K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 6 2018

“Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” từ lâu đã trở thành truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam, thấm nhuần đạo lý ấy, Đoàn Thanh niên trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tham gia cùng Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên Thành phố Hà Nội chương trình “Hành trình tri ân” nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh liệt sĩ (27/7/1947 -27/7/2017).

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng máu đào của các anh hùng liệt sĩ vẫn luôn thắm đỏ, sự mất mát của các thương binh, bệnh binh, sự đau thương của thân nhân liệt sĩ, những người ảnh hưởng di chứng chiến tranh vẫn chưa thể nguôi ngoai, vẫn còn biết bao vết thương vẫn chưa lành trên dải đất hình chữ S. Hành trình này là chuyến đi vô cùng ý nghĩa, đây là hành trình tri ân và cũng chính là hành trình để chúng tôi tìm về với nguồn cội.

 Nơi đầu tiên đoàn chúng tôi đặt chân chính là phần mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Vũng Chùa - Đảo Yến (Quảng Bình). Đại tướng Võ Nguyên Giáp chính là đại biểu cho những con người đáng kính hy sinh thân mình cống hiến cho Tổ quốc. Với tài năng quân sự kiệt xuất và những đóng góp vĩ đại cho quân sự Việt Nam, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng với đồng đội của mình đã kiên cường, anh dũng chiến đấu để đấu tranh giành và bảo vệ nền độc lập dân tộc. Mảnh đất Quảng Bình, khúc ruột miền Trung có hình ảnh hùng vĩ của những dãy núi trùng điệp, màu xanh thẳm của đại ngàn và mang vị mặn của biển, nơi Đại tướng đã sinh ra, lớn lên và về an nghỉ khi qua đời. Di nguyện của Đại tướng là được về với biển trong giấc ngủ ngàn thu sau khi trải qua những năm tháng hào hùng cống hiến cho non sông, đất nước. Nơi Đại tướng lựa chọn an nghỉ là địa danh Vũng Chùa - Đảo Yến dưới chân Đèo Ngang, con đèo "đệ nhất hùng quan", địa giới tự nhiên giữa hai tỉnh Hà Tĩnh - Quảng Bình, có phong cảnh hữu tình, thơ mộng và kì vĩ. Đến Vũng Chùa chúng tôi  bị chinh phục bởi vẻ đẹp tự nhiên, hoang sơ, thanh bình, hài hòa giữa núi, rừng, biển xanh, cát  trắng. Quan trọng hơn, nơi đây có mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp là động lực chính để khách đến viếng, thắp hương không chỉ vào các dịp lễ, Tết mà quanh năm, bất kể ngày mưa, tháng nắng. Đoàn dâng hương Đại tướng kéo dài như vô tận. Từng đoàn, từng đoàn nối đuôi nhau ngay ngắn, kính cẩn nghiêng mình trước anh linh Đại tướng. Đó là tấm lòng thành của hàng triệu người dân Việt Nam. Trong trái tim mỗi người dân Việt Nam và cả bạn bè thế giới, Đại tướng Võ Nguyên Giáp chính là “vĩ tướng của mọi thời đại”. Sự ra đi của Đại tướng  khiến hàng chục triệu trái tim người Việt Nam thổn thức. Nhưng sự ra đi ấy không phải là dấu chấm hết cho hình ảnh một vị tướng anh hùng mà đây chỉ là sự ra đi về thể xác, còn tâm hồn và trái tim của Đại tướng mãi mãi ở lại. Bác Giáp ở lại như một sự hiện diện để xem những bàn tay tuổi trẻ đổi mới đất nước. Bác ở lại để nhân dân ta hiểu Bác vẫn luôn là người Việt Nam, không bao giờ rời xa mảnh đất thân thương này.

 Đoàn viếng thăm mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp

 Tạm biệt mảnh đất Quảng Bình thân thương đoàn chúng tôi di chuyển tới Quảng Trị. Đầu tháng 7, Quảng Trị đón chúng tôi với cái nóng oi nồng, gay gắt. Trời miền Trung trong vắt không một gợn mây. Chẳng biết có phải thiên nhiên muốn bù đắp cho vùng đất vốn chịu nhiều đau thương bởi mưa bom bão đạn triền miên của kẻ thù mà Quảng Trị hôm nay xanh mướt mát bóng cây. Dọc hai bên đường vào Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn ngút ngàn những rặng cao su, hồ tiêu bên những nếp nhà bình dị đến nao lòng. Nơi an nghỉ của 10.333 người con ưu tú khắp mọi miền Tổ quốc đã anh dũng hy sinh trên các nẻo đường Trường Sơn vì sự nghiệp giải phóng dân tộc tọa lạc trên khu đồi Bến Tắt, thuộc địa phận xã Vĩnh Trường, huyện Gio Linh. Tới nơi đây, chúng tôi thật sự ấn tượng và lặng người trước màu đỏ đến nhức nhối như cứa vào tâm can của những chùm hoa phượng kề cận với khu Đài tưởng niệm. Dường như máu đào của bao anh hùng liệt sĩ vừa rời sách bút thấm đẫm vùng đất này đã hun đúc, làm cho màu hoa phượng như đỏ hơn, rực cháy những khát vọng, nhiệt huyết tuổi trẻ mãi mãi nằm lại nơi chiến trường. Thành kính dâng hương hoa tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm của Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn cùng mộ phần những người con ưu tú - niềm tự hào của quê hương Thủ đô yêu dấu, chúng tôi tiếp tục hành trình về Nghĩa trang liệt sĩ Đường 9 - nơi yên nghỉ của hơn một vạn anh hùng, liệt sĩ đã anh dũng chiến đấu, phục vụ chiến đấu trên mặt trận Đường 9 và ở đất bạn Lào trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Trong lúc dâng hương, đàn chim bồ câu cả trăm con đồng loạt vỗ cánh chao lượn trên bầu trời rồi nhẹ nhàng đậu trên nòng súng, bàn tay dang rộng của tượng đài khắc họa chiến sỹ giải phóng quân và người phụ nữ bế cháu nhỏ trên tay sừng sững trước nghĩa trang. Hình ảnh cánh chim biểu tượng cho hòa bình tại nơi ghi khắc tội ác chiến tranh của quân xâm lược như thông điệp khát vọng cháy bỏng, quyết tâm sắt đá của dân tộc Việt: Luôn muốn hòa bình nhưng chưa bao giờ biết cúi đầu khuất phục trước bất cứ thế lực xâm lăng bạo ngược nào.

Đoàn chăm sóc các phần mộ liệt sĩ tại Nghĩa trang Trường Sơn

,

Đoàn dâng hương tại Nghĩa trang Đường 9

Trong chiến tranh, Quảng Trị là “đất lửa” thì Thành Cổ chính là tâm nhiệt của mưa bom bão đạn. Và chuyến  xe của chúng tôi lại tiếp tục lăn bánh tới nơi đây. Qua giọng nói ngọt ngào và truyền cảm của cô gái miền Trung đoàn chúng tôi đã có dịp nghe lại những chiến tích đầy hào hùng, anh dũng nhưng cũng đầy bi thương. Đoàn chúng tôi như nín thở, trong không gian hùng vĩ với cái nóng oi ả như thiêu như đốt nhưng không một ai trong đoàn chúng tôi mệt mỏi. Chỉ trong vòng 81 ngày, Mỹ & chính quyền Sài Gòn đã ném xuống đây gần 330.000 tấn bom đạn, tương đương sức công phá của 7 quả bom nguyên tử mà Mỹ đã ném xuống Nhật Bản năm 1945. Riêng ngày 25-7-1972, chúng xả vào Thành Cổ hơn 5.000 quả đại bác. Thật quá dã man và tàn bạo! Qua đó có thể thấy rằng, chiến thắng vang dội của quân và dân ta trong trận chiến không cân sức này được tạo nên từ tinh thần, quyết tâm cao độ, không quản ngại hy sinh xương máu của biết bao anh hùng liệt sĩ. Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn đã khẳng định: “Chúng ta đã chịu đựng được không phải vì chúng ta là gang thép, vì gang thép cũng chảy với bom đạn của chúng. Mà chính chúng ta là những con người, những con người thật sự - những con người Việt Nam, với truyền thống 4000 năm đã giác ngộ sâu sắc trách nhiệm trọng đại trước Tổ quốc, trước thời đại”. Cả Thành Cổ là một nghĩa trang đặc biệt. Nghĩa trang không có mộ phần với bia đá riêng biệt mà là ngôi mộ chung cho các chiến sĩ giải phóng quả cảm. Chiến thắng Thành Cổ cùng sự hy sinh anh dũng của các anh hùng liệt sĩ mùa hè đỏ lửa 1972 đã trở thành huyền thoại bất tử trong tâm trí người Việt, chói sáng trang sử vẻ vang của dân tộc.

Đoàn trò chuyện cùng các cựu chiến binh Thành Cổ

Tiếp theo chuyến hành trình đoàn chúng tôi có dịp tới viếng thăm khu tưởng niệm anh hùng Lý Tự Trọng, dâng hương tưởng niệm các liệt sĩ thanh niên xung phong tại Ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh), khu di tích Truông Bồn (Nghệ An). Mỗi nơi chúng tôi đi qua đều để lại những dấu ấn chẳng thể phai nhòa. Thật cảm động biết bao khi các chị, các anh đã cống hiến, hy sinh cả tuổi trẻ, thanh xuân cho quê hương, đất nước. Các chị, các anh đều đang tuổi thanh niên, lứa tuổi đẹp nhất của một thời con gái, chưa hề có người yêu nhưng các chị sống thật lạc quan yêu đời. Đọc lá thư của chị Võ Thị Tần gửi về cho mẹ viết: "...Ở đây vui lắm mẹ ạ! Ban đêm chúng nó thắp đèn để chúng con làm đường. Ban ngày chúng đem bom giết cá để chúng con cải thiện, bom đạn của chúng có thể làm rung chuyển núi rừng nhưng không thể làm rung chuyển trái tim của chúng con" làm chúng em không thể không rơi lệ, những câu nói thật hồn nhiên mà tràn đầy niềm lạc quan, yêu đời của những cô gái trẻ. Lời nói của anh hướng dẫn viên như đưa chúng em về lại cuộc chiến tranh nơi các chị sống và chiến đấu. Dưới tiếng bom đạn ầm ầm nhưng vẫn nghe thấy tiếng hát và trò chuyện râm ran của các chị. Và rồi chiến tranh ác liệt đã lấy đi tất cả chỉ để lại những thi hài chôn vùi dưới đất sâu, các chị đã ra đi khi bữa cơm chiều còn chưa ăn,đầu còn chưa kịp gội... nhưng dường như em cảm nhận một điều rằng ở đâu đó quanh đây vẫn còn văng vẳng tiếng nói cười đùa của các chị. Đứng trước hương hồn các chị trong em bao cảm xúc dâng trào, sự khâm phục vì tinh thần chiến đấu dù có khốc liệt, gian khổ biết mấy nhưng trong mỗi người đều tràn đầy nhựa sống, tràn đầy niềm tin, hi vọng và tinh thần lạc quan, luôn sống vui vẻ, yêu đời, sự biết ơn cũng như niềm tôn kính các chị. Nếu như không được trực tiếp đến đây, được tận mắt chứng kiến tất cả những đau thương, mất mát của một thời - thời của đạn bom, khói lửa, thời của những người mẹ xa con, mà không biết có ngày gặp lại - thì em cũng chưa khi nào hình dung được những mất mát ấy lại lớn và đau thương đến vậy. Sự hy sinh của các chị là bài học lớn cho tất cả chúng ta nói chung và cho thế hệ trẻ nói riêng.

Đoàn viếng thăm Ngã ba Đồng lộc

Bên cạnh đó, chuyến hành trình của chúng tôi càng ý nghĩa hơn bởi các hoạt động tình nguyện. Đây là hành động thiết thực của tuổi trẻ Thủ đô nói chung và tuổi trẻ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 nói riêng. Dựa vào sự ủng hộ và quyên góp của các sinh viên và tấm lòng của các đơn vị trong khu vực Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên Thành phố Hà Nội đã xây dựng hai ngôi nhà nhân ái tại tỉnh Quảng Trị và tỉnh Nghệ An (mỗi căn nhà trị giá 50.000.000 đồng) cùng với đó là 4 tủ sách cho 4 tỉnh ( mỗi tủ sách trị giá 20.000.000 đồng) và tặng 5000 quyển vở cho 4 tỉnh (trị giá 25.000.000 đồng). Tổng số tiền quyên góp cho chương trình tri ân là 205.000.000 đồng, trong đó Đoàn trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đóng góp được hơn 30.000.000 đồng. Tuy ít ỏi nhưng đây đều là tấm lòng thành của thanh niên Thủ đô. Số tiền này không thể nào xóa nhòa những nỗi đau mất mát mà người dân miền Trung đang phải gánh chịu sau chiến tranh, nhưng chúng tôi hy vọng nó sẽ phần nào vơi đi sự nhọc nhằn cơ cực của cuộc sống hàng ngày. Chúng tôi mong rằng sẽ có nhiều và thật nhiều hơn nữa những tâm lòng hảo tâm sẽ cùng chung tay, góp sức để cùng giúp đỡ người dân miền Trung.

 Đoàn tham gia khởi công xây nhà tình nghĩa tại Quảng Trị

 Đoàn tặng nhà tình nghĩa tại Nghệ An

Hành trình tri ân các anh hùng liệt sĩ đã kết thúc nhưng những kỉ niệm vẫn còn mãi. Qua hành trình, chúng tôi - thế hệ trẻ Việt Nam lại có thêm một dịp “soi lại bản thân mình” để sống sao cho xứng với sự hy sinh lớn lao và cao cả của các anh. Thế hệ trẻ được lớn lên trong một đất nước thống nhất, hòa bình mà để có được điều đó chính là kết quả của sự hy sinh, đánh đổi xương máu của các thế hệ đi trước mới giành được độc lập và thống nhất cho cả dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam đang đứng trước nhiều khó khăn và thử thách to lớn của thời đại. Hơn lúc nào hết, những thế hệ trẻ tương lai của Tổ quốc cần phải soi mình vào lịch sử, để biết quý trọng những gì đang có, từ đó mà nỗ lực tu dưỡng, hoàn thiện mình và ra sức phấn đấu nhằm xây dựng quê hương, đất nước Việt Nam giàu mạnh, sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới. Sự hy sinh của các anh đã trở thành tấm gương sáng, bài học quý báu nhất dành cho mỗi người dân Việt Nam nói chung và thế hệ trẻ nói riêng. Noi gương các anh, những người đã anh dũng đánh đổi máu xương vì nền độc lập và tự do của dân tộc, tuổi trẻ Việt Nam nói chung và tuổi trẻ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 nói riêng thực sự rút ra được những bài học bổ ích cho bản thân để “sống sao cho xứng đáng” với sự hy sinh mất mát lớn lao của các anh. Qua chương trình, đoàn chúng tôi đã có thêm nhiều trải nghiệm mới, càng thấu hiểu hơn về vẻ đẹp truyền thống dân tộc, cảm nhận sâu sắc về những mất mát, hy sinh to lớn mà các anh hùng dân tộc đã ngã xuống vì độc lập, tự do cho Tổ quốc. Những hoạt động ý nghĩa của chương trình đã tác động tích cực tới nhận thức và thái độ của thế hệ trẻ đối với lịch sử nước nhà, thúc đẩy tinh thần học tập và rèn luyện của tuổi trẻ trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước ngày càng giàu đẹp và văn minh./.

7 tháng 6 2018

bạn ơi, chỗ nào in đậm vậy bạn?

Xin lỗi để mình sửa nội dung

7 tháng 6 2018

                                 "Cánh cò cõng nắng qua sông

                            Chở luôn nước mắt cay nồng của cha

                                   Cha là một dải ngân hà

                             Con là giọt nước sinh ra từ nguồn"

Quả thật vậy, chỉ với hai dòng lục bát giản dị ấy thôi mà ta đã cảm thấy thân thương biết bao hình ảnh người cha hiện lên thật đẹp đẽ, những cảm giác lâng lâng xúc động trong lòng những người con. Cha hi sinh để nuôi con khôn lớn, thời gian như một nhân chứng khắc rõ dấu vết những khổ cực của cha lên dáng người gầy gò ấy. Nhưng với em, đó là khoảng trời lớn che chở em từ khi chập chững bước vào đời.

7 tháng 6 2018

“Công cha như núi Thái Sơn”. Câu ca dao ấy vẫn luôn đúng cho tới tận ngày nay. Nếu như mẹ cho em một bàn tay dịu dàng thì cha lại dạy cho em những bài học làm người quý giá. Cha không chỉ là một người cha mà còn là một tấm gương đạo đức để em học tập và noi theo. Cha em có dáng người dong dỏng cao, gương mặt chữ điền vuông vắn có phúc. Nước da ngăm đen, có những nếp nhăn xô lại, dãi dầu vì năm tháng. Sống mũi cao và thẳng, khuôn miệng luôn nở một nụ cười âu yếm. Đôi mắt cha to tròn, màu hạt dẻ, lấp lánh như ánh sao ngoài trời đêm. Mỗi lần nhìn vào đôi mắt ấy, em thấy được tình yêu thương bao la mà cha dành cho gia đình. Thời gian và nhọc nhằn đã nhuốm màu lên mái tóc cha. Mới ngày nào mà mái tóc đã điểm những sợi bạc trắng. Đó là màu tóc của sương sớm, của giãi dầu mưa nắng, của những đêm trằn trọc thao thức lo cho gia đình. Bàn tay cha cũng không mềm mại như bàn tay của bao người. Bàn tay cha thô ráp, đầy những vết chai sạn. Nhưng đôi bàn tay ấy đã ngày ngày chăm sóc cho em, xoa đầu em, ôm em vào lòng, kể cho em nghe những câu chuyện, dạy cho em những truyền thống ngàn đời của ông cha ta. Dẫu thời gian có mang tất cả mọi thứ đi thì hình bóng người cha cùng những bài học làm người luôn in đậm trong tâm trí em. Em mong cha luôn sống thật khỏe mạnh, mãi mãi trở thành điểm tựa tinh thần vững chắc cho em trên những hành trình dài rộng của cuộc đời.

7 tháng 6 2018

Câu 1: Có mấy hình ảnh được so sánh với “quả dừa” trong đoạn thơ sau ?

Thân dừa bạc phếch tháng năm,

Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao.

Đêm hè, hoa nở cùng sao,

Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh.

Ai mang nước ngọt, nước lành,

Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa.

(Trần Đăng Khoa)

A. Hai hình ảnh      B. Một hình ảnh

C. Ba hình ảnh       D. Bốn hình ảnh

Đáp số : B , Một Hình Ảnh

k Yuuki nha <3 Chúc bn hok tốt nhé <3

7 tháng 6 2018

B. một hình ảnh

7 tháng 6 2018

B. Irene xinh đẹp của tuiiiiiiiiii

yêu bả

7 tháng 6 2018

mk ko thich

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

7 tháng 6 2018

Đã bao giờ khi dạo quanh trên một con phố quen, bạn bất chợt nghe đâu đó những âm thanh thật trong trẻo và tươi mới mang chút dư vị quê hương khiến bạn thấy lòng xốn xang, rồi bạn nhận ra từ bao lâu bạn đã để lòng mình lơ đễnh và có lúc nào đó đã quên mất những hương vị quê nhà. Bất chợt, một chiếc lá vàng rụng, thật nhẹ nhưng cũng đủ để bạn cảm nhận sự chuyển mình của đất trời, để được tận hưởng cái nắng nồng nàn đong đầy trong những làn gió dịu nhẹ. Đúng rồi, hè đang về. 

Những ngọn gió giao mùa rủ nhau về hong ấm từng vạt mưa ẩm ướt, làm những nỗi muộn phiền ngơ ngác chợt bốc hơi, lẩn khuất đâu đó rồi tan nhanh dưới vòm trời xanh đầy gợi cảm. Cái nắng đầu hè cũng thật là lạ, nhưng cũng thật đẹp. Không phải là cái nắng run rẩy nép mình trong cái se lạnh của mùa xuân nữa, cái nắng cũng chưa tới mức chói chang gay gắt, cái nắng làm tô thêm vẻ lẳng lơ, khiêu gợi của những chùm phượng rực đỏ, và tôn lên vẻ đằm thắm, sâu lắng của sắc tím bằng lăng. 

Dường như có một làn hương dịu dàng len nhẹ giữa thời gian mang theo chút hồn quê phảng phất đâu đây, để lòng ta lại xốn xang với bao cảm xúc bộn bề về một điều gì đó chẳng thể gọi thành tên. Và rồi bạn thấy nhớ, nhớ cái hương vị quê nhà, nhớ hương lúa ngọt mát, nét thanh bình, yên ả, không chút ồn ào, vội vã. Bạn nhớ hương cau, hương bưởi thoang thoảng mỗi buổi sớm thức dậy. 

Nhớ lắm cái hương thơm ngào ngạt của cánh đồng lúa trổ bông mà mỗi sáng vẫn đạp xe tới trường trên con đường đê quen thuộc. Nhớ cả những chiều cùng lũ bạn thả diều, đánh đáo, nhớ cả những tiếng kẽo kẹt, tiếng gió đưa xào xạc nơi những gốc tre già… Và bạn nhớ tới bố mẹ, nhớ ông bà, nhớ căn nhà nơi tôi đã gắn bó cả một thời tuổi thơ … 
Quê hương là gì hả mẹ? 
Mà cô giáo dạy phải yêu 
Quê hương là gì hả mẹ? 
Mà ai đi xa cũng nhớ nhiều". 

Đúng là, đã bao lần, khi bước đi trong dòng đời hối hả, ta bỗng thấy chồn chân mỏi gối, thấy nhớ quê và muốn trở về. Phải rồi, quê hương nơi in dấu tháng ngày thơ ấu luôn dang rộng vòng tay đón ta như một người mẹ hiền ôm đứa con thơ vào lòng, cho ta một cảm giác bình yên và êm đềm thuở nào. Đó như một bến đỗ để tâm hồn ta tìm về. Ta bỗng mong được là đứa trẻ và được thấy mình hồn nhiên vui đùa giữa mùa hè quê hương. 

Lâu lắm rồi tôi mới lại có được những cảm giác rạo rực khi hè về, hè về trong đất trời, hè về trên quê hương. Thích thú biết nhường nào những buổi sáng mùa hè, sau cơn mưa, được ngắm thảm lúa vàng mênh mông như bỗng chợt rùng mình rũ sạch những giọt nước mưa còn bám lại trên lá, được thả hồn cùng những làn gió mát long lanh rạng rỡ nắng mai. 

Yêu lắm hình ảnh của những đứa trẻ chăn trâu, yêu cái cảm giác thanh bình, yên ả khi nghe tiếng bước chân của đàn trâu nện xuống nền đất đều đều. Thấy nhớ quá cái vẻ tần ngần của những bụi tre bên đường, nhớ tiếng gọi gà về văng vẳng đâu đây. Tiếng nước giếng khơi dội ào ào. Nhớ tiếng bát đũa, tiếng lũ trẻ con nô đùa vang xa trong xóm. 

Và kìa, những chú ve con vừa lột xác, bắt đầu vang lên những khúc ca mùa hè dài bất tận, ngân nga khắp không gian. Bạn sẽ thấy yêu cả những tiếng chẫu chuộc, tiếng ếch kêu râm ran bên ao bèo khi chiều muộn và suốt đêm khuya, tiếng côn trùng kêu rỉ rả, nỉ non hòa lẫn trong tiếng gió vi vu. Thật yên bình biết bao khi được ngồi ngắm sao trời hằng hà sa số, lại được nghe những âm thanh quen thuộc của những ngày ấu thơ mà suốt những năm tháng học tập và làm việc xa nhà bạn không cảm nhận được. 

Và rồi, bạn sẽ chợt nhận thấy mình bé lại khi văng vẳng đâu đây tiếng dỗ con của người mẹ trẻ, tiếng ru ầu ơ ngọt ngào trên cánh võng đong đưa. Tất cả hòa âm lại thành một bản giao hưởng rộn rã, vui tươi của tự nhiên, của đất trời như một đặc ân của tạo hóa chỉ ban tặng riêng cho mùa hạ quê mình. Có thể mọi thứ vẫn lặng lẽ diễn ra bình yên như ngàn đời vẫn thế. 

Có thể tất cả chỉ còn là hoài niệm bởi mọi việc đã thay đổi quá nhiều. Nhưng những âm thanh trong trẻo của mùa hè thì vẫn còn đây, đầy đủ và nguyên vẹn như khi tôi ấu thơ, và rồi đến tận khi xa quê hương, tôi mới thực sự nhận ra, tất cả đều đã ở trong tim mình tự bao giờ. 

k mk nha

7 tháng 6 2018

Trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thì em thích nhất là mùa hè. Vì mùa hè có những nét đặc trưng riêng, mùa chúng em không còn bận rộn với sách vở và được vui chơi thoải mái.

Mùa hè có ánh nắng tháng năm, tháng sáu chói chang khiến cho nhiều người khó chịu. Nhưng mùa hè còn có nhiều điều thú vị khác. Mùa hè bắt đầu bằng tiếng ve kêu rộn rã trên cành cây phượng đang nở hoa đỏ chót. Tiếng ve kêu nhức nhối đó như đánh thức giấc ngủ dài của thiên nhiên. Mùa hè, học sinh sẽ không phải đến trường học bài, được về quê chơi, được bố mẹ dẫn đi du lịch khắp nơi. 

Mùa hè đến, sân trường vắng lặng, bác trống nằm im lìm chờ một năm học mới. Buổi sáng mùa hè, ánh mặt trời lên cao, từng tia nắng chiếu xuống mặt đường khiến cho không gian trở nên sáng chói. Nhưng ánh nắng lúc giữa trưa rất gay gắt, ai ra đường cũng phải bịt kín tránh sự xâm hại của nắng. Khi chiều tà, nắng rớt, hoàng hôn bao phủ khắp mọi nơi, gió vi vu trên những cành cây cao. 

Có lẽ không chỉ riêng em thích mùa hè mà rất nhiều người khác thích mùa hè nữa. Đó là khoảng thời gian mọi vật đều bừng tỉnh, tràn đầy sức sống nhất. Mùa hè em được ba mẹ dẫn về quê ngoại chơi, được ngắm những cánh diều bay giữa bầu trời cao trong xanh và lồng lộng gió. Những cánh đồng lúa mênh mông trải dài đến vô tận, mùa hè những người làm nông sẽ bắt đầu thu hoạch lúa, thóc phơi vàng cả góc sân.

Mùa hè đến, hoa bằng lăng nở tím cả con đường đến trường của em. Những ao sen cũng bắt đầu hé nụ, chờ đến ngày nở hoa. Em rất thích ngắm bình minh khi mùa hè đến, vì lúc đó sẽ kết thúc một ngày, em sẽ được theo ba đạp xe đi khắp xóm làng. 

Mùa hè chúng em sẽ tạm chia tay mái trường và nghỉ ngơi sau một năm học vất vả. Nhưng em ấn tượng và thích nhất khi mùa hè đến sẽ được đi bơi, dòng nước mát dịu vỗ nhẹ vào mặt. Cảm giác đó thật thích thú. Em rất thích mùa hè, thích những gì mà mùa hè có. Bởi rằng mọi vật đều tràn đầy sức sống và niềm vui.

7 tháng 6 2018

Trên nền cát trắng tinh, nơi ngực cô Mai tì xuống đón đường bay của giặc, mọc lên / những bông hoa tím.

             TN1                                             TN2                                                   VN                     CN

Mình chắc chắn với bạn là đúng 100% luôn. Chúc bạn học tốt nha! k nha bạn!

7 tháng 6 2018

Trên nền cát  trắng tinh ( TN )

Ngực cô Mai ( CN ) 

Tì xuống đón dường bay của giặc ( VN )

Mọc lên ( VN ) 

Những bông hoa tím ( CN ) 

7 tháng 6 2018

Bầm ơi! Nay đất nước gặp nạn con phải đi chiến đấu nơi chiến trường để chống giặc ngoại xâm giữ yên bình cho tổ quốc.E rằng không thể chăm sóc cho bầm.Con đi chưa biết khi nào mới gặp lại bầm.Bầm ở nhà nhớ giữ gìn sức khoẻ để còn được nhìn thấy ngày tổ quốc  hân hoan.Con ở đây cũng như ở nhà còn được cảm nhận tình cảm từ những người xung quanh.Bầm đi làm nhớ mặc quần áo ấm để khỏi lạnh trời nay đã đến đông thời tiết trở lạnh.Con ở đây không ngày nào thôi nhớ thương bầm nhớ hình ảnh người đã chăm sóc con từ thuở lọt lòng.Bầm cứ yên tâm con rất tốt lại còn khoẻ bầm chỉ cần am tâm thôi.

             Tự nhiên nổi hứng thế là ....^^

7 tháng 6 2018
bam oi
7 tháng 6 2018

câu hỏi:

tại sao nói chiến thắng 12 ngày đêm như chiến thắng Điện Biên Phủ trên không?

trả lời:

vì:

- tầm vóc vĩ đại của chiến thắng này như chiến thắng Điện Biên Phủ

- cuộc chiến này diễn ra trên bầu trời nên được gọi là chiến thắng ĐBP trên không

chuk hok tốt !!!!

18 tháng 4 2022

Chiến thắng 12 ngày đêm cuối năm 1972 được gọi là chiến thắng Điện Biên Phủ trên không bởi vì chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, quân dân ta đã phá tan Pháo đài khổng lồ của Pháp, góp phần quyết định trong việc kết thúc chiến tranh, buộc Pháp phải kí Hiệp định Giơ-ne-vơ.