Việc xây dựng đền thờ Hoàng đế Quang Trung , trên núi Dũng Quyết có ý nghĩa gì ?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mỗi gia đình ở nông thôn hầu như ai cũng nuôi một hoặc nhiều chú chó với những mục đích khác nhau. Chó để làm “bạn”, chó để trông nhà, chó nuôi lớn để bán hoặc chó nuôi với mục đích làm thịt. Gia đình em cũng nuôi một chú chó vừa để trông nhà vừa để làm bạn những lúc nhà vắng người. Chó được xem là con vật trung thành nhất trong gia đình, dù ở thời điểm nào thì nó vẫn luôn trung thành tuyệt đối với chủ. Con chó nhà em cũng vậy, đi đâu nó cũng luôn nhớ trở về nhà, không để mọi người phải lo lắng. Chú chó nhà em có màu vàng, đang ở lứa tuổi trưởng thành nên chẳng mấy chốc nó lớn rất nhanh. Bộ lông màu vàng hơi cứng không thấm nước giúp hạn chế cái lạnh của mùa đông cũng như bảo vệ lớp da bên trong của nó. Đôi mắt đen láy nhìn chăm chăm vào những người đặt chân vào nhà em, nhưng có lẽ mắt của nó sáng nhất vào buổi tối. Vì thông thường chó hoạt động tối nhiều hơn ban ngày nên đặc tính này hoàn toàn đúng đắn. Cái mõm của nó đen và dài, giúp cho tiếng sủa vang hơn cũng như ăn uống dễ dàng hơn. Chú chó gia đình em hiền lắm, cứ nằm ngoan ngoan ở góc nhà, chẳng cắn ai bao giờ. Nhưng khi thấy người lạ bước vào nhà nó sẽ sủa vang lên inh hỏi như báo trước cho chú nhà có người lạ đang vào nhà. Cái đuôi cong tỡn, mỗi khi chú chó chạy cứ ngoe nguẩy từ bên này sang bên khác trông thật đáng yêu. Lúc chạy chú chó này chạy rất nhanh khiến em có cảm giác như nó đang bay khỏi mặt đất. Có lẽ vì do chiếc chân nhỏ nhắn và thon gọn sẽ giúp cho nó di chuyển một cách tiện lợi nhất. Mỗi lần nó ốm lại nằm im một chỗ, thi thoảng rên lên ư ử rồi chũi mũi vào người của em. Nó không chịu ăn cơm khi ốm, phải nấu cơm thật ngon thì nó mới ăn. Những lúc như vậy em thấy thương chú chó lắm. Còn những lúc khỏe mạnh, chú chó này ăn rất khỏe, ăn một cách có trật tự mà không hề làm rơi vãi hạt nào ra bên ngoài. Chính điều này mới khiến cho ba em không bao giờ đánh nó, ba không thích con vật nuôi này ăn vung vãi ra bên ngoài. Chú chó gia đình em vẫn thường ngồi ở ngoài cổng vào buổi tối để phòng ngừa trộm cắp. Khi nó phát hiện ra tiếng động lạ sẽ sủa lên inh ỏi. Mặc dù nó hiền nhưng có trộm thì nó sẽ không còn hiền nữa. Em rất yêu quý chú chó gia đình em. Mong sao nó lớn lên thật nhanh hơn nữa.
chúc bn hk giỏi ^_^
Trong gia đình, ai cũng thương yêu em hết mực, nhưng mẹ là người gần gũi, chăm sóc em nhiều nhất.
Năm nay, mẹ em bốn mươi tuổi. Với thân hình mảnh mai, thon thả đã tôn thêm vẻ đẹp sang trọng của người mẹ hiền từ. Mái tóc đen óng mượt mà dài ngang lưng được mẹ thắt lên gọn gàng. Đôi mắt mẹ đen láy luôn nhìn em với ánh mắt trìu mến thương yêu. Khuôn mặt mẹ hình trái xoan với làn da trắng. Đôi môi thắm hồng nằm dưới chiếc mũi cao thanh tú càng nhìn càng thấy đẹp. Khi cười, nhìn mẹ tươi như đóa hoa hồng vừa nở ban mai. Đôi bàn tay mẹ rám nắng các ngón tay gầy gầy xương xương vì mẹ phải tảo tần để nuôi nấng, dìu dắt em từ thưở em vừa lọt lòng. Mẹ làm nghề nông nhưng mẹ may và thêu rất đẹp. Đặc biệt mẹ may bộ đồ trông thật duyên dáng, sang trọng. Ở nhà, mẹ là người đảm nhiệm công việc nội trợ. Mẹ dạy cho em các công việc nhẹ nhàng như: quét nhà, gấp quần áo... Còn bố thì giúp mẹ giặt đồ, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ. Thỉnh thoảng, mẹ mua hoa về chưng ở phòng khách cho đẹp nhà. Mỗi khi khách đến, mẹ luôn đón tiếp niềm nở, nồng hậu, mời khách đĩa trái cây và nước mát. Mẹ luôn dậy sớm để chuẩn bị bữa ăn sáng cho cả nhà, để hai anh em cùng cắp sách đến trường kịp giờ học. Khi em ốm đau mẹ phải thức suốt đêm để chăm sóc. Mẹ lo thuốc cho em uống kịp thời. Mẹ nấu cháo và bón cho em từng thìa. Tuy công việc đồng áng bận rộn nhưng buổi tối mẹ thường dành khoảng ba mươi phút để giảng bài cho em. Sau đó mẹ chuẩn bị đồ để sáng mai dậy sớm lo buổi sáng cho gia đình. Mẹ rất nhân hậu, hiền từ. Mẹ chưa bao giờ mắng em một lời. Mỗi khi em mắc lỗi, mẹ dịu dàng nhắc nhở em sửa lỗi. Chính vì mẹ âm thầm lặng lẽ dạy cho em những điều hay lẽ phải mà em rất kính phục mẹ. Mẹ em là vậy. Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm! Mỗi khi được mẹ ôm ấp trong vòng tay ấm áp của mẹ, con thấy mình thật hạnh phúc vì có mẹ. Mẹ ơi! Có mẹ, con thấy sướng vui. Có mẹ, con thấy ấm lòng. Trong trái tim con, mẹ là tất cả, mẹ là cô tiên tuỵêt vời nhất trong cuộc đời con. Con luôn yêu thương mẹ và tự hào vì được làm con của mẹ.
Tấm lòng của mẹ bao la như biển cả đối với con và con hiểu rằng không ai thương con hơn mẹ. Ôi, mẹ kính yêu của con! Con yêu mẹ hơn tất cả mọi thứ trên cõi đời này vì mẹ chính là mẹ của con. "Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ...." Con mong sao cho mình mau lớn để có thể giúp cho mẹ đỡ vất vả hơn. Con hứa sẽ chăm học và cố gắng học thật giỏi để báo đáp công ơn sinh thành nuôi nấng con nên người, mẹ ơi.
Bà nội, đó là hai tiếng gọi thân thương mà tôi được gọi, có biết bao nhiêu người không còn bà để mà gọi và tôi thấy tôi thật hạnh phúc khi được có bà nội trên đời này. Bà không chỉ đơn giản là mộ người bà nội mà bà còn là tri âm tri kỉ của tôi. mọi chuyện tôi đều nói với bà, tâm sự với bà và cho tôi những lời khuyên bổ ích. Bà như cơn mưa mùa hạ tưới mát tuổi thơ tôi.
Bà nội tôi trải qua một cuộc đời lam lũ vất vả người phụ nữ sinh ra trong bom đạn vì thế bà càng thêm sức dẻo dai chịu đựng. bà toi có khuôn mặt mà tôi thấy người ta khen là phúc hậu. Cuộc đời trải qua biết bao khó nhọc những lúc chạy giặc bà phải ngụp trong nước dấu mình trong bèo kể cả những đoạn mương sông bẩn thỉu nhất. Sau đó khi về nhà chồng nội tôi một tay nuôi dưỡng bố và các bác của tôi trong khi dó ông nội tôi còn đang bận công tác ngoài thủ đô. Một mình chăm sóc bảy người con tôi thấy nội tôi thật khỏe khoắn. Thế nhưng giờ đây, bà nội tôi bị tai biến mạch máu não thật bất công cho những gì bà phải trải qua, sụ hi sinh hay tấm lòng cao cả kia.
Mặc dù đã tám mốt tuổi thế nhưng trông bà tôi vẫn trẻ như hồi còn sáu mươi. Ai vào cũng phải khen nước da hồng hào trắng khỏe, khuôn mặt nội giờ không còn được trẻ trung đẹp đẽ như thuở xưa nữa mà thay vào đó là những những nếp nhăn chằng chịt. Nghe bố tôi nói rằng nội tôi ngày xưa xinh lắm, đẹp lắm và cho đến bây giờ cái tuổi xế bóng chiều tôi vẫn thấy nội tôi rất đẹp. Đó là vì nước da trắng vốn có của nội, là mái tóc tuy đã ở cái tuổi tám mốt nhưng lại chỉ điểm vài sợi trắng trên đầu. khi gội đầu thì không còn nhìn thấy những sợi trắng đó nữa. Mái tóc dài ngày xưa của bà được cắt ngắn đi cho gọn gàng và dễ gội. Khuôn mặt ấy vẫn phúc hậu như ngày nào nhưng lại thật là đáng thương khi khuôn mặt ngày càng béo ra, không phải vì béo tốt mà là do bệnh. Nói đúng hơn là bị phù mặt nhưng vết nám chấm to như những mụn ruồi xuất hiện trên mặt của bà. Mắt của bà híp lại , đôi lông mày rụng hết phần dưới đi,mi mắt cũng rụng còn lại những sợ mi ngắn cũn. Điều đó không làm bà xấu đi mà làm bà đẹp hơn vì sau căn bệnh ấy bà vẫn đẹp vãn trẻ như vẫn con sáu mươi.
Dáng hình của nội tôi giờ đây vì bệnh mà béo lên, nhưng khổ nỗi bà chỉ béo mỗi phần bụng còn chân tay thì lại gày gò. Không kể đến cánh tay bên phải bị liệt, bà không thể tự xúc cơm được nữa mà phải có người súc cho. Còn gì khổ hơn khi mất đi một cánh tay, tôi thương bà tôi nhiều lắm cả cuộc đời tu nhân tích đức mà đến cuối đời lại không thể sống một cuộc sống an lành. Nhiều khi uất ức nội tôi khóc như trẻ con, những nếp nhăn xô lại và những giọt nước mắt ào ra trên hai gò má. Cái miệng mếu xệch đi trông mà không kìm được nước mắt, gặp người thân đi xa về bà càng khóc nhiều hơn. Mỗi đêm bà dậy đi vệ sinh tôi tỉnh giấc nghe thấy những hơi thở khó khăn của bà mà chạnh lòng nghĩ bản thân chưa làm được gì cho bà. Cứ mỗi lần đứng lên ngồi xuống là cả một sự khó nhọc của bà ngay cả khi lật mình khi ngủ nữa.
Bà tôi cơ cực vậy đấy và giờ đây tôi yêu thương bà hơn bất cứ điều gì, cả cuộc đời ấy tôi sẽ cố gắng giúp cho bà vui mỗi ngày. Mai này lớn lên tôi sẽ trở thành một bác sĩ giỏi để chữa bệnh cho những người bà thoát khỏi căn bệnh quái ác kia.
Lòng trung thành vô hạn với chủ nhân đã biến Fido trở thành một nhân vật nổi tiếng trong thập niên 1940-1950. Fido là một chú chó hoang trên đường phố Luco di Mugello, một thị trấn nhỏ ở Florence, Ý.
Năm 1941, ông Carlo Soriani tìm thấy Fido bị thương đang nằm bên đường và quyết định đưa chú chó về nhà để chăm sóc và nhận nuôi. Kể từ đó, mỗi khi Soriani đi xe bus từ nhà máy về nhà, Fido luôn đứng sẵn tại trạm xe bus để chờ ông. Suốt 2 năm trời, không ngày nào là Fido không đứng chờ Soriani ở trạm xe bus, sau đó cả hai cùng đi bộ về nhà. Một ngày nọ, nhà máy nơi Soriani làm việc bị trúng bom của phe Đồng minh, và ông cùng nhiều công nhân khác thiệt mạng.
Đêm hôm đó, khi Soriani không trở về, chú chó Fido lặng lẽ từ bến xe bus về nhà. Nhưng đến hôm sau, chú lại tiếp tục trở lại bến xe để chờ chủ. Cứ thế, trong suốt 15 năm ròng rã, ngày nào Fido cũng kiên nhẫn đứng ở bến xe chờ đợi người chủ không bao giờ trở về.
Sự trung thành của Fido đã khiến chú trở thành một nhân vật nổi tiếng ở Florence, và khi chú qua đời vào năm 1958, chú được chôn cất ngay cạnh mộ của ông chủ Soriani.
Lòng trung thành vô hạn với chủ nhân đã biến Fido trở thành một nhân vật nổi tiếng trong thập niên 1940-1950. Fido là một chú chó hoang trên đường phố Luco di Mugello, một thị trấn nhỏ ở Florence, Ý.
Năm 1941, ông Carlo Soriani tìm thấy Fido bị thương đang nằm bên đường và quyết định đưa chú chó về nhà để chăm sóc và nhận nuôi. Kể từ đó, mỗi khi Soriani đi xe bus từ nhà máy về nhà, Fido luôn đứng sẵn tại trạm xe bus để chờ ông. Suốt 2 năm trời, không ngày nào là Fido không đứng chờ Soriani ở trạm xe bus, sau đó cả hai cùng đi bộ về nhà. Một ngày nọ, nhà máy nơi Soriani làm việc bị trúng bom của phe Đồng minh, và ông cùng nhiều công nhân khác thiệt mạng.
Đêm hôm đó, khi Soriani không trở về, chú chó Fido lặng lẽ từ bến xe bus về nhà. Nhưng đến hôm sau, chú lại tiếp tục trở lại bến xe để chờ chủ. Cứ thế, trong suốt 15 năm ròng rã, ngày nào Fido cũng kiên nhẫn đứng ở bến xe chờ đợi người chủ không bao giờ trở về.
Sự trung thành của Fido đã khiến chú trở thành một nhân vật nổi tiếng ở Florence, và khi chú qua đời vào năm 1958, chú được chôn cất ngay cạnh mộ của ông chủ Soriani.
chúc em hok tốt
Dường như hòa cùng sự mải miết học tập trong suốt năm của chúng em, hàng phượng vĩ cũng cần mẫn vươn rộng những cánh tay che mát cho con đường dẫn vào trường. Đến kì nghỉ hè, những nàng phượng vĩ mới dịp phô này vẻ đẹp của mình với những nghệ sĩ ve sầu trong dàn hợp xướng mùa hạ.
Từ xa trông lại, hàng phượng vĩ như đôi môi đỏ tươi của bầu trời. Những thân hình cao lớn, xép hàng thẳng tắp nhưng khi chúng em xếp hàng vào lớp. Người mẹ thiên nhiên đã đã khoác cho chúng những chiếc áo giáp cứng cáp khiến mỗi thân cây như một chàng hiệp sĩ, luôn bảo vệ cho nàng công chúa hoa phượng đang khoe sắc. Những chiế lá cũng tươi hơn, xanh hơn, nâng đỡ những chùm hao. Những tia nắng mùa hè rọi ánh vàng rực rỡ khiến sắc đỏ của hoa phượng thêm sáng, thêm tươi. Hàng phượng vĩ như một nhóm nhạc thỉnh thoảng lại cất cao giọng hát. Một âm thành du dương, khi trầm khi bổng nhưng rất đều. Có một tiết mục trình diễn làm vui tai học trò chúng em là nhờ những chú ve. Hàng trăm chú ve nhỏ náu mình trong những cành cây phượng và mải miết hòa tấu cho dàn đồng ca. Mặt đường như ngập tràn tiếng nhạc ve ngân. Tiếng ve gọi những nụ hoa phượng còn e thẹn náu mình trong chiếc vỏ non xanh thức dậy, thưởng thức tiếng nhạc và khoe săc. Hàng phược vĩ và những chú ve như đôi bạn thân thiết mỗi dịp hè về. Tình bạn này thật đáng yêu biết mấy.
Tiếng ve .. ve … ve… âm thành gọi mùa hè. Hoa phượng vĩ khoe sắc cũng báo hè sang. Mùa hè cũng vì vậy mà rực rỡ sắc màu hơn, tươi thắm hơn. Hoa phượng cùng tiếng ve luôn gắn bó với tuổi học trò chúng em.
a. Ánh trăng chiếu qua kẽ lá => Ánh trăng vạch kẽ lá nhìn xuống.
b. Vườn trường xanh um lá nhãn => Vườn trường khoác một chiếc áo xanh um dệt bằng lá nhãn.
c. Mặt trời đang mọc ở đằng đông => Mặt trời vừa thức dậy ở đằng đông.
d. Ánh nắng chiếu xuống ngôi nhà => Ánh nắng dang rộng vòng tay ôm ấp ngôi nhà .
e. Mấy con chim đang hót ríu rít ở trên cây => Mấy chú chim đang trò chuyện ríu rít trên cành cây.
a) Ánh trăng vừa mỏng vừa nhẹ chiếu xuyên qua kẽ lá.
b) Vườn trường xanh um lá nhãn che bóng mát cho chúng em những giờ ra chơi.
c) Mặt trời nhấp nhô trên sườn núi
d) Ánh nắng ghé thăm ngôi nhà nhỏ.
e) Những chú chim ca hát cùng với dàn khợp sướng ở trên cây.
Code : Breacker
Bài làm
Hằng ngày em được học nhiều tiết học hay và lý thú. Nhưng tiết học Văn của ngày thứ năm vừa qua đã để lại cho em nhiều điều thích thú hơn cả.
Hôm ấy là một ngày đẹp trời. Ngoài trời những chú chim chích hót chích hót vang theo bản nhạc nghe thật vui tai ( Nhân hóa ). Chúng em đang ngồi tranh luận với nhau về những hài học cũ, tiếng trống vào lớp vang lên. Các bạn nhanh chóng mở sách chuẩn bị cho bài học mới, cô giáo bước vào lớp với nụ tươi tắn trên môi. Sau khi ổn định tổ chức lớp, cô hỏi: "Các em đã chuẩn bị bài chưa"? Cả lớp đồng thanh đáp: "Thưa cô rồi ạ!" Cô kiểm tra bài cũ, bạn nào cũng trả lời trôi chảy và đạt điểm cao. Cô rất hài lòng, khen cả lớp có tinh thần học tập. Rồi cô nhắc chúng em mở sách học bài mới, lời giới thiệu vào bài mới của cô được bắt đầu thật ấn tượng: "Các em ạ, trong mỗi chúng ta ai cũng có một quê hương. Nơi ấy chính là nơi sinh ra và nuôi lớn tâm hồn mỗi con người. Để tìm được tình yêu thương đất nước được bắt nguồn từ đâu, từ những gì chúng ta sẽ được tìm hiểu trong bài "Lòng yêu nước", cả lớp tôi như trầm xuống và nuốt lấy từng lời cô giảng. Trên nền bảng đen, từng dòng phấn trắng dần dần hiện ra. Sau phần giới thiệu tác giả, tác phẩm, cô hướng dẫn cách đọc và đọc mẫu. Giọng cô đọc nhẹ nhàng, đầm ấm và truyền cảm như lời mẹ nói ( So sánh ). Cô gọi bạn Lan đọc bài. Bạn đọc to rõ ràng. Sang phần phân tích tác phẩm, mọi người trở nên linh hoạt hơn. Những cánh tay xinh xắn giơ lên đều tăm tắp trước những câu hỏi của cô. Bạn nào cũng muốn được cô giáo gọi. Tất cả dường như ai cũng bị cuốn hút vào giờ học. Không ai còn lơ đãng và đều quên đi cái không gian âm thanh ngoài cửa lớp, tưởng như chim ngừng hót, cây lá ngừng rung. Mọi vật đều im nghe lời cô giảng. Em được cô giáo gọi. Do chuẩn bị bài tốt nên em đã trả lời đúng. "Lòng yêu nước được bắt nguồn lừ việc yêu những thứ tầm thường nhất, quen thuộc nhất: yêu nhà, yêu quê hương tức là yêu đất nước của mình, yêu người thân". Cô khen em có nhiều tiến bộ. Em sung sướng vô cùng và đã tự hứa với lòng mình sẽ cố gắng nhiều hơn. Qua lời cô giảng, trên khuôn mặt các bạn ai đều có niềm vui tự hào và lòng yêu đất nước. Dường như tất cả đều muốn vươn lên trong học tập. Giờ học diễn ra say sưa sôi nổi. Tiếng trống báo hiệu hết giờ. Giọng cô vẫn vang vọng trong đầu.
Bài học đã kết thúc nhưng lời cô còn in đậm trong tâm trí em. Em mong sao lớp em có được nhiều giờ học hay như thế.
Những tiết học văn bao giờ cũng là tiết em mong đợi nhất trong ngày. Trong tiết văn của ngày hôm nay, chúng em được học bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ - một nhà thơ hiện đại, có nhiều tác phẩm nổi tiếng và được nhà nước phong tặng nhiều giải thưởng về văn học.Cô nắn nót ghi tên bài Đêm nay Bác không ngủ thật to và đậm bằng phấn màu. Sau đó, cô cho chúng em xem ảnh Bác trong chiến dịch Biên giới - là thời điểm khi tác giả viết bài thơ này. Cả lớp ồ lên thích thú.Sau đó cô đọc mẫu cho chúng em một đoạn của bài thơ. Cô dừng lại, hướng dẫn chúng em đọc đúng và diễn cảm. Cô gọi Mai đứng lên đọc cho cả lớp nghe. Giọng Mai trầm, ấm khiến cả lớp im lặng lắng nghe như đã luyện đọc từ trước vậy.Trong bài thơ, có một hình ảnh sử dụng biện pháp ẩn dụ phẳm chất khiến em khá ấn tượng đó là "Người cha mái tóc bạc" để chỉ Bác với người cha đều có sự chăm sóc ân cần với con.Cô lần lượt dẫn dắt, gợi ý cho chúng em tìm hiểu bài thơ.Những câu hỏi gợi ý và cách dẫn dắt của cô giúp chúng em hiểu bài rất nhanh. Cả lớp hăng hái giơ tay phát biểu xây dựng bài. Những câu hỏi khó thì cô gợi ý, chia ra làm nhiều nhóm cho chúng em thảo luận. Tiếng trống vang lên. Cô kết bài và khen: "Cô rất vui trước tinh thần say mê học tập của cả lớp". Còn cả lớp ai cũng vui và chờ đợi giờ học Văn của hôm sau.
Tham khảo :
Dàn ý cho bài văn tả quang cảnh trường em trước buổi học
Mở bài:
Giới thiệu cảnh sẽ tả (trường em)
- vào lúc nào (buổi sáng, trước giờ vào học)
- từ vị trí nào (từ ngoài cổng bước dần vào trường)
Thân bài:
a) Tả bao quát:
- Nhìn từ xa, ngôi trường như một cánh cổng thần kì đưa em đến với biết bao điều mới lạ.
- Mọi cảnh vật dường như sáng hơn, đẹp hơn bởi ánh nắng ban mai mát dịu.
b) Tả chi tiết
- Cả khu trường như người mới ngủ dậy vẫn còn chưa thật tỉnh giấc. Sân trường rộng thênh thang mới có lác đác đôi ba nhóm bạn. Văn phòng đã mở cửa, nhưng vẫn chưa làm việc. Các phòng học, lớp đã mở cửa, thấp thoáng bóng đôi ba người, lớp còn đóng im ỉm. Bao trùm lên mọi cảnh vật vẫn là một sự vắng vẻ, im lìm. Tưởng chừng như mọi người, mọi vật đều cố không để gây ra tiếng động.
- Sân trường: sạch sẽ, không có lấy một cọng rác, một tờ giấy vụn. Nắng chiếu từng vệt trên ngọn cây. Hàng ghế đá đặt dọc tường hoa chỉ có vài ba bạn đang ngồi ôn bài. Dưới gốc cây bàng với những tán lá tròn xoe như ba cái dù to ai nghịch xếp chồng lên nhau, một bạn đến sớm đang xem lại bài học.
- Khung cảnh một lúc càng sôi nổi, nhộn nhịp bởi học sinh đến trường ngày càng đông.
- Lớp học: các bạn trực nhật đang vội vã làm nốt công việc vệ sinh phòng học, bàn ghế để chuẩn bị cho buổi học sớm.
- Một lúc sau, tiếng trống quen thuộc báo hiệu giờ vào lớp cất lên.
- Các học sinh tập trung trước sân trường để chuẩn bị tập thể dục đầu giờ, rồi sau đó vào lớp học một tiết học đầy hứng thú.
Kết bài:
Cảm xúc và suy nghĩ của em về ngôi trường: Quang cảnh buổi sáng ở trường thật đẹp. Mai đây, dù cho phải xa ngôi trường thân yêu này, thế nhưng em vẫn nhớ về những thời gian em đã được học với thầy cô, với mái trường đầy thân thương.
\(+\)MỞ BÀI : CẢNH TRƯỜNG VÀO LÚC RA CHƠI (DÀN Ý MK MUỐN CHỌN)
\(+\)THÂN BÀI
\(-\)CÁC BẠN HỌC SINH VUI ĐÙA TUNG TĂNG
\(-\)CÁC THẦY CÔ XUỐNG PHÒNG GIÁO VIÊN UỐNG NƯỚC SAU NHỮNG BUỔI GIẢNG
\(-\)NHỮNG ANH CHỊ LỚN THÌ ĐỌC SÁCH DƯỚI NHỮNG CÂY BÀNG TO CAO
\(-\)CŨNG CÓ NHỮNG BẠN HỌC SINH XUỐNG CĂNG TIN MUA ĐỒ ĂN ,ĐỒ UỐNG
\(-\)NHIỀU BẠN NHỎ CHƠI NHỮNG TRÒ CHƠI NHƯ : ĐÁ CẦU ; ĐÁ BÓNG ; NHẢY DÂY; BẮN BI , .....
\(+\)KẾT BÀI : (CẢM NGHĨ CỦA EM VỀ GIỜ RA CHƠI )
\(-\)CẢNH GIỜ RA CHƠI CỦA SÂN TRƯỜNG EM THẬT LÀ NHỘN NHỊP
Bài Làm
Ai trong chúng ta ít nhiều cũng có những kỉ niệm chẳng thể nào quên được, em cũng vậy. Có một kỉ niệm đến tận bây giờ em vẫn còn nhớ mãi, đó là cái tết trung thu đầu tiên trong đời, chiếc đèn lồng đầu tiên trên tay, tiếng trống ấy, màu sắc sặc sỡ ấy và cả những âm thanh náo động như nhộn nhịp theo từng dòng chữ.
Còn nhớ đấy là năm em mới lên lớp 5, chỉ là một cậu bé trầm tính , nhút nhát, luôn được vòng tay của ba mẹ bao bọc, che chở một cách cẩn thận. Nói đúng hơn là chưa hề đi đâu xa ngoài quãng đường quen thuộc từ nhà đến trường hãy những ngõ xóm quanh quo, chật hẹp. Lớn lên trong một gia đình không mấy khá giả, em vẫn hay đứng đầu ngõ nhìn bạn bè xách đèn lồng chạy tung tăng mỗi khi trung thu về mà lòng đầy buồn tủi.
Sáng hôm ấy là trung thu, như mọi ngày em cắp cặp sách tới trường từ rất sớm, con đường vẫn thế, trường lớp cũng vậy, chỉ có em là cảm thấy mơn man buồn, có lẽ em đã quen với cái cảm giác ngóng trông những khát khao bé nhỏ sau ánh đèn lập lờ, của những chiếc đèn lồng muôn màu sắc. Rồi một bất ngờ em chẳng thể nào nghĩ ra được, Thầy chủ nhiệm lặng lẽ, hiền từ bước vào lớp. Với nụ cười tươi tắn trên môi, Thầy khẽ cất lên giọng nói trầm trầm, thông báo cho cả lớp là hai bạn sẽ đi dự lễ trung thu của thành phố. Em đã không tin vào những gì mà mình nghe được, mừng đến phát khóc. Đầu óc bắt đầu tưởng tượng về những ánh đèn rực rỡ, cảnh nhộn nhịp, tiếng trông vang, những chú lân dũng mãnh và đặc biệt là những chiếc đèn lồng với đủ hình thù, sắc màu khác nhau. Như lạc vào một câu chuyện cổ tích, những thứ trong đầu em cứ dần dần hiện ra một cách rõ nét. Trên tay cầm chiếc đèn lồng ông sao mà các thầy cô tặng, em háo hức, tưng bừng trong sự náo nhiệt xung quanh, đôi mắt em dường như đã ghi hình tất cả, và những tấm hình ấy chưa hề phai màu cho đến tận ngày hôm nay.
Nguồn : Zing
Suốt cả quá trình hoạt động, Nguyễn Huệ Quang Trung rất chú ý tới con người xứ Nghệ. Đặc điểm riêng của điều kiện tự nhiên và truyền thống đấu tranh anh dũng lâu đời đã tạo cho người dân ở đây có được những bản lĩnh đáng quý là dám chịu hy sinh tất cả, một lòng một dạ ủng hộ những nghĩa cử anh hùng, chiến đấu để giành lại cuộc sống thanh bình, thịnh vượng cho quê hương, đất nước.
Nguyễn Huệ Quang Trung nhìn thấy rõ thế chiến lược của vùng đất Dũng Quyết, đã hạ chiếu: "Nay kinh đô Phú Xuân hình thế trắc trở, nay trị Bắc Hà, sự thế rất khó khăn. Theo đình thần nghĩ rằng: Chỉ đóng đô ở Nghệ An là độ đường vừa cân, vừa có thể khống chế được trong Nam ngoài Bắc và sẽ làm cho người tứ phương đến kêu kiện tiện việc đi về... Nhớ lại buổi hồi loạn kỳ trước, lúc qua Hoành Sơn. Quả cung đã từng mở xem địa đồ. Thấy ở huyện Chân Lộc, xã Yên Trường, hình thế rộng rãi, khí tượng tươi sáng. Có thể chọn để xây dựng kinh đô mới, thực là chỗ đất đẹp để đóng đô vậy”.
Vùng đất có hình thế rộng rãi, khí tượng tươi sáng ở xã Yên Trường, huyện Chân Lộc là vùng đất nằm giữa núi Dũng Quyết và núi Kỳ Lân nay thuộc phường Trung Đô, TP Vinh. Nguyễn Huệ đã giao cho Trấn Thủ Thận và La Sơn Phu tử Nguyễn Thiệp tổ chức xây dựng thành Phượng Hoàng Trung Đô.
Thành ngoài của Phượng Hoàng Trung Đô xây bằng đất, đá ong, hình tứ giác chu vi khoảng 2.820m, bờ thành cao từ 3-4 m, diện tích rộng 22 ha. Bao quanh phía ngoài thành có con hào rộng khoảng 30 m, sâu từ 2,5-3 m.
Thành nội xây bằng gạch vỗ và đá ong, chu vi 1.680 m cao 2 m. Trong thành nội có tòa lầu rộng 3 tầng, phía trước có bậc tam cấp bằng đá ong, phía sau có hai dãy hành lang nối liền với điện Thái Hòa là nơi dùng cho việc thiết triều của vua Quang Trung.
Chỉ hơn 1 năm sau, ngày 5/10 năm Kỷ Dậu, trong tờ chiếu gửi La Sơn Phu tử Nguyễn Thiếp, một lần nữa Nguyễn Huệ - Quang Trung khẳng định việc xây dựng bằng được Phượng Hoàng Trung Đô để đóng đô ở Nghệ An “Trẫm 3 lần xa giá Bắc Thành. Tiên sinh đã chịu bàn chuyện thiên hạ. Người xưa bảo rằng “một lời nói mà dấy nổi cơ đồ”. Tiên sinh hẳn có thế, chứ không phải là hạng người chỉ bo bo làm việc gần mình mà thôi... Trẫm nay đóng đô ở Nghệ An, cùng tiên sinh gần gũi. Rồi đây Tiên sinh hãy ra giúp nhau để trị nước...”.
dâng hương trước Đền thờ Hoàng đế Quang Trung.
Theo tư liệu trong các thư tịch còn giữ được, vua Quang Trung đã làm việc ở Phượng Hoàng Trung Đô ít nhất là hai lần.
Tiếc rằng, Vua Quang Trung đột ngột qua đời vào ngyà 29/7 năm Nhâm Tý (1792) nên chưa kịp dời đô từ Phú Xuân ra Phượng Hoàng Trung Đô.
Phượng Hoàng Trung Đô là chứng tích hào hùng thể hiện tầm nhìn văn hóa của Nguyễn Huệ Quang Trung trong quá trình đấu tranh thống nhất đất nước, xây dựng cuộc sống thái bình, ấm no cho dân tộc Việt Nam.
Đến đền thờ vua Quang Trung trên núi Dũng Quyết
Thể theo nguyện vọng của nhân dân, để tỏ lòng biết ơn vị anh hùng áo vải dân tộc, UBND tỉnh Nghệ An đã ra quyết định ngày 23/7/2004 xây dựng đền thờ Vua Quang Trung tại địa phận khối 2 phường Trung Đô, thành phố Vinh.
Đền tọa lạc trên đỉnh thứ 2 núi Dũng Quyết có độ cao 97 m so với mặt nước biển, thuộc vùng đất linh thiêng được vua Quang Trung chọn đóng đô cách đây hơn 220 năm. Công trình được khánh thành vào ngày 7/5/2008. Đền có qui mô lớn, khuôn viên rộng, kiến trúc đẹp; có tòa hạ điện, trung điện, thượng điện, tả vu, hữu vu, cổng tam quan, các đồ lễ tế khí … được phục chế theo văn hóa thời nhà Nguyễn.
Đây là một công trình văn hóa tâm linh gắn với du lịch, đáp ứng nhu cầu du khách trong và ngoài nước đến chiêm ngưỡng, tưởng niệm công ơn của Hoàng đế Quang Trung và thưởng ngoạn cảnh quan một vùng văn vật có sông núi hữu tình, vùng đất địa linh nhân kiệt giàu chất sử thi, đậm đà bản sắc xứ Nghệ. Đứng trên địa phận đền thờ vua Quang Trung chúng ta có thể phóng tầm mắt ngắm nhìn được toàn cảnh thành phố Vinh, núi Hồng sông Lam, biển Cửa Lò, đảo Ngư, đảo Mắt, làng Tiên Điền quê hương đại thi hào Nguyễn Du, quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Toàn bộ ngôi đền được làm bằng gỗ lim. Lối đi, bó vỉa, sân đền được lát đá Thanh Hóa tạo nên vẻ uy nghi, hiện đại nhưng không kém phần cổ kính. Hệ thống vì kèo kết cấu của đền kiểu giá chiêng chồng rường, chạm khắc họa tiết theo phong cách thời Nguyễn. Mái lợp ngói mũi hài, gồm hai lớp: ngói chiếu, ngói cót, nền được lát gạch bát tràng kiểu cổ phục chế từ Hà Tây. Tường xây gạch bát, cửa đi, cửa sổ kiểu bức màn thượng song hạ bản...
Đền có hai lối ra vào ở hai bên, chính giữa là nghi môn ngoại (Nghi môn tứ trụ) được thiết kế kiến trúc kiểu 2 tầng 8 mái theo Dịch học.
Tiếp đó là bình phong tứ trụ được dựng ngay trên trục chính đạo, được làm bằng đá chạm trổ rất công phu và đẹp. Hai bên bình phong khắc triện gấm, ở giữa là cuốn thư, trung tâm có hai chữ Thọ Đế. Phía trên nữa là hình rồng chầu mặt nguyệt. Dưới cùng là chân quỳ dạ cá, chạm hổ phù. Hai bên có hai con nghê đứng chầu, tượng trưng cho vai trò người bảo vệ kiểm soát linh hồn người ra vào.
Qua bình phong tứ trụ là hai nhà bia ngoảnh mặt vào nhau song song với trục chính đạo. Nhà bia phía bên trái khắc bài “Công trạng vua Quang Trung”, nhà bia bên phải khắc bài “Chủ tịch Hồ Chí Minh viết về Quang Trung”. Nối tiếp là nhà tả vu, hữu vu.
Qua khu vực này là nhà bái đường rộng lớn còn gọi là tiền đường, nơi để sửa soạn lễ, chỉnh trang trước khi hành lễ. Nhà Tiền đường có thể được xem là trung tâm của ngôi đền được thiết kế theo lối kiến thúc dân gian Việt Nam gồm ba gian hai chái, với bốn hàng cột.
Các khu nhà hậu đường, nghi môn đều có kiến trúc hai tầng, tám mái, các đỉnh, góc mái chạm hình rồng phượng uốn cong tạo nên thế uy nghiêm. Theo luật phong thủy, việc bố trí như vậy để ngăn cản tà khí…
Đền thờ Quang Trung được khởi công xây dựng trong thời gian 3 năm, với tổng giá trị đầu tư xây dựng công trình hơn 22 tỷ đồng, do Công ty cổ phần xây dựng công trình văn hoá thuộc Bộ văn hoá - thông tin đảm nhận thi công. Đây là 1 trong 36 hạng mục công trình của quần thể di tích lịch sử Lâm viên núi Dũng Quyết.
Xứ Nghệ có nhiều cảnh sông núi hữu tình, nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng đã được nhiều người biết đến. Không chỉ có vậy mà hiện nay đến Nghệ An du khách không thể không đến thăm viếng đền thờ vua Quang Trung - một công trình văn hóa tâm linh với nhiều nét huyền bí uy nghi.
Từ ngày khánh thành, đền thờ vua Quang Trung đến nay đã có hàng nghìn du khách trong và ngoài nước đến thăm viếng. Các đồng chí lãnh đạo cao nhất của Đảng và Chính phủ như Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng… cũng từng đến viếng đền. Mỗi dịp Tết đến xuân về, hàng nghìn người thập phương đổ về đây để tế lễ và thưởng ngoạn cảnh đẹp của đất trời.
Cuối thế kỷ XVII- thế kỷ XVIII chế độ phong kiến Việt Nam bước vào giai đoạn khủng hoảng toàn diện và sâu sắc. Đất nước bị nội chiến chia cắt. Yên Trường (Vinh) là vị trí tranh chấp quyết liệt của tập đoàn Trịnh - Nguyễn. Đồn Thủy, Lũy Ông Ninh và vùng núi Dũng Quyết là đại bản doanh của chúa Trịnh Toàn.
Năm 1786, sau khi đánh tan quân chúa Nguyễn ở Đàng Trong, Nguyễn Huệ- Người anh hùng áo vải đất Tây Sơn- lên ngôi Hoàng đế lấy tên hiệu là Quang Trung, đã kéo quân ra Bắc dẹp chúa Trịnh. Trong những lần nghỉ chân ở đất Nghệ An, thế đất và lòng dân của vùng Yên Trường đã được Hoàng đến Quang Trung đặc biệt quan tâm với “hình thế rộng rãi, khí tượng tươi sáng có thể chọn để xây dựng kinh đô mới”. Nhà Vua cho rằng nếu đóng đô ở đây vừa“khống chế được trong Nam, ngoài Bắc, vừa tiện cho Người tứ phương đến kêu kiện đi về “. Như vậy “ trước là vì xã tắc sơn hà, thứ đến là vì lương dân trăm họ “ Hoàng đế Quang Trung đã quyết định chọn vùng đất Yên Trường để lập Phượng Hoàng Trung Đô. Công việc xây dựng kinh đô đang tiến hành dang dở thì Quang Trung băng hà. Mặc dù Kinh Đô chưa được xây dựng xong nhưng từ đây Vinh trở thành mốc son lịch sử được chọn làm Kinh Đô cho cả nước và cũng chính thức trở thành Trấn sở Nghệ An.
Phượng Hoàng Trung Đô là kinh thành do Hoàng đế Quang Trung (tức Nguyễn Huệ, 1752-1792) cho xây dựng bên dòng sông Lam và núi Dũng Quyết (Nay là thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, Việt Nam). Thành được xây vào năm 1788. Tại đây, vua Quang Trung đã tập trung 10 vạn quân trước khi tiến ra Bắc để giành lại thành Thăng Long lúc bấy giờ đang bị quân Thanh xâm chiếm. Ngôi thành này dự định được xây dựng để thay thế kinh đô Phú Xuân, được đặt tên theo ý nghĩa chim Phượng Hoàng, một loài chim trong truyền thuyết, có sức mạnh vô song, tung hoành trong trời đất. Trung Đô còn có ý nghĩa là kinh đô nằm giữa vùng lãnh thổ do Hoàng đế Quang Trung kiểm soát.
Phượng Hoàng Trung Đô được xây dựng ở núi Dũng Quyết gồm có hai làn thành gọi là Thành ngoại và Thành nội, chu vi: 2820 m, diện tích: 22 ha. Phía ngoài có hào rộng 3 m, sâu 3 m, thành cao 3-4 m. Thành Nội xây bằng gạch vồ và đá ong, chu vi gần 1680 m, cao 2 m, cửa lớn mở ra hai hướng tây và đông. Trong thành nội có toà lầu rồng, cao 3 tầng, trước có bậc tam cấp bằng đá ong, sau có hai dãy hành lang nối liền với Điện Thái Hoà dùng cho việc thiết triều. Sách La Sơn phu tử nói rõ thêm: Núi Mèo (tức Kỳ Lân) làm nền cho đồn gác, thành phía Nam chấp vào núi ấy. Mặt Đông bắc lấy núi Quyết (Phượng Hoàng) làm thành. Cũng theo sách La Sơn phu tử, về kích thước của thành Ngoại, ngoài các vách núi làm bức luỹ tự nhiên, còn phải đắp bờ thành nam dài 300 m, bờ thành tây dài 450 m. Bề đứng ở những đoạn phải đắp cũng rất cao vì để hài hoà với vách núi.
Để ghi nhớ công lao to lớn của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ- Hoàng đế Quang Trung, được Chính phủ cho phép - tỉnh Nghệ An và thành phố Vinh đã xây dựng Đền thờ Hoàng đế Quang Trung trên Núi Dũng Quyết, có ý nghĩa về lịch sử văn hóa, du lịch tâm linh, góp phần giáo dục truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc ta cho các thế hệ hôm nay và mai sau.
Kế thừa truyền thống hào hùng của dân tộc, những người dân trên mảnh đất Phượng Hoàng Trung Đô đã nối tiếp nhau ra sức sản xuất, chiến đấu lập nên nhiều chiến công xuất sắc.
Tháng 7/ 1924, Đảng Tân Việt đã được thành lập trên núi Con Mèo.
Ngày 1/5/1930, một cuộc biểu tình đã nổ ra tại Ngã Ba Bến Thủy dưới chân núi Dũng Quyết mở đầu cho cao trào Xô - Viết Nghệ Tĩnh 30- 31.
Tháng 6/1957, Bác Hồ về thăm Nhà máy điện Vinh dưới chân núi Dũng Quyết
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở vùng đất này đã xuất hiện những tập thể anh hùng như Nhà máy điện Vinh, Nhà máy gỗ Vinh, phà Bến Thủy...
Di tích Núi Dũng Quyết và Phượng Hoàng Trung Đô mãi là niềm tự hào của nhân dân thành phố Vinh và nhân dân Nghệ An.
Nhớ Tk cho mình ngen OK !