hãy nêu cảm nhận của en sau khi đọc Nhật Kí Thế Hệ Hồ Chí Minh
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.


Bài làm:
Theo em, hình ảnh “ngọn gió” trong câu “Mẹ là ngọn gió của con suốt đời” đã góp phần nhiều nhất làm nên cái hay của đoạn thơ trên. Hình ảnh đó cho ta thấy người mẹ giống như ngọn gió thổi cho con mát, ru cho con ngủ và đi vào giấc mơ. Ngọn gió ấy thổi cho con mát suốt cả cuộc đời, như là mẹ đã luôn làm việc cực nhọc để nuôi con khôn lớn, mong con sung sướng và hạnh phúc. Sự so sánh đẹp đẽ và sâu sắc cho ta thấm thía hơn về tình mẹ con, làm cho đoạn thơ thêm hay hơn.
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.
Giúp em cảm nhận được, người mẹ rất thương con, mẹ có thể thức thâu đêm suốt sáng để canh cho con ngủ ngon giấc; hơn cả những ngôi sao “Thức” soi sáng trong đêm, bởi vì khi trời sáng thì sao cũng không thể thức được nữa.

Nghĩa gốc:
Em đi mua đường giúp mẹ.
Nghĩa chuyển :
Muốn khen người ta thì trước tiên hãy mua đường để nói đi!
Mik thi Trạng nguyên !!!
* Nghĩa gốc:
Đường này là của tao chúng mày muốn đi thì phải mua đường.
*Nghĩa chuyển:
Con ơi đi ra chợ mua đường về cho mẹ.

Một hôm, em bị sốt, em được mẹ đưa vào bệnh viện để khám bệnh, em có dịp biết cô Nga, một bác sĩ giỏi của bệnh viện thành phố.
Cô mặc chiếc áo bờ lu màu trắng, quần trắng, mũ trắng... Trước ngực, cô đeo hàng tên màu xanh đậm, ghi dòng chữ Bác sĩ Nguyễn Phương Nga. Ở cô toát lên vẻ đẹp giản dị, như nhành hoa trắng thanh cao. Người cô mảnh mai, dáng đi nhanh nhẹn, khuôn mặt hình trái xoan trông thật hiền hoà. Đặc biệt là đôi mắt của cô đen láy, trông rất đẹp, nhìn kỹ giống đôi mắt cô giáo em. Em mải mê nhìn cô. Cô nhẹ nhàng đến bên từng bệnh nhân, hỏi thăm việc ăn, ngủ. Cô sờ tay lên trán người bệnh. Đôi bàn tay nhỏ nhắn ấy làm việc nhanh thoăn thoắt. Cô lấy dụng cụ khám bệnh đo tim mạch, do huyết áp cho bệnh nhân. Bàn tay cô nhẹ nhàng xắn tay áo bệnh nhân lên và đặt ống nghe rồi quấn cuộn vải dày vào tay họ. Hai ngón tay bóp đều vào ống cao su, kim đồng hồ nhích dần, nhích dần. Cô ghi kết quả vào số khám bệnh. Sau đó, cô lấy ống nghe đeo trên cố ra đề kiểm tra tim, mạch của từng người. Sau khi khám bệnh xong, cô phát thuốc và tiêm cho người bệnh. Vừa tiêm thuốc, cô vừa động viên người bệnh để họ có thể vơi đi những đau đớn do bệnh tật gây nên. Cô Nga đúng là một “Lương y như từ mẫu”.
Em nhớ mãi hình ảnh cô Nga. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt đế sau này sẽ trở thành bác sĩ như cô.
Bác nông dân đang cày ruộng
Bác Tùng là một nông dân cần cù, chất phác. Bác là người họ hàng của gia đình em. . Em được biết đến bác là nhờ một lần về thăm quê ngoại. Gặp bác khi bác đang cày ruộng.
Hôm ấy, trên đường về quê em phải qua một cánh đồng rộng. Xa xa là dãy núi tím ngắt. Con mương nhỏ dẫn nước chạy men theo con đường trải đá răm. Đang vui vẻ nói chuyện cùng bố. Bố em dừng lại chào to: “ Chào bác Hải, trưa rồi mà vãn không nghỉ tay à?”
Bác Tài đang cày ruộng. Bác ngừng trâu. Dừng lại, nở nụ cười thật tươi chào lại bố con em. Năm nay bác chừng ngoài bốn mươi tuổi rồi. Dáng người bác cao lớn, vạm vỡ. Trên khuôn mặt chữ điền là đôi mắt to và sáng. Da bác sám nắng, tay chân chắc nịch. Bác say sưa cày ruộng trong chiếc áo đen đã bạc màu, ướt đẫm mồ hôi. Chiếc quần vải màu xanh dày dặn được xắn cao để lộ màu da chân đỏ au, vồng lên những bắp thịt cuồn cuộn, rắn chắc. Đôi tay cứng cáp điều khiển cái cày khéo léo. Một tay bác cầm chuôi cày, còn tay kia thì cầm cái roi dài để phết vào mông trâu khi nào trâu lười biếng. Theo lưỡi cày, đất được lật lên ngọt xớt, phơi mình trên thửa ruộng chạy dài, thẳng tắp. Thỉnh thoảng bác lại quất nhẹ vào lưng trâu, miệng quát to: "Ngọ! Ngọ!". Hai con trâu đi chậm rãi dần vì phải kéo cả lưỡi cày, lật bao nhiêu lớp bùn đất. Trong ruộng có nước, khi lưỡi cày đi qua, nó để lại trong nước những hình xoắn tròn to, rồi nhỏ dần nhỏ dần. Khi cày đã thấm mệt, bác dừng lại nghỉ ngơi. Bác ngồi dưới một gốc cây to rồi lấy trong túi ra một gói thuốc rê đã được vê thành từng điếu rồi châm lửa hút. Lúc này, các động tác của bác chậm rãi. Hai con trâu khoan thai, vẫy đuôi găm cỏ. Mặt trời giờ đã lên cao, ánh nắng rải chan hoà khắp thửa ruộng. Mặt bác nhễ nhãi mồ hôi, nhưng bác vẫn cùng con trâu tiếp tục cày xong thửa ruộng. Trâu sau một lát nghỉ ngơi, lại ngoan ngoãn bì bõm kéo cày theo sự điều khiển của bác. Em thấy quý và cảm phục bác làm sao. Nhìn những hàng đất cày thành luồng trông rất đẹp dưới nắng trưa, em lại nhớ đến câu tục ngữ: "Ăn một bát cơm, nhớ người cày ruộng".
Em và bố tiếp tục lên xe vào nhà nội, mỗi lúc một xa, bóng bác Hải khuất dần. Để làm ra hạt gạo, người nông dân phải đổ biết bao mồ hôi, công sức. Em thầm cảm ơn các bác nông dân , những người đã cho ta bát cơm trắng, dẻo thơm trong sự nhọc nhằn vất vả của mình.
Cánh đồng lúa quê em đã vào mùa thu hoạch các bác nông dân ngày ngày ra đồng gặt lúa, mang về những hạt thóc vàng ươm sau những ngày tháng vất vả.
Từ sáng tinh mơ, các bác nông dân đã ra đồng. Ra đồng các bác rẽ theo các hướng khac nhau, ai về thửa ruộng nhà nấy. Nhìn xa xa, ai cũng giống nhau. Vì mùa này trời rất nắng nên các bác mặc áo dày, đội nón trắng, khuôn mặt trùm kín bằng một chiếc khăn chỉ để lộ đôi mắt. Dụng cụ đã chuẩn bị xong, các bác bắt đầu công việc gặt lúa. Đàn bà lom khom cắt lúa còn đàn ông thì tuốt lúa. Tay trái các bác nâng từng bông lúa, tay phải cầm liềm cắt lúa xoèn xoẹt, đôi bàn tay mềm mại, thoăn thoắt tưởng như các bác đang múa. Từng bước chân nhịp nhàng di chuyển từ chỗ này sng chỗ khác. Lúa cắt xong được các bác xếp ngay ngắn thành từng đống rất gọn gàng. Lúa được cắt mỗi lúc một nhiều. Tiếng tuốt lúa vang lên rôn ràng cùng nhịp thở của các bác. Các bác đứng dậy vươn vai, quay lại nhìn thành quả lao động của mình. Nét mặt ai cũng vui. Mặt trời lên cao dần, Khi đã thấm mệt, các bác đứng lên nghỉ giải lao, ngồi uống nước đá, ăn vội cái bánh mì mà người nhà mới mang đến. Đâu đó vang lên những lời hát ngọt ngào của các cô gái làm xua đi những mệt nhọc. Sau ít phút giải lao, mọi người lại bắt tay vào việc. Càng về trưa nắng càng gay gắt mọi người ai cũng thấm mệt nhưng tranh thủ làm cho xong công việc. Mồ hôi rơi xuống nghe thánh thót, lưng áo ướt đẫm. Thỉnh thoảng, các bác lấy nón quạt phành phạch xua tan đi cái nắng nóng cứ vô tình chiếu xuống cánh đồng trống trải. Lúa trên ruộng cũng được gặt xong.
Vào mùa gặt, ai cũng bận rộn. Những hạt lúa chắc nịch, vàng ươm đã được đưa về nhà. Các bác nông dân phấn khởi vì vụ mùa bội thu.

Sau khi đọc bài thơ trên, em thấy được người Việt Nam chúng ta ai ai cũng chăm chỉ, cần cù, không ngại khó nhọc. Người Tày thì đi gặt lúa, trồng rau. Người Dáy, người Dao lên rừng tìm măng, hái nấm. Ai cũng bận rộn, để làm nên hạt gạo, bữa cơm. Những tia chói chang của buổi chiều rọi xuống, bỏng rát, vậy mà những con người kia vẫn chịu khó làm lụng. Đâu đâu cũng thấy thấp thoáng vạt áo, làm nhuộm xanh cá cái nắng oi bức đó. Làm cho không khí đỡ ngột ngạt hơn. Người đó đã vất vả làm nên hạt gạo cho chúng ta ăn. Và giờ đây, em mới cảm nhận, thấu hiểu được điều đó. Điều mà trước nay em không tôn trọng hay cảm thấy yêu quí nó. Đọc bài thơ lên, em thấy rất quí trọng những người đã khó nhọc làm nên hạt gạo, càng thấy trân trọng hơn những gì mình đang có.
p/s nha!
Trong bài thơ : Trước Cổng Trời có dọa viết :
" Người Tày từ khắp ngả
Đi gặt lúa, trồng rau
Những người Dáy, người Dao
Đi tìm măng, hái nấm
Vạt áo chàm thấp thoáng
Nhuộm xanh cả nắng chiều ".
Em có cảm nhận điều gì qua đoạn thơ trên.
=> Cảnh rừng sương gió ấm lên bởi có hình ảnh con người. Ai nấy tất bật rộn ràng vì công việc, người Tày từ khắp các ngả đi gặt lúa, trồng rau, người Giáng, người Dao đi tìm măng hái nấm, tiếng xe ngựa vang lên suốt triền rừng hoang dã, những vạt áo chàm nhuộm xanh cả nắng chiều.

Chủ ngữ : Quân đội ta .
Vị ngữ : trung với Đảng , hiếu với dân , sẵn sằng chiến đầu hy sinh .
Trạng ngữ : vì độc lập tự do của Tổ quốc , vì Chủ nghĩa xã hội .
Quân đội ta / trung với Đảng , hiếu với dân , sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc , vì Chủ nghĩa xã hội.
CN VN

Trong suốt những năm tháng ở dưới mái trường Tiểu học, em có rất nhiều những người bạn tốt. Nhưng trong suốt 5 năm đến trường, trong số những người bạn ấy, em có một cậu bạn thân từ hồi lớp Một cho đến bây giờ. Đó là Nam.
Nam không chỉ là bạn thân ở trường mà còn là bạn ấu thơ, người bạn hàng xóm cạnh nhà của em. Cùng là con trai nên sở thích của chúng em khá giống nhau. Trái ngược với những bạn nữ thích để tóc dài điệu đà xinh xắn, em và Nam cắt tóc ngắn. Bởi vì bọn em còn chơi rất nhiều trò hay với nhau, khi ra mồ hôi cũng không thấy quá khó chịu. Nam có nước da hơi ngăm đen vì những ngày tháng tuổi thơ cùng em chơi thả diều hay chơi đuổi bắt với đám trẻ hàng xóm. Cậu ấy có dáng người cao, đặc biệt là đôi chân dài nên Nam là người chạy nhanh nhất trong lớp. Nam sở hữu một đôi mắt sáng, lúc nào cũng linh động. Mẹ em nói người nào có đôi mắt như thế là thông minh lắm. Quả thật đúng là vậy. Nam vô cùng thông minh. Trong các giờ học, cậu ấy luôn là người giơ tay hăng hái phát biểu nhất lớp. Dù mới chỉ là học sinh lớp Năm nhưng đôi khi Nam có những câu hỏi mà khiến thầy cô giáo phải bất ngờ. Các bài kiểm tra của Nam luôn đạt điểm cao và đứng đầu lớp. Không chỉ trong các giờ học, mà ngay cả các hoạt động của lớp, Nam cũng nhiệt tình tham gia.
Nam là một người năng nổ, hoạt bát và rất dễ mến. Lớp em ai cũng quý cậu ấy. Nam và em là bạn thân từ nhỏ nên mỗi sáng cậu ấy đều qua rủ em đi học, chiều cùng đi về nhà. Chúng em thân thiết với nhau như hình với bóng khiến nhiều bạn trong lớp phải thắc mắc mà hỏi rằng: “Thế hai đứa không tách nhau ra được à?” Những lúc ấy Nam đều cười xòa và đáp lại rằng: “Không thể đâu, bọn tớ chơi thân với nhau từ bé quen rồi.”
Hồi còn nhỏ, em rất hay bị ốm nên mẹ không bao giờ cho em ra ngoài chơi cùng đám trẻ hàng xóm cả. Mỗi ngày em đều nhìn chúng chơi đùa, cười nói vui vẻ mà vô cùng khát khao. Em cứ nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ được chơi cùng chúng thì một ngày mùa thu nọ, nắng vàng dịu nhẹ trải dài khắp muôn nơi, Nam đã chạy đến trước mặt em và rủ em cùng cậu ấy đi chơi thả diều. Ban đầu em vẫn còn ngập ngừng phân vân vì mẹ không cho, nhưng ngay sau đó, Nam đã chạy vào xin phép mẹ em. Chẳng hiểu sao cậu ấy chỉ cần nói vài ba câu là mẹ em đã gật đầu đồng ý rồi. Chẳng thể chờ lâu hơn, em cùng Nam nhanh chân chạy tới triền đê, cả hai đứa cùng nhau chơi thả diều suốt ngày hôm đó. Từ ngày ấy, ngày nào Nam cũng qua rủ em đi chơi cùng, thế rồi hai đứa cứ thế mà thân nhau. Chúng em đã là bạn thân từ khi còn bé đến tận năm lớp Năm rồi, em mong rằng đến lúc lên cấp hai, bọn em vẫn sẽ học chung trường, chung lớp như bây giờ.
Em rất yêu quý Nam. Nam chính là người đã đem tới cho em rất nhiều niềm vui và kỷ niệm. Em mong rằng tình bạn của hai đứa sẽ bền lâu và gắn chặt mãi đến sau này.

những từ miêu tả ko gian là :
a) Tả chiều rộng
+ Bao la, mênh mông, bát ngát, vô tận, bất tận,...
b) Tả chiều dài (xa).
+ Xa: tít tắp, tit, tít mù khơi, muôn trùng khơi, thăm thẳm,...
+ Dài: dằng dặc, lê thê, thườn thượt, loằng ngoằng, dài ngoẵng,...
c) Tả chiều cao.
+ Cao vút, chót vót, ngất ngưởng, chất ngất, vời vợi,...
d) Tả chiều sâu.
+ Hun hút, thăm thẳm, sâu hoắm, sâu hoăm hoắm,..
Đất nước ta rất mênh mông rộng lớn .
Chân trời cao chót vót
nhiều từ nữa bn có thể chọn trên kia và tự đặt nhé !
1,Bát ngát: Đồng ruộng ở thôn quê thật bát ngát.
2.Chót vót: Cây cau ấy cao chót vót.
3.Thườn thượt: Con đường ấy dài thườn thượt.
4.Tít tắp: Những hàng cao su trải dài tít tắp.
5.Ngất ngưởng: Ôi Điểm thi học kì của cậu ấy cao ngất ngưởng
Nữ nhà giáo – liệt sĩ Lê Thị Thiên sinh năm 1945, tại ấp Bà Bèo, xã Mỹ Phước Tây, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Chị Thiên là con thứ 6 trong gia đình nông dân nghèo nhưng giàu truyền thống cách mạng, cha là ông Lê Văn Như và mẹ là bà Nguyễn Thị Hò, cả hai ông bà đều nhận được huân chương chiến công trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Sống trong cảnh loạn lạc của đất nước, tận mắt chứng kiến sự tàn ác của kẻ thù, cũng như bao thanh niên cùng trang lứa thời bấy giờ chị mang lòng căm thù giặc sâu sắc mong chờ có ngày được diệt giặc cứu nước.
Bà Nguyễn Thị Sáu, bạn thân của liệt sĩ Thiên nhớ rất rõ: Một lần liệt sĩ Thiên chứng kiến cảnh cha mẹ bị giặc đánh dã man vì nghi tiếp tế cho cách mạng, chị đã thề trả thù bọn cướp nước. “Thiên nói với tôi hoài, lớn lên Thiên sẽ cầm súng giết giặc, giải phóng quê hương.”
Năm 17 tuổi ở độ tuổi trăng tròn, chị nổi tiếng xinh đẹp thông minh trong vùng lại được bà con bạn bè yêu thương quí mến. Đáp lời kêu gọi của non sông đất nước, chị xung phong vào bộ đội. Sau đó được cử đi học tiếp và điều động về một đơn vị ở miền Đông. Tại đây cuốn nhật ký “thế hệ Hồ Chí Minh” được ra đời.
Quyển nhật ký được viết từ 12/1962 đến 10/1966 trước lúc chị hy sinh, 4 năm hoạt động cách mạng của chị là 4 năm đầy khói lửa, gian khổ. Nhưng cũng tại đây đã trui rèn nên một nhân cách lớn, nhân cách của thanh niên thế hệ Hồ Chí Minh. Chuyển lòng căm thù thành sức mạnh, chiến đấu học tập phấn đấu nỗ lực không ngừng. Cuốn nhật ký tràn ngập những suy nghĩ về lý tưởng sống của một thanh niên, một thế hệ trẻ đã sống, chiến đấu, hy sinh vì độc lập tự do của quê hương đất nước.
Tại đầu nhật ký chị viết:
– Tháng 12-1962: Rời mái trường trở về địa phương tham gia cách mạng. Vừa dạy học, vừa tham gia các mặt công tác kháng chiến ở địa phương.
– Tháng 2-1964: Trường xã không có người, M. được bố trí về đây.
– Tháng 5-1964: Được tin chuẩn bị đi dự lớp sư phạm ở R (họp ngày 30-5), rất phấn khởi về tư tưởng. Vì đi học sẽ có kiến thức, phục vụ cách mạng nhiều hơn.
Chị luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao, cả trong học tập, công tác, chiến đấu mà không hề từ chối hay đắn đo dù bất kể đó là ở đâu. Luôn phấn khởi vững niềm tin và ý chí khát khao cống hiến cho cách mạng, quê hương đất nước.
– Ngày 4-6-1964: Ngày giỗ ngoại. Qua lời khuyên của cậu, M. cố khắc sâu vào tư tưởng, cố gắng làm thế nào cho xứng đáng là đứa cháu của cậu, đứa con ngoan của ba má, đứa con ưu tú của Đảng.
– Ngày 22-6-1964: Rời gia đình lên đường học tập, M. có cảm nghĩ mới lạ. Khi học tập phải cố gắng với bổn phận của mình để xứng đáng là đứa con yêu của ba má, đứa em của các chị, đứa con của cách mạng, của Đảng.
– Ngày 26-7-1964: Được tin giặc càn bố xã nhà, M. cảm thấy buồn và lo lắng nhiều. Không biết bà con ở đây ra sao? Gia đình M. thế nào? Sốt ruột mong biết tin.
Dù rằng tham gia cách mạng, nhưng chị vẫn không quên bổn phận của người con trong gia đình, luôn hướng về gia đình và người thân như chỗ dựa tinh thần vững chắc, khắc sâu vào tâm khảm, cố gắng phấn đấu học tập để xứng đáng là đứa con thân yêu của gia đình, người con ưu tú của Cách Mạng, của Đảng. Chị lo lắng cho gia đình, bà con trong xóm như thể bản thân mình đang đối mặt với những trận càn của giặc, bồn chồn, lo lắng, sốt ruột và buồn đó đều là những cảm xúc nêu bật lên con người giàu tình cảm ở chị.
– Ngày 13-9-1964: M. đã đỡ bệnh nhưng chưa được khỏe lắm, cần đấu tranh với bệnh hoạn để vươn lên. Học tập đem lại những kết quả, đó là điều không thể thiếu được ở bản thân. Cố gắng và cố gắng nhiều hơn nữa.
– Ngày 20-11-1964: Hôm nay là ngày lễ Nhà giáo yêu nước. M. được nghe kể lại nghề giáo. M. cần học tập nhiều hơn nữa. Trau dồi bản thân để trở thành một người giáo viên toàn diện, yêu nghề, yêu trẻ đúng mức.
Trong đoạn nhật ký chị viết Lời nói của Lênin “Học, học nữa, học mãi”, cuộc đời là pho sách không có trang cuối, phải thực hiện cho được. Học để hiểu tri thức khoa học, có văn hóa làm cơ sở, để nâng cao khả năng chất lượng công tác, học để xứng đáng là con người mới. Chị cảm thấy ân hận vì trong thời gian qua đã vì đôi khi tư tưởng thiếu tập trung. Do đó, trong học tập chưa đạt được yêu cầu như mong muốn. Chị tự trách bản thân mình như một cách răn đe “Thanh niên là lực lượng đóng góp cho sự nghiệp cách mạng nhiều nhất và cũng là thế hệ xây dựng xã hội mai sau. M. phải suy nghĩ và thực hiện cho được như vậy. Mọi ý nghĩ riêng tư, vì cá nhân phải gạt bỏ, để xứng đáng là người cộng sản”.
Biết nhìn nhận ưu điểm để từ đó rút ra những bài học nhằm rèn luyện bản thân, nâng cao tri thức, lý tưởng, văn hóa, đạo đức cách mạng. Biết nhìn nhân những thiếu sót, khuyết điểm của bản thân để thay đổi, khắc phục. Là một thanh niên cách mạng chị luôn nghĩ mình phải xứng đáng với những gì Đảng và đất nước tin yêu giao phó, sống vì tập thể, giúp đỡ đồng chí, loại bỏ chủ nghĩa cá nhân như chị đã viết: “Thi hành tốt trách nhiệm, bồi dưỡng giúp đỡ đồng chí tiến bộ qua sự phân công của tổ Đoàn”, “Luôn nhớ đạo đức người cộng sản “Vì mọi người, vô tư mà học tập, công tác”, “Nhớ lại quá khứ, thời gian công tác giảng dạy, hiện rõ mồn một nhiều sai lầm, thiếu sót mà trước đây mình vấp phải. Bổ túc đẩy mạnh phong trào bình dân học vụ, chống giặc dốt là rất quan trọng mà M. chưa làm hết được. Nói chung về mọi mặt, M. còn phải học tập nhiều hơn mới xứng đáng là một thanh niên cách mạng, thanh niên cộng sản”
Chị nhìn nhận bản thân mình vẫn chưa hoàn thiện, cần phải tham gia nhiều hơn về công tác xã hội, văn nghệ, thể thao. “Phải trở nên toàn diện, tiến bộ không ngừng, luôn hướng đến lý tưởng cộng sản, chân lý của cách mạng” đó cũng là ý nghĩ xuyên suốt trong suốt quá trình học tập công tác chiến đấu của chị. Luôn nghĩ đến tổ quốc, nghĩ nhiều hơn, tất cả vì tổ quốc thân yêu.
Chị luôn tìm cách rút ra những sai lầm, bài học của mình sau mỗi lần kiểm tra, trong thời gian học tập, chị luôn tự nhắc mình phải tập trung thật cao, phải đào sâu suy nghĩ, không được mang bệnh chủ quan, duy ý chí, chỉ tập trung vào một vấn đề to lón nào đó mà bỏ qua những việc nhỏ nhặt. “thành công thường đến từ những gì bình dị, nhỏ nhặt nhất”.
– Ngày 11-2-1965: 2 ngày qua, M. bị đau, không học hành được gì. Uống thuốc đã đỡ nhưng vẫn mệt nhiều. Cố đấu tranh tư tưởng để vượt qua cơn bệnh, học tập tích cực hơn. Vì không còn bao lâu nữa M. sẽ về địa phương công tác, va chạm vào thực tế. Trong thời gian ở đây, M. cần trui rèn tư tưởng chuẩn bị sẵn sàng để trở về tiếp nhận môi trường mới.
Đối với người con gái trẻ như chị, lại sống xa nhà trong điều kiện thiếu thốn dù bị ốm đau nhưng chị không nề hà mà vẫn một lòng lạc quan, cố gắng phấn đấu cho công tác sắp tới.
– Ngày 12-3-1965: Về tới gia đình và chuẩn bị đi công tác. Bước đầu với trách nhiệm nặng nề mà bản thân chưa từng làm.
Đã 3 năm kể từ ngày xa gia đình, đan xen giữa những cảm xúc vui mừng là sự thấu hiểu về những trọng trách sắp tới. Tham gia vào các hoạt động của tổ chức tranh thủ trao dồi lý luận, tư tưởng chị luôn lạc quan, phấn khởi, tin tưởng vào cách mạng, vào Đảng thân yêu.
– Ngày 14-9-1965: Có người đến tìm hiểu và hỏi ý kiến muốn xây dựng cùng M., nhưng ý nghĩ, tư tưởng chưa nghĩ tới. Cho nên M. không thể nhận lời, không thể vừa lòng người được.
– Ngày 1-1-1966: Một năm chiến đấu lịch sử đã trôi qua. Tiễn năm 1965 ở thế kỷ 20, đến năm 1966 với nhiều nỗ lực trong công tác, với nhiều tình cảm ở lứa tuổi thanh niên. Kiên định lập trường giai cấp, chiến đấu anh hùng, đầy lòng tin sự tất thắng của cách mạng.
Hãy đón lấy những mới mẻ mà tiến lên, làm thế nào để đạt cái đỉnh cao nhất của cách mạng.
– Ngày 21-1-1966: Đến gặp anh C. để bàn công tác. Một tin làm M. xúc động vô cùng: người thân (10T) đã rơi vào tay giặc hôm 8-1 (ngày đầu địch càn vào bắc C2). M. buồn và suy nghĩ nhiều. Dù rằng đối với M. chưa có gì là kỷ niệm sâu sắc, nhưng trong lòng ngoài tình đồng chí, tình cảm cách mạng ra, còn có tình yêu thương đồng chí, bước đầu của tình cảm riêng tư. Đó là tình đồng chí, là người bạn và coi như là người… lý tưởng của M.
Cũng như bao cô gái khác, chị cũng có những tâm tư tình cảm của riêng mình, cũng có những xúc động, nhưng trên hết vẫn là lý tưởng cách mạng tình yêu với đất nước quê hương. Với chị tình yêu thời cách mạng thật đẹp, đó là tình yêu của anh Trỗi – chị Quyên, dù chỉ bên nhau được vài ngày nhưng họ vẫn yêu thương, biến nỗi đau xa cách thành hành động cách mạng.
– Ngày 9, 10, 11-8-1966: Mấy ngày qua, M. cùng cô Bảy, chị Hải đi A.H – C.Lưu – về A. Mặc dù bị bệnh rất mệt nhưng vẫn quyết tâm đi.
Cũng qua lần đi này M. mới hiểu thêm tình đồng chí, tình bạn và có sự thương mến, gắn bó đậm đà hơn. Chị Hà ơi! M. đã thông cảm và hiểu chị nhiều hơn rồi đấy! Thương mến chị lắm mà!…
“Bước đường công tác dĩ nhiên sẽ có muôn vàn khó khăn. Hãy quyết tâm kiên trì, dũng cảm để vượt qua, để hoàn thành tốt đẹp nhiệm vụ của mình”.
Ai đã từng đọc những dòng nhật ký của chị đều phải cảm phục chị, một người con gái nhỏ bé nhưng lại có một nhân cách lớn, nhân cách thế hệ Hồ Chí Minh. Dù trong gian khó, bom đạn nhưng chị vẫn quyết tâm hoàn thành tốt những gì tổ quốc, cách mạng, Đảng tin yêu giao phó. Chị là tấm gương sáng ngời cho thế hệ Hồ Chí Minh hôm nay noi theo học tập: không ngừng phấn đấu, cố gắng rèn luyện, biết nhận ra ưu điểm để phát huy, nhìn nhận khuyết điểm để thay đổi; sống vì tập thể, vì tổ chức, loại bỏ ý nghĩ chủ quan cá nhân vì mục tiêu cao cả tốt đẹp hơn.
Tôi xin trích lời nguyên chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã nói “Tôi thực sự xúc động, tự hào và khâm phục khi đọc những dòng nhật ký này. Nhớ lại Nguyễn Văn Trỗi, Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc… cũng lứa tuổi đôi mươi tràn đầy nhiệt huyết, họ đã sống, chiến đấu xả thân vì Tổ quốc, vì nhân dân. Tôi học tập nhiều ở những con người bình dị mà cao cả; tâm hồn của họ luôn trẻ trung trong sáng; lý tưởng cách mạng như ngọn đuốc rực cháy trong tim gan…”. “Tôi mong muốn và tin tưởng thế hệ trẻ hôm nay sẽ học tập và tiếp nối lý tưởng của thế hệ đi trước một cách xuất sắc…”.
Một chút cảm xúc:
Chị ra đi nhưng chị vẫn sống mãi
Nơi trái tim những người trẻ ở lại
Chúng tôi nợ chị một lời cảm ơn
Vì Tổ quốc quê hương đất nước
Chị quên đi tuổi trẻ của mình
Tôi nghe vang vọng đâu đây
Hào kiệt anh hùng một thời chiến đấu
“Ngục tối trái tim càng cháy lửa
Xích xiềng không khóa nồi lời ca”
Không khóa nổi trái tim tuổi trẻ
Ôi, người con của Tiền Giang yêu dấu
Chúng tôi mãi khắc ghi tên M.
Nhật ký một thời mãi mãi còn lưu
Lý tưởng cách mạng đời đời soi sáng
Thanh niên hôm nay quyết noi gương chị
Viết thêm lời ca cho non sông Việt Nam.