K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 2 2019

 - Vần liền là vần được gieo liên tiếp ở các dòng thơ, ca dao, tục ngữ.

 - Vần cách là vần không gieo liên tiếp mà thường cách ra một dòng thơ ở ca dao, tục ngữ.

1 tháng 11 2023

Vẫn cách quãng là gì?

 

14 tháng 2 2019

Ai trong chúng ta cũng đều có mẹ- người sinh ra ta, người nuôi nấng và chăm sóc ta vô điều kiện, yêu thương chúng ta với tình yêu bao la, rộng lớn vô ngần, với sự hy sinh thầm lặng và cao cả. Mẹ mang nặng chúng ta chín tháng mười ngày và đẻ chúng ta trong sự đau đớn, mẹ nuôi dạy chúng ta khôn lớn. Những lúc chúng ta thấy tình yêu thương mẹ dành vào mỗi bữa cơm trong gia đình. Hình ảnh mẹ đang nấu cơm luôn in sâu trong tâm trí em những ấn tượng khó phai.

Mỗi con người đều mang trong mình những khát vọng lớn lao, có thể đi thật xa để trưởng thành hơn, để trải nghiệm và thưởng thức nhiều món ngon trên đất nước quê hương nhưng có lẽ đi đâu cũng không bằng ở nhà, được thưởng thức những món ngon do chính bàn tay vất vả sớm hôm của người mẹ. Mẹ rất đảm đang, chu đáo, từng bữa cơm mẹ đã lên thực đơn sẵn sao cho phù hợp với sức khỏe con người và phù hợp với từng sở thích của các thành viên trong gia đình. Khi nấu cơm thì khâu chuẩn bị thực phẩm rất là quan trọng. Đi làm về mẹ đã mua đồ sẵn, thay quần áo mặc thoải mái rồi mẹ vào bếp chuẩn bị bữa ăn cho cả gia đình. Em cũng vào bếp để giúp mẹ nhặt rau, vo gạo…để nấu ăn nhanh hơn. Em và mẹ cùng nhau làm, hàn huyên tâm sự với nhau, mẹ cũng dạy tôi cách nấu ăn, nấu những món đơn giản nhưng ngon lành bổ dưỡng. Trước tiên là mẹ cắm cơm, rồi trong quá trình chờ cơm chín mẹ và em cùng nhau nhặt rau, rửa rau rồi mẹ cho nồi nấu. Rồi đến món thịt. Mẹ đem các gia vị bày sẵn ra để khi làm thì không thiếu gia vị nào cả, nhìn mẹ ướp thịt thì em đã thấy có phần rất hấp dẫn, nhìn rất ngon và em cảm giác thật muốn ăn luôn. Đôi bàn tay của mẹ rất khéo léo, ướp khoảng 15 phút rồi mẹ cho vào chảo rán thịt. Mẹ nấu bằng cả niềm say mê, có khi nấu mẹ còn vừa nấu vừa hát thật hạnh phúc. Ôi mùi thơm thật hấp dẫn, những miếng thịt thơm giòn béo ngậy trông thật ngon mắt. Cách mẹ nấu ăn thật khéo léo, tinh tế từ việc chọn món ăn bổ dưỡng, giàu khẩu phần dinh dưỡng. Nhìn đĩa thịt rán đặt cạnh tô rau cải, một mùi thơm hòa quyện vào nhau khiến cho ai cũng muốn ăn liền.

Khi xong xuôi tất cả, em nhanh chóng đi dọn mâm và cả nhà cùng thưởng thức. Ai cũng trầm trồ khen ngợi mẹ nấu ăn ngon, gương mặt mẹ cũng toát lên niềm vui của sự hạnh phúc, mãn nguyện. Những món ăn tuy đơn giản nhưng tôi cảm nhận được cả tình yêu thương vô bờ bến của mẹ dành cho gia đình. Em cảm nhận được cả những giọt mồ hôi của sự vất vả nhưng ẩn sau đó là sự vui sướng mãn nguyện.

Bữa cơm gia đình đối với mỗi người rất quan trọng, dù có bận việc nhưng tôi cũng luôn sắp xếp công việc để trở về nhà thưởng thức những món ngon mẹ nấu. Món ăn như một liều thuốc tinh thần, một tình yêu thương vô bờ bến không nói được thành lời của mẹ. Em mong sao học tập thật tốt khôn lớn trưởng thành để bố mẹ đỡ vất vả.

14 tháng 2 2019

Mẹ bạn đâu phải mẹ mình đâu mà mình tả được.....

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
19 tháng 2 2019

Sông nước Cà Mau và Vượt thác:

* Giống: đều là những văn bản miêu tả đặc trưng, vẻ đẹp miền sông nước của quê hương. Trong khung cảnh thiên nhiên đẹp đẽ ấy có xuất hiện cả hình ảnh con người của cuộc sống đời thường bình dị, yêu lao động.

* Khác:

- Sông nước Cà Mau của Đoàn Giỏi: làm hiện lên bức tranh miền sông nước với hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, thậm chí hình thành cả một từ điển những cái tên của các con sông hệ thống Đồng bằng sông Cửu Long. Trên những kênh rạch ấy, người dân sống trên thuyền, buôn bán ngay trên thuyền và gắn bó cả đời người với mặt sông. Văn bản đã nói lên đặc trưng của bức tranh thiên nhiên miền sông nước vùng Cà Mau.

- Vượt thác của Võ Quảng: làm hiện lên bức tranh thiên nhiên sông nước hùng vĩ với đặc trưng của các con sông: ngắn và dốc, nước chảy xiết. Trên khung nền sông nước hùng vĩ ấy, con người chèo thuyền vượt thác với cơ bắp cuồn cuộn rắn rỏi. Con người phô hết tài nghệ và bản lĩnh của mình trong cuộc chinh phục làm chủ thiên nhiên.

14 tháng 2 2019

1) Mở bài

Giới thiệu chung về đêm trăng ấy:

* đêm rằm trang tỏa sáng khắp bầu trời và mặt đất

* xóm em rộn ràng chuẩn bị đón tết trung thu

2) Thân bài

Tả cảnh đêm trăng:

* Lúc xẩm tối:

+ Màn đêm dần buông, bầu trời thăm thẳm, lấp lánh ánh sao

+ Trăng lấp ló thấp thoáng sau lũy tre làng

+ Gió thổi mát rượi

+ Làng xóm rộn rã nhộn nhịp tiếng nói cười

* Lúc trăng lên:

+ Mặt trăng tròn vành vạnh như một chiếc đĩa lơ lửng giữa không trung

+ Ánh trăng vằng vặc soi sáng xuống sân nhà, nhà cửa, ruộng đồng,..

+ Trên đường làng trẻ em nối đuôi nhau chơi rước đèn, ca hát rộn ràng

+ Cảnh phá cỗ vui vẻ giữa sân đình

3) Kết bài

Cảm nghĩ của em về đêm trăng ấy:

- Cảnh làng quê trong đêm trăng đẹp như một bức tranh

- Ấn tượng sâu sắc về đêm trăng hôm ấy

- Càng thêm yêu mến quê hương

- Không bao giờ quên hôm ấy

Dàn ý Tả một đêm trăng đẹp mẫu 2

Mở Bài: Vào dịp nào mà em được ngắm trăng => giới thiệu chung (có thể là một đêm trăng trung thu hay là một đêm trăng rằm nhưng mình thấy bạn nên chọn đêm trăng nào tròn và có ý nghĩa và có thể đưa ra hình ảnh đặc sắc và mang nhiều cảm xúc ...)

Thân bài: Tả quang cảnh xung quang:

* Tả tiếng côn trùng

* Tả người người đi lại

* Tả tiếng lao xao của tre hòa đồng với dàn ca của tiếng côn trùng (chỗ này bạn nên nhân hóa)

* Tả bầu trời chung

...(bạn suy nghĩ thêm nha)

- Tả chi tiết:

* Hình ảnh trăng hiện lên

* Hình ảnh trăng cùng với các vì sao

* Sử dụng phép so sánh và nhân hóa để tả trăng (so sánh: Trăng tròn, trong vắt như tâm hồn của con người/nhân hóa: Ông trăng tròn trĩnh cười phúc hậu làm sao...)

* Lấy qua chủ đề chú cuội để tả trăng

* Cảnh vật thế nào khi càng về khuya

* Trăng và sao thế nào (sáng hơn, trong hơn, đẹp hơn...)

* Lũy làng thế nào? tiếng côn trùng thế nào?
.…

Kết bài: Cảm nghĩ của em đối với cảnh đêm trăng, cảm giác ra sao và tình cảm của em giờ đây đối với quê hương như thế nào?

 nguồn internet

14 tháng 2 2019

) Mở bài: Như thường lệ, giữa tháng trăng sáng vằng vặc, em lại ra vườn ngắm trăng.

II) Thân bài:

1. Trời vừa chập choạng tối:

- Màn đêm buông xuống phủ trùm lên cảnh vật.

- Nhà nhà đang lên đèn.

- Trăng từ từ lên cao ở phía ngọn cau.

2. Trời đang vào đêm:

- Không gian trong vắt.

- Cảnh vật lặng im như nghiêm trang chờ đón vầng trăng lên ngự trên đỉnh đồi.

3. Trong đêm:

- Trăng cao sáng vằng vặc như gương.

- Trong vườn lá cây xanh rì thấm đẫm ánh trăng.

- Nước ao lóng lánh, tiếng tôm búng càng tiếng cá đớp trăng.

- Tiếng côn trùng rỉ rả đây đó như vui hát dưới trăng.

4. Vào khuya:

- Tiếng gió khẽ khàng lay động cành cây ngọn lá.

- Ánh trăng lung linh làm lóng lánh giọt sương đêm.

- Mọi vật như sống động hơn, huyền ảo hơn.

- Trăng vàng tràn đầy ánh sáng.

III) Kết bài:

- Đêm trăng sáng đẹp càng làm em yêu mến quê hương mình hơn

15 tháng 2 2019

1 . a) Nội dung chính : miêu tả thác nước chảy mạnh, nhanh đến nỗi những rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận .

b ) mk ko bt

c ) Phương thức biểu đạt chính : miêu tả

2 . Trong văn bản Sông nước Cà Mau, dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng sông nước Cà Mau hiện lên thật sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn nữa hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống, cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ thương. Thiên nhiên Cà Mau bao la, hào phóng; con người Cà Mau mộc mạc, hồn hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang đi giữa sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, dừng lại, bước lên những ngôi nhà bè và mua một vài món quà lưu niệm. Cảm giác được chu du giữa cả một miền sông nước như thế mới thú vị biết bao!
 

14 tháng 2 2019

chùm khế ngọt và đg đi học

15 tháng 2 2019

Quê hương là chùm khế ngọt

Cho con chèo hái mỗi ngày

Quê hương là đường đi học

Con về rực bướm vàng bay

Quê hương là con diều biếc

Tuổi thơ con thả trên đồng

Quê hương là cầu tre nhỏ

Chiều về khua nước trên sông

Tác giả so sánh Quê Hương với Chùm Khế Ngọt và So sánh Quê hương với đường đi học,con diều biếc,cầu tre nhỏ

+ So sánh với Chùm Khế Ngọt: -> QH là những kỷ niệm tuổi thơ hằn sâu trong ký ức, quê hương là những tháng ngày vui đùa cùng lũ bạn, là vị ngọt thân quen còn đọng nơi đầu lưỡi
+ So sánh với Con đường đi học: -> QH là những gì không gian thân quen và gần gũi nhất, gần gũi và bình dị nhất, gắn bó với ta



Tác giả so sánh Quê hương với những điều thân quen bình dị nhất
=> Nhờ biện pháp tu từ so sánh trên mà người đọc cảm nhận quê hương không trừu tượng xa lạ mà trở nên gần gũi, thân thiết với tuổi thơ. Cũng qua biện pháp tu từ so sánh trên mà người đọc cảm nhận tình yêu quê hương của tác giả chân thành, mộc mạc…

14 tháng 2 2019

- Bài thơ kể và tả về Lượm bằng lời của người chú

    + Về chuyện gặp gỡ của hai chú cháu ở thành phố Huế trong “ngày Huế đổ máu”

    + Sự hi sinh anh dũng của Lượm khi đang trên đường làm nhiệm vụ và hình ảnh của Lượm còn sống mãi.

- Bố cục:

    + Phần 1 ( 5 khổ thơ đầu): Cuộc gặp gỡ của hai chú cháu tại Huế

    + Phần 2 (7 khổ thơ tiếp) Sự hi sinh của Lượm trên đường làm nhiệm vụ

    + Phần 3 (còn lại): Hình ảnh Lượm sống mãi với đất nước.

Câu 2 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Hình ảnh nhân vật Lượm (khổ 2 tới khổ 5):

- Về mặt hình dáng: loắt choắt, chân thoăn thoắt

- Trang phục: xắc xinh xinh, ca lô đội lệch

- Hoạt động: đầu nghênh nghênh, mồm huýt sáo vang, nhảy trên đường

- Lời nói tự nhiên, chân thật, lễ phép: cháu đi liên lạc/ vui lắm chú à, ở đồn Mang Cá/ thích hơn ở nhà.

- Biện pháp nghệ thuật: từ láy, so sánh, nhịp điệu nhanh, vui nhộn

→ Hình ảnh Lượm là chú bé thông minh, nhanh nhẹn, hồn nhiên. Công việc khó khăn, nguy hiểm nhưng Lượm vẫn rất dũng cảm, không hề quan tâm tới hiểm nguy.

Câu 3 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Nhà thơ hình dung chuyến đi công tác cuối cùng của Lượm rất nguy hiểm: đạn bay vèo vèo, nhiệm vụ cấp bách

- Nhiệm vụ của Lượm quan trọng, khẩn cấp: thư đề thượng khẩn

- Tâm thế: Lượm bình tĩnh, gan dạ ( sợ chi hiểm nghèo)

- Hình ảnh Lượm anh dũng hi sinh, ngã xuống như một phần của đất mẹ:

    + Nằm trên lúa

    + Lúa thơm mùi sữa

    + Hồn bay giữa đồng

→ Hình ảnh Lượm ngã xuống khiến ta khâm phục, xúc động.

Khổ thơ đặc biệt: “Ra thế/ Lượm ơi!...” diễn tả niềm thương xót, ngậm ngùi trước sự hi sinh đột ngột của Lượm.

Câu 4 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Từ ngữ xưng hô của tác giả gọi Lượm: cháu, chú bé, Lượm, chú đồng chí nhỏ

→ Thể hiện quan hệ nhiều chiều: vừa là chú cháu, vừa là đồng chí.

- Đoạn thơ sau cùng, tác giả gọi Lượm là “chú bé” vì lúc này Lượm không còn là của riêng tác giả

- Lượm trở thành người anh hùng trong lòng mọi người, mọi nhà, Lượm là chiến sĩ nhỏ hi sinh vì quê hương, đất nước.

Câu 5 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Câu thơ: “Lượm ơi, còn không?” được đặt ở gần cuối bài thơ để bộc lộ cảm xúc và khẳng định.

    + Bộc lộ cảm xúc: Tiếc thương, đau xót trước sự hi sinh của Lượm.

    + Câu hỏi còn bộc lộ sự ngỡ ngàng như chưa kịp tin vào sự thật Lượm đã hi sinh.

- Sau câu thơ đặc biệt “Lượm ơi, còn không?” hình ảnh Lượm ở đầu khổ thơ được lặp lại nhằm khẳng định hình ảnh của em còn mãi về quê hương, đất nước và trong lòng mọi người.

LUYỆN TẬP

Bài 1 (trang 77 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Học thuộc lòng thơ từ Một hôm nào đó đến hết bài thơ.

Bài 2 (trang 77 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Trong bài thơ Lượm, hình ảnh chú bé liên lạc nhanh nhẹn, thông minh, gan dạ để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Lượm làm nhiệm vụ giao liên, hằng ngày phải đối mặt với mưa bom bão đạn nhưng với trí thông minh, tinh thần gan dạ “sợ chi hiểm nghèo”. Trong một lần đưa thư “thượng khẩn” cũng như bao ngày, sau khi bỏ thư vào bao, Lượm băng qua những mặt trận “đạn bay vèo vèo” nguy hiểm, ác liệt. Bỗng đạn nổ “một dòng máu tươi”… Lượm ngã xuống trong tay vẫn nắm chặt bông lúa. Lượm hi sinh giữa cánh đồng lúa chín, hóa thân vào dáng hình xứ sở.

nguồn: internet

14 tháng 2 2019

Câu 1 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Bài thơ kể và tả về Lượm bằng lời của người chú

    + Về chuyện gặp gỡ của hai chú cháu ở thành phố Huế trong “ngày Huế đổ máu”

    + Sự hi sinh anh dũng của Lượm khi đang trên đường làm nhiệm vụ và hình ảnh của Lượm còn sống mãi.

- Bố cục:

    + Phần 1 ( 5 khổ thơ đầu): Cuộc gặp gỡ của hai chú cháu tại Huế

    + Phần 2 (7 khổ thơ tiếp) Sự hi sinh của Lượm trên đường làm nhiệm vụ

    + Phần 3 (còn lại): Hình ảnh Lượm sống mãi với đất nước.

Câu 2 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Hình ảnh nhân vật Lượm (khổ 2 tới khổ 5):

- Về mặt hình dáng: loắt choắt, chân thoăn thoắt

- Trang phục: xắc xinh xinh, ca lô đội lệch

- Hoạt động: đầu nghênh nghênh, mồm huýt sáo vang, nhảy trên đường

- Lời nói tự nhiên, chân thật, lễ phép: cháu đi liên lạc/ vui lắm chú à, ở đồn Mang Cá/ thích hơn ở nhà.

- Biện pháp nghệ thuật: từ láy, so sánh, nhịp điệu nhanh, vui nhộn

→ Hình ảnh Lượm là chú bé thông minh, nhanh nhẹn, hồn nhiên. Công việc khó khăn, nguy hiểm nhưng Lượm vẫn rất dũng cảm, không hề quan tâm tới hiểm nguy.

Câu 3 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Nhà thơ hình dung chuyến đi công tác cuối cùng của Lượm rất nguy hiểm: đạn bay vèo vèo, nhiệm vụ cấp bách

- Nhiệm vụ của Lượm quan trọng, khẩn cấp: thư đề thượng khẩn

- Tâm thế: Lượm bình tĩnh, gan dạ ( sợ chi hiểm nghèo)

- Hình ảnh Lượm anh dũng hi sinh, ngã xuống như một phần của đất mẹ:

    + Nằm trên lúa

    + Lúa thơm mùi sữa

    + Hồn bay giữa đồng

→ Hình ảnh Lượm ngã xuống khiến ta khâm phục, xúc động.

Khổ thơ đặc biệt: “Ra thế/ Lượm ơi!...” diễn tả niềm thương xót, ngậm ngùi trước sự hi sinh đột ngột của Lượm.

Câu 4 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Từ ngữ xưng hô của tác giả gọi Lượm: cháu, chú bé, Lượm, chú đồng chí nhỏ

→ Thể hiện quan hệ nhiều chiều: vừa là chú cháu, vừa là đồng chí.

- Đoạn thơ sau cùng, tác giả gọi Lượm là “chú bé” vì lúc này Lượm không còn là của riêng tác giả

- Lượm trở thành người anh hùng trong lòng mọi người, mọi nhà, Lượm là chiến sĩ nhỏ hi sinh vì quê hương, đất nước.

Câu 5 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Câu thơ: “Lượm ơi, còn không?” được đặt ở gần cuối bài thơ để bộc lộ cảm xúc và khẳng định.

    + Bộc lộ cảm xúc: Tiếc thương, đau xót trước sự hi sinh của Lượm.

    + Câu hỏi còn bộc lộ sự ngỡ ngàng như chưa kịp tin vào sự thật Lượm đã hi sinh.

- Sau câu thơ đặc biệt “Lượm ơi, còn không?” hình ảnh Lượm ở đầu khổ thơ được lặp lại nhằm khẳng định hình ảnh của em còn mãi về quê hương, đất nước và trong lòng mọi người.

nhớ k!

14 tháng 2 2019

Kỳ nghỉ cuối năm là dịp tuyệt vời để sum họp, vui vẻ bên gia đình, bạn bè. Tuy nhiên, đồ ăn thức uống trong các bữa tiệc lễ Tết thường để lại tác động tiêu cực lên sức khỏe. Cùng với việc áp lực gia tăng và thiếu ngủ, không ít người cảm thấy mệt mỏi sau khoảng 2 tuần bận rộn.

Khó khăn lớn nhất phải đối mặt vào dịp lễ Tết là số lượng các món ăn ngon, vốn ngày thường ít có thời gian cầu kỳ chuẩn bị. Nhưng điều quan trọng thực sự cần làm là duy trì thói quen ăn uống lành mạnh sao cho nó trở thành một phần trong lối sống thường ngày của bạn. Và chỉ cần bạn có sự kiểm soát tốt, có kỷ luật tốt với bản thân trong việc ăn uống, bạn sẽ đạt được mục tiêu giữ gìn sức khỏe trong dịp Tết.

14 tháng 2 2019

Ăn thật nhiều bánh chưng ăn thật nhiều kẹo uống nhiều nước ngọt

  1. Hồng hạc: lớp chim, sống trên cạn, gần những nơi có nước hay ao cạn
  2. Lươn: lớp cá, sống ở nơi nhiều bùn, đất sét, có thể chịu lạnh đến 0 độ C
  3. Cá sấu: lớp bò sát, sống dưới nước lẫn trên cạn, nó là loài bò sát duy nhất có tim 4 ngăn
  4. Cá đuối: lớp cá, sống ở biển
  5. Cá heo: lớp cá, sống ở biển