K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

TL

Câu 1 đây nha

  • Đường kinh tuyến gốc là đường kinh tuyến có kinh độ là 0 độ đi qua đài thiên văn Greenwich của Anh
  • Vĩ tuyến gốc là đường vĩ tuyến có vĩ độ 0 độ hay còn gọi là xích đạo.
  • Kinh tuyến tây là những kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc
  • Kinh tuyến đông là những kinh tuyến nằm bên phải kinh tuyến gốc.
  • Vĩ tuyến bắc là những vĩ tuyến nằm từ xích đạo đến cực Bắc
  • Vĩ tuyến nam là những vĩ tuyến nằm từ xích đạo đến cực Nam
  • Xin k
  • Hok tốt

TL

Câu 2:

Các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây của phần đất liền nước ta và cho biết tọa độ của chúng như sau:

  • Điểm cực Bắc: tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, với vĩ độ 23°23'B, kinh độ 105°20'Đ
  • Điểm cực Nam: tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, với vĩ độ 8°34'B, kinh độ 104°40'Đ
  • Điểm cực Tây: tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, với vĩ độ 22°22'B, kinh độ 102°09'Đ
  • Điểm cực Đông: tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà, với vĩ độ 12°40′, kinh độ 109°24'Đ
30 tháng 10 2021

mik nghĩ là mệt

30 tháng 10 2021

ai làm được ko 

30 tháng 10 2021

- Năm 2002 dân số nước ta là 79,7 triệu người, (hiện nay khoảng trên chín mươi triệu người). Sự gia tăng dân số ở nước ta diễn ra khá nhanh, hiện tượng bùng nổ dân số xảy ra vào nửa cuối của thế kỷ XX. Hiện nay tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên trung bình của cả nước là 1,43%, tuy nhiên không đồng đều giữa các vùng miền trên cả nước, giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng với miền núi.

Nguyên nhân dấn số tăng nhanh là vì:

+ Nhu cầu đòi hỏi cần có nhiều lao động

+ Do số người trong độ tuổi sinh đẻ chiếm tỉ lệ cao

+ Do ý thức về kế hoạch hóa gia đình chưa tốt, nhất là các đồng bào dân tộc ít người

+ Do tư tưởng phong kiến trọng nam khinh nữ muốn coscon trai để nối dõi tông đường

Hậu quả: Dân số tăng nhanh dẫn đến dư thừa lao động, thiếu việc làm, đất chật người đông, môi trường ô nhiễm và kinh tế chậm phát triển, an ninh trật tự không đảm bảo

- Vì vậy, việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số sẽ làm cô kinh tế phát triển ổn định tạo ra được nhiều cơ hội việc làm.

30 tháng 10 2021

Có 7 khu vực giờ 

Việt Nam nằm ở khu giwof số 7

ht

TL

Có 7 khu vực giờ

Việt Nam thuộc khu vực giờ số 7

Hok tốt nghen

Kinh tuyến là một nửa đường tròn trên bề mặt Trái Đất, nối liền Địa cực, chỉ hướng Bắc - Nam và cắt thẳng góc với đường xích đạo. Đường kinh tuyến có độ dài khoảng 20.000km.

Đường kinh tuyến chạy qua đài quan sát thiên văn tại Greenwich thuộc Luân Đôn là kinh tuyến 0° hay còn gọi là kinh tuyến gốc. Mặt phẳng của kinh tuyến 0° và kinh tuyến 180° chia Trái Đất thành Bán cầu đông và Bán cầu tây.

Các loại kinh tuyến khác nhau gồm:

  • Kinh tuyến từ là các kinh tuyến nối liền các cực từ.
  • Kinh tuyến địa lý là những kinh tuyến nối liền các Địa cực.
  • Kinh tuyến họa đồ là các đường kinh tuyến vẽ trên bản đồ.

Vĩ tuyến là gì?

Vĩ tuyến là một vòng tròn tưởng tượng nối tất cả các điểm có cùng vĩ độ, có hướng từ đông sang tây trên Trái Đất. Vị trí trên vĩ tuyến được xác định dựa trên tọa độ của kinh độ. Điểm giao nhau giữa một kinh tuyến và một vĩ tuyến luôn vuông góc. Càng gần cực Trái Đất thì đường kính của vĩ tuyến lại càng nhỏ hơn.

5 đường vĩ tuyến đặc biệt của Địa Cầu được sử dụng để đánh dấu bản đồ.

Có 5 vĩ tuyến đặc biệt để đánh dấu bản đồ Trái Đất gồm:

  • Vòng Bắc cực (66° 33' 38" vĩ bắc)
  • Hạ chí tuyến (23° 26' 22" vĩ bắc): Là
  • Xích đạo (0° vĩ bắc)
  • Đông chí tuyến (23° 26' 22" vĩ nam)
  • Vòng Nam Cực (66° 33' 38" vĩ nam)

Hạ chí tuyến và Đông chí tuyến là các ranh giới phía Bắc và phía Nam của những vùng đất, ít nhất một thời điểm trong năm có thể thấy được Mặt Trời đi qua đỉnh đầu.

Vòng cực bắc và vòng cực nam là ranh giới của những vùng có thể nhìn thấy Mặt Trời trong suốt ít nhất một ngày giữa mùa hè trong năm.

3 tháng 11 2021

Đáp án C nhé, chúc bạn học tốt

Câu 43 Đới nóng có giới sinh vật hết sức phong phú và đa dạng, nguyên nhân chủ yếu do:A. khí hậu phân hóa đa dạng với nhiều kiểu khác nhau, dẫn đến sự phong phú về sinh vật.B. là nơi gặp gỡ của các luồng sinh vật di cư và di lưu đến từ nhiều vùng miền.C. do con người mang nhiều loài sinh vật từ nơi khác đến và nhân giống, lai tạo mới.D. khí hậu nóng quanh năm, lượng mưa dồi dào...
Đọc tiếp

Câu 43 Đới nóng có giới sinh vật hết sức phong phú và đa dạng, nguyên nhân chủ yếu do:

A. khí hậu phân hóa đa dạng với nhiều kiểu khác nhau, dẫn đến sự phong phú về sinh vật.

B. là nơi gặp gỡ của các luồng sinh vật di cư và di lưu đến từ nhiều vùng miền.

C. do con người mang nhiều loài sinh vật từ nơi khác đến và nhân giống, lai tạo mới.

D. khí hậu nóng quanh năm, lượng mưa dồi dào và độ ẩm lớn.

Câu 44: Môi trường nhiệt đới nằm trong khoảng:

A. Giữa 2 chí tuyến Bắc và Nam.                 B. Vĩ tuyến 50 đến chí tuyến Bắc (Nam).

C. Vĩ tuyến 50B đến vòng cực Bắc.              D. Chí tuyến Nam đến vĩ tuyến 400N.

Câu 45: Đặc trưng của khí hậu nhiệt đới là:

A. Nhiệt độ trung bình năm không quá 200C, khí hậu mát mẻ quanh năm.

B. Nhiệt độ cao, khô hạn quanh năm.

C. Nhiệt độ cao quanh năm, trong năm có một thời kì khô hạn (tháng 3 – 9).

D. Nóng ẩm quanh năm, lượng mưa và độ ẩm lớn.

Câu 46: Rừng thưa và xa van là cảnh quan đặc trưng của môi trường nào?

A. Môi trường xích đạo ẩm.                         B. Môi trường nhiệt đới gió mùa.

C. Môi trường nhiệt đới.                              D. Môi trường ôn đới.

Câu 47: Hạn chế của tài nguyên đất ở môi trường nhiệt đới là:

A. Nghèo mùn, ít chất dinh dưỡng.               B. Đất ngập úng, glây hóa

C. Đất bị nhiễm phèn nặng.                         D. Dễ bị xói mòn, rửa trôi hoặc thoái hóa.

Câu 48: Chế độ nước của sông ngòi khí hậu nhiệt đới là:

A. Phân hóa theo mùa, mùa lũ trùng mùa mưa, mùa cạn trùng mùa khô.

B. Sông ngòi nhiều nước quanh năm.

C. Sông ngòi ít nước quanh năm, do lượng mưa rất thấp.

D. Chế độ nước sông thất thường.

Câu 49: Môi trường nhiệt đới rất thích hợp cho loại cây trồng nào?

A. Rau quả ôn đới.                   B. Cây lương thực và cây công nghiệp nhiệt đới.

C. Cây dược liệu.                     D. Cây công nghiệp có nguồn gốc ôn đới.

Câu 50: Thiên nhiên môi trường nhiệt đới chủ yếu thay đổi theo:

A. Vĩ độ và độ cao địa hình.                         B. Đông – tây và theo mùa.

C. Bắc – nam và đông – tây.                        D. Vĩ độ và theo mùa.

Câu 51: Đặc điểm nào sau đây không đúng với khí hậu của môi trường nhiệt đới?

A. Nhiệt độ cao quanh năm (trên 200C).

B. Trong năm có một thời kì khô hạn từ 3-9 tháng.

C. Có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh.

D. Lượng mưa trung bình năm rất lớn (từ 1500 – 2000mm).

Câu 52: Nguyên nhân hình thành đất feralit có màu đỏ vàng ở môi trường nhiệt đới là do:

A. Sự rửa trôi của các bazơ dễ tan như Ca+, K, M+.                  B. Sự tích tụ ôxit sắt.

C. Sự tích tụ ôxit nhôm.                                        D. Sự tích tụ ôxit sắt và ôxit nhôm.

Câu 38: Đi từ vĩ tuyến 50 về phía hai chí tuyến, các thảm thực vật của môi trường nhiệt đới là:

A. rừng rậm xanh quanh năm, rừng thưa, xavan.    B. rừng thưa, xa van, nửa hoang mạc.

C. xa van, rừng thưa, nửa hoang mạc.                    D. rừng lá rộng, rừng thưa, xavan.

Câu 53: “Nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa gió và thời tiết diễn biến thất thường”. Đặc điểm trên nói về môi trường tự nhiên nào?

A. Môi trường xích đạo ẩm.                                   B. Môi trường nhiệt đới gió mùa.

C. Môi trường nhiệt đới.                                        D. Môi trường ôn đới.

Câu 54: Loại gió nào mang lại lượng mưa lớn cho môi trường nhiệt đới gió mùa?

A. Gió mùa Tây Nam.                                           B. Gió mùa Đông Bắc.

C. Gió Tín phong.                                                 D. Gió Đông Nam.

Câu 55: Sự thất thường trong chế độ mưa ở môi trường nhiệt đới gió mùa đã gây ra thiên tai nào sau đây?

A. Động đất, sóng thần.                                         B. Bão, lốc.

C. Hạn hán, lũ lụt.                                                 D. Núi lửa.

Câu 56: Tài nguyên khoáng sản ở đới nóng nhanh chóng bị cạn kiệt. Nguyên nhân chủ yếu là do:

A. Công nghệ khai thác lạc hậu.

B. Cung cấp nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp trong ngước.

C. Tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu.

D. Khai thác quá mức nguyên liệu thô để xuất khẩu.

Câu 57: Bùng nổ dân số ở đới nóng đã dẫn đến hậu quả nghiêm trọng về mặt xã hội là:

A. Tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt.                        B. Đời sống người dân chậm cải thiện.

C. Ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí.        D. Nền kinh tế chậm phát triển.

Câu 58: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bình quân lương thực theo đầu người ở châu Phi rất thấp và ngày càng giảm là:

A. Sử dụng giống cây trồng có năng suất, chất lượng thấp.

B. Điều kiện tự nhiên cho sản xuất hạn chế.

C. Dân số đông và tăng nhanh.

D. Thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai bão, lũ lụt.

Câu 59. Biện pháp nào sau đây không có vai trò trong việc giảm sức ép của dân số tới tài nguyên, môi trường ở đới nóng?

A. Giảm tỉ lệ gia tăng dân số.                                B. Đẩy mạnh phát triển kinh tế.

C. Nâng cao đời sống người dân.                           D. Tăng cường khai thác tài nguyên.

Câu 60: Vị trí môi trường đới nóng từ

A. Xích đạo đến chí tuyến Bắc.                             B. Xích đạo đến chí tuyến Nam.

C. Chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam.                    D. Chí tuyến Bắc đến vòng cực Bắc.

Câu 61. Loại gió thổi thường xuyên ở môi trường đới nóng là

          A. gió Đông Cực                                B. gió tây ôn đới.

          C. gió mùa                                         D. gió Tín phong

Câu 62: Môi trường có lượng mưa nhiều nhất ở đới nóng là.

A. Xích đạo ẩm               B. Nhiệt đới          C. Nhiệt đới gió mùa        D. Hoang mạc.

Câu 63. Việt Nam thuộc kiểu môi trường nào của đới nóng?

A. xích đạo ẩm.              B. nhiệt đới gió mùa.      C. nhiệt đới.          D. hoang mạc.      

Câu 64: Thảm thực vật điển hình cho môi trường xích đạo ẩm là.

          A. Xa van                        B. Rừng rậm xanh quanh năm     

C. Rừng thưa                  D. Rừng lá cứng Địa Trung Hải.

Câu 65: Hướng gió chính vào mùa đông ở môi trường nhiệt đới gió mùa là

A. Đông Bắc         B. Đông Nam                 C. Tây Nam                    D. Tây Bắc.

Câu 66: Dân số đới nóng chiếm khoảng bao nhiêu % dân số thế giới?

          A. 20 %                B. 30 %                 C. 40 %                 D. 50%.

Câu 67. Đặc điểm nào sau đây không đúng với khí hậu của môi trường nhiệt đới?

A. Nhiệt độ trung bình năm trên 200C.

B. Trong năm có một thời kì khô hạn từ 3-9 tháng.

C. Có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh.

D. Lượng mưa trung bình năm từ 1500 – 2000mm.

Câu 68. “Nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa gió và thời tiết diễn biến thất thường”. Đặc điểm trên nói về môi trường tự nhiên nào?

A. Môi trường xích đạo ẩm.                         B. Môi trường nhiệt đới gió mùa.

C. Môi trường nhiệt đới.                              D. Môi trường ôn đới.

Câu 69. Môi trường nhiệt đới gió mùa phân bố điển hình ở khu vực nào trên Trái Đất?

          A. Nam Á, Đông Nam Á.                   B. Nam Á, Đông Á

          C. Tây Nam Á, Nam Á.                      D. Bắc Á, Tây Phi.

 

3. Chủ đề môi trường đới ôn hoà

Câu 70: Các chất thải sinh hoạt, chất thải từ các nhà máy, từ thuốc trừ sâu và phân hóa học trong nông nghiệp, … đổ ra biển gây ra hiện tượng:

A. Thủy triều đen.           B. Thủy triều đỏ.            C. Triều cường.              D. Triều kém

Câu 71. Vị trí trung gian đã ảnh hưởng đến đặc điểm thời tiết ở đới ôn hòa như thế nào?

A. Thời tiết thay đổi thất thường.                 B. Nhiệt độ trung bình năm trên 25oC.

C. Chịu ảnh hưởng của các đợt khí lạnh.      D. Mưa nhiều quanh năm, lượng mưa lớn.

Câu 72. Đâu không phải nguyên nhân gây ô nhiễm nước ở đới ôn hoà?

A. Nước thải công nghiệp.

B. Nước thải sinh hoạt.

C. Váng dầu tràn ra biển.

D. Chất đốt sinh hoạt.

Câu 73. Môi trường nào sau đây không thuộc đới ôn hòa

A. Môi trường ôn đới hải dương.                           B. Môi trường địa trung hải.

C. Môi trường ôn đới lục địa.                                 D. Môi trường nhiệt đới gó mùa.

Câu 74. Chiếm diện tích lớn nhất ở đới ôn hòa là

A. Môi trường ôn đới hải dương.                           B. Môi trường ôn đới lục địa.

C. Môi trường hoang mạc.                                     D. Môi trường địa trung hải.

Câu 75. Đặc điểm khí hậu của môi trường Địa Trung Hải là:

          A. ẩm ướt quanh năm, mùa hạ mát mẻ, mùa đông không lạnh lắm.

          B. khô hạn quanh năm, lượng mưa rất thấp.

          C. mùa hạ nóng và khô, mùa đông ấm áp, mưa vào thu – đông.

          D. mùa đông rất lạnh và kéo dài, mùa hạ ngắn.

Câu 76. Khí hậu ẩm ướt quanh năm, mùa hạ mát mẻ, mùa đông không lạnh lắm là đặc điểm của môi trường

A. ôn đới lục địa.            B. ôn đới hải dương.       C. địa trung hải.    D. cận nhiệt đới ẩm.

Câu 77. Váng dầu tràn ra biển hoặc các vụ tại nạn của tàu chở dầu trên biển gây ra hiện tượng:

          A. Thủy triều đen.                    B. Thủy triều đỏ.

          C. Triều cường                         D. Triều kém.

Câu 78. Các nguyên nhân nào làm ô nhiễm không khí ở đới ôn hoà

          A. Do khói bụi từ các phương tiện giao thông, nhà máy.

          B. Xả rác bữa bãi nơi công cộng.

          C. Khói bụi từ các vùng khác bay tới.

          D. Chặt phá rừng quá mức, tài nguyên đất bị bạc màu.

Câu 79. Đâu không phải nguvên nhân gây ô nhiễm nước ở đới ôn hoà?

          A. Đô thị hóa.                                             B. Chất thải sinh hoạt.

          C. Từ các váng dầu tràn ra biển.                   D. Hoạt động phun trào núi lửa.

Câu 80: Nằm từ chí tuyến Bắc (Nam) đến vòng cực Bắc (Nam) là vị trí phân bố của đới khí hậu nào?

A. Đới nóng                    B. Đới ôn hòa.                C. Đới lạnh.          D. Nhiệt đới.

Câu 81: Môi trường nào sau đây không thuộc đới ôn hòa:

A. Môi trường ôn đới hải dương.                           B. Môi trường địa trung hải.

C. Môi trường ôn đới lục địa.                                 D. Môi trường nhiệt đới gió mùa.

Câu 82: Chiếm diện tích lớn nhất ở đới ôn hòa là:

A. Môi trường ôn đới hải dương.                           B. Môi trường ôn đới lục địa.

C. Môi trường hoang mạc.                                    D. Môi trường địa trung hải.

Câu 83: Thảm thực vật đới ôn hòa từ tây sang đông là:

A. Rừng lá rộng, rừng lá kim, rừng hỗn giao.

B. Rừng lá kim, rừng hỗn giao, rừng cây bụi gai.

C. Rừng lá kim, rừng hỗn giao, rừng lá rộng.

D. Rừng lá rộng, rừng hỗn giao, rừng lá kim.

Câu 84: Đặc điểm khí hậu của môi trường Địa Trung Hải là:

A. Ẩm ướt quanh năm, mùa hạ mát mẻ, mùa đông không lạnh lắm.

B. Khô hạn quanh năm, lượng mưa rất thấp.

C. Mùa hạ nóng và khô, mùa đông ấm áp, mưa vào thu – đông.

D. Mùa đông rất lạnh và kéo dài, mùa hạ ngắn.

Câu 85: Khí hậu đới ôn hòa mang tính chất trung gian, biểu hiện là:

A. Nhiệt độ trung bình năm trên 200C, lượng mưa trung bình từ 1000 – 1500mm.

B. Nhiệt độ trung bình năm khoảng  dưới 200C, lượng mưa trung bình từ 600 - 800mm.

C. Nhiệt độ trung bình năm khoảng -10C, lượng mưa trung bình khoảng 500mm.

D. Nhiệt độ trung bình năm trên 250C, lượng mưa trung bình từ 1500 – 2500mm.

Câu 86: Khí hậu ẩm ướt quanh năm, mùa hạ mát mẻ, mùa đông không lạnh lắm là đặc điểm của môi trường:

A. Ôn đới lục địa.     B. Ôn đới hải dương.       C. Địa trung hải.      D. Cận nhiệt đới ẩm.

Câu 87: Vị trí trung gian đã ảnh hưởng đến đặc điểm thời tiết ở đới ôn hòa như thế nào?

A. Thời tiết thay đổi thất thường.

B. Thời tiết quanh năm ôn hòa, mát mẻ.

C. Quanh năm chịu ảnh hưởng của các đợt khí lạnh.

D. Nhiệt độ không quá nóng, không quá lạnh.

Câu 88: Đâu là biểu hiện của sự thay đổi thiên nhiên theo bắc nam ở đới ôn hòa?

A. Một năm có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông.

B. Bờ Tây lục địa có khí hậu ẩm ướt, càng vào sâu đất liền tính lục địa càng rõ rệt.

C. Ở vĩ độ cao có mùa đông rất lạnh và kéo dài, gần chí tuyến có mùa đông ấm áp.

D. Thảm thực vật thay đổi từ rừng lá rộng sang rừng hỗn giao và rừng lá kim.

Câu 89: Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hoà đang ở mức:

A. Bình thường.    B. Báo động.         C. Nghiêm trọng.            D. Rất nghiêm trọng.

Câu 90: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào có ảnh hưởng nhiều nhất đến sức khoẻ con người?

A. Mưa axít.                                      B. Hiệu ứng nhà kính.

C. Tầng ô zôn bị thủng.                     D. Thủy triều đỏ.

Câu 91: Trước tình trạng báo động của ô nhiễm không khí các nước đã:

A. Kí hiệp định thương mại tự do.                          B. Thành lập các hiệp hội khu vực.

C. Kí nghị định thư Ki-ô-tô.                                  D. Hạn chế phát triển công nghiệp.

 

0
30 tháng 10 2021

mấy bạn giúp mik với

31 tháng 10 2021

có bạn nào làm đc ko