K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 8 2024

thsm khảo nhá

Mỗi khi ai hỏi em rằng: Người phụ nữ mà em yêu thương nhất trên đời này là ai thì em luôn không chút ngần ngại trả lời rằng: Người đó chính là mẹ. Mẹ của em là một nhà nội trợ. Công việc mỗi ngày của mẹ chính là nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa và chăm sóc mọi người. Nghe thì đơn giản như vậy, nhưng nó thực sự rất vất vả. Mỗi ngày mẹ đều dậy từ rất sớm, và đến khuya mới đi ngủ. Tất nhiên, là mẹ cũng chẳng có ngày nghỉ nào cả. Vậy mà, trên khuôn mặt mẹ, lúc nào cũng là nụ cười tươi rạng rỡ và ánh mắt tràn đầy tình yêu thương nồng đượm cho em và gia đình. Tình yêu của mẹ dành cho em, thể hiện qua những món ăn ngon, chiếc áo trắng tinh thơm tho, chiếc chăn bông ấm áp… Và hơn cả, là những lời động viên, sự tin tưởng, ủng hộ vô điều kiện từ hậu phương vững chắc. Có lẽ chính vì thế, mà em yêu thương mẹ của mình rất nhiều. Tình yêu thương ấy sống trong từng giọt máu, từng tế bào, từng hơi thở. Mỗi khi phải xa mẹ, dù chỉ là một ngày, em cũng nhớ mẹ rất nhiều. Lúc nào, em cũng muốn được ở cạnh mẹ, được mẹ ôm vào lòng, vuốt ve mái tóc và thủ thủ những điều nhỏ nhặt. Thế nên, mỗi ngày em đều cố gắng học tập và phấn đấu trở thành một đứa con ngoan, để được thấy nụ cười hạnh phúc trên gương mặt mẹ.

8 tháng 8 2024

Tham khảo thôi nhé:

Trong gia đình, không thể nào kể thiếu được bố. Bố không mang nặng đẻ đau như mẹ, nhưng bố kiếm tiền nuôi tôi ăn học. Bố tôi hằng ngày dậy sớm nấu đồ ăn cho chúng tôi rồi mới đi làm. Bố tôi rất vất vả vì làm nghề ... nhưng bố luôn muốn dành cho tôi những điều tuyệt vời nhất. Tay bố đã sạm đi rất nhiều vì phải nuôi chúng tôi thành người. Những ngày nghỉ như chủ nhật hay ngày nghỉ lễ, bố thường dẫn cả nhà đi chơi hoặc đi dạo cho không khí mát mẻ. Bố tôi đi làm suốt, chỉ có ngày nghỉ mới có thời gian ở nhà phụ giúp mẹ và chăm chúng tôi. Nhiều lúc, bố tôi làm việc nhiều quá, đến mức ngất xỉu. Các bạn thấy không, bố vất vả là thế đấy. Bố là người đàn ông không toang toác thể hiện tình yêu thương như mẹ, bố có cách yêu thương của riêng bố. Bố luôn đứng phía sau yêu thương, đùm bọc và ủng hộ con hết mình. Tôi rất khâm phục bố dù bố chẳng có tài năng gì nổi bật. Tôi rất yêu thương, kính trọng, trân trọng, biết ơn bố đã sinh ra, giúp tôi có một phần trên Trái đất, luôn giúp tôi trưởng thành hơn trong cuộc sống. Vậy nên, tôi hứa sẽ học thật giỏi, ngoan ngoãn, nghe lời bố để bố vui lòng, cũng như trở thành đứa con trai/gái để bố đáng tự hào.

2 tháng 8 2024

a j98 lên chatgpt hỏi cho nó nhanh a ơi

 

31 tháng 7 2024

"Lòng yêu nước" là một trong những truyền thống quý giá của dân tộc Việt Nam, là tình cảm yêu thương, gắn bó sâu sắc, tinh thần và trách nhiệm bảo vệ và xây dựng đất nước. Tình yêu nước là một phần tự nhiên của tất cả người dân Việt Nam do truyền thống yêu thương, nhân ái, đoàn kết và trân trọng. Tình yêu nước của dân tộc Việt Nam được biểu lộ qua những vị anh hùng, chiến sĩ, những nông dân dũng cảm vì tự do và độc lập của đất nước. Lòng yêu nước được hiển thị qua việc cố gắng đóng góp tri thức và tiền bạc để xây dựng và phát triển đất nước. Tính yêu nước của chúng ta được minh chứng bởi thành tựu về khoa học, công nghệ, giáo dục, và những thắng lợi trước giặc xâm lược. Tuy nhiên, một phần người dân vẫn còn suy nghĩ phản động và chủ nghĩa vô trách nhiệm. Để ngăn chặn những hành vi này, chúng ta cần có thái độ quyết liệt và biện pháp khắc chế kịp thời.

Viết bài văn phân tích truyện ngắn “Bố tôi” của Nguyễn Ngọc Thuần Viết bài văn phân tích truyện ngắn “Bố tôi” của Nguyễn Ngọc Thuần. Tôi đi học dưới đồng bằng. Còn bố tôi, từ một vùng núi cao xa xôi, luôn dõi theo tôi.   Cuối mỗi tuần, bao giờ ông cũng mặc chiếc áo phẳng phiu nhất, đi chân đất xuống núi, rẽ vào bưu điện để nhận lá thư tôi gửi. Lặng lẽ vụng về, ông...
Đọc tiếp
Viết bài văn phân tích truyện ngắn “Bố tôi” của Nguyễn Ngọc Thuần Viết bài văn phân tích truyện ngắn “Bố tôi” của Nguyễn Ngọc Thuần.
Tôi đi học dưới đồng bằng. Còn bố tôi, từ một vùng núi cao xa xôi, luôn dõi theo tôi.
  Cuối mỗi tuần, bao giờ ông cũng mặc chiếc áo phẳng phiu nhất, đi chân đất xuống núi, rẽ vào bưu điện để nhận lá thư tôi gửi. Lặng lẽ vụng về, ông mở lá thư, xem từng con chữ, chạm tay vào nó, ép nó vào khuôn mặt đầy râu. Rồi cũng lặng lẽ như lúc mở ra, ông gấp nó lại, nhét vào bao thư, mỉm cười rồi đi về núi.
Về đến nhà, ông nói với mẹ tôi: “Con vừa gửi thư về.”. Mẹ tôi hỏi: “Thư đâu?”. Ông trao thư cho bà. Bà cẩn thận mở nó ra, khen: “Con mình viết chữ đẹp quá! Chữ thật tròn, những cái móc rất bén. Chỉ tiếc là không biết nó viết gì. Sao ông không nhờ ai đó ở bưu điện đọc giùm?”. Như mọi lần, bố tôi luôn bảo: “Chuyện bố con tôi chẳng lẽ để cho người ta đọc vanh vách lên? Nó là con tôi, nó viết gì tôi biết cả.”. Rồi ông lấy lại lá thư, xếp vào trong tủ cùng những lá thư trước, những lá thư được bóc ra nhìn ngắm, chạm vào mặt rồi cất đi, không thiếu một lá, ngay cả những lá thư đầu tiên nét chữ còn non nớt. [...]
Hôm nay là ngày đầu tiên tôi bước chân vào trường đại học - ngày khai trường đầu tiên không có bố. Bố tôi đã mất. Nhưng tôi biết chắc chắn rằng bố sẽ đi cùng tôi trên những con đường mà tôi sẽ đi, suốt cả cuộc đời. giúp vs ạ!
1
29 tháng 7 2024
Trong truyện ngắn "Bố tôi" của Nguyễn Ngọc Thuần, tác giả đã tài tình khắc họa một hình ảnh đầy cảm động về tình cảm gia đình, tình yêu thương của bố dành cho con và sự hiểu biết, tôn trọng của con dành cho bố.

Bố của nhân vật chính trong truyện luôn dõi theo con từ xa, luôn quan tâm và chăm sóc con mặc dù họ đang ở hai nơi khác nhau. Bố luôn đi nhận lá thư mà con gửi về, mặc dù không biết đọc chữ nhưng bố vẫn cẩn thận giữ gìn những lá thư đó như những kho báu quý giá. Bố không muốn ai khác đọc lá thư của con, bởi vì bố tin tưởng và hiểu rõ con hơn bất kỳ ai khác.

Sự mất mát của bố khiến nhân vật chính trong truyện cảm thấy đau lòng, nhưng cũng từ đó mà nhận ra tình yêu thương và sự hiểu biết sâu sắc mà bố dành cho con suốt cuộc đời. Dù bố đã ra đi nhưng tình cảm và ký ức về bố sẽ mãi mãi ở trong trái tim con, và bố sẽ luôn đi cùng con trên những con đường mới mà con sẽ bước vào.

Truyện ngắn "Bố tôi" đã gợi lên trong độc giả những cảm xúc sâu lắng về tình cảm gia đình, về sự quan trọng của việc hiểu biết, tôn trọng và yêu thương nhau trong gia đình. Đồng thời, truyện cũng nhấn mạnh về sự gắn kết, sự đồng cảm và sự hy sinh của bố mẹ dành cho con, tạo nên một bức tranh đẹp về tình yêu thương và sự hiểu biết trong gia đình.                                                  ~Tôi cóp sách~
25 tháng 7 2024

“Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi ra đời sau “Nam quốc sơn hà” mấy trăm năm và quả thực là sự kế thừa và phát triển hoàn thiện ý thức về độc lập chủ quyền, ý thức về quốc gia dân tộc.

“Nam quốc sơn hà” tương truyền là bài thơ thần của nhà thơ, vị tướng quân Lý Thường Kiệt. Bài thơ tứ tuyệt này có thể coi là một trong những bài thơ sớm nhất đề cao tinh thần dân tộc. Lúc ấy khái niệm quốc gia, chủ quyền độc lập còn đơn giản chứ chưa được hiểu sâu sắc và toàn diện như sau này. Tuy nhiên khi bài thơ khẳng định:

Nam quốc sơn Hà Nam đế cư

Thì ý thức dân tộc đã được tiến một bước dài rồi. Thời trung đại, phong kiến Trung Hoa lớn mạnh vô cùng. Người Trung Quốc tự cho rằng họ là tinh hoa của vũ trụ. Chỉ có vua của Trung Hoa mới được xếp vào hạng “đế”, hàng “Thiên tử” có thể thay trời hành đạo. Còn tất cả các nước khác xung quanh chỉ là hàng “man di, mọi rợ” và cùng lắm phong cho vua các nước chư hầu một chữ “vương” thôi. Trong con mắt của phong kiến Trung Hoa, nước ta lúc ấy cũng được coi là một nước chư hầu. Thế nhưng câu thơ trong Nam quốc sơn hờ lại khẳng định vô cùng đanh thép. Nước Nam ta cũng có “hoàng đế” cũng xứng danh “Thiên tử” bởi:

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

(Rành rành định phận ở sách trời)

Chúng ta có lãnh thổ riêng. Ranh giới Bắc – Nam phân định rõ ràng “tại thiên thư”. Và như vậy người Đại Việt có quyền tự hào và quyết tâm bảo vệ nền độc lập của dân tộc ngàn đời.

Từ “Nam quốc sơn hà” đến “Bình Ngô đại cáo” (đoạn trích Nước Đại Việt ta) là một sự phát triển hoàn thiện khái niệm quốc gia dân tộc. Nhà văn Nguyễn Trãi viết:

Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Ý thức dân tộc của Nguyễn Trãi lúc này không phải là tranh luận về hai chữ đế, vương, không phải là cái khái niệm mơ hồ về ranh giới lãnh thổ mà là ở truyền thống văn hiến lâu đời. Văn hiến nghĩa là ca ngợi tất cả những giá trị về vật chất và tinh thần mà chúng ta đã làm được trong lịch sử.

Quốc gia, dân tộc, chủ quyển… của Nguyễn Trãi còn là:

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Từ Triệu, Đinh, lý, Trần hao đời gây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương

Chủ quyền dân tộc với tác giả phải là có lãnh thổ rạch ròi, có truyền thống, có phong tục, có những thói quen thẩm mỹ. Nhưng điều nổi bật nhất để khẳng định chủ quyền của quốc gia chính là lịch sử. Lịch sử sẽ là bằng chứng hùng hồn không thể nào chối cãi được. Ớ trong câu văn của Nguyễn Trãi, ta thấy tác giả một lần nữa nhắc đến sự khác biệt đế, vương. So với “Nam quốc sơn hà” thì ở điểm này, “Bình Ngô đại cáo” có sự kế thừa. Dân tộc trong quan niệm của nhà văn còn phải có “anh hùng hào kiệt”. Đó mới là những con người tạo ra lịch sử, vừa là những bằng chứng hùng hồn về truyền thống của nước ta.

Có thể nói, ở đoạn trích “Nước Đại Việt ta” nói riêng và “Bình Ngô đại cáo” nói chung, có một sự chuyển biến lớn về tư tưởng. Ở đây, cái quan niệm về quốc gia dân tộc hoàn thiện hơn nhiều so với “Nam quốc sơn hà”. Trên cơ sở những gì đã có, nhà văn Nguyễn Trãi đã kế thừa trọn vẹn Nam quốc sơn hà để rồi từ đó tạo ra bản anh hùng ca bất hủ, bản “tuyên ngôn độc lập thứ hai” trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của đồng bào ta.

                  ((Tôi ko chép mạng, tôi chép tài liệu của tôii.!))

25 tháng 7 2024

yêu cầu bạn ghi tk  !

tk = tham khảo