K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc văn bản và thực hiện yêu cầu từ 1 đến 5.  DỚT TRỪNG PHẠT PRÔ-MÊ-THÊ1           Prô-mê-thê đã lấy ngọn lửa hồng thiêng liêng, báu vật riêng có của các vị thần đem trao cho loài người. Việc làm đó khiến thần Dớt, đấng phụ vương của các thần và người trần thế, căm tức đến điên đầu sôi máu. Dớt phải trừng phạt loài người để cho Prô-mê-thê biết rằng Dớt là...
Đọc tiếp

Đọc văn bản và thực hiện yêu cầu từ 1 đến 5. 

DỚT TRỪNG PHẠT PRÔ-MÊ-THÊ1

          Prô-mê-thê đã lấy ngọn lửa hồng thiêng liêng, báu vật riêng có của các vị thần đem trao cho loài người. Việc làm đó khiến thần Dớt, đấng phụ vương của các thần và người trần thế, căm tức đến điên đầu sôi máu. Dớt phải trừng phạt loài người để cho Prô-mê-thê biết rằng Dớt là một kẻ có quyền lực, rằng sự hy sinh tận tụy của Prô-mê-thê cho cuộc sống của loài người là vô ích. Tuy loài người trở thành bất tử nhờ ngọn lửa của Prô-mê-thê nhưng tội ác và tai họa cùng với biết bao điều xấu xa, điên đảo cũng trở thành người bạn đường bất tử của loài người. Vì lẽ đó loài người chẳng thể có được cuộc sống đạo đức, văn minh, hạnh phúc như Prô-mê-thê mong muốn. Dớt phải trừng phạt Prô-mê-thê để cho loài người biết cái giá phải trả cho hành động táo tợn, phạm thượng, dám cướp đoạt báu vật thiêng liêng độc quyền của thần thánh, ngọn lửa hồng không mệt mỏi, là đắt đến như vậy. Những kẻ nào nuôi giữ tấm lòng thương yêu loài người, hằng ham muốn thay đổi số phận loài người hãy lấy đó làm gương.

Dớt ra lệnh bắt Prô-mê-thê giải đến một đỉnh núi cao chót vót trong dãy núi Cau-xcây, xiềng chặt Prô-mê-thê vào đó. Hê-phai-tớt, vị thần Thợ Rèn danh tiếng, trước đây đã sáng tạo ra người thiếu nữ Pan-đô-ra, nay đảm nhận việc đóng đanh xiềng Prô-mê-thê vào núi đá. Prô-mê-thê bị đày đọa, ban ngày dưới nắng bỏng cháy da, ban đêm dưới sương tuyết rét buốt thấu xương. Chưa hết, ngày ngày Dớt còn sai một con đại bàng có đôi cánh rộng và dài đến mổ bụng ăn buồng gan của Prô-mê-thê. Dớt tưởng rằng dùng những cực hình đó, Prô-mê-thê sẽ phải khuất phục quy hàng mình, Prô-mê-thê sẽ phải từ bỏ lòng thương yêu loài người và thái độ chống đối đầy kiêu hãnh và thách thức đối với Dớt và thế giới thần linh. Nhưng Prô-mê-thê vẫn là Prô-mê-thê, trước sau như một không hề run sợ đầu hàng Dớt. Và thật là kỳ diệu và lạ lùng biết bao, buồng gan của Prô-mê-thê cũng bất tử như Titan Prô-mê-thê! Ban ngày con ác điểu ăn đi bao nhiêu thì ban đêm buồng gan của Prô-mê-thê lại mọc lại bấy nhiêu, nguyên vẹn, tươi mới, không hề mang dấu vết của một sự tổn thương, xúc phạm nào.

Prô-mê-thê biết trước số phận của Dớt: Nếu Dớt lấy nữ thần Thê-tít, một nữ thần Biển, thì đứa con trai, kết quả của cuộc hôn nhân này, lớn lên sẽ lật đổ ngôi báu của cha nó giành lấy quyền cai quản thế giới thần linh và loài người như xưa kia cha nó đã từng làm đối với ông nó, Crô-nớt. Quả thật là một sự hiểu biết vô cùng quý báu, có thể nói là vô giá đối với Dớt. Dớt mà biết được điều này thì hẳn rằng hắn sẽ càng hống hách, kiêu căng tàn bạo hơn nữa. Nhưng Dớt không biết. Đúng hơn Dớt chỉ biết có một nửa, nghĩa là Dớt chỉ biết con mình sẽ lật đổ mình, cướp ngôi của mình. Nhưng đứa con ấy do người vợ nào, nữ thần nào kết duyên với Dớt sinh ra thì Dớt không biết. Thế giới thần thánh của đỉnh Ô-lim-pớt có biết bao nhiêu vị nữ thần: A-phrô-đai, A-thê-na, Thê-tít, Đi-mê-tê, Át-tơ-mít, ba chị em Mo-rít vân vân và vân vân, biết tránh ai và lấy ai? Đó chính là điều Dớt vô cùng quan tâm và hết sức lo lắng. Dớt tưởng rằng cứ xiềng Prô-mê-thê vào núi đá, đày đọa Prô-mê-thê, dùng con ác điểu tra tấn hành hạ Prô-mê-thê thì đến một ngày nào đó, Prô-mê-thê phải van xin Dớt tha tội, Prô-mê-thê phải khai báo cho Dớt biết tỏ tường điều bí ẩn mà Prô-mê-thê bấy lâu vẫn giấu kín. Nhưng Dớt đã tính lầm. Hàng bao thế kỷ trôi qua, Prô-mê-thê vẫn không hề nao núng, nhượng bộ Dớt. Cuối cùng chính Dớt phải khuất phục trước sức mạnh ý chí của Prô-mê-thê.

(Lược một đoạn: Về sau, người anh hùng Hê-ra-clét trên còn đường thực hiện 12 chiến công đã giải thoát cho Prô-mê-thê khỏi xiềng xích của thần Dớt.)

(Trích Thần thoại Hy Lạp, theo file.nhasachmienphi)

Chú thích: Prô-mê-thê là vị thần tạo ra loài người từ bùn đất. Vì thương loài người nhỏ bé, yếu ớt nên thần đã ăn cắp lửa của Dớt cho loài người. 

Câu 1. Xác định biện pháp tu từ chính được sử dụng trong văn bản.

Câu 2. Vì sao Dớt trừng phạt Prô-mê-thê?

Câu 3. Dớt đã trừng phạt Prô-mê-thê bằng cách nào?

Câu 4. Chỉ ra một chi tiết hoang đường kì ảo và nêu tác dụng của yếu tố kì ảo trong văn bản.

Câu 5. Nhận xét, đánh giá về cốt truyện của văn bản.

0
Đọc văn bản và thực hiện yêu cầu từ 1 đến 5.  NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU - NGÔI SAO SÁNG TRONG VĂN NGHỆ DÂN TỘC    Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường nhưng con mắt của chung ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy và càng nhìn thì càng thấy sáng. Văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy. Có người chỉ biết Nguyễn Đình Chiểu là tác giả của "Lục Vân Tiên", hiểu "Lục Vân Tiên" khá...
Đọc tiếp

Đọc văn bản và thực hiện yêu cầu từ 1 đến 5. 

NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU - NGÔI SAO SÁNG TRONG VĂN NGHỆ DÂN TỘC

   Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường nhưng con mắt của chung ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy và càng nhìn thì càng thấy sáng. Văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy. Có người chỉ biết Nguyễn Đình Chiểu là tác giả của "Lục Vân Tiên", hiểu "Lục Vân Tiên" khá thiên lệch về nội dung và nghệ thuật còn rất ít biết thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu, khúc ca hùng tráng của phong trào yêu nước chống thực dân Pháp.

   Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ yêu nước mà tác phẩm là những trang bất hủ ca ngợi cuộc chiến đấu oanh liệt của nhân dân ta chống bọn xâm lược. Ông vốn là một nhà nho sinh trưởng ở đất Đồng Nai hào phóng, lại sống giữa lúc đất nước lâm nguy, vua nhà Nguyễn cam tâm bán nước để giữ ngai vàng, nhưng khắp nơi, nhân dân và sĩ phu anh dũng đứng lên đánh giặc cứu nước. Vì mù cả hai mắt, hoạt động của người chiến sĩ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu chủ yếu là thơ văn. Những tác phẩm đó, ngoài những giá trị văn nghệ, còn quý giá ở chỗ nó soi tỏ tâm hồn trong sáng, cao quý lạ thường của tác giả và ghi lại lịch sử của một thời khổ nhục nhưng vĩ đại!

   "Kiến nghĩa bất vi vô dõng dã!". Đời sống và hoạt động của Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương anh dũng. Cảnh đất nước cũng như cảnh riêng càng long đong, đen tối, thì khí tiết của người chí sĩ yêu nước càng cao cả, rạng rỡ: "Sự đời thà khuất đôi tròng thịt/ Lòng đạo xin tròn một tấm gương!".

   Cuộc đời và thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu là của một chiến sĩ hi sinh phấn đấu vì nghĩa lớn. Thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu là thơ văn chiến đấu, đánh thẳng vào giặc ngoại xâm và tôi tớ của chúng: "Học theo ngòi bút chí công/ Trong thơ cho ngụ tấm lòng Xuân thu!" hay: "Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm/ Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà."

   Đối với Nguyễn Đình Chiểu, cầm bút, viết văn là một thiên chức. Và Nguyễn Đình Chiểu trọng chức trách của mình chừng nào thì càng khinh miệt bọn lợi dụng văn chương để làm việc phi nghĩa chừng nấy: "Thấy nay cũng nhóm văn chương/ Vóc dê da cọp khôn lường thực hư!" [...]

   Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu, một phần lớn là những bài văn tế, ca ngợi những người anh hùng suốt đời tận trung với nước và than khóc những người liệt sĩ đã trọn nghĩa với dân. Ngòi bút - tâm hồn trung nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu - đã diễn tả, thật sinh động và não nùng, cảm tình của dân tộc đối với người chiến sĩ của nghĩa quân, vốn là người nông dân, xưa kia chỉ quen cày cuốc, bỗng chốc trở thành người anh hùng cứu nước. Chúng ta hãy đọc lại nhiều đoạn trong bài "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" [...] Bài văn ấy của Nguyễn Đình Chiểu làm chúng ta nhớ bài "Bình Ngô đại cáo" của Nguyễn Trãi. Hai bài văn hai cảnh ngộ, hai thời buổi nhưng một dân tộc. Bài cáo của Nguyễn Trãi là khúc ca khải hoàn, ca ngợi những chiến công oanh liệt chưa từng thấy, biểu dương chiến thắng làm rạng rỡ nước nhà. Bài "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" là khúc ca những người anh hùng thất thế, nhưng vẫn hiên ngang: "Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc... muôn kiếp nguyện được trả thù kia...".

   Có lẽ dưới suối vàng, linh hồn của Nguyễn Đình Chiểu và những nghĩa quân lúc bây giờ, ngày nay phần nào đã được hả dạ.

(Bài viết vào tháng 7/1963 nhân dịp kỉ niệm 75 ngày mất của Nguyễn Đinh Chiểu, in trong: Tuyển tập Phạm Văn Đồng, Tập 1, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008)

Câu 1. Văn bản trên bàn về vấn đề gì?

Câu 2. Xác định hai câu văn mà người viết đã sử dụng trong bài để nêu nhận xét khái quát, chính xác và sinh động về đặc điểm, giá trị văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu.

Câu 3. Nêu nhận xét về việc lựa chọn và sử dụng bằng chứng của người viết trong văn bản.

Câu 4. Mục đích so sánh hai văn bản Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu) và Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi) là gì?

Câu 5. Kết thúc văn bản, tác giả viết: "Có lẽ dưới suối vàng, linh hồn của Nguyễn Đình Chiểu và những nghĩa quân lúc bấy giờ, ngày nay phần nào đã được hả dạ". Hãy liên hệ với thực tiễn hiện nay để đưa ra lí lẽ/ bằng chứng khẳng định sau hơn nửa thế kỉ (tính từ khi tác giả viết bài này - năm 1963), niềm tin, niềm hi vọng của tác giả đã trở thành hiện thực.

0
24 tháng 9 2024

Gúp với ạ !

23 tháng 9 2024

Mik cux ko bix soan :)