Các bạn ơi, giúp mình tìm chủ đề, bố cục và nội dung của bài " Bà Ngoại Tôi Gửi Lời Xin Lỗi" với!
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.


+ Mở bài: Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là hành động bắt buộc đối với người đi đường được quy định trong các điều luật của bộ luật giao thông Việt Nam. Kể từ khi điều luật này có hiệu lực trên toàn quốc đã làm giảm đáng kể các vụ thương vong và thương tật do tai nạn giao thông gây ra đối với con người, xây dựng một văn hóa giao thông tiến bộ ở nước ta. Thế nhưng, vẫn còn có nhiều người không thực hiện quy định này, tỏ rõ thái độ khinh thường pháp luật, gây bức xúc trong xã hội. + Thân bài: * Giải thích: – Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông nghĩa là khi tham gia điều khiển phương tiện giao thông trên đường hay cùng ngồi trên phương tiện giao thông (thường bắt buộc đối với người điều khiển xa máy, xe đạp điện) phải đội mũ bảo hiểm để bảo vệ mình. * Hiện trạng ý thức đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông ở Việt Nam hiện nay: – Hầu hết người Việt Nam khi tham gia điều khiển phương tiện giao thông đều chấp hành đội mũ bảo hiểm đúng quy định. Họ thường lựa chọn những chiếc mũ bảo hiểm đạt chuẩn của các nhà sản xuất uy tín, chắc chắn, có chức năng bảo vệ an toàn cho vùng đầu. Việc chấp hành đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông đã hạn chế được tổn thương và thương vong, góp phần ổn định trật tự an toàn giao đường bộ của đất nước. – Thế nhưng, vẫn còn nhiều người cố tình không chấp hành quy định này. Họ ngang nhiên điều khiển phương tiện giao thông trên đường mà không đội mũ bảo hiểm. Đó là một hành động vi phạm pháp luật, xem thường luật pháp, có thể gây nguy hiểm đối với xã hội. Hầu hết những người vi phạm đều ở lứa tuổi thanh thiếu niên.
– Có chương trình giáo dục về ý thức an toàn khi tham gia giao thông cho mọi người, nhất là đối với lứa tuổi học sinh
* Bài học: – Có ý thức đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là tự bảo vệ chính mình. – Tuân thủ pháp luật thể hiện lối sống lành mạnh, tiến bộ, dễ thành công hơn trong cuộc sống. + Kết bài: Hãy đội mũ bảo hiểm mỗi khi tham gia giao thông trên đường. Hãy nhắc nhở mọi người cùng thực hiện hành động ý nghĩa này để cùng nhau xây dựng văn hóa giao thông an toàn, tiến bộ và văn minh.


câu 1
“Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,
Cho no nê thanh sắc của thời tươi”
Các từ láy "chếnh choáng", "đã đầy", "no nê":
- Gợi cảm giác ngất ngây, say sưa, thỏa mãn tột độ trong việc tận hưởng vẻ đẹp của cuộc sống, thiên nhiên và mùa xuân.
- Tăng tính nhạc điệu và cảm xúc cho bài thơ.
- Nhấn mạnh tâm thế sống vội vàng nhưng say mê, tận hiến của nhà thơ trước vẻ đẹp ngắn ngủi của đời sống.
câu 2
- Động từ "riết": Gợi sự ôm chặt, níu giữ, thể hiện khát khao mãnh liệt muốn giữ lấy những điều đẹp đẽ của cuộc sống.
- "Say": Thể hiện sự đắm chìm, mê mải, không cưỡng lại được sức hấp dẫn của cuộc đời, thiên nhiên và tình yêu.
- "Thâu": Gợi cảm giác thu gom, thu nhận, muốn ôm trọn mọi vẻ đẹp vào lòng, không để điều gì vụt mất.
- Tính từ - từ láy:
- "Mơn mởn": Diễn tả sự tươi non, đầy sức sống của sự sống đang hồi sinh, như mùa xuân mới chớm.
- "Chếnh choáng": Cảm giác ngây ngất, say sưa trong hương sắc mùa xuân.
- "Đã đầy": Cảm giác trọn vẹn, thỏa mãn khi tận hưởng cái đẹp.
- "No nê": Nhấn mạnh sự đầy đủ, không còn thiếu, thể hiện sự sống trọn vẹn đến từng khoảnh khắc.
👉 Tất cả những từ ngữ trên tạo nên hình ảnh một cái tôi yêu đời, yêu cái đẹp đến cuồng nhiệt, sống vội để tận hưởng trọn vẹn cuộc đời.
câu 3
- Nhịp thơ biến đổi linh hoạt: có lúc ngắn gọn dồn dập như “Ta muốn ôm / cả sự sống…”, có lúc dàn trải như những dòng cảm xúc tuôn trào.
- Sử dụng nhiều câu cảm thán, động từ mạnh, nhịp lẻ tạo sự thôi thúc, dồn dập như nhịp đập của một con tim yêu đời say đắm.
- Nhịp điệu thơ góp phần thể hiện rõ tâm trạng nồng nàn, cuồng nhiệt và khát sống mãnh liệt của Xuân Diệu.
câu 4
Đoạn thơ thể hiện một tình yêu mãnh liệt đối với cuộc sống, thiên nhiên và tuổi trẻ. Xuân Diệu không chỉ yêu mùa xuân mà còn yêu mọi vẻ đẹp nhỏ bé đang hiện hữu quanh mình – từ ánh sáng, hương thơm, cỏ cây, đến cả cánh bướm và tình yêu. Tình yêu ấy không bình thường mà cuồng nhiệt, mãnh liệt và say đắm, như thể nhà thơ muốn ôm trọn, nuốt trọn cả sự sống vào lòng. Qua đó, tác giả nhắn gửi chúng ta hãy biết trân trọng từng khoảnh khắc của tuổi trẻ, sống hết mình với những điều đẹp đẽ xung quanh, bởi thời gian trôi đi sẽ không trở lại. Đó là một thông điệp rất hiện đại và gần gũi với giới trẻ hôm nay: sống vội nhưng không vội vã, sống để yêu, để cháy hết mình với đam mê và cảm xúc.

Câu 1: tự sự và thuyết minh
Câu 2: nhân vật " tôi " và bà của nhân vật " tôi "
Câu 3: sử dụng ngôi kể thứ nhất
Câu 4: rau khúc được hái từ sáng sớm, gạo nếp, nhân đậu xanh, hành, mỡ
Câu 5: bà ủ bột bánh cho nở vì để chất lượng bánh ngon hơn
Câu 6: đồng nghĩa với từ nấu
Câu 7: diễn tả thao tác chế biến rau khúc của bà rất kì công, kĩ lưỡng
Câu 8: cách chế biến thủ công, nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên, thưởng thức đơn giản, cảm nhận được hương vị của bánh
Câu 10: Qua văn bản trên có thể thấy cháu rất yêu thương, kính trọng bà. Luôn nhớ về những món ăn bình dị, dân dã mà cũng đầy ắp tình yêu mà bà dành cho cháu.
Câu 9: Trong cảm nhận của người cháu, món bánh khúc có hương vị đặc biệt và hấp dẫn. Sự kết hợp giữa vị béo ngậy của mỡ lợn, vị bùi của đậu, hương thơm của rau khúc và vị ngọt ngào của bột nếp làm cho món bánh khúc trở nên ngon lạ thường và khiến người ta ứa đầy nước miếng.
