K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 10 2018

Người tối cổ :
– Về con người :
+ Biết đi bằng hai chi sau, dùng hai chi trước để cầm nắm.
+ Trán thấp và bợt ra phía sau, hàm nhô về phía trước.
+ Trên cơ thể còn 1 lớp lông mỏng.
– Về công cụ sản xuất :
+ Biết ghề đẽo đá làm công cụ, đá được ghè đẽo thô sơ, hình chưa rõ ràng.
– Về tổ chức xã hội :
+ Sống theo bầy khoảng vài chục người.

Người tinh khôn :
– Về con người :
+ Có cấu tạo giống với người hiện đại, thể tích não phát triển và đôi tay khéo léo.
– Về công cụ sản xuất :
+ Biết mài đá sắc bén, cân xứng hơn để làm công cụ sản xuất và biết đến thuật luyện kim.
– Về tổ chức xã hội :
+ Sống theo từng nhóm nhỏ, gọi là thị tộc.

25 tháng 10 2018

Mẫu 1: Mẫu bản tự kiểm cá nhân của học sinh

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
------------------

BẢN TỰ KIỂM CÁ NHÂN

Học kì ....... (năm học 20...... – 20......)

Kính gửi: Giáo viên chủ nhiệm lớp ..........

Em tên là: ...................................................................................................................

Học sinh lớp Trường THPT ..........................................................................................

Trong học kì ...... (năm học 20...... – 20.....) vừa qua, em đã có những ưu điểm và khuyết điểm sau

- Về ưu điểm:

Hoạt động phong trào: ...................................................................................................

Học tập: .......................................................................................................................

Vấn đề khác: ................................................................................................................

- Khuyết điểm: Trong học kì ...... vừa qua em đã vi phạm một số lỗi sau:

Lỗi
vi
Phạm
Vắng

phép,
xin về
Vắng không phépKhông chuẩn bị bàiKhông làm bài tậpKhông học bàiBị điểm kém (<5)Không phù hiệuKhông đồng phụcBị quản sinh phê bìnhMất TTBị phê bình ghi SĐBĐánh nhauVô lễ với giáo viên
Số lần             

Vi phạm khác: ............................................................................................................

* Tự xếp loại hạnh kiểm: .............................................................................................

* Ý kiến cá nhân: ........................................................................................................

Trên đây là bản tự kiểm cá nhân của em. Rất mong GVCN xem xét và xếp loại hạnh kiểm cho em.

Em xin hứa sẽ cố gắng phấn đấu để thực hiện tốt nội quy và học tập tốt hơn. Em xin cảm ơn!

 .........., ngày...tháng...năm....
                                            Học sinh
(Ký, ghi rõ họ tên)

Mẫu 2: Mẫu bản tự kiểm điểm của học sinh

Sở GD&ĐT......................

Trường...........................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
         Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BẢN TỰ KIỂM ĐIỂM

Kính gửi: - Ban giám hiệu trường.................
                 - Giáo viên chủ nhiệm lớp.............

Em tên là:................................................................... Học sinh lớp:.............................

Nơi ở:..........................................................................................................................

Hiện ở với (đối với HS không ở với cha mẹ):...................................................................

Họ tên cha:.............................................................. Số điện thoại:................................

Họ tên mẹ:............................................................... Số điện thoại:................................

Số điện thoại liên lạc gần nhất (đối với HS không ở với cha mẹ):.......................................

Vi phạm nội quy vào ngày.....tháng.....năm...... Vi phạm lần thứ:.......................................

Nội dung vi phạm:..........................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

thuộc điều...................................... của trường..............................................................

Em nhận thấy việc làm của em là sai trái. Em xin hứa sẽ không tái phạm, nếu tái phạm sẽ bị xử lý kỷ luật với mức độ cao hơn.

                                                          ................, ngày.....tháng......năm.......
 Người viết kiểm điểm
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngoài mẫu bản kiểm điểm, các em học sinh vẫn thường hay phải viết đơn xin phép nghỉ học mỗi khi nhà có việc hay xin nghỉ học vì ốm. Cách viết đơn xin phép nghỉ học cũng rất đơn giản, với mẫu đơn xin nghỉ học chúng tôi cung cấp dưới đây. Mời các em học sinh và phụ huynh tham khảo mỗi khi cần viết đơn xin nghỉ học cho con.

Hướng dẫn cách viết bản kiểm điểm dành cho học sinh

Quốc hiệu: Cần ghi bằng chữ in hoa và được trình bày ra giữa trang giấy:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

- Ghi rõ ngày tháng lập biên bản

- Tiêu ngữ: Cần phải ghi rõ bản kiểm điểm về việc gì, viết chữ in hoa và trình bày ra giữa trang giấy.

Ví dụ: 

BẢN KIỂM ĐIỂM 
V/v: Đi học quên vở bài tập toán hình

- Phần "Kính gửi": cần nêu rõ gửi ai và cũng được trình bày ra giữa trang giấy.

Ví dụ: 

Kính gửi: cô giáo chủ nhiệm lớp 6B

- Tiếp theo cần nêu rõ thông tin người viết bản kiểm điểm, học sinh lớp nào

Ví dụ:

Em tên là: Nguyễn Văn A, học sinh lớp: 6B

- Tiếp theo là thời gian vi phạm, cũng như lý do viết bản kiểm điểm.

- Lời hứa của bản thân về việc vi phạm

Ví dụ: Em biết việc làm sai trái trên của em là chưa tốt, chưa chấp hành nghiêm túc nội quy học tập của nhà trường. Em rất ân hận về việc này.

Em xin hứa sẽ từ lần sau trở đi em sẽ mang vở bài tập đầy đủ.

- Cuối cùng là chữ ký của người lập kiểm điểm, tùy vào từng lý do để cần cả chữ ký của phụ huynh học sinh.

A. Mở bài

Giới thiệu truyền thuyết “Thánh Gióng”.

B. Thân bài (Diễn biến sự việc)

- Mở đầu

. Đời vua Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng …

- Thắt nút

. Giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta.

- Phát triển

. Nhà vua lo sợ, bèn sai sứ giả tìm người tài giỏi cứu nước.

. Đứa bé bảo: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con người sắt và một tấm áo giáp sắt”.

- Mở nút

. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng nhiên biến thành tráng sĩ.

- Kết thúc

. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ.

C. Kết bài

. Ý nghĩa câu chuyện: tinh thần đoàn kết chống gjặc cứu nước.

Bài làm

Kể xong câu chuyện, bà âu yếm xoa đầu em và nói: “Cuộc chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh thật ác liệt phải không các cháu? Hình ảnh này đã giải thích hiện tượng bão lụt xảy ra hằng năm suốt mùa mưa ở khăp vùng đồng bằng Bắc Bộ. Ngoài ra, truyện còn nói lên ước mơ của ngươi dân muốn chiến thắng bão lụt để bảo vệ cuộc sống lao Đã thành lệ, đêm nào, trước khi di ngủ, bà nội cũng kể chuyện cổ tích cho chúng em nghe. Đêm qua, bà kể chuyện “Thánh Gióng”. Câu chuyện thật hay. Chúng em bị cuốn hút theo từng lời kể hấp dẫn của bà.

Bà kể rằng vào đời vua Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao uớc có một đứa con. Một hôm bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh ra một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô. Hai vợ chồng mừng lắm. Nhưng lạ thay! Đứa trẻ cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy.

Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ, bèn sai sứ giả đi khắp nơi rao tìm người tài giỏi cứu nước. Đứa bé nghe tiếng rao, bỗng dưng cất tiếng nói: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”. Sứ giả vào, đứa bé bảo: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”. Sứ giả vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, vội vàng về tâu vua. Nhà vua truyền cho thợ ngày đêm làm gấp những vật chú bé dặn.

Càng lạ hơn nữa, từ sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong dã căng đứt chỉ. Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con, đành phải chạy nhờ bà con, làng xóm. Bà con đều vui lòng gom góp nuôi chú bé vì ai cũng mong giết giặc, cứu nước.

Giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nưởc rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả dem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc ấo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc (Sóc Sơn). Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.

Vua nhớ công ơn phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở quê nhà.

Hiện nay vẫn còn đền thờ ở làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng. Mỗi năm đến tháng tư, làng mở hội to lắm. Người ta kể rằng, những bụi tre đằng ngà ở huyện Gia Bình vì ngựa phun lửa bị cháy mới ngả màu vàng óng như thế, còn những vết chân ngựa nay thành những ao hồ liên tiếp. Người ta còn nói khi ngựa thét ra lửa, lửa đã thiêu cháy một làng, cho nên làng đó về sau gọi là làng Cháy.

Câu chuyện Thánh Gióng để lại cho em một ấn tượng sâu sắc. Nó nói lên truyền thống oai hùng đoàn kết chống giặc cứu nước của ông cha ta và thể hiện ước mơ của nhân dân: muốn có đủ sức mạnh vật chất và tinh thần để chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược.

25 tháng 10 2018

Các bạn có biết vì sao nhân dân ta tự xưng là con Rồng cháu Tiên hay không? Điều đó có liên quan đến câu chuyện sau đây:

"Ngày xưa, ngày xửa từ lâu lắm rồi, ở vùng đất Lạc Việt, nay là Bắc Bộ nước ta có một vị thần. Thần là con của Thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng sức khỏe vô địch, thường sống ở dưới nước. Thần giúp dân diệt trừ yêu quái như Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh... Thần còn dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và dạy dân cách ăn ở sao cho đúng nghĩa.. Khi làm xong thần trở về Thủy cung sống với mẹ lúc có việc cần mới hiện lên.

Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc, có vị tiên xinh đẹp tuyệt trần là con gái Thần Nông tên là Âu Cơ. Nàng nghe nói ở vùng Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lạ bèn tìm đến thăm. Lạc Long Quân và Âu Cơ gặp nhau đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng chung sống ở Long Trang. Chung sống với nhau được chừng một năm, Âu Cơ mang thai. Đến kì sinh nở, Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra một trăm đứa con da dẻ hồng hào. Không cần bú mớm mà vẫn lớn nhanh như thổi mặt mũi khôi ngô tuấn tú, đẹp đẽ như thần. Cuộc sống hai vợ chồng đã hạnh phúc lại càng hạnh phúc hơn.

Một hôm, Lạc Long Quân chợt nghĩ mình là dòng giống nòi rồng sống ở vùng nước thẳm không thể sống trên cạn mãi được. Chàng bèn từ giã vợ và và con về vùng nước thẳm. Âu Cơ ở lại chờ mong Lạc Long Quân trở về, tháng ngày chờ đợi mỏi mòn, buồn bã. Nàng bèn tìm ra bờ biển, cất tiếng gọi:

- Chàng ơi hãy trở về với thiếp.

Lập tức, Lạc Long Quân hiện ra. Âu cơ than thở:

- Sao chàng bỏ thiếp mà đi, không ở lại cùng thiếp nuôi dạy các con nên người?

Lạc Long Quân bèn giải thích:

- Ta vốn dĩ rất yêu nàng và các con nhưng ta là giống nòi Rồng, đứng đầu các loài dưới nước còn nàng là giống tiên ở chốn non cao. Tuy âm dương khí tụ mà sinh con nhưng không sao đoàn tụ được vì hai giống tương khắc như nước với lửa. Nay đành phải chia lìa. Ta đem năm mươi người con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Khi có việc cần phải giúp đỡ lẫn nhau, đừng bao giờ quên lời hẹn này.

Rồi Lạc Long Quân đưa năm mươi người con xuống nước còn Âu Cơ đưa năm mươi người con lên núi.

Người con trai trưởng đi theo Âu Cơ sau này được tôn lên làm vua và đặt tên nước là Văn Lang, niên hiệu là Hùng Vương. Mỗi khi vua chết truyền ngôi cho con trai trưởng. Cứ cha truyền cho con tới mười mấy đời đều lấy niên hiệu là Hùng Vương."

Do vậy, cứ mỗi lần nhắc đến nguồn gốc của mình Người Việt chúng ta thường tự xưng là con Rồng cháu Tiên và thân mật gọi nhau là đồng bào vì ai cũng nghĩ mình là cùng một bọc sinh ra cho nên người trong một nước phải thương yêu nhau như vậy. Câu chuyện còn suy tôn nguồn gốc cao quý thiêng liêng của cộng đồng người Việt và tự hào về nguồn gốc của dân tộc mình.

25 tháng 10 2018

dàn bài đây:

mở bài: người bạn đó là ai , có thân thiết với em không

thân bài : cần tả một chút về ngoại hình : bạn ấy cao hay thấp, gầy hay béo

kể những kỉ niệm của bạn với em cho thấy bạn là người bạn tốt em cũng có hay giúp bạn không

kết bài : nêu cảm nghĩ của em về người bạn ấy

25 tháng 10 2018

bài làm nè

em có rất nhiều bạn thân. nhưng người bạn thân thiết nhất với em đó là bạn phúc.

bạn có nước da trắng hồng. đôi mắt đen láy và mái tóc mượt lúc nào cũng được chải chuốt gọn gàng.

em với bạn có rất nhiều kỉ niệm đáng nhớ khó quên. trong một kì thi em không làm được bài em nhờ bạn giúp nhưng bạn không giúp. thế là lúc trả bài bạn được 10 còn em được8

25 tháng 10 2018

có hai trường hợp

1 nếu quần áo của em đã cũ thì như thế là tiết kiệm khong đúng

2 nếu em dã co quần ao đẹp thì như vậy là sai

25 tháng 10 2018

là tiết kiệm

25 tháng 10 2018

Trồng 2 chậu cây , đầu tiên tưới nc cho cây A và B cho bén rễ. Vài ngày sau không tưới cho cây B nữa chỉ tưới cho cây A

Kết quả : Cây B héo.

kết luạn : cây cần có nước

25 tháng 10 2018

Cây rất cần nước để sống và phát triển.

Sau đây mình trình bày thí ngiệm của mình:

Làm thí nghiệm chứng minh cây cần nước:

- Trồng 2 cây cái vào 2 chậu đất A và B (như nhau) và tưới nước đều tới khi 2 cây bén rễ (tươi tốt như nhau). Rồi sau đó. hãng ngày chỉ tưới nước cho cây ở chậu A. không tưới nước cho cây ở chậu B. Kết quả, cây chậu A vẫn sinh trưởng phát triển bình thường, còn cây chậu B còi cọc. phát triển không bình thường. Như vậy, nước có vai trò rất quan trọng đối với sự sống của cây.