K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 11 2021

Nguyễn Du là kiệt xuất trong nền văn học Việt Nam với tác phẩm nổi tiếng “Truyện Kiều”. Đây là thiên truyện bằng thơ kể về cuộc đời bể dâu, sóng gió của kiếp hồng nhan bạc mệnh. Tác phẩm được xem là công trình nghệ thuật ngôn ngữ đồ sộ. Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” nằm ở phần đầu của Truyện Kiều, Nguyễn Du đã khắc họa nhuần nhuyễn và thành công hình ảnh hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân.

  •  
  •  
  •  
  •  

   

     Với cách mở đầu giới thiệu giản dị nhưng mang tính khái quát, ông đã dẫn dụ người đọc đi tìm hiểu vẻ đẹp, tính cách của hai tuyệt sắc giai nhân:

Đầu lòng hai ả tố nga

Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân

Mai cốt cách tuyết tinh thần

Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười

     Bốn câu thơ khiến người đọc đã có thể hình dung được hình ảnh của hai chị em Thúy Vân và Thúy Kiều. Mai tượng trưng cho sự thanh nhã, cao sang còn tuyết tượng trưng cho vẻ đẹp trong trắng. Nguyễn Du đã khéo léo ví von vẻ đẹp của hai chị em như “mai” và “tuyết” thực sự rất tinh tế và đầy ẩn ý.

     Chỉ với 4 câu thơ, 4 nét vẽ nhưng Nguyễn Du đã khiến người đọc phải mê mẩn vì vẻ đẹp hiếm có của Thúy Vân. Sự thanh tao, tròn vẹn của thiếu nữ “đến tuổi cập kê” thật khiến người khác ngưỡng mộ. Nụ cười của nàng tươi như hoa, lông mày hình cánh cung nở nang, viên mãn, làn da trắng như tuyết. Một vẻ đẹp tròn vẹn, nhẹ nhàng của Thúy Vân được lột tả qua biên pháp tu từ nhân hóa cùng sự cảm nhận tinh tế của Nguyễn Du. Sự nhẹ nhàng, duyên dáng của Thúy Vân dự  báo một tương lai bình lặng, êm đềm của cô mai sau.

Đại từ xưng hô trong tiếng Việt phức tạp hơn.

Được sử dụng theo:

- Đối tượng (Lớn, bé, người quen, người lạ, cấp bậc, ....)

- Biểu cảm (tôn trọng, khinh bỉ)

@Nghệ Mạt

#cua

17 tháng 11 2021

người ta viết suốt vào wold đây này

20 tháng 11 2021

HTL????????????????

15 tháng 11 2021

*Chạy:

_Cái Lan đang chạy bộ.

_Mẹ ốm nên nó phải chạy tiền mua thuốc.

*Đi:

_Tôi và Hương đang đi học.

_Cụ bà đã đi từ hôm qua rồi.

*Chạy:

_Cái Lan đang chạy bộ.

_Mẹ ốm nên nó phải chạy tiền mua thuốc.

15 tháng 11 2021

Chào cậu mình cũng lớp 4

15 tháng 11 2021

CHÀO NHA BẠN HỌC TRƯỜNG NÈO

LỚP 4A MẤY

15 tháng 11 2021

CCậu tham khảo nhé

Ông bà ngoại có cả thảy sáu đứa cháu lít nhít cả nội lẫn ngoại. Không hiểu sao các anh chị em họ của tôi đều quấn riết lấy bà. Chỉ duy có tôi là làm cái đuôi của ông.

Ông thường nằm ngủ trưa trên một tấm phản gỗ kê xuềnh xoàng trên mấy viên gạch. Buổi trưa tôi lại cắp tờ báo nhi đồng vào ngủ với ông. Cầm tờ báo ngược xuôi một lúc thì chán. Tôi thấy tờ báo xanh đỏ thì kì kèo ông xin mua cho chứ tôi chưa biết đọc. Ông xoay nghiêng tôi, rồi vừa xoa xoa lưng vừa kể chuyện cổ tích.

Ông chỉ có mỗi chuyện “tủ” là Thạch Sanh thôi, thế mà chưa bao giờ tôi nghe hết chuyện của ông. Lòng bàn tay người già ram ráp, ấm áp, tấm phản gỗ ông nằm bao năm lên nước, bóng loáng, mát lịm, chỉ đến đoạn “đàn kêu tích tịch tình tang” là tôi lăn ra ngủ khoèo.

Tôi được năm tuổi, ông dạy tôi tập đánh vần. Đúng là một cuộc đánh vật của hai ông cháu. Tôi vốn hiếu động và hay lơ đãng, ông dạy chữ này thì quên chữ kia, nhớ được chữ hôm này thì quên tiệt chữ hôm trước, ông phải vận dụng đủ mọi hình ảnh để tôi nhớ được mặt chữ: “O là quả bóng da lũ trẻ trong xóm vẫn đá bình bịch mỗi chiều. O là quả trứng gà bà bồi dưỡng tôi mỗi sáng, đội thêm nón của mẹ...”

Mỗi lần tôi học là mấy nhà hàng xóm xung quanh đều biết, tiếng ông thì không thấy đâu, chỉ thấy giọng tôi cười khanh khách. Nhưng hôm sau hỏi lại tôi đã quên rồi, chỉ nhớ chữ gì nghe “bình bịch” và chữ nữa thì “ăn được”.

Trong trí nhớ tôi, chỉ có mỗi chữ c hoa là không bao giờ tôi lẫn lộn. Chữ c hoa của ông bao giờ cũng một gạch tựa ở lưng. Tôi hỏi: “Để làm gì hả ông?”, ông trả lời: “Để nó khỏi ngã”. Tôi cười khanh khách: “Thế thì chữ “cờ” còn già hơn ông, ông nhỉ? Ông có cần chống gậy đâu?!” Ông cười, mặt nhăn tít lại: “A, con nhóc của ông giỏi thật!!”.

Rồi tôi đi học, tự nhiên chững chạc hẳn ra, học chữ nào thì thuộc chữ ấy. Ông hãnh diện lắm, đi khoe với những người bạn già “đứa cháu của tôi ...”

Hôm nào ông cũng đi tập thể dục từ bốn giờ sáng. Tôi cũng dậy lạch bạch bám đuôi ông. Ông chạy chầm chậm, hai chân run run. Nhưng sáng nào ông cũng chạy được năm vòng quanh vườn hoa Pasteur. Tôi thì ngồi thu lu trên ghế, đếm vòng chạy của ông, đợi trời sáng rồi hai ông cháu xem mọi người đánh cầu lông, sau đó mới đi bộ về nhà.

Ông ra đi nhẹ nhàng. Như “chữ C” ra đi, để lại cho cái gạch đỡ bao nhiêu thương nhớ.

Chúc cậu học tốt^^