguyễn Hoàng đi xa khỏi gây ảnh hưởng đối với vua Lê nên chấp thuận. Ông xưng Chúa năm 1558, là vị chúa khai sinh của triều đại, ban đầu đóng dinh ở làng Ái Tử, tỉnh Quảng Trị. Kể từ đó các đời vua chúa kế tục mở mang bờ cõi về phương Nam và thống nhất hoàn toàn đất nước vào năm 1802 dưới triều vua Gia Long. Năm 1601 ông cho xây chùa Thiên Mụ.

2. Chúa Sãi (Chúa Bụt) Nguyễn Phúc Nguyên (1563–1635). Ông là người đầu tiên mang họ Nguyễn Phúc. Tương truyền lúc mẹ ông có thai chiêm bao có vị thần đưa tờ giấy đề chữ “Phúc”, quần thần chúc mừng đề nghị đặt tên thế tử là “Phúc”, nhưng muốn cả dòng tộc sau này được hưởng phúc nên bà lấy chữ này làm tên lót. Năm 1626, để chuẩn bị cuộc chiến với chúa Trịnh ông cho dời dinh vào huyện Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế.

3. Chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan (1601–1648). Năm 1636 chúa Thượng dời phủ vào Kim Long, thương cảng Thanh Hà – Bao Vinh hình thành ngay sau đó, cùng với Hội An là hai cửa ngõ ngoại thương lớn nhất Đàng Trong của các chúa Nguyễn thời bấy giờ.

4. Chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần (1620–1687), được sử sách đánh giá là tướng tài, Bắc đốt cháy Hà Lan, đánh tan quân Trịnh tiến đánh Đàng Trong, Nam dẹp yên Chăm Pa, Chân Lạp.

5. Chúa Nghĩa Nguyễn Phúc Thái (1650–1691). Ông là người dời phủ về làng Phú Xuân. Phú Xuân từ đó trở thành chính dinh của các đời chúa Nguyễn tiếp theo và là kinh đô của triều đại nhà Nguyễn sau này.

6. Chúa Minh Nguyễn Phúc Chu (1675–1725). Ông là người đầu tiên sai sứ sang nhà Thanh xin phong vương nhưng không được chấp thuận vì nhà Thanh vẫn xem vua Lê ở Đàng Ngoài là vua của đất Việt lúc đó.

7. Chúa Ninh Nguyễn Phúc Chú (1697–1738). Ông có công trong việc thiết lập đơn vị hành chính mới, giữ gìn và mở mang vùng đồng bằng sông Cửu Long.

8. Chúa Vũ Nguyễn Phúc Khoát (1714–1765). Năm 1744, lúc này Chúa Trịnh đã xưng vương nên Nguyễn Phúc Khoát cũng xưng Vũ Vương và xem Đàng Trong như một nước độc lập.

9. Chúa Định Nguyễn Phúc Thuần (1754–1777). Khi còn sống, Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát chọn con trai thứ chín là Nguyễn Phúc Hiệu nối ngôi, nhưng Nguyễn Phúc Hiệu chết còn con ông đang quá nhỏ nên Vũ Vương cho con trai thứ hai là Nguyễn Phúc Luân (cha vua Gia Long sau này) nối ngôi. Khi Vũ Vương chết, quyền thần Trương Phúc Loan giết Nguyễn Phúc Luân lập Nguyễn Phúc Thuần khi ấy mới 12 tuổi lên ngôi để dễ bề thao túng. Năm 1777 ông bị nhà Tây Sơn giết khi 26 tuổi, chưa có con nối dõi.

19 tháng 7 2021

9 chúa-13 vua 

1. Chúa tiên Nguyễn Hoàng

2. Chúa sãi Nguyễn Phúc Nguyên

3. Chúa thượng Nguyễn Phúc Lan

4.Chúa hiền Nguyễn Phúc Tần

5. Chúa nghĩa Nguyễn Phúc Thái 

6. Chúa minh Nguyễn Phúc Chu

7. Chúa ninh Nguyễn Phúc Chú 

8. Chúa vũ Nguyễn Phúc Khoát

9. Chúa định Nguyễn Phục Thuần

Đại Nam: Quốc hiệu do Nhân Huệ Đế Nùng Trí Cao đặt sau khi xưng đế lần thứ hai chống lại chính quyền nhà Tống và nhà Lý.

19 tháng 7 2021

đây là Đại Nam đế quốc

19 tháng 7 2021

Tên đầy đủ của nước ta hiện nay là gì?

  • Tên đầy đủ của nước ta hiện nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
  • Quốc kì của nước ta như thế nào ?

    Quốc kì của nước ta là lá cờ đỏ sao vàng

Trả lời:

- Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Lá cờ đỏ sao vàng

HT

18 tháng 7 2021

trả lời:

Đúng là triều  (1010-1226)  9 đời vua: Thái Tổ, Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông, Thần Tông, Anh Tông, Cao Tông, Huệ Tông và Chiêu Hoàng.

còn thời nhà trần mk ko cóa bt

18 tháng 7 2021

1. LÝ THÁI TỔ (1010 – 1028) 

Tên húy là Lý Công Uẩn, sinh ngày 12 tháng 02 năm Giáp Tuất (974) là người châu Cổ Pháp (thuộc huyện Tiên Sơn tỉnh Bắc Ninh ngày nay). 

Thời Lê Ngọa Triều, Lý Công Uẩn giữ chức Tứ sương quân phó chỉ huy sứ, sau đó được thăng đến chức Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ. Bởi chức này, sử cũ thường gọi vua là Thân vệ. Năm Kỷ Dậu (1009), Lê Ngọa Triều mất, ông được triều thần (đại diện là Đào Cam Mộc) và các nhà sư (đại diện là Sư Vạn Hạnh) tôn lên ngôi vua. Vua lên ngôi tháng 10 năm Kỷ Dậu (1009) nhưng bắt đầu đặt niên hiệu riêng từ năm 1010 nên sử vẫn thường tính năm đầu đời Lý Thái Tổ là năm 1010. Tháng 7 năm 1010 vua quyết định dời đô về Thăng Long. Vua ở ngôi 18 năm, mất ngày 03 tháng 3 năm Mậu Thìn (1028), thọ 54 tuổi. Trong 18 năm làm vua, ông chỉ dùng một niên hiệu duy nhất là Thuận Thiên. 

2. LÝ THÁI TÔNG (1028 – 1054) 

Tên húy là Lý Phật Mã hay Lý Đức Chính, con trưởng của Lý Thái Tổ, mẹ đẻ là Lê Thái Hậu. Vua sinh ngày 26 tháng 6 năm Canh Tí (1000) tại Hoa Lư. Tháng 4 năm Nhâm Tý (1012), ông được lập Thái tử và lên ngôi Vua vào ngày 04 tháng 3 năm Mậu Thìn (1028), ở ngôi 26 năm, mất ngày 1 tháng 10 năm Giáp Ngọ (1054), thọ 54 tuổi. 

Vua Lý Thái Tông là vị vua anh minh và có nhiều đóng góp trong triều đại nhà Lý. Chính ông thân chinh đem quân đi dẹp cuộc nổi dậy của Nùng Tồn Phúc, Nùng Trí Cao; năm 1044 sau cuộc chiến tranh với Chiêm Thành vua cho đại xá miễn một nữa tiền thuế để khoan sức dân; năm 1049 cho xây chùa Diên Hựu (Chùa Một cột); Năm 1042 vua cho ban hành Bộ Luật Hình thư là bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta.  

Trong thời gian ở ngôi, ông có 6 lần đặt niên hiệu, đó là: Thiên Thành (1028-1034), Thông Thụy (1034-1039), Càn Phù Hữu Đạo (1039-1042), Minh Đạo (1042-1044), Thiên Cảm Thánh Vũ (1044-1049), Sùng Hưng Đại Bảo (1049-1054). 

3. LÝ THÁNH TÔNG (1054-1072) 

Tên húy là Nhật Tôn. Các bộ chính sử đều chép vua là con trưởng của vua Lý Thái Tông, mẹ người họ Mai, tước Kim Thiên Thái hậu (duy chỉ có Đại Việt sử lược thì chép vua là con thứ ba, mẹ là Linh Cảm Thái hậu). Vua sinh ngày 25 tháng 2 năm Quý Hợi (1023) tại kinh thành Thăng Long. Ngày 6 tháng 5 năm Mậu Thìn (1028) ông được lập thành Thái tử và lên ngôi ngày 1 tháng 10 năm Giáp Ngọ (1054), ông ở ngôi 18 năm, mất tháng 1 năm Nhâm Tí (1072), thọ 49 tuổi. 

Vua được xem là ông vua thương dân, gắn bó với nông dân, đồng ruộng, ông thường đi xem cấy, gặt hái. Năm 1070 vua cho mở trường lập Văn Miếu tại kinh đô Thăng Long. 

Trong 18 năm ở ngôi, vua Lý Thánh Tông đã 5 lần đặt niên hiệu, đó là: Long Thụy Thái Bình (1054-1058), Chương Thánh Gia Khánh (1059-1065), Long Chương Thiên Tự (1066-1068), Thiên Huống Bảo Tượng (1068-1069), Thần Vũ (1069-1072).  

4. LÝ NHÂN TÔNG (1072-1127) 

Tên húy là Càn Đức, con trưởng của Vua Lý Thánh Tông, mẹ đẻ là Linh Nhân Thái hậu (tức bà Ỷ Lan). Vua sinh ngày 25 tháng 1 năm Bính Ngọ (1066) tại kinh thành Thăng Long, lên ngôi tháng 1 năm Nhâm Tí (1072), ở ngôi 55 năm, mất ngày 12 tháng 12 năm Đinh Mùi (1127), thọ 61 tuổi. 

Trong thời gian vua Lý Nhân Tông ở ngôi, nhà Tống có ý đồ xâm lược nước ta, vua và Thái úy Lý Thường Kiệt đã chủ động đánh đuổi quân Tống, và đã chiến thắng ở sông Như Nguyệt, đánh đuổi được quân Tống. 

Năm 1076 vua cho mở trường Quốc Tử Giám ở kinh đô Thăng Long, cũng từ đây, nền giáo dục đại học của nước ta được khai sinh.  

Trong 55 năm ở ngôi vua đã 8 lần đặt niên hiệu, đó là: Thái Ninh (1072-1076), Anh Vũ Chiêu Thắng  (1076-1084), Quảng Hựu (1085-1092), Hội Phong (1092-1100), Long Phù (Long Phù Nguyên Hóa) (1101-1109), Hội Tường Đại Khánh (1110 – 1119), Thiên Phù Duệ Vũ (1120-1126), Thiên Phù Khánh Thọ (1127). 

5. LÝ THẦN TÔNG (1127-1138)

Tên húy là Dương Hoán, con trưởng của em ruột vua Nhân Tông là Sùng Hiền Hầu, được Vua Trần Nhân Tông nhận làm con nuôi rồi sau truyền ngôi cho, mẹ đẻ là phu nhân họ Đỗ. Thần Tông là cháu ruột của Vua Nhân Tông. Vua sinh tháng 6 năm Bính Thân (1116), Năm Đinh Dậu (1117) thì được Nhân Tông nhận làm con nuôi. Khi vua Nhân Tông mất, ông được lên nối ngôi vào cuối tháng 12 năm Đinh Mùi (1127). Vua ở ngôi 10 năm, mất ngày 26 tháng 9 năm Mậu Ngọ (1138), thọ 22 tuổi.

Vua Lý Thần Tông coi trọng việc phát triển nông nghiệp, thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”, cho binh lính đổi phiên, cứ lần lượt 6 tháng một được về làm ruộng, do vậy nhân dân no đủ, an cư lạc nghiệp. Trong thời gian ở ngôi, vua Lý Thần Tông đã đặt hai niên hiệu: Thiên Thuận (1128-1132), Thiên Chương Bảo Tự (1133-1138). 

6. LÝ ANH TÔNG (1138-1175) 

Tên Húy là Thiên Tộ, con trưởng của Lý Thần Tông, mẹ đẻ là Lê thái hậu. Vua sinh tháng 4 năm Bính Thìn (1136) và lên ngôi ngày 1 tháng 10 năm Mậu Ngọ (1138), ở ngôi 37 năm, mất vào tháng 7 năm Ất Mùi (1175), thọ 39 tuổi. 

Trong 37 năm ở ngôi, ông đã đặt 4 niên hiệu: Thiệu Minh (1138-1140), Đại Định (1140-1162), Chính Long Bảo Ứng (1163-1174), Thiên Cảm Chí Bảo (1174-1175). 

7. LÝ CAO TÔNG (1175-1210)

Tên húy là Long Trát hay Long cán, là con thứ 6 của Vua Anh Tông, mẹ đẻ là Thụy Châu Thái hậu, người họ Đỗ. Vua sinh ngày 25 tháng 5 năm Quý Tị (1173), lên ngôi tháng 7 năm Ất Mùi (1175), ở ngôi 35 năm, mất ngày 28 tháng 10 năm Canh Ngọ (1210), thọ 37 tuổi. 

Trong thời gian ở ngôi, vua ăn chơi vô độ do vậy giặc cướp nổi lên nhiều nơi, dân đói kém liên miên, cơ nghiệp nhà Lý suy đồi từ đây dù đã có dấu hiệu từ thời vua Lý Anh Tông. 

Vua Lý Cao Tông có 4 lần đặt niên hiệu: Trinh Phù (1176-1186), Thiên Tư Gia Thụy (1186-1202), Thiên Gia Bảo Hựu (1202-1205), Trị Bình Long Ứng (1205-1210).  

8. LÝ HUỆ TÔNG (1210-1224) 

Tên húy là Hạo Sảm, con trưởng của Vua Cao Tông, mẹ đẻ là Đàm Thái Hậu. Vua sinh tháng 7 năm Giáp Dần (1194), được lập làm Thái tử vào tháng 1 năm Mậu Thìn (1208), lên ngôi cuối năm Canh Ngọ (1210), ở ngôi 14 năm. Năm Giáp Thân (1224), vua nhường ngôi cho con gái thứ là Lý Chiêu Hoàng rồi đi tu ở chùa Chân Giáo (trong thành Thăng Long, hiệu là Huệ Quang Thiền Sư). Mặc dù ông ở ngôi vua, nhưng mọi việc trong triều chính đều do Trần Thủ Độ điều hành.  Huệ Tông sau bị nhà Trần bức tử vào tháng 8 năm Bính Tuất (1226), thọ 32 tuổi. Trong 14 năm trị vì, vua chỉ đặt một niên hiệu là Kiến Gia (1211-1224). 

9. LÝ CHIÊU HOÀNG (1224-1225) 

Tên húy là Phật Kim, lại có tên húy khác là Lý Thiên Hinh Nữ, được vua cha là Lý Huệ Tông phong làm Chiêu Thánh công chúa, là con thứ hai của vua Trần Huệ Tông, mẹ đẻ là Thuận Trinh thái hậu Trần Thị Dung. Bà sinh tháng 9 năm Mậu Dần (1218). Tháng 10 năm Giáp Thân (1224) được vua cha truyền ngôi. Đến tháng 12 năm Ất Dậu (1225) dưới sự đạo diễn của Trần Thủ độ, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh (là cháu gọi Trần Thủ Độ bằng chú, sau này là vua Trần Thánh Tông), từ đây bà là Chiêu Thánh hoàng hậu. Nhà Lý chấm dứt từ đó. Lý Chiêu Hoàng mất vào tháng 3 năm Mậu Dần (1278), thọ 60 tuổi. Niên hiệu trong thời gian bà ở ngôi là Thiên Chương Hữu Đạo.

18 tháng 7 2021

hok bt

Hiệp Đốc quân vụ Đại thần - Thượng thư Bộ binh Tôn Thất Thuyết (1839 -1913), người chỉ huy cuộc tấn công vào tòa Khâm sứ Pháp tại kinh thành Huế, tháng 7/1885. Tình hình đó đã làm cho bọn cầm quyền Pháp lo ngại và cảnh giác đề phòng. Chúng thấy đã đến lúc cần phải loại bỏ phái chủ chiến trong triều.

9 tháng 11 2021

em học lớp 4 nhưng em bít là vua hàm nghi

Năm 1788, với tư tưởng ghen ghét hiền tài, mưu cầu lợi ích cá nhân, vua bù nhìn Lê Chiêu Thống đã nhu nhược cho người sang cầu cứu nhà Thanh (Trung Quốc) với mưu đồ tiêu diệt quân Tây Sơn. Lợi dụng cơ hội này, Tôn Sỹ Nghị dẫn 29 vạn quân Thanh ồ ạt tràn qua biên giới nước ta, tiến công vào thành Thăng Long.

18 tháng 7 2021

Ngô Quyền mất năm 944

18 tháng 7 2021

Trả lời :

Hai Bà Trưng, sinh khoảng năm 12, mất ngày mùng 6 tháng 3 năm Quý Mão 43) là tên gọi chung của Trưng Trắc và Trưng Nhị (là hai chị em) là anh hùng dân tộc của người Việt. Hai Bà Trưng khởi binh chống lại quânHán, lập ra một quốc gia với kinh đô tại Mê Linh và tự phong là Nữ vương.

~HT~

18 tháng 7 2021

?????????????????????????????????????????

18 tháng 7 2021

là của   Galileo di Vincenzo Bonaulti de Galile

18 tháng 7 2021

Ai trích dẫn thế này: "Mặt trời, tất cả những hành tinh quay xung quanh nó và phụ thuộc vào nó, vẫn có thể chín một chùm nho như thể nó không có gì khác trong vũ trụ để làm."