K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

loigiaihay.com

  •  
  • LỚP 12
    •  
    •  
  • LỚP 11
    •  
    •  
  • LỚP 10
    •  
    •  
  • LỚP 9
    •  
    •  

  • LỚP 8
    •  
    •  

  • LỚP 7
    •  
    •  

  • LỚP 6
    •  
    •  

  • LỚP 5
    •  
  • LỚP 4
    •  
  • LỚP 3
    •  
  • LỚP 2
    •  
  • LỚP 1
    •  

TUYENSINH247.COM GIẢM GIÁ 50%

TẤT CẢ KHÓA HỌC CÁC LỚP

  • CHỈ CÒN
  • 03

    GIỜ

  • 54

    PHÚT

  • 27

    GIÂY

XEM CHI TIẾT

  • VĂN KỂ CHUYỆN
    • Kể lại một truyện đã biết
    • Kể chuyện sáng tạo
    • Kể về người
    • Kể về sự việc
  • VĂN MIÊU TẢ
    • Văn tả cảnh
    • Văn tả người
    • Miêu tả sáng tạo
    • Văn tả con vật
    • Văn tả đồ vật
  • CÁC DẠNG ĐỀ VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC
    • Con rồng cháu tiên
    • Bánh chưng, bánh giầy
    • Thánh Gióng
    • Sự tích Hồ Gươm
    • Sọ Dừa
    • Thạch Sanh
    • Em bé thông minh
    • Cây bút thần
    • Ông lão đánh cá và con cá vàng
    • Ếch ngồi đáy giếng
    • Thầy bói xem voi
    • Đeo nhạc cho mèo
    • Chân, tay, tai, mắt, miệng
    • Lợn cưới, áo mới
    • Con hổ có nghĩa
    • Mẹ hiền dạy con
    • Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng - Hồ Nguyên Trừng
    • Sông nước Cà Mau – Đoàn Giỏi
    • Bức tranh của em gái tôi – Tạ Duy Anh
    • Vượt thác – Võ Quảng
    • Buổi học cuối cùng – An-phông-xơ Đô-đê
    • Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ
    • Lượm – Tố Hữu
    • Mưa – Trần Đăng Khoa
    • Cô Tô – Nguyễn Tuân
    • Cây tre Việt Nam – Thép Mới
    • Lòng yêu nước – I-li-a Ê-ren-bua
    • Lao xao – Duy Khán
    • Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử - Thúy Lan
    • Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
    • Động Phong Nha – Trần Hoàng
    • Sơn Tinh, Thủy Tinh
  • CÁC BÀI TẬP LÀM VĂN
    • Viết bài tập làm văn số 1
    • Viết bài tập làm văn số 2
    • Viết bài tập làm văn số 3
    • Viết bài tập làm văn số 5
    • Viết bài tập làm văn số 6
    • Viết bài tập làm văn số 7

Văn mẫu lớp 6

Kể về sự việc

Hãy kể lại một lần em làm việc tốt

Bình chọn:

Ai cũng từng có một kỉ niệm sâu sắc đáng nhớ không thể nào quên. Với chúng em, em có một kỉ niệm rất giản dị, nó nhỏ thôi nhưng đã khiến em rút ra nhiều bài học trong cuộc sống. Hôm ấy, em đưa một cụ già sang đường.

  • Kể chuyện tưởng tượng
  • Luyện tập kể chuyện tưởng tượng

Ai cũng từng có một kỉ niệm sâu sắc đáng nhớ không thể nào quên. Với chúng em, em có một kỉ niệm rất giản dị, nó nhỏ thôi nhưng đã khiến em rút ra nhiều bài học trong cuộc sống. Hôm ấy, em đưa một cụ già sang đường.

Khi em đang trên đường đi học về thì nhìn thấy một bà cụ ngồi trên bồn cây ở vệ đường. Gương mặt cụ mệt mỏi, những nếp nhăn xô lại có vẻ đau đớn. Cụ đang xoa nhẹ một bên chân. Em chạy lại gần bà cụ rổi hỏi:

-   Bà ơi, bà làm sao thế?

Bà cụ dừng tay, ngước mắt lên nhìn em rồi nói:

-   Bà đang sang đường thì bị một chiếc xe máy va phải cháu ạ...

-  Người lái xe không dừng lại giúp bà ư?

Bà cười buồn không đáp rồi tiếp tục xoa chân. Em vội lấy lọ dầu con hổ lúc nào cũng để sẵn trong cặp ra xoa cho bà. Bà cụ mỉm cười cảm ơn em rồi tấm tắc:

-  Bố mẹ cháu thật có phúc, cháu ngoan quá!

Chân bà cụ nhăn nheo mà vết bầm hằn lên rất rõ. Hai bà cháu lúi húi giúp nhau một lát rồi bà cụ khẽ nói:

-   Bà đã đỡ rồi cháu ạ. Cháu nên đi về kẻo bố mẹ mong.

Em đã định về nhưng sợ bà cụ qua đường lại gặp chuyên gì bèn nói:

-   Vậy bà để cháu đưa bà sang đường luôn!

Đôi mắt bà khô rưng rưng, không biết có phải vì bà còn đau quá? Nghĩ vậy, em dìu bà đi rất nhẹ nhàng và rất chậm. Một lúc lâu sau, hai bà cháu mới đi qua được quãng đường ngắn nhưng xe cộ qua lại thật đông.

Chia tay bà cụ rồi, em còn suy nghĩ mãi. Những cụ già ta gặp hàng ngày trên đường cũng giống như ông bà chúng ta ở nhà. Em nghĩ rằng, mình cần biết yêu thương và giúp đỡ các cụ nhiều hơn.

Loigiaihay.com

  • Kể lại câu chuyện “Cây tre trăm đốt”
  • Trong vai người chứng kiến câu chuyện, kể lại truyện Sọ Dừa

Báo lỗi - Góp ý

CÁC BÀI LIÊN QUAN: - Kể về sự việc

Kể câu chuyện lần đầu tiên em được đi chơi xaKể câu chuyện lần đầu tiên em được đi chơi xa

Chuyến đi chơi xa đầu tiên của em thật lí thú và bổ ích biết bao! Nó cho em bao hiểu biết về vốn văn hóa đa dạng, phong phú của các dân tộc trên đất nước Việt Nam ta. Đặc biệt, em đã có những giờ phút vui chơi thật thoải mái, vui vẻ.

Xem chi tiết Kể về ngày sinh nhật của emKể về ngày sinh nhật của em

Tôi đã rất buồn khi sinh nhật của tôi trùng vào những ngày thi học kì: các bạn bận rộn lắm, chẳng ai đến được đâu. Vậy mà, trong lúc tôi tủi thân nhất, điều tuyệt vời đã xuất hiện.

Xem chi tiết Nhân dịp cùng bố mẹ đi thăm quan, em đã được làm quen với một người bạn mới. Dù cuộc gặp gỡ thật ngắn ngủi nhưng tình bạn ấy vẫn là một kỷ niệm khó phai. Hãy kể lạiNhân dịp cùng bố mẹ đi thăm quan, em đã được làm quen với một người bạn mới. Dù cuộc gặp gỡ thật ngắn ngủi nhưng tình bạn ấy vẫn là một kỷ niệm khó phai. Hãy kể lại

Tôi đã đi nhiều nơi: Đền Hùng, Cửa Lò, Tam Cốc, Phong Nha... Có lẽ cuộc du lịch Đồ Sơn tuy cảnh quan thiên nhiên không đẹp lắm so với các danh lam thắng cảnh tôi từng qua, nhưng nó đã để lại trong tôi một kỷ niệm khó phai.

Xem chi tiết Em hãy kể lại chuyện gia đình em vào một tối thứ bảyEm hãy kể lại chuyện gia đình em vào một tối thứ bảy

Công việc của bố em rất bận rộn lại cách nhà rất xa nên gia đình em ít có dịp sum họp đông đủ. Buổi tối thứ bảy vừa qua là dịp để cả nhà em quây quần trò chuyện.

Xem chi tiết

>>Học trực tuyến lớp 6 trên Tuyensinh247.com mọi lúc, mọi nơi với đầy đủ các môn: Toán, Văn, Anh, Lý, Sử, Sinh, Địa cùng các thầy cô nổi tiếng, dạy hay dễ hiểu

Các bài khác cùng chuyên mục

  • Hãy tả một nhân vật có hành động và ngoại hình khác thường mà em đã có dịp quan sát, đã đọc trong sách hoặc nghe kể lại.
  • Em đã có dịp xem vô tuyến, phim ảnh, báo chí, sách vở về hình ảnh một lực sĩ đang cử tạ. Hãy miêu tả lại hình ảnh ấy.
  • Hãy tả lại hình ảnh một cụ già đang ngồi câu cá bên hồ.
  • Hãy miêu tả hình ảnh mẹ hoặc cha trong những trường hợp sau: Lúc em ốm. Khi em mắc lỗi. Khi em làm được một việc tốt.
  • Hãy kể lại tóm tắt truyện "Thạch Sanh chém Trăn tinh"

TẢI APP ĐỂ XEM OFFLINE!hot

App Loigiaihay trên google play store App Loigiaihay trên apple store

CÁC TÁC PHẨM KHÁC

  • Kể về sự việc
  • Kể về người
  • Kể chuyện sáng tạo
  • Kể lại một truyện đã biết
  • Văn tả đồ vật
  • Văn tả con vật
  • Miêu tả sáng tạo
  • Văn tả người
  • Văn tả cảnh
  • Sơn Tinh, Thủy Tinh

Liên hệ | Chính sách

Copyright 2019 - 2020 - Loigiaihay.com



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/hay-ke-lai-mot-lan-em-lam-viec-tot-c33a1939.html#ixzz65uuqQK9e

21 tháng 11 2019

Ai cũng từng có một kỉ niệm sâu sắc đáng nhớ không thể nào quên. Với chúng em, em có một kỉ niệm rất giản dị, nó nhỏ thôi nhưng đã khiến em rút ra nhiều bài học trong cuộc sống. Hôm ấy, em đưa một cụ già sang đường.

Khi em đang trên đường đi học về thì nhìn thấy một bà cụ ngồi trên bồn cây ở vệ đường. Gương mặt cụ mệt mỏi, những nếp nhăn xô lại có vẻ đau đớn. Cụ đang xoa nhẹ một bên chân. Em chạy lại gần bà cụ rổi hỏi:

-   Bà ơi, bà làm sao thế?

Bà cụ dừng tay, ngước mắt lên nhìn em rồi nói:

-   Bà đang sang đường thì bị một chiếc xe máy va phải cháu ạ...

-  Người lái xe không dừng lại giúp bà ư?

Bà cười buồn không đáp rồi tiếp tục xoa chân. Em vội lấy lọ dầu con hổ lúc nào cũng để sẵn trong cặp ra xoa cho bà. Bà cụ mỉm cười cảm ơn em rồi tấm tắc:

-  Bố mẹ cháu thật có phúc, cháu ngoan quá!

Chân bà cụ nhăn nheo mà vết bầm hằn lên rất rõ. Hai bà cháu lúi húi giúp nhau một lát rồi bà cụ khẽ nói:

-   Bà đã đỡ rồi cháu ạ. Cháu nên đi về kẻo bố mẹ mong.

Em đã định về nhưng sợ bà cụ qua đường lại gặp chuyên gì bèn nói:

-   Vậy bà để cháu đưa bà sang đường luôn!

Đôi mắt bà khô rưng rưng, không biết có phải vì bà còn đau quá? Nghĩ vậy, em dìu bà đi rất nhẹ nhàng và rất chậm. Một lúc lâu sau, hai bà cháu mới đi qua được quãng đường ngắn nhưng xe cộ qua lại thật đông.

Chia tay bà cụ rồi, em còn suy nghĩ mãi. Những cụ già ta gặp hàng ngày trên đường cũng giống như ông bà chúng ta ở nhà. Em nghĩ rằng, mình cần biết yêu thương và giúp đỡ các cụ nhiều hơn.

k mình nha nhanh nhất ròi đó

21 tháng 11 2019

anabella

21 tháng 11 2019

viết bài văn á

20 tháng 11 2019

sự sống vì no

28 tháng 8 2021

tất cả vì thiếu 1 yếu tố thì cây sẽ không phát triển của sinh vật

19 tháng 11 2019

sống vì bản thân thôi có phải vì thiên hạ đâu sống sao chơ vừa lòng họ

19 tháng 11 2019

Nếu là mình, thì mình xem xét mức độ gây lỗi là như thế nào
Rồi sao đó, mình sẽ tùy cơ ứng biến
Tùy theo mức độ gây lỗi mà bạn có thể sửa lỗi 1 cách phù hợp

Hãy viết 1 đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu ,em hãy làm rõ những suy nghĩ triết lí của nhà thơ qua hình tượng trăng,trong đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp và một câu ghép (gạch chân và chú thích)                                                                                   "Hồi nhỏ ở với đồng                                                         ...
Đọc tiếp

Hãy viết 1 đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu ,em hãy làm rõ những suy nghĩ triết lí của nhà thơ qua hình tượng trăng,trong đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp và một câu ghép (gạch chân và chú thích)

                                                                                   "Hồi nhỏ ở với đồng

                                                                                    với sông rồi với bể

                                                                                    hồi chiến tranh ở rừng                                                                                        

                                                                                    vầng trăng thành tri kỉ"

 

 

 

 

 

 

                                                                                                                                                                 (Bạn nào làm gấp cho mình nha) 

                                                                                                                                                                                                                :)

 

0
18 tháng 11 2019

Bài thơ Đồng chí với ngôn ngữ chân thực, hình ảnh lãng mạn, nụ cười ngạo nghễ của các chiến sĩ đã lay động biết bao trái tim con người. Tình đồng chí ấy có lẽ sẽ sống mãi với quê hương, với Tổ quốc, với thế hệ hôm nay, ngày mai hay mãi mãi về sau.

Phải chăng chất lính đã thấm dần vào chất thi ca, tạo nên dư vị tuyệt vời cho tình đồng chí. Nói đến thơ trước hết là nói đến cảm xúc và sự chân thành. Không có cảm xúc, thơ sẽ không thể có sức lay động hồn người, không có sự chân thành chút hồn của thơ cũng chìm vào quên lãng. Một chút chân thành, một chút lảng mạn, một chút âm vang mà Chính Hữu đã gieo vào lòng người những cảm xúc khó quên. Bài thơ Đồng chí với nhịp điệu trầm lắng mà như ấm áp tươi vui; với ngôn ngữ bình dị dường như đã trở thành những vần thơ của niềm tin yêu, sự hi vọng, lòng cảm thông sâu sắc của một nhà thơ cách mạng.

Phải chăng, chất lính đã thấm dần vào chất thơ, sự mộc mạc đã hoà dần vào cái thi vị của thơ ca tạo nên những vần thơ nhẹ nhàng và đầy cám xúc?

Trong những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp gian lao, lẽ đương nhiên, hình ảnh những người lính, những anh bộ đội sẽ trở thành linh hồn của cuộc kháng chiến, trở thành niềm tin yêu và hi vọng của cả dân tộc. Mở đầu bài thơ Đồng chí, Chính Hữu đã nhìn nhận, đã đi sâu vào cả xuất thân của những người lính:

Quê hương anh đất mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Sinh ra ở một đất nước vốn có truyền thống nông nghiệp, họ vốn là những người nông dân mặc áo lính theo bước chân anh hùng của những nghĩa sĩ Cần Giuộc năm xưa. Đất nước bị kẻ thù xâm lược, Tổ quốc và nhân dân đứng dưới một tròng áp bức. Anh và tôi, hai người bạn mới quen, đều xuất thân từ những vùng quê nghèo khó. hai câu thơ vừa như đối nhau, vừa như song hành, thể hiện tình cảm của những người lính. Từ những vùng quê nghèo khổ ấy, họ tạm biệt người thân, tạm biệt xóm làng, tạm biệt những bãi mía, bờ dâu, những thảm cỏ xanh mướt màu, họ ra đi chiến đấu để tìm lại, giành lại linh hồn cho Tố quốc. Những khó khăn ấy dường như không thể làm cho những người lính chùn bước:

Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ

Họ đến với cách mạng cũng vì lí tưởng muốn dâng hiến cho đời. Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình. Chung một khát vọng, chung một lí tưởng, chung một niềm tin và khi chiến đấu, họ lại kề vai sát cánh chung một chiến hào... Dường như tình đồng đội cũng xuất phát từ những cái chung nhỏ bé ấy. Lời thơ như nhanh hơn, nhịp thơ dồn dập hơn, câu thơ cũng trở nên gần gũi hơn:

Súng bên súng đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kí
Đồng chí!...

Một loạt từ ngữ liệt kê với nghệ thuật điệp ngữ tài tình, nhà thơ không chỉ đưa bài thơ lên tận cùng của tình cảm mà sự ngắt nhịp đột ngột, âm điệu hơi trầm và cái âm vang lạ lùng cũng làm cho tình đồng chí đẹp hơn, cao quý hơn. Câu thơ chỉ có hai tiếng nhưng âm điệu lạ lùng đã tạo nên một nốt nhạc trầm ấm, thân thương trong lòng người đọc. Trong muôn vàn nốt nhạc của tình cảm con người phải chăng tình đồng chí là cái cung bậc cao đẹp nhất, lí tưởng nhất, nhịp thở của bài thơ như nhẹ nhàng hơn, hơi thơ của bài thơ cũng như mảnh mai hơn. Dường như Chính Hữu đã thổi vào linh hồn của bài thơ tình đồng chí keo sơn, gắn bó và một âm vang bất diệt làm cho bài thơ mãi trở thành một phần đẹp nhất trong thơ Chính Hữu. Hồi ức của những người lính, những kỉ niệm riêng tư quả là bất tận:

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

Cái chất nông dân thuần phác của những anh lính mới đáng quý làm sao! Đối với những người nông dân, ruộng nương, nhà cửa những thứ quý giá nhất. Họ sống nhờ vào đồng ruộng, họ lớn lên theo câu hát ầu ơ của bà của mẹ. Họ lớn lên trong những gian nhà không mặc kệ gió lung lay. Tuy thế, họ vẫn yêu, yêu lắm chứ những mảnh đất thân quen, những mái nhà thân thuộc.... Nhưng... họ đã vượt qua chân trời của cái tôi bé nhỏ để đến với chân trời của tất cả. Đi theo con đường ấy là đi theo khát vọng, đi theo tiếng gọi yêu thương của trái tim yêu nước. Bỏ lại sau lưng tất cả những bóng hình của quê hương vẫn trở thành nỗi nhớ khôn nguôi của mỗi người lính. Dầu rằng mặc kệ nhưng trong lòng họ vị trí của quê hương vẫn bao trùm như muốn ôm ấp tất cả mọi kỉ niệm. Không liệt kê, cũng chẳng phải lối đảo ngữ thường thấy trong thơ văn, nhưng hai câu thơ cũng đủ sức lay động hồn thơ, hồn người:

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính

Sự nhớ mong chờ đợi của quê hương với những chàng trai ra đi tạo cho hồn quê có sức sống mãnh liệt hơn. Nhà thơ nhân hoá giếng nước gốc đa cũng có nỗi nhớ khôn nguôi với những người lính. Nhưng không kể những vật vô tri, tác giả còn sử dụng nghệ thuật hoán dụ để nói lên nỗi nhớ củu những người ở nhà, nỗi ngóng trông của người mẹ đối với con, những người vợ đối với chồng và những đôi trai gái yêu nhau... Bỏ lại nỗi nhớ, niềm thương, rời xa quê hương những người lính chiến đấu trong gian khổ:

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán đầm mồ hôi
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày

Câu thơ chầm chậm vang lên nhưng lại đứt quãng, phái chăng sự khó khăn vất vả thiếu thốn của những người lính đã làm cho nhịp thơ Chính Hữu sâu lắng hơn. Đất nước ta còn nghèo, những người lính còn thiếu thốn quân trang, quân dụng, phải đối mặt với sốt rét rừng, cái lạnh giá của màn đêm... Chỉ đôi mảnh quần vá, cái áo rách vai, người lính vẫn vững lòng theo kháng chiến, mặc dù nụ cười ấy là nụ cười giá buốt, lặng câm. Tình đồng đội quả thật càng trong gian khổ lại càng toả sáng, nó gần gũi mà chân thực, không giả dối, cao xa... Tình cảm ấy lan toả trong lòng của tất cá những người lính. Tình đồng chí:

Là hớp nước uống chung, nắm cơm bẻ nửa,
Là chia nhau một trưa nắng, một chiều mưa,
Chia khắp anh em một mẩu tin nhà,
Chia nhau đứng trong chiến hào chật hẹp
Chia nhau cuộc đời, chia nhau cái chết
(Nhớ - Hồng Nguyên)

Một nụ cười lạc quan, một niềm tin tất thắng, một tình cảm chân thành đã được Chính Hữu cô lại chỉ với nụ cười - biểu tượng của người lính khi chiến đấu, trong hoà bình cũng như khi xây dựng Tố quốc, một nụ cười ngạo nghễ yêu thương, một nụ cười lạc quan chiến thắng...

Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Nhịp thơ đều đều 2/2/2 - 2/2/3 cô đọng tất cả nét đẹp của những người lính. Đó cũng chính là vẻ đẹp ngời sáng trong gian khổ của người lính. Vượt lên trên tất cả, tình đồng đội, đồng chí như được sưởi ấm bằng những trái tim người lính đầy nhiệt huyết, vẫn đứng canh giữ cho bầu trời Việt Nam dù đêm đầy khuya, sương đã xuống, màn đêm cũng chìm vào quên lãng. Hình ảnh người lính bỗng trở nên đẹp hơn, thơ mộng hơn. Đứng cạnh bên nhau sẵn sàng chiến đấu. Xem vào cái chân thực của cả bài thơ, câu thơ cuối cùng vẫn trở nên rất nên thơ:

Đầu súng trăng treo
Ánh trăng gần như gắn liền với người lính:
Chiến tranh ở rừng Trăng thành tri kí
(Ánh trăng - Nguyễn Duy)

Một hình ảnh nên thơ, lãng mạn nhưng cũng đậm chất chân thực, trữ tình. Một sự quyện hoà giữa không gian, thời gian, ánh trăng và người lính. Cái thực đan xen vào cái mộng, cái dũng khí chiến đấu đan xen vào tình yêu làm cho biểu tượng người lính không những chân thực mà còn rực rỡ đến lạ kì. Chất lính hoà vào chất thơ, chất trữ tình hoà vào chất Cách mạng, chất thép hoà vào chất thi ca. Độ rung động và xao xuyến của cả bài thơ có lẽ chỉ nhờ vào hình ảnh ánh trăng này. Tình đồng chí cũng thế, lan toả trong không gian, xoa dịu nỗi nhớ, làm vơi đi cái giá lạnh của màn đêm. Nụ cười chiến sĩ như cất cao tiếng hát ngợi ca tình đồng chí. Thiêng liêng biết nhường nào, hình ảnh những người lính, những anh bộ đội cụ Hồ sát cạnh vai nhau kề vai sát cánh cùng chiến hào đấu tranh giành độc lập.

Quả thật, một bài thơ là một xúc cảm thiêng liêng, là một tình yêu rộng lớn, trong cái lớn lao nhất của đời người. Gặp nhau trên cùng một con đường Cách mạng, tình đồng chí như được thắt chặt hơn bằng một sợi dây yêu thương vô hình.

Bài thơ Đồng chí với ngôn ngữ chân thực, hình ảnh lãng mạn, nụ cười ngạo nghễ của các chiến sĩ đã lay động biết bao trái tim con người. Tình đồng chí ấy có lẽ sẽ sống mãi với quê hương, với Tổ quốc, với thế hệ hôm nay, ngày mai hay mãi mãi về sau.

18 tháng 11 2019

Giải thích nghĩa từ tri kỉ trong bài thơ " đồng chí".

TL:( mik dốt văn lắm)

 tri kỉ chỉ tình cảm giữa người với người 

Hoàng Cầm là tên tác giả

18 tháng 11 2019

Chả là tên của ai cả

21 tháng 11 2019

Từ xưa đến nay, nhân dân ta luôn đồng lòng cùng nhau bảo vệ và phát triển đất nước, trên dưới như một. Cũng nhờ sự đoàn kết ấy đã làm cho đất nước ta phát triển cường thịnh để có thể sánh với các nước năm châu hùng mạnh. Để nhắc nhở con cháu đời sau, ông cha ta đã lưu truyền nhiều câu tục ngữ, ca dao về lòng đoàn kết.

Lòng đoàn kết là gì? Là sự gắn bó mật thiết với nhau, cùng chung tay làm một việc vì một lợi ích nào đó. Đoàn kết cũng có khi chỉ đơn giản thể hiện ở những việc nhỏ nhặt hằng ngày, như cùng nhau giải một bài toán khó hay cùng nhau làm một bài văn hay. Và dĩ nhiên, kết quả sau khi đoàn kết thường tốt hơn, vì đó là ý kiến của nhiều người, từ đó chính sự đoàn kết là con đường, sức mạnh dẫn đến thành công.

Truyền thống vẻ vang đó của dân tộc đã luôn được thể hiện trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Chẳng phải chính tinh thần đoàn kết và lòng yêu nước nồng nàn đã khiến nhân dân ta chiến thắng các cường quốc để dành lại độc lập, tự do. Chính truyền thống quý báu ấy đã khiến hàng triệu con người Việt Nam nhỏ bé vùng lên thoát khỏi vòng nô lệ, khiến anh em từ miền xuôi đến miền ngược cùng nhau đứng lên cầm vũ khí đánh giặc. Làn sóng dữ dội ấy đã lướt qua muôn vàn khổ đau, nhấn chìm lũ cướp nước và bán nước. Chúng ta đã chiến đấu với những thứ ấy, chứ không phải với xe tăng đại bác hiện đại như các đế quốc, khiến những cường quốc vĩ đại phải nể phục, đầu hàng hoàn toàn. Hay là khi người anh em Trường Sa - Hoàng Sa gặp nạn, bị Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền. Chúng ta đã không e dè, sợ hãi trước một đất nước hùng mạnh mà đã cùng nhau lên tiếng đòi lại lãnh thổ, sử dụng các phương tiện truyền thông để lên tiếng bảo vệ cái đúng, phê phán cái sai. Đó cũng là đoàn kết, nhưng ở mức độ lớn hơn. Như đã nói, đoàn kết cũng được hiển thị ở những việc làm nhỏ nhặt. Một cậu học sinh nghèo bị khuyết tật thèm muốn được đến trường như bao đứa trẻ khác, ước mong có một tương lai tốt đẹp. Tưởng chừng như điều đó là vô vọng nếu như cuộc sống này không ban cho cậu người bạn không thể nào tuyệt vời hơn. Chính người bạn đó đã cõng cậu đến trường suốt những năm cắp sách, đã cho cậu biết thế nào là tình bạn, đã thắp sáng ước mơ, hoài bão cháy bỏng trong tim cậu và quan trọng hơn hết đã cho cậu nghị lức để sống, để vượt qua sự không công bằng mà tạo hóa đã đối xử với cậu. Suốt những năm tháng đẹp nhất ấy, cậu bạn với dáng người gầy gầy trên lưng lúc nào cũng cõng theo cậu đi học, dù trời mưa hay nắng, dù cho mồ hôi có đầm đìa trên gương mặt, cậu bạn ấy đã là cái chân hoàn hảo nhất mà cậu có thể có. Vâng, cậu bé khiếm khuyết năm nào giờ đây đã trỏ thành một người thành đạt, đã có thể giúp đỡ lại cho biết bao nhiêu người. Phải chăng, sự đoàn kết vẫn luôn hiện diện trong những hành động nhỏ nhặt mà thấm đẫm tình người ấy.

Vậy vì sao lại phải đoàn kết ? Có lẽ vì đoàn kết sẽ tạo điều kiện cho mỗi cá nhân phát huy hết khả năng tiềm tàng của mình, tạo nên một sức mạnh tổng hợp không ai địch nổi. Trước hết đoàn kết làm tăng số lượng của cải, vật chất của con người. Có đoàn kết mới có sức lao động, có đủ khả năng để xây dựng được những công trình lớn. Một công ty sẽ đạt được nhiều thành công khi công ty đó có những nhân viên không chỉ có năng lực mà phải có lòng đoàn kết, cùng chi hướng vươn lên. Cũng như một nhà lãnh đạo giỏi là người biết lắng nghe ý kiến của mọi người, từ đó đưa ra giải pháp tốt nhất. Là người mà có thể liên kết các thành viên lại một khối vững chắc. Đoàn kết còn làm tăng sức mạnh trí tuệ. Chính sự đoàn kết trong khoa học đã tạo nên nhiều thành tựu khoa học vĩ đại. Tóm lại, đoàn kết phải xuất phát từ những tổ chức nhỏ nhất, gia đình, xã hôi, cộng đồng rồi đến nhà nước.

Ấy vậy, ngoài cái thế giới kia đầy rẫy những con người "trống đánh xuôi kèn thổi ngược" chỉ biết cho bản thân mình, không chịu đoàn kết. Đó là những con người ích kỉ, hẹp hòi. Họ chỉ biết nhận mà không biết cho, chỉ biết nghĩ cho bản thân mình đầu tiên mà không quan tâm xem người khác đã nghĩ gì. Họ cũng là những con người bảo thủ, cổ hủ, không biết tiếp thu ý kiến của người khác. Những người như thế sẽ chẳng bao giờ khấm khá lên được cả. Một đất nước dù lớn mạnh đến đâu, sống trên hành tinh này không thể tách rời nhân loại mà phát triển phồn thịnh mãi được. Các nước cứ tranh chấp liên miên thì trái đất này cũng không thể hòa bình, hạnh phúc. Cũng như trong lớp học, nếu học sinh mà chia bè chia phái, không giúp đỡ nhau trong học tập và lao động thì lớp đó sẽ chẳng bao giờ tiến bộ nổi. Bởi lẽ đâu có ý kiến của mọi người để gộp thành sức mạnh to lớn chiến thắng tất thảy. Không những thế còn xảy ra những mâu thuẫn, hiềm khích không đáng có. Nếu như thế giới này đầy rầy những con người như thế, thì xã hội này vẫn mãi lạc hậu mà thôi. Vì vậy cần lắm những tinh thần đoàn kết để làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

Tinh thần đoàn kết là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Ngày nay, tinh thần đoàn kết cũng là một yếu tố quan trọng để quyết định thành công của mọi người. Bản thân em sẽ xây dựng tinh thần đoàn kết trong nhà trường và xã hội, thực hiện nghiêm túc điều thứ ba trong năm điều Bác Hồ dạy để xã hội này trở nên tốt hơn.

#Trang

#Fallen_Angel

18 tháng 11 2019

1. Cơ sở hình thành tình đồng chí (7 dòng đầu)

Cơ sở thứ nhất của tình đồng chí là chung hoàn cảnh xuất thân: Hai dòng thơ đầu đối nhau rất chỉnh: “Quê hương” đối với “làng tôi”, “nước mặn đồng chua” đối với “Đất cày lên sỏi đá”. “Nước mặn đồng chua” là vùng đất ven biển nhiễm phèn, “đất cày lên sỏi đá” là vùng đồi núi trung du đất bị đá ong hóa. Đó đều là những vùng đất khó canh tác. Hai câu thơ giới thiệu quê hương anh và tôi nhưng lại chỉ nói về đất bởi với người nông dân, đất đai là mối quan tâm hàng đầu, là tài sản lớn nhất. Qua đó, ta thấy được cơ sở đầu tiên của tình đồng chí đó là cùng cảnh ngộ, xuất thân nghèo khó, họ đều là những người nông dân nghèo mặc áo lính – có sự đồng cảm giai cấp.

Cơ sở thứ hai của tình đồng chí là chung nhiệm vụ, lí tưởng: Vì quê hương, đất nước, tự bốn phương trời xa lạ cùng về đứng trong hàng ngũ cách mạng, cùng chung một chiến hào. Với hình ảnh “súng”, “đầu” vừa thực vừa tượng trưng cho nhiệm vụ, lí tưởng; đồng thời kết hợp với điệp từ “bên” đã khẳng định giờ đây, anh và tôi đã có sự gắn kết trọng vẹn về lí trí, lí tưởng và mục đích cao cả. Đó là cùng chiến đấu giành độc lập cho tổ quốc.

Cơ sở thứ ba của tình đồng chí là chung gian khó: Tình đồng chí còn được nảy nở rồi gắn bó bền chặt khi họ cùng chia vui sẽ buồn, đồng cam cộng khổ. Hình ảnh “đêm rét chung chăn” rất giản dị mà vô cùng gợi cảm, chỉ 1 từ “chung” duy nhất cho ta thấy được nhiều điều: “Chung gian khó, chung khắc nghiệt, chung thiếu thốn và đặc biệt là chung hơi ấm để vượt qua khó khăn, để họ trở thành tri kỉ. Câu thơ đầy ắp kỉ niệm và ấm áp tình đồng chí, đồng đội.

– Chính Hữu thật tài tình khi tình đồng chí được thể hiện ngay trong cách sắp xếp trật tự từ “anh”, “tôi”: từ chỗ đứng tách riêng trên 2 dòng thơ rồi cùng song hành trong dòng thơ thứ ba, và rồi không còn phân biệt từng cá nhân nữa. Từ chỗ là “đôi người xa lạ”, họ đã “quen nhau”, đứng cùng nhau trong cùng một hàng ngũ, nhận ra nhau là “đôi tri kỉ” để rồi vỡ òa trong một thứ cảm xúc mới mẻ, thiêng liêng “đồng chí”.

Câu thứ thứ bảy “Đồng chí!” là câu đặc biệt, cảm thán, câu thơ tuy chỉ có hai từ nhưng đã trở thành bản lề gắn kết cả bài thơ. Hai tiếng “đồng chí” đứng tách riêng thành một dòng thơ đặc biệt như một kết luận, một phát hiện, một điểm nhấn về một thứ tình cảm mới mẻ, thiêng liêng, vô cùng cao đẹp – tình đồng chí. Đến đây, ta hiểu rằng đồng cảnh, đồng ngũ, đồng nhiệm, đồng cảm sẽ trở thành đồng chí. Đồng chí – chính là sự kết tinh giữa tình bạn và tình người.

 Như vậy, chỉ với 7 câu thơ – Chính Hữu đã nêu lên cơ sở của tình đồng chí – tình cảm cao quí, thiêng liêng, sức mạnh tinh thần để người lính vượt qua mọi gian khổ để quyết tâm chiến đấu và chiến thắng.

2. Biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí (10 câu tiếp)

Biểu hiện đầu tiên của tình đồng chí là thấu hiểu những tâm tư thầm kín của nhau:

+ Người lính lên đường ra trận quyết tâm để lại sau lưng những gì quí giá, thân thuộc nhất:

“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không mặc kệ gió lung lay”

Hai chữ “mặc kệ” thể hiện sự quyết tâm dứt khoát ra đi nhưng đó không phải là phó mặc bởi hình ảnh quê hương, ruộng nương thiếu người chăm sóc, ngôi nhà xiêu vẹo trước gió vẫn hiển hiện đã diễn tả tình cảm thiết tha của họ với gia đình. Nhưng những tình cảm đó phải dồn sâu, nén chặt vào lòng. Với người nông dân, gian nhà, ruộng vườn là cơ nghiệp cả đời gìn giữ. Để cả cơ nghiệp của mình hoang trống mà ra đi, biết người thân ở lại trống trải nhưng cũng “mặc kệ: thì đó quả là sự hi sinh lớn lao.

+ Hình ảnh nhân hóa, hoán dụ trong câu thơ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” không chỉ gợi về quê hương, về hậu phương của người lính, ý thơ nói về quê hương nhớ người lính mà ta như thấy được nỗi nhớ của người lính dành cho quê hương, đó là nỗi nhớ hai chiều => Như vậy, đồng chí tức là sự cảm thông sâu xa cho những nỗi miềm tâm tư thầm kín của nhau.

Biểu hiện thứ hai của tình đồng chí là: cùng nhau chia sẻ mọi gian lao, thiếu thốn trong cuộc đời người lính

“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi

Áo anh rách vai,

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày”

Những câu thơ miêu tả hiện thực, thực tới từng chi tiết. Đó là những cơn sốt rét rừng hành hạ không thuốc thang. Đó là đói rét, chân không giày, đầu không mũ, áo một manh. Đó là sương muối tê buốt như cắt da cắt thịt. Đây là hoàn cảnh chung của bộ đội ta trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp.

Tác giả đã xây dựng những câu thơ sóng đôi, đối ứng nhau trong từng cặp, từng câu. Đáng chú ý là người lính bao giờ cũng nhìn bạn, nói về bạn trước khi nói về mình,  chữ “anh” bao giờ cũng xuất hiện trước chữ “tôi”, điều đó thể hiện sự yêu thương, trân trọng giữa những người lính với nhau.

– Sức mạnh của tình đồng đội đã giúp những người lính vượt qua những thử thách ấy. Họ quên mình để động viên nhau, truyền cho nhau hơi ấm. Đó là những nụ cười: “Miệng cười buốt giá”, là “Thương nhau tay nắm ấy bàn tay”. Họ đã quên đi sự giá lạnh của bản thân mà mỉm cười để sưởi ấm cho tâm hồn của những người đồng đội. Đó là những cái nắm tay biết nói của tình yêu thương để truyền cho nhau nghị lực và sức mạnh. Trong suốt cuộc kháng chiến trường kì đầy gian lao vất vả ấy, tình cảm đồng chí đã đi vào chiều sâu của sự sống và tâm hồn người chiến sĩ để trở thành những kỉ niệm không bao giờ quên.

-> Câu thơ không chỉ nói lên tình cảm gắn bó sâu nặng của những người lính mà còn thể hiện sức mạnh của tình cảm ấy. Bài thơ “Đồng chí” không rực rỡ chiến công mà rực rỡ tình đồng đội ấm nồng khiến họ có thể sống và làm nên bao chiến công hiển hách.

3. Biểu tượng đẹp, giàu chất thơ của tình đồng chí (3 dòng cuối bài)

Câu thơ thứ nhất đã miêu tả rất chân thực hoàn cảnh chiến đấu khắc nghiệt của người lính:

“Đêm nay rừng hoang sương muối”

Không gian hùng vĩ, hoang vu "rừng hoang sương muối", thời gian gian khó mùa đông ở Việt Bắc sương muối phủ đầy trời. Trên cái nền thiên nhiên vừa hùng vĩ, vừa khắc nghiệt ấy, tình đồng chí được tôi luyện trong thử thách gian lao, trong nhiệm vụ sinh tử. Cũng chính ở cái nơi mà sự sống, cái chết chỉ kề nhau trong tích tắc ấy tình đồng chí càng trở nên thiêng liêng, cao đẹp.

Câu thơ thứ hai đã khắc họa tư thế chiến đấu của những người lính:

“Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”

 Những người lính sát cánh bên nhau “đứng cạnh bên nhau”– có tình đồng chí, đồng đội, người. Họ tạo ra tư thế thành đồng vách sắt lính ở trong tư thế chủ động, mạnh mẽ “chờ giặc tới”. Hình ảnh đôi bạn chiến đấu đứng cạnh nhau vững chãi làm mờ đi cái gian khổ khắc nghiệt của cuộc chiến tạo nên tư thế thành đồng vách sắt trước quân thù. Hai câu thơ đối nhau rất cân chỉnh, đối lập giữa khung cảnh lạnh lẽo, buốt giá nơi rừng hoang và tình cảm ấm nồng giữa những người lính.

– Hình ảnh đầu súng trăng treo kết thúc bài thơ là điểm nhấn của khổ 3 cũng là điểm sáng của toàn bài. Hình ảnh này vừa có ý nghĩa thực, vừa có ý nghĩa biểu tượng.

+ Nghĩa thực: như Chính Hữu từng tâm sự, trong đêm phục kích chờ giặc, ông chỉ có những người bạn chiến đấu, khẩu súng và vầng trăng, Trời về khuya, có lúc nhìn lên, trăng như treo đầu ngọn súng. Từ thực tế đó, ông đã viết nên hình ảnh “đầu súng mảnh trăng treo”, sau này cắt bớt chữ “mảnh” thành “đầu súng trăng treo”

+ Nghĩa biểu tượng: nhịp thơ 2/2 kết thúc bằng thanh bằng khiến ta liên tưởng 1 cái gì đó không bị buộc chặt mà chung chiêng, bát ngát, vang xa. Súng là hình ảnh của chiến tranh khói lửa, trăng là hình ảnh của thiên nhiên trong mát, cuộc sống thanh bình. Sự hòa hợp của trăng và súng toát lên vẻ đẹp tâm hồn của người lính và tình đồng chí của họ, vừa nói lên ý nghĩa cao cả của cuộc chiến tranh yêu nước: Người lính cầm súng là để bảo vệ cho độc lập, tự do của đất nước. Trăng và súng là gần và xa, là chiến sĩ và thi sĩ, là hiện thực và lãng mạn. Tất cả hòa quyện tạo nên vẻ đẹp của người lính, đời lính.

-> Chỉ với 3 câu thơ, biểu hiện đẹp nhất của tình đồng chí, đồng đội, của cuộc đời người chiến sĩ đã được kết lại.

18 tháng 11 2019

Phải chăng, chất lính đã thấm dần vào chất thơ, sự mộc mạc đã hòa dần vào cái thi vị của thơ ca tạo nên những vần thơ nhẹ nhàng và đầy cảm xúc? Phải chăng chất lính đã thấm dần vào chất thi ca, tạo nên dư vị tuyệt vời cho tình Đồng chí ? Nói đến thơ trước hết là nói đến cảm xúc và sự chân thành. Không có cảm xúc, thơ sẽ không thể có sức lay động hồn người, không có sự chân thành chút hồn của thơ cũng chìm vào quên lãng. Một chút chân thành, một chút lãng mạn, một chút âm vang mà Chính Hữu đã gieo vào lòng người những cảm xúc khó quên. Bài thơ Đồng chí với nhịp điệu trầm lắng mà như ấm áp tươi vui; với ngôn ngữ bình dị dường như đã trở thành những vần thơ của niềm tin yêu, sự hi vọng, lòng cảm thông sâu sắc của một nhà thơ cách mạng.

Trong những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp gian lao, lẽ đương nhiên, hình ảnh những người lính, những anh bộ đội sẽ trở thành linh hồn của cuộc kháng chiến, trở thành niềm tin yêu và hi vọng của cả dân tộc. Mở đầu bài thơ Đồng chí, Chính Hữu đã nhìn nhận, đã đi sâu vào cả xuất thân của những người lính:

Quê hương anh đất mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.

Sinh ra ở một đất nước vốn có truyền thống nông nghiệp, họ vốn là những người nông dân mặc áo lính theo bước chân anh hùng của những nghĩa sĩ Cần Giuộc năm xưa. Đất nước bị kẻ thù xâm lược, Tổ quốc và nhân dân đứng dưới một tròng áp bức. Anh và tôi, hai người bạn mới quen, đều xuất thân từ những vùng quê nghèo khó. hai câu thơ vừa như đối nhau, vừa như song hành, thể hiện tình cảm của những người lính. Từ những vùng quê nghèo khổ ấy, họ tạm biệt người thân, tạm biệt xóm làng, tạm biệt những bãi mía, bờ dâu, những thảm cỏ xanh mướt màu, họ ra đi chiến đấu để tìm lại, giành lại linh hồn cho Tố quốc. Những khó khăn ấy dường như không thể làm cho những người lính chùn bước:

"Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau

Súng bên súng, đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ "

Họ đến với cách mạng cũng vì lí tưởng muốn dâng hiến cho đời. Sổng là cho đâu chỉ nhận riêng mình. Chung một khát vọng, chung một lí tưởng, chung một niềm tin và khi chiến đấu, họ lại kề vai sát cánh chung một chiến hào... Dường như tình đồng đội cũng xuất phát từ những cái chung nhỏ bé ấy. Lời thơ như nhanh hơn, nhịp thơ dồn dập hơn, câu thơ cũng trở nên gần gũi hơn:

"Súng bên súng đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ

Đồng chí!... "

Một loạt từ ngữ liệt kê với nghệ thuật điệp ngữ tài tình, nhà thơ không chỉ đưa bài thơ lên tận cùng của tình cảm mà sự ngắt nhịp đột ngột, âm điệu hơi trầm và cái âm vang lạ lùng cũng làm cho tình đồng chí đẹp hơn, cao quý hơn. Câu thơ chỉ có hai tiếng nhưng âm điệu lạ lùng đã tạo nên một nốt nhạc trầm ấm, thân thương trong lòng người đọc. Trong muôn vàn nốt nhạc của tình cảm con người phải chăng tình đồng chí là cái cung bậc cao đẹp nhất, lí tưởng nhất, nhịp thở của bài thơ như nhẹ nhàng hơn, hơi thơ của bài thơ cũng như mảnh mai hơn. Dường như Chính Hữu đã thổi vào linh hồn của bài thơ tình đồng chí keo sơn, gắn bó và một âm vang bất diệt làm cho bài thơ mãi trở thành một phần đẹp nhất trong thơ Chính Hữu. Hồi ức của những người lính, những kỉ niệm riêng tư quả là bất tận:

"Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không mặc kệ gió lung lay"

 Cái chất nông dân thuần phác của những anh lính mới đáng quý làm sao! Đối với những người nông dân, ruộng nương, nhà cửa những thứ quý giá nhất. Họ sống nhờ vào đồng ruộng, họ lớn lên theo câu hát ầu ơ của bà của mẹ. Họ lớn lên trong những gian nhà không mặc kệ gió lung lay. Tuy thế, họ vẫn yêu, yêu lắm chứ những mảnh đất thân quen, những mái nhà thân thuộc.... Nhưng... họ đã vượt qua chân trời của cái tôi bé nhỏ để đến với chân trời của tất cả. Đi theo con đường ấy là đi theo khát vọng, đi theo tiếng gọi yêu thương của trái tim yêu nước. Bỏ lại sau lưng tất cả những bóng hình của quê hương vẫn trở thành nỗi nhớ khôn nguôi của mỗi người lính. Dầu rằng mặc kệ nhưng trong lòng họ vị trí của quê hương vẫn bao trùm như muốn ôm ấp tất cả mọi kỉ niệm. Không liệt kê, cũng chẳng phải lối đảo ngữ thường thấy trong thơ văn, nhưng hai câu thơ cũng đủ sức lay động hồn thơ, hồn người:

"Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính"

Sự nhớ mong chờ đợi của quê hương với những chàng trai ra đi tạo cho hồn quê có sức sống mãnh liệt hơn. Nhà thơ nhân hóa giếng nước gốc đa cũng có nỗi nhớ khôn nguôi với những người lính. Nhưng không kể những vật vô tri, tác giả còn sử dụng nghệ thuật hoán dụ để nói lên nỗi nhớ của những người ở nhà, nỗi ngóng trông của người mẹ đối với con, những người vợ đối với chồng và những đôi trai gái yêu nhau... Bỏ lại nỗi nhớ, niềm thương, rời xa quê hương những người lính chiến đấu trong gian khổ:

"Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vầng trán đầm mồ hôi

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày"

Câu thơ chầm chậm vang lên nhưng lại đứt quãng, phái chăng sự khó khăn vất vả thiếu thốn của những người lính đã làm cho nhịp thơ Chính Hữu sâu lắng hơn. Đất nước ta còn nghèo, những người lính còn thiếu thốn quân trang, quân dụng, phải đối mặt với sốt rét rừng, cái lạnh giá của màn đêm... Chỉ đôi mảnh quần vá, cái áo rách vai, người lính vẫn vững lòng theo kháng chiến, mặc dù nụ cười ấy là nụ cười giá buốt, lặng câm. Tình đồng đội quả thật càng trong gian khổ lại càng tỏa sáng, nó gần gũi mà chân thực, không giả dối, cao xa... Tình cảm ấy lan tỏa trong lòng của tất cá những người lính. Tình đồng chí:

"Là hớp nước uống chung, nắm cơm bẻ nửa,

Là chia nhau một trưa nắng, một chiều mưa,

Chia khắp anh em một mẩu tin nhà,

Chia nhau đứng trong chiến hào chật hẹp

Chia nhau cuộc đời, chia nhau cái chết "

(Nhớ - Hồng Nguyên)

Một nụ cười lạc quan, một niềm tin tất thắng, một tình cảm chân thành đã được Chính Hữu cô lại chỉ với nụ cười - biểu tượng của người lính khi chiến đấu, trong hòa bình cũng như khi xây dựng Tố quốc, một nụ cười ngạo nghễ yêu thương, một nụ cười lạc quan chiến thắng...

"Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tớ"

Nhịp thơ đều đều 2/2/2 - 2/2/3 cô đọng tất cả nét đẹp của những người lính. Đó cũng chính là vẻ đẹp ngời sáng trong gian khổ của người lính. Vượt lên trên tất cả, tình đồng đội, đồng chí như được sưởi ấm bằng những trái tim người lính đầy nhiệt huyết, vẫn đứng canh giữ cho bầu trời Việt Nam dù đêm đầy khuya, sương đã xuống, màn đêm cũng chìm vào quên lãng. Hình ảnh người lính bỗng trở nên đẹp hơn, thơ mộng hơn. Đứng cạnh bên nhau sẵn sàng chiến đấu. Xem vào cái chân thực của cả bài thơ, câu thơ cuối cùng vẫn trở nên rất nên thơ:

"Đầu súng trăng treo"

Ánh trăng gần như gắn liền với người lính:

Chiến tranh ở rừng

Trăng thành tri kỉ

(Ánh trăng - Nguyễn Duy)

Một hình ảnh nên thơ, lãng mạn nhưng cũng đậm chất chân thực, trữ tình. Một sự quyện hòa giữa không gian, thời gian, ánh trăng và người lính. Cái thực đan xen vào cái mộng, cái dũng khí chiến đấu đan xen vào tình yêu làm cho biểu tượng người lính không những chân thực mà còn rực rỡ đến lạ kì. Chất lính hòa vào chất thơ, chất trữ tình hòa vào chất Cách mạng, chất thép hòa vào chất thi ca. Độ rung động và xao xuyến của cả bài thơ có lẽ chỉ nhờ vào hình ảnh ánh trăng này. Tình đồng chí cũng thế, lan tỏa trong không gian, xoa dịu nỗi nhớ, làm vơi đi cái giá lạnh của màn đêm. Nụ cười chiến sĩ như cất cao tiếng hát ngợi ca tình đồng chí. Thiêng liêng biết nhường nào, hình ảnh những người lính, những anh bộ đội cụ Hồ sát cạnh vai nhau kề vai sát cánh cùng chiến hào đấu tranh giành độc lập.

Quả thật, một bài thơ là một xúc cảm thiêng liêng, là một tình yêu rộng lớn, trong cái lớn lao nhất của đời người. Gặp nhau trên cùng một con đường Cách mạng, tình đồng chí như được thắt chặt hơn bằng một sợi dây yêu thương vô hình.

Bài thơ Đồng chí với ngôn ngữ chân thực, hình ảnh lãng mạn, nụ cười ngạo nghễ của các chiến sĩ đã lay động biết bao trái tim con người. Tình đồng chí ấy có lẽ sẽ sống mãi với quê hương, với Tổ quốc, với thế hệ hôm nay, ngày mai hay mãi mãi về sau

#Trang

18 tháng 11 2019

Ý nghĩa nhan đề: Tác phẩm viết về “ Làng chợ Dầu”- một địa điểm cụ thể., nhưng tác giả lại đặt tên tác phẩm là “ Làng”

- Nhan đề ngắn gọn sẽ gây ấn tượng với người đọc hơn. Đọc nhan đề độc giả sẽ tò mò hứng thú muốn tìm hiểu xem đó là làng gì ? làng đó như thế nào? ( Trong làm văn chương nghệ thuật kị nhất là lộ ý)

“Làng” là danh từ chung, không phải “làng chợ Dầu” -> mang đến ý nghĩa khái quát -> gợi tình cảm yêu làng của người nông dân Việt Nam trên mọi miền Tổ quốc. Ở đây, Kim Lân không đơn thuần chỉ nói về một ngôi làng, một con người riêng biệt nào cả. Làng chợ dầu là một trong rất nhiều ngôi làng như thế ở Việt Nam. Tình yêu làng của ông Hai cũng là tình cảm của rất nhiều những người nông dân khác với quê hương mình

- Từ đó, khái quát lên lòng yêu làng, rộng hơn là lòng yêu nước của con người Việt Nam.

Các tác phẩm viết về tình yêu quê hương, đất nước: Tiếng gà trưa, Lòng yêu nước, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Hịch tướng sĩ, ...