K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 2 2019

Dòng thời gian cứ lặng lẽ trôi đi. Khi cái giá rét lạnh lẽo của mùa đông dần dần tan biến, những nụ hoa dần hé nở, cây cối lại được khoác lên mình chiếc áo xanh non quyến rũ báo hiệu một mùa xuân mới tràn đầy sức sống, tươi vui đang tràn về. Tất cả lại cùng đưa tiễn năm cũ và hân hoan, phấn khởi đón chào một năm mới đang đến với mong muốn cho mọi người, mọi nhà đều được sống trong an lành, hạnh phúc. Năm mới đến gắn liền với Tết- cái Tết cổ truyền của dân tộc. Đã bao đời nay, Tết trở thành một lễ hội nằm trong niềm mong đợi và không thể thiếu của dân tộc Việt Nam. Những người con đất Việt dù đi đâu, ở đâu thì họ vẫn luôn hướng về cội nguồn. Tết là dịp để mọi người quây quần bên nhau, cùng trao cho nhau những lời chúc chân thành, ấm áp.

Những ngày đầu năm, khắp làng bản Việt Nam rộn ràng trong tiếng trống hội xuân thúc giục lòng người. Vào dịp này, bên cạnh các hoạt động lễ nghi mang ý nghĩa tín ngưỡng, những hội vui, diễn xướng sân khấu và các trò chơi truyền thống, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Có lẽ, có một lễ hội mà không ai là không biết đến, đó là lễ hội chơi hoa. Từ đời xưa, phong tục chơi hoa là một thú vui tao nhã, tạo được không khí tưng bừng nhưng yên bình. Cứ mỗi độ xuân về là muôn hoa khoe sắc, tỏa ngát hương thơm. Từ 25 đến 30 tết, khi ra đường là đã thấy các cửa hàng bán hoa, người người đến xem đông như trẩy hội, nào là hoa cúc, hoa mai, đào, cẩm chướng, lay ơn, thược dược… muôn loài hoa đã về đây, trong thời khắc này để cùng nhau hội tụ. Gần tết, trên mỗi cành đào, những bông hoa mảnh mai nở nụ cười hông tươi sắc thắm. Mùa xuân, những rừng đào ngút ngàn, nặng trĩu trái đào thơm. Từ xua, hoa đào đã đi vào thơ ca làm say đắm, rung động lòng người. Khi những cành đào ở Hà Nội bắt đầu chớm nở, báo hiệu một ngày xuân ấm áp đã đến, thì ở Huế, Nha Trang, Đà Nẵng, Sài Gòn… xứ sở của mai vàng, những cánh mai dịu dàng nở hoa. Mùa xuân là mùa của năm mới với những điều tốt đẹp, an lành. Mùa xuân còn là dịp để những con người xa xứ có thể hướng về cội nguồn, về những giá trị thanh khiết và cao quý. Cuộc đời của mỗi con người được ví với mùa xuân, mùa của những bông hoa tươi thắm trên bầu trời trong xanh. Cái tết thật đằm thắm và sâu sắc phải không các bạn?

Có thể nói, Tết cổ truyền đã trở thành một lễ hội rất ý nghĩa và quan trọng của dân tộc Việt Nam. Khi bóng thời gian chạm cửa tháng 12 âm lịch cũng là lúc mọi người nô nức chuẩn bị đón tết. Đặc biệt, với những người xa xứ, đây chính là những giây phút họ được đoàn tụ, đoàn viên với gia đình, được quay trở về với nơi mà mình sinh ra và lớn lên. Tết cũng là lúc, những thành viên trong gia đình thể hiện tình cảm với nhau. Đó là sự tôn kính của con cháu dành cho ông bà, tổ tiên qua những nén hương trầm gợi nhớ về cội nguồn quá khứ. Là những món quà đậm tình nghĩa của những đứa con dành cho cha mẹ. Nhưng có lẽ, những đứa trẻ con là người vui sướng nhất bởi chúng nhận được những phong bao lì xì đỏ thắm. Trong phong bao lì xì ấy là cả tình cảm yêu thương, nâng niu của người lớn dành cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, ngày nay, những phong bao lì xì ấy không chỉ là để người lớn tặng cho trẻ em mà là để con cháu thể hiện sự hiếu kính đối với ông bà. Mọi người trao nhau những phong bì đỏ in trên đó là những họa tiết, những cụm chữ màu vàng thể hiện sự chân tình dành cho nhau. Và vòn một thứ nữa không thể thiếu được trong những ngày tết, đó là những câu đối đỏ cầu kì và trang trọng. Sở dĩ nói là cầu kì vì cần phải đặt cái Tâm vào đó, có thế người xem mới hiểu đước ý nghĩa của nó. Những câu đối thường được viết bằng cọ lông, mực Tàu, trên những tấm vải đỏ được trang trí cẩn thận. Những câu đối thật giản dị, quen thuộc: An Khang Thịnh Vượng, Cung Chúc Tân Xuân, … nhưng thật trang trọng và có ý nghĩa. Những cụ ông, cụ bà có thể cùng nhau ngồi uống trà lại vừa ngắm những câu đối đỏ, như thế mới thật thú vị làm sao!

Một lần nữa, có thể khẳng định rằng, Tết cổ truyền từ lâu đã trở thành ngày lễ chung của dân tộc Việt Nam. Tết không chỉ là dịp để nghỉ ngơi mà dịp để đoàn viên. Những đặc trưng của ngày Tết thật giản dị và gần gũi với chúng ta biết bao nhiêu. Đó là mùi thơm ngọt ngào của gạo nếp trong chiếc bánh chưng xanh, đó là hương thơm nồng nàn từ các loài hoa đang đua nhau khoe sắc, là những phong bao lì xì chứa chan tình cảm hay những câu đối đỏ thắm. Riêng đối với tôi, lúc nào cũng vậy, trong tôi lúc nào cũng là cảm giác hồi hộp xen lẫn hạnh phúc khi xuân sang tết đến. Mọi người cùng thức, đếm từng phút giây đợi khoảnh khắc giao thừa để cùng quây quần bên nhau bên vị ngọt cay của mứt gừng. Còn điều gì thú vị hơn thế, được tận hưởng những cảm giác ấm áp và cùng nguyện cầu một năm mới an lành.

1 tháng 2 2019

hello

16 tháng 2 2019

Câu thơ trên thật quá hay và xúc động

em ko thể nói gì hơn ngoài nó rất hay

Cảm thụ đoạn  thơ sau:                                       Gió hun hút lạnh lùng                                        Trong đêm khuya phố vắng                                        Súng trong tay im lặng,                                        Chú đi tuần đêm nay                                        Hải Phòng yên giấc ngủ say                 ...
Đọc tiếp

Cảm thụ đoạn  thơ sau:

                                       Gió hun hút lạnh lùng

                                        Trong đêm khuya phố vắng

                                        Súng trong tay im lặng,

                                        Chú đi tuần đêm nay

                                        Hải Phòng yên giấc ngủ say

                                       Cây rung theo gió, lá bay xuống đường...

                                                                   (Chú đi tuần-Trần Ngọc)

 

 Bài này của em gái mik lp 5 các bn giúp em gái mik nha(ahihi)

                                                                                              

 

 

2
1 tháng 2 2019

Tôi rất thích đọc thơ, đặc biệt tôi thấy thơ của Trần Ngọc là thật hay và ý nghĩa .Trong số các bthơ của tgiả,tôi thích nhất bài thơ "Chú đi tuần",bởi lẽ nó rất hay và ý nghĩa.Mở đầu đthơ ,tgiả đã viết như sau : 
                                                        "Gió hun hút lạnh lùng

                                                         Trong đêm khuya phố vắng"
Câu thơ đã nói lên rất rõ :Trong đêm khuya thật yên tĩnh ,vắng người ko chỉ v mà còn có những cơn gió thổi hun hút thật lạnh lùng .Quang cạnh lúc đó thật yên tĩnh . Tác sả đã sd nghệ thuật lấy động tả tĩnh , lấy tiếng gió để mtả cảnh phố yên tinh (Chú thik : Im tới mức dẽ dàng nghe đc tiếng gió ).Nhưng ko chỉ có thành phố , mà tác giả đã viết nsau : 
                                                        (Trích hết ra ) 

Đọc , suy ngẫm,tôi thấy câu thơ thật hay .Chú bộ đội đi tuần đêm,tay chú cầm súng nhưng thật im lặng ,đêm nay chú đi tuần để gác thành phố .Chú gác để bvệ những ng đng ngủ , nhờ vậy mà "Hải Phòng yên giác ngủ say".Gió lạnh thổi mạnh làm cây rung ,lá rụng rồi bay . Nhưng tôi thấy thật thương chú bộ đội . Trong đêm lạnh lẽo, hang vắng,chú phải đi canh gác cho mọi ng ngủ yên . Có lẽ chú đã như thế này nhiều r, nhưng tôi vẫn thấy thương  Thương vì chú phải khổ tâm đi gác . Từ hình ảnh đó ,ti đã quyết tâm học giỉ để ko phụ lngf các chú bbộ đội phải đi gác hàng đêm ,mong các chú đc vui !

1 tháng 2 2019

Văn hay đó

                                                      MINI GAME TUẦN NÀY                               ~  CHỦ ĐỀ : NGÀY TẾT QUÊ EM  ~1. Tả cây đào (mai) ngày tết (1tick)2.Tả cây đào (mai) ngày tết bằng tiếng anh {không sử dụng google dịch hay bất cứ ứng dụng nào để trợ giúp[trang web nữa]} (3tick)3.Tả cây đào (mai) ngày tết bằng tiếng pháp {điều kiện như trên} (5 tick)   ...
Đọc tiếp

                                                      MINI GAME TUẦN NÀY

                               ~  CHỦ ĐỀ : NGÀY TẾT QUÊ EM  ~

1. Tả cây đào (mai) ngày tết (1tick)

2.Tả cây đào (mai) ngày tết bằng tiếng anh {không sử dụng google dịch hay bất cứ ứng dụng nào để trợ giúp[trang web nữa]} (3tick)

3.Tả cây đào (mai) ngày tết bằng tiếng pháp {điều kiện như trên} (5 tick)

                                                                             CÁC BẠN PHẢI LÀM ĐÚNG YÊU CẦU
                                       ((((( AI LÀM ĐƯỢC TẤT THÌ TRÚNG NGAY 20 TICK)))))

 AI SAI QUY CHẾ SẼ ĂN NGAY 10 CÁI TICK SAI (TUI LÀ HAKER ĐÓ NHE))
                                    muahahaha

 


 

5
1 tháng 2 2019

Mỗi dịp Tết đến xuân về đều làm cho mỗi người trong xóm em đầu rộn lên những cảm giác tưng bừng, hào hứng khó tả. Mọi người ai cũng nô nức đi mua sắm Tết. Chiều hôm ba mươi Tết cuối năm, bố em mua về một gốc đào thế thật đẹp.

Ôi chao, gốc đào này thật đẹp.! Ông em bảo đây là giống đào Nhật Tân. Nó chắc mới trồng được vài năm thôi nên gốc cây không to lắm, Thân gốc to gần bằng cổ tay của em, sần sùi như da cóc, nổi lên những u cục. Ấy thế mà, nó đang có sức sống mãnh liệt lắm đấy! Em thấy hình như trong thân cây có một dòng nhựa mát lành đang cuồn cuộn chảy để đi nuôi cây. Cái dáng của nó có chiều quằn, chiều lượn. Bố bảo đấy là dáng long, cong cong như rồng đang bay từ trên đám mây xà xuống mặt đất. Từ thân cây, chia ra các cành nhỏ khẳng khiu, khúc khủy, có vẻ khô cằn, chứa đầy nhựa sống. Trên mỗi mắt đào là bật nhú ra những nụ đào hồng to như những hạt đậu. Kia là những bông đào đã nở, Đào phai năm cánh xếp thành vòng tròn xoay quanh nhụy vàng. Cánh hoa đào mỏng tang như lụa, như cánh bướm non, màu phớt hồng rung rinh trong gió xuân. Hoa đào đẹp tinh khiết và thuần túy. Hoa đào tuy không thơm nhưng có vẻ đẹp quyến rũ lạ thường.

Bố trồng cây đào này vào trong một cái chậu sứ to. Dưới gốc đào, bố trải những viên đá cuội trắng quanh gốc làm tăng thêm vẻ sang trọng cho cây đào. Mẹ về, mẹ cùng bố khiêng cây đào đặt ở nơi gần cửa, nơi đó trang trọng nhất. Bố bảo: "Tết đến xuân về, nhà có cành đào như ước mong một năm đầy lộc mới". Em cũng hi vọng như thế. Cây đào càng lộng lẫy và đẹp hơn khi nó vào buổi tối. Bố giăng những chùm đèn màu nhấp nháy vui mắt. Em cứ đứng ngắm mãi không thôi. Rồi em viết thật nhiều những lời chúc năm mới, mọi điều tốt đẹp nhất vào những mảnh giấy nhỏ rồi cho vào lì xì và treo lên cây đào. Xong xuôi hai bố con nhìn lại thành quả của mình, bật thử đèn nháy và tự cảm thấy tự hào về khả năng trang trí của mình.

Thời tiết đón tết năm nay ấm hơn mọi năm. Mới sáng mồng một tết, Cây đào nở bung ra bao nhiêu là hoa. Ngắm nhìn cây đẹp thật rực rỡ, ánh đèn lấp lánh chiếu vào càng làm cho những bông hoa thêm phần lung linh y như một tòa tháp trong xứ thần tiên. Một cơn gió xuân thoảng qua, cành đào rung rung, những cánh hoa đào như xác pháo rơi lả tả xếp đỏ đầy quang gốc. Đẹp thật đấy! Rồi năm ngày Tết cũng đã qua, nhưng cây đào vẫn còn bao nhiêu là nụ mới, lá lộc xanh non mơn mởn. Bố bảo: "Cây đào này khỏe dáng đẹp, bố sẽ mang ra vườn trồng đợi đến Tết năm sau lại có đào chơi". Em giúp bố đào hố trồng đào.

Cây đào ngày tết nhà em đã tô điểm cho gia đình em mấy ngày Tết. Cả gia đình em, ai cũng thích cây đào này. Không chỉ vì nó mang đến không khí ngày Tết mà còn là nhịp cầu nối mọi người gần nhau hơn

1 tháng 2 2019

"Anh trồng cây đào trên quê hương ta 
Khi mùa xuân đến hoa nở ngát rừng"

Lời bài hát vang lên từ đài phát thanh của xóm, ôi tết đã đến, em lại được ngắm những cây đào xinh tươi mẹ mua về trong những ngày xuân về.

Cây đào mẹ em mua về có gốc cây to, sần sùi như da cóc, nổi lên những u cục. Nhưng ít ai biết rằng, trong gốc cây ấy là một dòng nhựa đang chảy khắp nuôi cây. Những cành cây nhỏ tỏa tròn được cắt tỉa gọn gàng, cong cong như con tôm, chứa đầy sức sống mãnh liệt. Ở trên những cành cây mới xuất hiện những chồi non xanh mơn mởn. Lá đào rất mỏng, mang một màu xanh ngọc thanh thoát gợi cho ta cảm giác thoải mái khi ngắm nhìn. Hoa đào khi nở chúm chím, lúc bung ra khoe hương sắc trước gió mùa xuân như một cô thiếu nữ nhẹ nhàng e thẹn trước người mình yêu Hoa đào đẹp tinh khiết và thuần túy. Hoa đào tuy không thơm ngát như hoa li, không nồng nàn như hoa hồng, không thoang thoảng như lan tím nhưng có vẻ đẹp dịu dàng làm người ta đắm say . Hoa đào có nhiều cánh, mỏng như cánh bướm non đang bay lượn mơn man cùng gió xuân. Mẹ thiên nhiên tô điểm cho đào một màu phớt hồng như gò má người con gái. Nhụy hoa màu vàng lấp ló trong cánh hoa, được che chở và e ấp như đang gìn giữ một thứ quý giá.

Đào mang một vẻ đẹp khác biệt. Nhắc đến cây đào, em nhớ về những truyền thuyết mà ông kể cho em. Ngày xưa, phía đông núi Sóc Sơn có một cây hoa đào cổ thụ, cành lá xum xuê tràn đầy sức sống khác thường, bóng râm che phủ cả một khoảng rất rộng. Trên cây hoa đào khổng lồ ấy có hai vị thần tên là Trà và Uất Lũy trú ngụ, tỏa rộng uy quyền che chở cho dân chúng khắp vùng. Quỷ dữ hay ma quái nào bén mảng lui đến ắt khó tránh khỏi sự trừng phạt của hai vị thần linh. Ma quỷ khiếp sợ uy vũ sấm sét của hai vị thần đến nỗi sợ luôn cả cây đào, chỉ cần trông thấy cành hoa đào thôi cũng đủ khiến chúng bỏ chạy xa bay.

Đến ngày cuối năm, cũng như các thần khác, hai thần Trà và Uất Lũy phải lên thiên đình chầu Ngọc Hoàng. Trong mấy ngày Tết, hai thần vắng mặt ở trần gian nên để tránh ma quỷ tác oai tác quái, dân chúng đã đi hái những cành hoa đào về cắm trong lọ, trồng những cây đào trong nhà. Từ đó Đào trở thành loại cây phổ biến trong những hội đầu năm, những ngày lễ tết, đào và những cây khác như mai, cúc, quất mỗi cây mang một vẻ đẹp khác nhau. Chúng hài hòa tạo nên một bức tranh xuân tươi mới và tràn đầy sức sống.

Có lẽ, Đào trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Việt Nam vào mỗi dịp tết đến xuân về. Và em cũng yêu quý cây đào, thích ngăm sắc đào ngày xuân.

1 tháng 2 2019

Sông nước Cà Mau là đoạn trích từ chương XVIII trong văn bản "Đất rừng Phương Nam" của tác giả Đoàn Giỏi. Mặc dù được trích từ tác phẩm truyện nhưng đoạn trích được xem như một bài văn miêu tả hoàn chỉnh.

Trong đoạn trích, nhà văn đã sử dụng hiệu quả văn tả cảnh với những hình ảnh khái quát được cảm nhận qua thị giác và thính giác tạo nên ấn tượng chung về một vùng không gian rộng lớn mênh mông, ở đó màu sắc và âm thanh hòa quyện vào nhau tạo nên ấn tượng chung ban đầu về cảnh quan thiên nhiên ở nơi đây.

Tác giả đã chọn vị trí quan sát khá thích hợp để có một trình tự miêu tả tự nhiên, hợp lý dễ so sánh, liên tưởng và bộc lộ cảm xúc. Với một cậu bé như An, hiển nhiên phải choáng ngợp trước màu xanh tràn ngập không gian và lẫn trong màu xanh ấy là tiếng rì rào miên man bất tận của gió biển đậm đà vị muối.

Để lột tả được cái độc đáo của cảnh vật ở đây, nhà văn đã sử dụng linh hoạt phương thức thuyết minh, giải thích về một số địa danh ở miền đất địa đầu tổ quốc này. Không phải bằng những danh từ hoa mỹ mà cứ thô giáp, tự nhiên giản dị theo đặc điểm riêng của nó. Những cái tên đã cho người đọc những hiểu biết thật mới lạ đầy hứng thú. Qua cách đặt tên chất phác, qua lối dân gian tác giả cho thấy thiên nhiên ở đây còn rất tự nhiên hoang dã và con người sống rất gần với thiên nhiên.

Đặc biệt nhà văn đã tập trung nhiều chi tiết gợi tả để đặc tả sự rộng lớn mênh mông, hùng vĩ mà hoang dã của dòng sông Năm Căn: "dòng sông Năm Căn, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác", cá nước bơi hàng đàn "như người bơi ếch", rồi rừng đước với "cây đước ngọn bằng tăm tắp... đắp từng bậc màu xanh". Hình ảnh con sông mở ra ở cả ba tầng, ở sự rộng lớn hùng vĩ, ở sự trù phú rồi thậm chí cả màu xanh rừng đước với cung bậc khác nhau. Tài quan sát và sử dụng ngôn ngữ kết hợp biện pháp so sánh chính xác. Tác giả đã lựa chọn tính từ gợi hình, gợi sắc rất ấn tượng để gợi lên vẻ hùng vĩ, nên thơ mà độc đáo của dòng sông Năm Căn.

Ngay cả hoạt động của con thuyền cũng được nh 2000 à văn diễn tả chính xác "thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn". Trạng thái của con thuyền ở mỗi cảnh được diễn tả bằng những từ ngữ chính xác, tinh tế. "Thoát qua" - diễn tả con thuyền khi vượt qua một nơi khó khăn nguy hiểm; "đổ ra" diễn tả con thuyền từ kênh nhỏ ra dòng sông lớn; "xuôi" diễn tả con thuyền nhẹ theo dòng nước ở nơi dòng sông êm ả. Ba động từ này vừa diễn tả được các trạng thái hoạt động mạnh mẽ khác nhau của con thuyền khi đi qua những vùng không gian sông nước khác nhau, vừa thể hiện được đặc trưng của sông nước Cà Mau.

Như một nốt nhấn của bức tranh sông nước Cà Mau, hình ảnh chợ Năm Căn như đóa hoa nhiều hương sắc. Đoạn văn miêu tả chợ Năm Căn thêm một lẫn nữa cho thấy sự tinh nhạy của nhà văn trong việc miêu tả cuộc sống Phương Nam. Đó là một bức tranh trù phú, tấp nập, đông vui được thể hiện qua thủ pháp liệt kê rất hiệu quả.

Điệp từ "những" được sử dụng mười hai lần góp phần gợi lên sự nhộn nhịp của cuộc sống nơi miền đất Cà Mau. Chợ Năm Căn độc đáo, trù phú, mang vẻ bề thế của một trấn "anh chị rừng xanh" kiêu hãnh có hơi thở riêng của một kiểu chợ vùng sông nước vùng Nam Bộ. Chợ họp trên sông, trong đêm, ở đó có sự hòa trộn nhiều màu sắc văn hóa: sản vật, hàng hóa, trang phục, tiếng nói, các món ăn... thậm chí cả hương vị!

Văn bản "Sông nước Cà Mau" trong sách giáo khoa ngữ văn 6 tập II cho chúng ta thấy sự hiểu biết tường tận sự cảm nhận tinh tế và tài quan sát, sử dụng ngôn ngữ của tác giả. Có lẽ nhờ có tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước, yêu quê hương tha thiết mà nhà văn đã làm hiện lên trên trang sách một vùng đất mũi Cà Mau vừa chi tiết vừa cụ thể vừa tổng quát rộng lớn ấn tượng đến như vậy!

1 tháng 2 2019

Bài văn Sông nước Cà Mau trích từ chương XVIII truyện Đất rừng phương Nam (1987) của nhà văn Đoản Giỏi. Đây là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của văn học thiếu nhi nước ta, được nhiều thế hệ bạn đọc nhỏ tuổi yêu thích. Tác phẩm được in lại nhiều lần, được dựng thành phim khá thành công. Bộ phim Đất Phương Nam ra đời đã chiếm được tình cảm mến mộ của công chúng. Tuy trích từ một tác phẩm truyện nhưng văn bản này có thể xem là miêu tả khá hoàn chỉnh về cảnh quan sông nước vùng Cà Mau ở cực nam của Tổ quốc.

Đoàn Giỏi miêu tả cảnh quan sông nước vùng Cà Mau theo một trình tự: bắt đầu từ những ấn tượng chung về thiên nhiên vùng đất Cà Mau, rồi tập trung miêu tả và thuyết minh về các kênh rạch, sông ngòi với cảnh vật hai bên bờ. Cuối cùng là cảnh chợ Năm Căn họp ngay trên sông nước. Với trình tự tự nhiên, hợp lý những hình ảnh trong bài văn được hiện lên như trong khuôn hình của một cuốn phim, lúc lướt nhanh, lúc chậm lại, có đoạn đặc tả cận cảnh, có chỗ lùi xa bao quát toàn cảnh. Điếm nhìn để quan sát và miêu tả của người kể chuyện là "trên con thuyền" xuôi theo các kênh rạch và dừng lại ở chợ Năm Căn.

Mở đầu "cuốn phim" là đoạn văn nêu ấn tượng chung ban đầu về vùng sông nước Cà Mau. Tác giả chưa miêu tả một hình ảnh cụ thể nào mà chỉ là những hình ảnh khái quát được cảm nhận qua thị giác và thính giác của nhà văn. Đó là ấn tượng về một vùng không gian rộng lớn mênh mông với sông ngòi, kênh rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện và tất cả được bao trùm trong màu xanh của trời của nước, và tiếng rì rào bất tận của rừng cây, của sóng và gió. "Màu xanh" đã thành một ấn tượng nổi bật: trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, xung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá tạo nên cái quang cảnh chỉ lặng lẽ một màu xanh đơn điệu. Và tiếng rì rào cũng thành một thứ âm thanh đơn điệu, triền miên ru ngủ thính giác: đó là tiếng rì rào bất tận của những khu rừng xanh bốn mùa, cùng tiếng sóng rì rào từ biển Đông và vịnh Thái lan ngày đêm không ngớt vọng về trong hơi gió muối....

Tiếp theo là cảnh kênh rạch vùng Cà Mau được kể lại qua những cái tên lạ và những lời giải thích thú vị: rạch Mái Giầm, kênh Bọ Mắt, kênh Ba Khía... Qua cách đặt tên, ta thấy thiên nhiên ở đây còn rất tự nhiên, hoang dã, phong phú và con người sống rất gần với thiên nhiên, nên họ giản dị, chất phác ngay từ cách đặt tên cho kênh rạch, đất đai không phải bằng những danh từ mĩ lệ, mà cứ theo đặc điểm riêng biệt của nó mà gọi thành tên.

Dòng sông Năm Căn hiện lên với một vẻ đẹp riêng: rộng lớn, hùng vĩ mà hoang dã. Cải nét rộng lớn, hùng vĩ được nhà văn tập trung miêu tả trong nhiều chi tiết gây ấn tượng: con sông mênh mông rộng lớn hàng ngàn thước, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên, hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.... Còn cái vẻ "hoang dã" thì được vẽ lại tài tình trong cái màu xanh rừng đước hai bên sông với những mức độ, sắc thái khác nhau: Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp :rày chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ... loà nhoà ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai. Những "bậc" màu xanh ấy đã miêu tả các lớp cầy đước từ non đến già, tiếp nối nhau từ bao đời nay vẫn như thế! Nhà văn không những đã quan sát tinh tế mà còn miêu tả lại một cách tài tình bức tranh phong cảnh thiên nhiên, thể hiện qua cách dùng tính từ chỉ màu sắc. Trong cách dùng động từ cũng vậy: thuyền chúng tôi cheo thoát qua kềnh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Các động từ "thoát qua", "đổ ra", "xuôi về" đều chỉ hoạt động của con thuyền nhưng không thể thay đổi trình tự các động từ ấy trong câu: "thoát qua" nói con thuyền vượt qua một nơi khó khăn, nguy hiểm; "đổ ra" diễn tả con thuyền từ kênh nhỏ ra dòng sông lớn; còn "xuôi về" là lúc con thuyền nhẹ nhàng xuôi theo dòng nước êm ả trên sông Năm Căn.

Chỉ nửa trang văn mà tác giả đã làm sống lại như thật trước mắt ta cảnh sắc của cái chợ ở vùng đất cuối cùng của Tổ quốc với vẻ đẹp riêng vừa trù phú, vừa độc đáo. Sự trù phú được thể hiện qua khung cảnh rộng lớn, tấp nập, hàng hoá phong phú, thuyền bè san sát, với các chi tiết tiêu biểu: những đống gỗ cao ngất như núi, những bến vân hà nhộn nhịp dọc dài theo sông, những ngôi nhà bè ban đêm ánh đèn măng sông chiếu rực trên mặt nước mui những khu phố nổi.... Tác giả đã sử dụng thành công biện pháp liệt kê với điệp từ "những" để gây ấn tượng về sự trù phú của chợ trên sông, "những"..., rồi lại "những"... cả đoạn văn có đến 12 chữ "những". Tuy nhiên, không chỉ trù phú, chợ Năm Căn còn có vẻ đẹp độc đáo: "một xóm chợ vùng cận biển" có cái bề thế của một trấn "anh chị rừng xanh" đứng kiêu hãnh phô trương sự trù phú của nó trên vùng đất cuối cùng của Tổ quốc. Chợ họp ngay trên sông nước với những nhà bè như những khu phố nối và những con thuyền bán hàng len lỏi mọi nơi, có thể có mọi thứ mà không cần bước ra khỏi thuyền, với sự đa dạng về màu sắc, trang phục, tiếng nói của người bán hàng thuộc nhiều dân tộc: Những người em gái Hoa kiều bán hàng xởi lởi, những người Chà Châu giang bán vải, những cụ già người Miên bán rượu, với đủ các giọng nói líu lô, đủ kiểu ăn vận sặc sỡ, đã điểm tô cho Năm Căn một màu sác độc đáo, hơn tất cả các xóm chợ vùng rừng Cà Mau.

"Cuốn phim" được khép lại sau cảnh chợ Cà Mau, nhưng lại gợi ra những suy nghĩ cho người xem. Phải chăng đó là bức tranh Sông nước Cà Mau với những vẻ đẹp riêng độc đáo của nó, tác giả không chỉ đem lại cho độc giả những hiểu biết mới, những phát hiện thú vị về vùng đất này, mà quan trọng hơn, nhà văn đã truyền cho chúng tã tình yêu đất nước để ta càng thêm yêu mảnh đất cực nam của Tồ quốc, bởi một lẽ giản dị rằng: đất nước ta, nơi nào cũng đẹp, cũng đáng yêu !

1 tháng 2 2019

-Mặt trời tròn to như lòng đỏ quả trứng gà.

-Những hàng cây nghiêm trang như anh lính gác.

-Núi cao ngất trời như một cái bóng lớn che ánh nắng chói chang, khắc nghiệt.

-Con đường làng uốn lượn như một con rắn khổng lồ.

1 tháng 2 2019

may ngu lam con cho\

1 tháng 2 2019

Năm nay, giữa tháng bảy Âm lịch, nước từ thượng nguồn sông Hồng đổ về, gây ra cảnh ngập lụt kéo dài. Ruộng vườn, nhà cửa, trường học, trạm y tế... của bao làng xóm ven sông bị nhấn chìm trong biển nước.

Xã Cẩm Đình, huyện Phúc Thọ quê em là một vùng đất bãi nằm ngoài đê cho nên thường phải hứng trọn những hậu quả ghê gớm của mùa lũ. Từ trên đê nhìn xuống, sông Hồng ngầu đỏ phù sa, cuồn cuộn chảy, cuốn theo vô số thứ, từ những cây rừng bật gốc, những mảnh thuyền vỡ nát, đến những căn nhà làm bằng tre nứa cũng bị cuốn trôi vùn vụt cùng với những bè lau sậy... Mặt sông lúc này trông thật đáng sợ. Bờ bãi bên kia sông bị đẩy lùi ra xa tít tắp.

Gần một tuần nay, mưa tầm tã. Bầu trời xám xịt, chớp rạch nhoang nhoáng, sấm sét đì đùng. Gió quật tơi tả những vườn chuối, vườn ngô xanh tốt. Nước lũ dâng cao đã đến mức báo động số 3. Tình hình rất nguy cấp. Chính quyền xã đã kịp thời sơ tán dân chúng vào phía trong đê. Mấy chục dãy lán dựng tạm cho bà con có chỗ trú thân. Trâu bò cũng được tập trung trên gò đất cao ở gần điểm cạnh. Đội thanh niên xung kích đi tuần liên tục đến phát hiện những chỗ rò rỉ ở thân đê. Dân làng đành bó tay đứng nhìn những ngôi nhà ngập trong nước và thành quả lao động suốt mấy tháng trời giờ bị lũ cướp trắng mà lòng xót xa, lo lắng.

Trong những ngày này, tình nghĩa xóm giềng gắn bó hơn bao giờ hết. Mọi người san sẻ cho nhau từng cân gạo, bát ngô, mớ củi, bó rau, con cá…

Sau khi tình hình ngập lụt ở xã em được chiếu trên tivi, có rất nhiều cơ quan, đoàn thể và những người hảo tâm đã mang hàng cứu trợ đến tận nơi. Quần áo, sách vở, lương thực, thuốc men... được đưa đến tận tay từng người, từng nhà. Do đó sinh hoạt hằng ngày cũng đỡ khó khăn. Bác Đức Bí thư Đảng uỷ xã, bác Dương Chủ tịch xã thay mặt bà con địa phương cảm ơn sự quan tâm thiết thực của mọi người.

Trong hoàn cảnh thiên tai gian nan, khốn khó như thế này, em càng thấm thía ý nghĩa của những câu tục ngữ: Lá lành đùm lá rách, Một miếng khi đói bằng một gói khi no. Tình cảm đoàn kết, yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ nhau lúc hiểm nguy, hoạn nạn đã trở thành một truyền thống tốt đẹp từ bao đời của dân tộc Việt Nam ta.

Từng ngày, từng ngày, đồng bào miền Trung đang phải gánh chịu hậu quả do bão lũ gây ra. Trận lũ năm hai nghìn là một trong những trận lũ có sức công phá mạnh mẽ nhất trong thập kỷ qua.

Bầu trời tối sầm, mưa không ngớt, xung quanh toàn một màn nước trắng xóa. Đó là cảnh tượng của những nơi trận lũ diễn ra.

Tất cả những gì ở nơi đây bao trùm một thứ gì đó đơn điệu mà ẩn chứa bao nguy hiểm cùng với màn trắng của nước là màu xanh của ngọn cây, những cây cổ thụ dám dương đầu với dòng nước lũ và những mái ngói nhấp nhô - nơi duy nhất để người dân bám trụ. Mọi người từ cụ già đến trẻ em đều sống trong tâm trạng lo lắng, hoang mang, lo sợ, làn da xám đi vì lạnh. Có những đứa trẻ mới sinh ra mới vài tháng, cơ thể như không còn chút sinh lực. Họ sống trong tình trạng thiếu thốn không điện, không thức ăn, nước uống. Nhiều thanh niên đi mò trong biển nước những cây lúa còn sót lại một cách vô vọng.

Chính phủ đã kêu gọi tinh thần "lá lành đùm lá rách". Đâu đây, những chiếc xuồng cứu trợ màu da cam tươi cười đến với nhân dân. Rồi cả những chiếc trực thăng cũng được huy động, dù chỉ là những gói mì nhỏ bé nhưng trong đó chan chứa tất cả tình cảm của nhân dân khắp mọi miền hướng vồ miền Trung thân yêu. Màu áo xanh của bộ đội, cùa thanh niên tình nguyên; màu áo vàng của các chiến sĩ công an ngày đêm gắn bó với bà con vùng lũ. Nhân dân lấy lại tinh thần và sức lực, dũng cảm vượt qua những tháng ngày gian khổ. Trên những mái nhà ẩm ướt, khói đã bốc lên và nhờ những gói mì và hạt gạo ít ỏi đó mà đôi môi con trẻ trở lại hồng hào. Những chiếc bè đỏ dập dềnh chờ đợi một điều kỳ diệu.

Trận lũ đã đi qua nhưng nó để lại bao cảnh thương tâm. Người nông dân "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời", không quản ngại "một nắng hai sương" giờ lại tay trắng. Nhà cửa, ruộng vườn, trâu bò đất trôi theo dòng nước lũ. Chỉ mới tháng trước ở đây còn là mội khu dân cư đông đúc mà bây giờ đã là bãi đất bằng. Không chỉ có thế, trận lũ còn cướp đi bao sinh mạng người vô tội. Bao gia đình lâm vào cảnh "tan đàn sẻ nghé": đứa trẻ mắt đỏ hoe gọi cha, người vợ mất chồng, người mẹ mất con. Tôi có thể nhìn rõ gương mặt bạo tàn và nụ cười nham hiểm của Thủy Tinh độc ác. Hắn cười trên nỗi đau khổ của người khác, tiếng cười nghe thật ghê rợn. Những hòm ủng hộ đồng bào lũ lụt ngày ngày vẫn được ăn no để làm vơi đi phần nào đau khổ của người dân nhưng có một điều chắc chắn rằng: nỗi khổ mất đi một người thân là không gì bù đắp được.

Cơn lũ dữ rồi cũng qua đi. Cuộc sống của người dân dần trở lại nhịp thường ngày nhưng nỗi lo âu, phấp phỏng thì vẫn còn đó. Còn tôi, tôi nghĩ rằng trí thông minh do tạo hóa ban cho con ngườị, vậy chúng là sẽ dùng nó để chế ngự thiên nhiên. Tuy nhiên, vẫn còn một câu hỏi mà tôi chưa trả lời được: "Đến khi nào nhân dân ta mới không phải chịu hậu quả của nước lũ, đến khi nào trận lũ như năm 2000 mới không tái diễn?".

Câu b nì ~ 

Biện pháp tu từ : nhân hóa 

hình ảnh : cái sự vật trong thiên nhiên 

nội dung : giống câu a 

Học tôt nha ~ kb vs ri'ss ik nek ~ 

1 tháng 2 2019

Cái này mk tự nghĩ tham khảo nha ! 

a, Bầu ơi thương lấy bí cùng 

   Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

Biện pháp tu từ : so sánh ngang bằng , nhân hóa 

Hình ảnh : những cây cối trong thiên nhiên , là nhưng củ quả gần gũi vs con ng .

Nội dung : khuyên con ng ta cần đùm bọc nhau nhất là trong gia đình . Cần quan tâm , chia sẻ vs họ .

câu b chốc mk nghĩ