Cảm thụ khổ thơ sau
Em thấy cả trời sao
Xuyên qua từng kẽ lá
Em thấy cơn mưa rào
Ướt tiếng cười của bố
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Từ trước đến nay, đề tài thiên nhiên và con người luôn là một nguồn cảm hứng bất tận của các nhà văn. Từ những tác phẩm đề cao việc sống hòa mình vào thiên nhiên như “Cuộc sống trong rừng” của Henry David Thoreau, “Cuộc cách mạng Một-cọng-rơm” của Masanobu Fukuoka cho đến những tác phẩm miêu tả sự rộng lớn của thiên nhiên theo lời kể của những con vật, từ “Đồi thỏ” của Richard Adams đến “Tiếng gọi nơi hoang dã” của Jack London, tất cả những tác phẩm đó đều phô bày một thiên nhiên hùng vĩ nhưng cũng rất đỗi khắc nghiệt,và đương nhiên, “Ông già và biển cả” của Ernest Hermingway cũng không nằm ngoài bức tranh đó.
Theo chân Santiago, một người đánh cá như Hemingway miêu tả là “Ông lão gầy gò, giơ cả xương, gáy hằn sâu nhiều nếp nhăn. Những vệt nám vô hại trên làn da má của lão do bị ung thư bởi ánh mặt trời phản hồi trên mặt biển nhiệt đới. Những vệt ấy kéo dài xuống cả hai bên má, tay lão hằn những vết sẹo sâu bởi kéo những con cá lớn. Nhưng chẳng có vết nào trong số sẹo ấy còn mới cả, chúng cũ kỹ như mấy vệt xói mòn trên sa mạc không cá.”, chúng ta chứng kiến cuộc nói chuyện giữa người đánh cá già và một cậu bé, và theo cách họ nói chuyện, hai người chắc chắn có một mối quan hệ thân thiết, giống như mối quan hệ ông – cháu hay “Giữa hai người đàn ông” như cách họ nói”. Tuy vậy, đây lại là một cuộc nói chuyện không mấy vui vẻ, Santiago đã 84 ngày rồi không bắt được một con cá nào, và bố mẹ của cậu bé Manolin cũng không cho cậu đi câu với ông nữa. Vậy là, đến cuối cùng của cuộc trò chuyện, ông lão đã quyết định rằng ngày mai, ông sẽ ra khơi, lần cuối cùng, đi xa, xa mãi, đến tận vùng Giếng Lớn với hy vọng mong manh rằng mình sẽ bắt được cá to. Và chuyến đi câu ba ngày hai đêm ấy, ông đã gặp may, một con cá kiếm đã cắn câu, một con cá lớn đến mức ông chưa bao giờ nhìn thấy. Nhưng đó chỉ là khởi đầu, hành trình chinh phục con cá kiếm to lớn và đẹp nhất đời là một hành trình cực kì gian khổ. Đến khi ông bắt được con cá rồi thì lại tới bọn cá mập phá đám, cho dù Santiago có cố gắng chống trả đến thế nào, thì cuối cùng cái ông nhận được khi về đến nhà chỉ là một bộ xương vô hồn vô dụng.
Trong tác phẩm Hemingway đã xây dựng được một hệ thống hình tượng nhân vật rất ấn tượng. Trước hết, nó nằm trong chính nhan đề tác phẩm.“Ông già và biển cả” là một nhan đề có sức khơi gợi sâu xa. Trong cái nhan đề ấy như ẩn chứa khát vọng, hoài bão của con người trong cuộc đời rộng lớn.
Con người đối lập với biền khơi bởi một bên quá ư bé nhỏ còn một bên lại rộng lớn khôn cùng. Song, Hemingway lại nói “Ông già VÀ biển cả”, tức là muốn đem con người đặt ngang hàng với thiên nhiên, tạo vật, khẳng định tư thế chủ động của con người trước thiên nhiên và trước cuộc đời đầy khó khăn, phức tạp, biến hóa khôn lường.
Trong tác phẩm có các cặp nhân vật mang ý nghĩa biểu tượng, đầu tiên và nổi bật nhất chính là cặp Santiago – cá kiếm. Con cá kiếm chính là biểu tượng cho giấc mơ, nó long lanh, nó đẹp đẽ, nó lấp lánh, nó cuốn hút người ta để con người ta si mê nó, rồi dùng toàn bộ sức lực để đuổi theo, với một mong muốn duy nhất là chiếm đoạt được nó. Nhưng hành trình chinh phục con cá kiếm không hề dễ dàng, nó gian truân, vất vả, bắt người ta vắt kiệt sức ra để đi tiếp, và đầy rẫy những hiểm nguy, cạm bẫy, giống như hành trình chinh phục ước mơ. Con đường đi đến ước mơ chưa bao giờ bằng phẳng, nó gập ghềnh, nó khó khăn, nó đòi hỏi người ta phải đánh đổi mồ hôi, nước mắt, cho dù con đường có trải đầy hoa hồng thì chắc chắn máu của kẻ đi qua đã thấm đầy lên những mũi gai vô tình.
Con cá kiếm, khi còn sống là một thực thể rất, rất đẹp. Nó xuất hiện qua những vòng lượn. Nó làm cho lão già Santiago phải mệt lử, chân tay đau nhức, đầu óc choáng váng. Vẻ đẹp lấp lánh, vây đen có pha sọc màu tím của nó khiến Santiago phải thán phục. Ông đã từng thốt lên “ Tao chưa thấy ai hùng dũng, cao thượng hơn mày”. Ông phải giết con cá nhưng lại ta thiết cầu khẩn “Đến đây! Đến đây để giết ta này, ta không quan tâm việc ai giết ai nữa.”.
Nhưng khi lão phi lao vào con cá, và nó lao vút mình lên khỏi mặt nước để phô diễn vẻ đẹp của mình lần cuối cùng, rồi nằm lặng lẽ trong một vũng máu loang lổ, thì Santiago lại thấy nuối tiếc. Cái ông nhận được là một cái xác cá, một thứ rất tầm thường, nếu có khác chỉ là một cái con cá to mà thôi. Bây giờ, khi con cá phơi cái bụng trắng hếu của mình lên khỏi mặt nước, nó không còn đẹp nữa, cho dù vẫn là vẻ lấp lánh ấy, cái vây đen có pha sọc màu tím ấy, nhưng cái vẻ đẹp ấy nó quá trần trụi, nó không còn vẻ bí ẩn như những ngày đầu, giống như việc con cá bây giờ đã có một chiều dài chính xác, chứ không còn hùng vĩ khó đoán định như ở những vòng lượn đầu tiên.
Con cá, biết đâu cũng giống như giấc mơ của mỗi chúng ta. Nhìn từ xa, nó rất đẹp đẽ, hào nhoáng, nhưng đến khi chạm tay vào rồi mới thấy rằng nó thật gần gũi, giản đơn. Có chăng chỉ là chúng ta đã đi quá xa để tìm kiếm những ảo mộng, mà không suy xét, lường trước đến giá trị thật sự của những ước mơ đầy vẻ cao xa, huyền bí đó. Hoặc cũng có thể, cuộc đời là một giấc mơ không hồi kết, con người thấy không bao giờ là đủ, mà lúc nào cũng muốn đi đến những chân trời xa hơn, hào nhoáng hơn, đáng khát vọng hơn. Phải vậy không nhỉ ?
Ông lão đánh cá Santiago, chính là biểu tượng của những người lao động – những con người luôn luôn hăng hái đi tìm kiếm và chinh phục ước mơ của bản thân mình. Họ mưu trí, gan dạ, bản lĩnh, dám đương đầu và không chùn bước trước khó khăn để đến được với giấc mơ. Tuy vậy, họ phải đương đầu với giông tố cuộc đời, với những kẻ thù, với những mối nguy hiểm khó đoán định, và phải tự mình vươn lên để khẳng định chỗ đứng trong xã hội.
Cho dù như vậy, họ là những con người không bao giờ chịu khuất phục. Dù có rơi vào cảnh ngộ sức cùng lực kiệt đến đâu chăng nữa, chỉ cần còn sống, họ vẫn dốc toàn lực ra mà chiến đấu để để có thể tồn tại đúng nghĩa một con người. Họ sống để khẳng định một điều, ngay cả lúc khốn cùng nhất của số phận, con người vẫn biết ngẩng cao đầu, kiên trì chịu đựng để vượt qua. Và đây, là ý nghĩa sống tích cực nhất cho mọi lẽ sống : Con người có thể bị hủy diệt chứ không bao giờ chịu khuất phục.
Đối với một số bạn đọc, việc Hemingway để cho đàn cá mập đói khát ăn hết con cá của Santiago là một hành động nhẫn tâm. Phải, hành động đó rất tàn nhẫn, ông lão Santiago đã rất vất vả để có được con cá kiếm đó, nhưng vậy mới là cuộc sống. Đây là một minh họa hoàn hảo cho câu tục ngữ “Chiếm thành thì dễ nhưng giữ thành mới khó”, có những khi ta tưởng ta đã nắm được ước mơ của bản thân trong lòng bàn tay, nhưng những thế lực bên ngoài, như những con sói đói, nhảy xổ vào, không ngần ngại mà giật nó khỏi tay ta. Với những lần thất bại đó, kẻ thì gục ngã, còn người lại dùng nó như một động lực để thúc đẩy bản thân với ý nghĩ “Lần này nhất định sẽ làm được”.
Nhưng thiết nghĩ, nếu ông lão mang về một con cá nguyên vẹn, thì những người dân chài đâu thể biết được rằng ông đã phải chiến đấu với bầy cá mập hung hãn để giành lại được. Có thể khi ta thất bại, cái ta cần sẽ tuột khỏi tay, nhưng thứ đến với ta lại quý giá hơn nhiều, đó chính là sự thừa nhận của xã hội đối với nỗ lực mà ta đã bỏ ra.
Ernest Hemingway, với cách hành văn theo nguyên lí “Tảng băng trôi” – ba nổi bảy chìm, chỉ dựa vào một câu chuyện 123 trang về chuyến đánh cá cuối cùng của một ông lão mà vẽ cho chúng ta một bức tranh của hiện thực, trần trụi đến phũ phàng, nhưng lại cũng đầy tính nhân văn.
Trong truyện, ông lão nầm lần ra biển gọi cá vàng, mỗi lần như thế cảnh biển lại thay đổi:
- Lần 1: Biển gợn sóng êm ả.
- Lần 2: Biển xanh đã nổi sóng.
- Lần 3: Biển xanh nổi sóng dữ dội.
- Lần 4: Biển nổi sóng mù mịt.
- Lần 5: Một cơn giông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm.
⟹ Việc liệt kê tăng tiến, cho thấy rõ phản ứng của biển tương ứng với những đòi hỏi ngày càng vô lý, quá quắt của mụ vợ ông lão đánh cá.
có trong văn bản đo
Tạ Duy ANH sinh năm 1959 ,quê ở huyện Chương Mĩ ,tỉnh Hà Tây [ nay thuộc HN]
Đặt các câu đặc biệt:
– Bố ơi ? (dùng hỏi đáp).
– Mừng quá ! Lại đạt điểm 10 rồi. (bộc lộ cảm xúc).
– Thành phố Hồ Chí Minh. Mùa thu năm 1975. (xác định thời gian, địa điểm).
– Gió. Mưa. Lạnh (liệt kê, thông báo của sự vật, hiện tượng).
Câu đặc biệt được sử dụng có các mục đích cụ thể như:
– Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc.
– Bộc lộ cảm xúc trong câu nói.
– Chức năng để gọi đáp.
– Dùng liệt kê hoặc thông báo của sự vật, hiện tượng.
Câu đặc biệt có nhiều chức năng và sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau. Rất nhiều bạn nhầm lẫn câu đặc biệt và câu rút gọn, làm thế nào để phân biệt chúng với nhau, chúng tôi sẽ có phần phân loại bên dưới, các em đón xem.
Dế mèn trong bài "Bài học đường đời đầu tiên" được Tô Hoài khắc họa là một chàng dế thanh niên cường tráng, khỏe mạnh, rất đẹp những điều đó được thể hiện qua các hình ảnh như: đôi càng to, mẫm bóng; cặp râu dài; cái đầu to, rất bướng;... nhưng Dế Mèn lại có tính cách là hống hách, kiêu ngạo, không coi ai ra gì do đó đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt và Dế Mèn đã rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình ( A, mình xin lỗi, mình sẽ viết bài mới ở dưới)
Đối với em, Dế mèn là một cậu dế bảnh trai, cường tráng, khỏe mạnh với nhiều hình ảnh như: với đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt, đôi cánh... bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi, lại thêm đầu... to ra và nổi từng tảng rất bướng, hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lười liềm máy làm việc..., Dế Mèn thật ra dáng con nhà võ. Oai phong hơn, Dế Mèn còn có sợi râu... dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Dương dương tự đắc, chú ta đi đứng oai vệ, luôn tranh thủ mọi cơ hội để thể hiện mình. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, chú ta “co cẳng lên đạp phanh phách vào các ngọn cỏ” hay chốc chốc lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu. Tự cho mình là nhất, chú không ngần ngại cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm (quát các chị Cào Cào, đá anh Gọng Vó,...). Tính cách của Dế Mèn lại kiêu căng, xốc nổi, điệu đàng, hung hăng và ngộ nhận. Thái độ của Dế Mèn với Dế Choắt là kẻ cả, trịch thượng (qua cách đặt tên là Dế Choắt, ví von so sánh như gã nghiện thuốc phiện, xưng hô chú mày, tính tình khinh khỉnh, giọng điệu bề trên, dạy dỗ). Không những thế, Dế Mèn còn tỏ ra ích kỉ, không cho Dễ Choắt thông ngách sang nhà, lại còn mắng “Đào tổ nông thì cho chết”.Khi trêu chị Cốc, Dế Mèn thật hung hăng, kiêu ngạo: “Sợ gì ? Mày bảo tao sợ cái gì ? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa !”. Thậm chí, hát trêu xong, Dế Mèn vẫn tự đắc, thách thức: “Mày tức thì mày cứ tức, mày ghè đầu mày ra cho nhỏ đi, nhỏ đến đâu thì mày cũng không chui nổi vào tổ tao đâu !”. Nhưng khi chứng kiến chị Cốc đánh Choắt, Dế Mèn khiếp hãi “nằm im thin thít”. Biết chắc chị Cốc đi rồi, mới dám “mon men bò lên”. Từ hung hăng, kiêu ngạo, Dế Mèn trở nên sợ hãi, hèn nhát. Qua đó, Dế mèn đã rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình.
Dế Mèn phiêu lưu kí tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài trong đó đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên để lại nhiều ấn tượng và ý nghĩa sâu sắc, đặc biệt là nhân vật Dế Mèn và bài học đầu đời.
Dế Mèn từ khi sinh ra đã được mẹ cho sống riêng để tập tính sống độc lập, chú rất thích cuộc sống tự do, thoải mái. Nhờ ăn uống điều độ đúng cách chẳng mấy chốc mà lớn nhanh như thổi trở thành thanh niên cường tráng, khỏe mạnh. Để thỏa mãn tính tò mò, thích khám phá chú sục sạo nhiều nơi và xem xét mọi thứ hay đơn giản là nhìn ngắm trời đất. Bắt đầu từ đây Dế Mèn đã hung hăng, nghịch ngợm, không coi ai ra gì.
Chính Dế Mèn đã chọc ghẹo chị Cốc nhưng lại đổ tội cho Dế Choắt một chú dế ốm yếu phải gánh tội thay, chị Cốc đã mổ đến chết Dế Choắt không cho cơ hội thoát thân. Trước khi chết, Dế Choắt có lời khuyên sau cùng gửi đến Dế Mèn nên từ bỏ thói hung hăng, khoác lác, chọc ghẹo kẻ khác nếu không sớm muộn cũng rước họa vào thân.
Dế Mèn biết sống tự lập, biết phòng xa khi đào hang sâu, biết lo cho bản thân nhưng không nghĩ đến người khác, khoác lác, tự cao tự đại, với bản tính của mình chú đã gây hại cho người kẻ yếu hơn. Nhưng sau cùng cái chết của Dế Choắt đã làm cho Dế Mèn ân hận và tỉnh ngộ. Chính Dế Mèn đã hiểu bản tính của mình đã gây họa cho người vô tội. Sự phục thiện Dế Mèn trong phần cuối của đoạn trích chính là bài học đường đời đầu tiên đầy thấm thía với chú.
Ai cũng sẽ mắc sai lầm, Dế Mèn cũng vậy, nhân vật Dế Mèn trong truyện vừa đáng trách mà cũng đáng thương, khi vượt qua những bài học cuộc sống Dế Mèn sẽ trưởng thành và sống tốt đẹp hơn.
“ Xuân xuân ơi xuân đến rồi,
Cánh én bay về cho tim mình nao nức.
Xuân xuân ơi xuân đến rồi,
Những đóa mai vàng chào mùng xuân sang”.
Mùa xuân là mùa của tuổi trẻ, tình yêu. Mùa xuân cũng là mùa khởi đầu của một năm, mùa mà vạn vật được khoác lên mình một bộ cánh mới, những chiếc áo đẫm sắc tươi vui. Lòng người và cỏ cây bừng tỉnh đón chào khí xuân. Khu vườn ngày xuân cũng mang một màu như thế, tươi mới và tràn trề nhựa sống.
Vườn bước vào xuân như cô gái trẻ bước vào độ tuổi đôi mươi, vừa ngại ngùng, e ấp lại vừa tự tin, kiêu hãnh. Cả khu vườn thấm đẫm hơi xuân, cây cối thi nhau đâm chồi, mỗi chồi non là một lộc may mắn. Cây bàng già mới ngày nào còn một mình trơ trọi giữa ngày đông nay như ra những chồi non trắng hồng, hai ba lá. Cây đào trước sân ra hoa cả một khoảng trời như chiếc ô đỏ hồng giữa bầu trời cao xanh. Những cánh đào mềm mại, chúm chím, mỉm cười trong gió xuân. Một vài cánh vô tình bị gió cuốn đi bay bay trong khoảng không rồi lặng lẽ đáp xuống mặt đất. Hàng râm bụt trước nhà cũng tươi tốt, lá xanh bóng, những bông hoa nở to, đỏ rực, xoè ra khoe sắc rực rỡ. Hương hoa dịu dàng, hấp dẫn, cuốn hút mấy chú bướm nhỏ bay dập dờn. Cạnh đó là hai chậu hoa xinh xắn, những bông hoa nở trong trời xuân đẹp mê hồn như những nàng công chúa xinh đẹp và kiều diễm. Khoác lên mình màu vàng tươi trên những chiếc lá xanh biếc, nhỏ nhỏ, xinh xinh. Mùa xuân là mùa của những cơn mưa bụi bay lất phất. Cây cối say sưa uống những giọt mưa xuân, vừa háo hức ,vừa chờ đợi. Những hạt mưa còn đọng trên phiến lá long lanh như những hạt pha lê thủy tinh. Những chùm hoa nhãn trắng xoá toả hương dịu nhẹ, hoa lê điểm sắc trắng tinh khôi, thanh khiết mang vẻ đẹp bình yên và đầy ấm áp. Mấy chú ong say sưa hút những mật hoa, thưởng thức thứ gia vị ngọt ngào mà thiên nhiên ban tặng. Mấy chị chuồn chuồn đang nghỉ ngơi trên hàng rào cạnh ao cá ngắm nghía mình qua làn nước trong xanh. Những chậu hoa tigôn, hoa đồng hồ, hoa lan cũng tranh thủ khoe vẻ đẹp của mình, mỗi loài hoa, mỗi sắc hương. Hương bưởi đầu mùa thơm dìu dịu, nhẹ nhàng, thư thái. Mấy luống cải, ngò, xà lách,…. xanh mướt, tốt tươi. Mùa xuân đến cây cối dường như xanh hơn, đẹp hơn, đằm thắm hơn, khu vườn như được hồi sinh sau những ngày đông lạnh giá. Làn cỏ non xanh mướt dưới chân như chiếc thảm mượt mà, bầu trời trên cao trong xanh vời vợi, tiếng chim hót líu lo trên cành như hát khúc ca hân hoan chào mùa xuân thắng lợi. Cây cối khẽ đung đưa trò chuyện như đang chúc nhau câu may mắn đầu năm. Ngày nghỉ, em lại tự thưởng cho mình giây phút thư thái bên khu vườn, đọc sách và ngắm cảnh thiên nhiên, chụp những khoảnh khắc đẹp lưu giữ làm kỉ niệm.
Ngắm nhìn khu vườn trong tiết trời xuân, em lại càng thêm yêu nó, thêm trân trọng và yêu quý thiên nhiên quanh mình. Cả khu vườn như một bức tranh mùa xuân đầy yên bình và khoáng đạt, đầy mới mẻ, tính khôi, níu giữ bước chân con người. Khu vườn gieo bao nhiêu niềm hy vọng, bao nhiêu mơ ước cho một năm đầy thịnh vượng, phước lộc.
“ Xuân xuân ơi xuân đến rồi,
Cánh én bay về cho tim mình nao nức.
Xuân xuân ơi xuân đến rồi,
Những đóa mai vàng chào mùng xuân sang”.
Mùa xuân là mùa của tuổi trẻ, tình yêu. Mùa xuân cũng là mùa khởi đầu của một năm, mùa mà vạn vật được khoác lên mình một bộ cánh mới, những chiếc áo đẫm sắc tươi vui. Lòng người và cỏ cây bừng tỉnh đón chào khí xuân. Khu vườn ngày xuân cũng mang một màu như thế, tươi mới và tràn trề nhựa sống.
Vườn bước vào xuân như cô gái trẻ bước vào độ tuổi đôi mươi, vừa ngại ngùng, e ấp lại vừa tự tin, kiêu hãnh. Cả khu vườn thấm đẫm hơi xuân, cây cối thi nhau đâm chồi, mỗi chồi non là một lộc may mắn. Cây bàng già mới ngày nào còn một mình trơ trọi giữa ngày đông nay như ra những chồi non trắng hồng, hai ba lá. Cây đào trước sân ra hoa cả một khoảng trời như chiếc ô đỏ hồng giữa bầu trời cao xanh. Những cánh đào mềm mại, chúm chím, mỉm cười trong gió xuân. Một vài cánh vô tình bị gió cuốn đi bay bay trong khoảng không rồi lặng lẽ đáp xuống mặt đất. Hàng râm bụt trước nhà cũng tươi tốt, lá xanh bóng, những bông hoa nở to, đỏ rực, xoè ra khoe sắc rực rỡ. Hương hoa dịu dàng, hấp dẫn, cuốn hút mấy chú bướm nhỏ bay dập dờn. Cạnh đó là hai chậu hoa xinh xắn, những bông hoa nở trong trời xuân đẹp mê hồn như những nàng công chúa xinh đẹp và kiều diễm. Khoác lên mình màu vàng tươi trên những chiếc lá xanh biếc, nhỏ nhỏ, xinh xinh. Mùa xuân là mùa của những cơn mưa bụi bay lất phất. Cây cối say sưa uống những giọt mưa xuân, vừa háo hức ,vừa chờ đợi. Những hạt mưa còn đọng trên phiến lá long lanh như những hạt pha lê thủy tinh. Những chùm hoa nhãn trắng xoá toả hương dịu nhẹ, hoa lê điểm sắc trắng tinh khôi, thanh khiết mang vẻ đẹp bình yên và đầy ấm áp. Mấy chú ong say sưa hút những mật hoa, thưởng thức thứ gia vị ngọt ngào mà thiên nhiên ban tặng. Mấy chị chuồn chuồn đang nghỉ ngơi trên hàng rào cạnh ao cá ngắm nghía mình qua làn nước trong xanh. Những chậu hoa tigôn, hoa đồng hồ, hoa lan cũng tranh thủ khoe vẻ đẹp của mình, mỗi loài hoa, mỗi sắc hương. Hương bưởi đầu mùa thơm dìu dịu, nhẹ nhàng, thư thái. Mấy luống cải, ngò, xà lách,…. xanh mướt, tốt tươi. Mùa xuân đến cây cối dường như xanh hơn, đẹp hơn, đằm thắm hơn, khu vườn như được hồi sinh sau những ngày đông lạnh giá. Làn cỏ non xanh mướt dưới chân như chiếc thảm mượt mà, bầu trời trên cao trong xanh vời vợi, tiếng chim hót líu lo trên cành như hát khúc ca hân hoan chào mùa xuân thắng lợi. Cây cối khẽ đung đưa trò chuyện như đang chúc nhau câu may mắn đầu năm. Ngày nghỉ, em lại tự thưởng cho mình giây phút thư thái bên khu vườn, đọc sách và ngắm cảnh thiên nhiên, chụp những khoảnh khắc đẹp lưu giữ làm kỉ niệm.
Ngắm nhìn khu vườn trong tiết trời xuân, em lại càng thêm yêu nó, thêm trân trọng và yêu quý thiên nhiên quanh mình. Cả khu vườn như một bức tranh mùa xuân đầy yên bình và khoáng đạt, đầy mới mẻ, tính khôi, níu giữ bước chân con người. Khu vườn gieo bao nhiêu niềm hy vọng, bao nhiêu mơ ước cho một năm đầy thịnh vượng, phước lộc.
Bác Tùng là một nông dân cần cù, chất phác. Bác là người họ hàng của gia đình em. . Em được biết đến bác là nhờ một lần về thăm quê ngoại. Gặp bác khi bác đang cày ruộng.
Hôm ấy, trên đường về quê em phải qua một cánh đồng rộng. Xa xa là dãy núi tím ngắt. Con mương nhỏ dẫn nước chạy men theo con đường trải đá răm. Đang vui vẻ nói chuyện cùng bố. Bố em dừng lại chào to: “ Chào bác Hải, trưa rồi mà vãn không nghỉ tay à?”
Bác Tài đang cày ruộng. Bác ngừng trâu. Dừng lại, nở nụ cười thật tươi chào lại bố con em. Năm nay bác chừng ngoài bốn mươi tuổi rồi. Dáng người bác cao lớn, vạm vỡ. Trên khuôn mặt chữ điền là đôi mắt to và sáng. Da bác sám nắng, tay chân chắc nịch. Bác say sưa cày ruộng trong chiếc áo đen đã bạc màu, ướt đẫm mồ hôi. Chiếc quần vải màu xanh dày dặn được xắn cao để lộ màu da chân đỏ au, vồng lên những bắp thịt cuồn cuộn, rắn chắc. Đôi tay cứng cáp điều khiển cái cày khéo léo. Một tay bác cầm chuôi cày, còn tay kia thì cầm cái roi dài để phết vào mông trâu khi nào trâu lười biếng. Theo lưỡi cày, đất được lật lên ngọt xớt, phơi mình trên thửa ruộng chạy dài, thẳng tắp. Thỉnh thoảng bác lại quất nhẹ vào lưng trâu, miệng quát to: "Ngọ! Ngọ!". Hai con trâu đi chậm rãi dần vì phải kéo cả lưỡi cày, lật bao nhiêu lớp bùn đất. Trong ruộng có nước, khi lưỡi cày đi qua, nó để lại trong nước những hình xoắn tròn to, rồi nhỏ dần nhỏ dần. Khi cày đã thấm mệt, bác dừng lại nghỉ ngơi. Bác ngồi dưới một gốc cây to rồi lấy trong túi ra một gói thuốc rê đã được vê thành từng điếu rồi châm lửa hút. Lúc này, các động tác của bác chậm rãi. Hai con trâu khoan thai, vẫy đuôi găm cỏ. Mặt trời giờ đã lên cao, ánh nắng rải chan hoà khắp thửa ruộng. Mặt bác nhễ nhãi mồ hôi, nhưng bác vẫn cùng con trâu tiếp tục cày xong thửa ruộng. Trâu sau một lát nghỉ ngơi, lại ngoan ngoãn bì bõm kéo cày theo sự điều khiển của bác. Em thấy quý và cảm phục bác làm sao. Nhìn những hàng đất cày thành luồng trông rất đẹp dưới nắng trưa, em lại nhớ đến câu tục ngữ: "Ăn một bát cơm, nhớ người cày ruộng".
Em và bố tiếp tục lên xe vào nhà nội, mỗi lúc một xa, bóng bác Hải khuất dần. Để làm ra hạt gạo, người nông dân phải đổ biết bao mồ hôi, công sức. Em thầm cảm ơn các bác nông dân , những người đã cho ta bát cơm trắng, dẻo thơm trong sự nhọc nhằn vất vả của mình.
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hột đắng cay muôn phần.
Câu hát nhắn khuyên ấy cứ văng vẳng bên tai, làm lâng lâng trong lòng em một niềm kính trọng đối với những con người đã tạo ra hạt gạo trắng ngần. Niềm kính trọng ấy lại được tăng lên gấp bội khi em nhìn thấy hình ảnh bác nông dân đang cày ruộng nhân một dịp về thăm quê.
Hôm ấy, trời oi bức, em thong thả đạp xe trên con đường quen thuộc. Xa xa trên thửa ruộng gần vườn dừa xanh thẫm nhà ngoại em, ẩn hiện những chiếc áo bà ba bạc màu. Càng đến gần, tiếng ồn ào huyên náo càng thêm rõ. Trên cánh đồng bát ngát quanh những bờ bao thẳng tắp, các cô bác nông dân đang làm việc, kẻ cày, người cuốc, tiếng hò giọng hát vang vọng cả một góc trời. Những chiếc áo bà ba bạc màu hoạt động náo nhiệt. Nhưng trong số đó nổi bật nhất là một chiếc áo đen bạc phếch của một bác nông dân đang bì bõm dưới ruộng. Với dáng đi khỏe khoắn, bác điều khiển con trâu kéo cầy rất khéo léo dưới ánh nắng chói chang của buổi trưa hè. Bác trạc bốn mươi tuổi, vóc người cường tráng. Chiếc áo bà ba sờn vai không thể che giấu những bắp thịt cuồn cuộn của bác. Vài tia nắng chói chang đã lọt qua cái nón cũ rách làm rõ thêm nước da phong trần đen như đồng hun. Mái tóc xoăn xoăn như dính chặt trên trán làm tăng thêm nét đáng yêu, những giọt mồ hôi dã ướt đẫm lưng áo và chảy dài trên má, nhưng bác chẳng quan tâm đến điều ấy, đòi mắt sáng lên một niềm tin tưởng lạc quan:
Mồ hôi mà đổ xuống đồng
Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương.
Những giọt mồ hôi ấy cứ thi nhau "thánh thót rơi" giữa nắng trời chói gắt. Mặc dù lao động rất cực nhọc nhưng bác vẫn vui, vừa làm vừa khè huýt sáo vẻ yêu đời. Hình ảnh đẹp nhất là lúc bác cười để lộ chiếc răng cửa thật to, trông rất có duyên. Nắng mỗi lúc một gay gắt. Những đám mày trắng lững lờ trôi trên cao như muốn cùng em xem quang cảnh nhộn nhịp trên cánh dồng. Cánh tay rắn chắc ấy vẫn giữ cái cày. Những ngón tay chai sạn, đen đúa nắm lấy roi và bỗng "vút" một tiếng roi, bác hô lớn "Đi!". Hai chú trâu như hiểu được mệnh lệnh của chủ, chúng nhanh chóng quẹo trái. Chúng vẫy vẫy tai tuân phục, dường như ý thức được nhiệm vụ của mình. Tiếng đất đổ rào rào. Những tảng đất đen bóng vì loáng nước bị lật ngửa bụng, phơi cái màu mỡ, phì nhiêu của mình. Chúng nằm xếp hàng lên nhau tạo cho những thửa ruộng những làn sóng đất đều đặn trông thật vui mắt. Chốc chốc bác lại hô to "Thá!" để giục trâu bước nhanh hơn. Người và vật làm việc rất hăng say quên cả cực nhọc, quên cả những giọt mồ hôi đang lăn dài trên má để lại sau lưng những mảnh đất tơi xốp đợi mùa trồng trọt sắp tới.
Hình ảnh lao động của bác nông dân đã gợi cho em hiểu nhiều suy nghĩ.
Hàng ngày em và bao người nữa khi "bưng bát cơm đầy" nhưng có ai hiểu nỗi đắng cay trong từng hạt ngọc của trời ban phát cho ta? Bao nhiêu những bữa tiệc phung phí, bao nhiêu hạt mất, hạt rơi một cách vô ích trong những lần em vo gạo giúp mẹ nấu ăn. Và bao nhiêu hạt nữa khi em giấu mẹ đổ cả bát cơm đang ăn vào ao nước để xới chén khác mà khoe với chị Hai mình ăn nhiều hơn chị?
Nhìn những giọt mồ hôi của bác nông dân, em ân hận vì những lần phạm lỗi của mình. Em mới hiểu tại sao xúc gạo bị đổ vài hột mẹ em cứ tẩn mẩn ngồi nhặt hoặc "túc túc" gọi gà vào ăn.
Bài làm
Biện pháp nghệ thuật: ẩn dụ: " Ướt tiếng cười "
Tác dụng: Tiếng cười là một loại âm thanh, ta nghe được. Ở đây, người ta như còn nhìn thấy tiếng cười và cảm nhận được tiếng cười qua xúc giác: ướt tiếng cười. Sự chuyển đổi cảm giác trong hình ảnh ẩn dụ này gợi tả được tiếng cười của người bố qua sự cảm nhận của tâm hồn trẻ thơ hồn nhiên.
# Chúc bạn học tốt #
thường!!