K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 8 2018

Tôi hứa sẽ học tốt để bố mẹ luôn vui lòng

k mk

học giỏi

9 tháng 8 2018

tôi hứa sẽ học tốt để thực hiện ước mơ trong tương lai

mỗi người có 1 ý khác nhau

hok tốt

9 tháng 8 2018

Câu chuyện thứ ba: Cha Ơi, Đến Khi Nào Thì Ngón Tay Con Sẽ Mọc Lại

Một người đàn ông đang đánh bóng chiếc xe hơi mới mua của mình thì cô con gái 4 tuổi của ông lại dùng đá để viết lên chiếc xe ấy. Điên tiết, ông ta cầm lấy bàn tay của đứa trẻ và đánh rất nhiều, và ông không nhận ra mình đang đánh bằng một cái mỏ lết. Lúc đến bệnh viện, cô bé phải cưa bỏ tất cả những ngón tay của mình vì vết thương quá nghiêm trọng.

Khi đứa trẻ nhìn thấy cha, cô bé tuyệt vọng hỏi “Cha ơi, đến khi nào thì ngón tay con sẽ mọc lại?”. Người cha đau đớn trong lặng câm. Ông trở lại chiếc xe hơi và tức giận đá vào nó. Phải đến lúc thấm mệt ông mới nhìn vào chỗ có những vết rạch mà con gái ông đã viết nên, cô bé đã viết.

“Con yêu cha.”

Bài học: Hãy hiểu một điều rằng, cả sự tức giận lẫn tình yêu thương đều không có giới hạn. Nên nhớ, “Đồ vật là để sử dụng, nhưng con người là để yêu thương”. Đừng để sự nóng nảy tức thời làm bạn cả đời phải hối hận.

9 tháng 8 2018

Nhiều năm sau, tôi cũng không làm sao quên được cái ngày hôm ấy - cái ngày mà cha xé hết tập vở của tôi!

Hôm đó, tôi đi học về trễ hơn mọi bữa, trời đã nhập nhoạng tối. Cha đứng đợi ở cửa, quát: "Đi đâu giờ này mới về?". Tôi lí nhí đáp: "Dạ, con đi học thêm!". "Không học thêm học thiếc gì hết! Bỏ cửa bỏ nhà, không dọn dẹp nấu nướng; heo ca gà vịt không ai cho ăn", vừa nói, cha vừa rút cây roi vắt trên vách, quất liên tiếp vào mình tôi. "Kể từ ngày mai, không được đi học gì hết! Học nè, học nè, học nè!", mỗi từ học là một roi. Tôi đau quặn người, đưa tay ra đỡ. Cây roi gãy làm đôi. Cha quăng cây roi gãy xuống, phăm phăm bước vào nhà, đến kệ sách của tôi, chụp lấy đống sách vở, vừa quăng vừa xé! Tôi đứng trân mắt nhìn, đau điếng nhưng không dám phản ứng.

Mẹ từ trong bếp chạy ra, kéo tôi vào nhà sau, nói: "Muốn ăn đòn nữa hay sao mà còn đứng đó. Vô nấu cháo heo đi!". Nhà sau là một cảnh nháo nhác. Bầy heo đói, kêu eng éc. Lũ gà lên chuồng lục tục, quang quác. Âm thanh inh ỏi. Mẹ tôi vừa thổi cơm, vừa la hai đứa em trai tôi, bảo tụi nó xắt rau, xắt chuối. Khói cay mù mịt gian nhà tranh chật chội, cay xè cả mắt. Bữa cơm tối rất trễ, tôi nuốt cơm, nuốt luôn cả những giọt nước mắt.

Năm đó tôi đang cuối cấp ba. Nhà tôi nghèo xơ xác. Cha tôi làm nông, mùa được mùa mất. Mẹ thì đi may ở chợ, sớm dọn đồ ra, tối dọn về. Anh Hai tôi trước đó buổi đi học, buổi phụ mẹ. Thấy mẹ cực quá, anh quyết định nghỉ học. Mẹ không cho, bảo: "Nếu con không học thì ra chợ xin thức ăn thừa ở mấy quán cơm về nuôi heo!". Anh tôi làm thiệt. Thấy cảnh đứa con trai mười bảy tuổi ngày ngày hai tay xách hai xô ra chợ xin thức ăn thừa, mẹ chịu không nổi, cho anh theo học may.

Đến lúc anh Ba tôi vào đại học, cha mất đi một người phụ việc, lại phải hàng tháng gửi tiền cho anh, nhà lâm vào cảnh túng quẫn. Cha mẹ cắn răng chịu đựng thêm vài năm, đến khi tôi vào lớp 12, cha bảo: "Con Phương là con gái, không cần phải học nhiều, hết mười hai ở nhà phụ mẹ vài năm rồi lấy chồng là vừa". Nghe vậy, tôi ứa nước mắt, nhưng biết cảnh nhà cơ cực, không dám hó hé, dặn lòng học đến đâu hay đến đó, biết đâu cha mẹ đổi ý cho tôi vào đại học.

Năm cuối cấp, bài vở rất nhiều. Tôi vừa học ở trường, vừa học thêm ở nhà Nam - học miễn phí, vì "thầy giáo" chính là Nam! Nam học với tôi từ nhỏ, hai đứa rất thân. Biết cảnh nhà tôi, Nam thường kèm tôi làm bài tập. Sau giờ đi luyện thi ở nhà thầy chủ nhiệm về, Nam sắp xếp thời gian hướng dẫn cho tôi làm bài tập chung. Nhờ vậy mà tôi học cũng khá. Nhưng kẹt nỗi, tôi vừa học vừa phải canh giờ về.

Ở nhà bao nhiêu việc chờ tôi, nào nấu cơm tối, dọn dẹp nhà cửa, nào giặt giũ áo quần, cho heo ăn - lũ heo chính là tiền học của mấy anh em tôi, nhất là anh Ba; nhờ bán mấy lứa heo con, mẹ mới có tiền gửi cho anh trọ học! Cha tôi biết chuyện tôi nuôi mộng đại học, nhưng do việc nhà cũng ổn nên không nói gì. Ngặt nỗi, hai đứa em tôi lười chảy thây, chẳng giúp tôi được gì. Đó cũng chính là lý do gián tiếp khiến cho tôi bị cha xé tập vở, bắt phải nghỉ học gấp.

Sáng hôm sau, lo lắng cơm nước xong, phần cho cha bới đi làm, phần để mẹ bới đi chợ, tôi rón rén ôm cặp ra khỏi nhà. Cha nhìn theo, lặng lẽ. Đến lớp, mắt tôi vẫn còn sưng húp, tụi bạn xúm nhau hỏi, nhưng tôi không trả lời. Xui xẻo làm sao, đúng hôm đó thầy chủ nhiệm gọi tôi lên trả bài. Tôi hoảng hốt, ngơ ngẩn bước lên bục giảng. Thầy cầm lấy quyển tập của tôi, ngạc nhiên hỏi: "Tập em sao thế này? Không phải em xé đó chứ?". Tôi đứng im vô hồn, thầy hỏi gì cũng không đáp. "Này!", thầy khẽ nắm lấy cổ tay tôi lắc lắc, đúng ngay chỗ bị cha đánh. Tôi đau quá, la "oái" lên. Thầy nhìn thấy cổ tay tôi sưng vù, bầm tím, như hiểu ra điều gì, dịu giọng nói: "Em xuống phòng y tế đi, nhờ cô Vy bóp dầu cho. Thầy cho em nợ, lần sau trả bài nhé!".

Kể từ hôm đó, thầy chủ nhiệm quan tâm đến tôi nhiều hơn. Thỉnh thoảng, thầy nhờ Nam gửi cho tôi một vài quyển sách tự học với lời nhắn nhủ: "Hãy cố lên, rồi mọi thứ sẽ tốt đẹp, em nhé! Không gì là mãi mãi..." Lời nhắn nhủ của thầy theo tôi mãi đến những tháng năm sau này...

Rồi tôi cũng tốt nghiệp, loại giỏi! Tôi tiếp tục nộp đơn dự tuyển sinh đại học. May thay, dù chỉ dự thi một trường duy nhất là Đại học Sư phạm, tôi cũng đậu. Trước mặt tôi là một con đường! Dưới chân tôi là một con đường! Tôi sẽ phải bước tiếp!

Hôm tôi trình giấy báo nhập học, mẹ lặng lẽ cười. Cha tôi trầm ngâm không nói. Thêm một người nữa vào đại học. Một niềm vui, một nỗi lo. Phía trước, phía trước. Phía trước chắc chắn là những tháng ngày gian khó cho cha mẹ, và dĩ nhiên, cả cho tôi nữa. Tôi nhớ lúc trong phòng thi, khi đã hoàn thành bài thi cuối cùng mà vẫn còn chút ít thời gian, thay vì coi lại bài, tôi đã gục đầu trên trang giấy của mình và khóc. Giám thị có lẽ nghĩ tôi làm bài không được, nhìn tôi ái ngại.

Nhưng tôi thì lại khác, không hiểu sao tôi nghĩ là mình sẽ đậu, đậu trong lo lắng. Tôi khóc vì tấm lưng cha phơi nắng giữa đồng. Tôi khóc vì những đường kim miệt mài của mẹ. Khóc cho hai đứa em tôi. Và tôi khóc cho tôi. Không gì là mãi mãi... Tôi nhớ câu nói của thầy chủ nhiệm và tự nhủ: vì những người thân yêu, mình sẽ thay đổi được mọi thứ! Nhất định!

Khuya hôm đó, mẹ dậy sớm nấu cơm. Hai đứa em tôi vẫn còn say ngủ. Cha ngồi uống trà, nghe radio, kênh nhà nông. Tôi một mình xếp hành lý. Ăn sáng xong, tôi cúi chào cha mẹ lên đường. Cha tôi chỉ gật đầu, còn mẹ chỉ dặn: "Con đi đường cẩn thận. Phải biết tự chăm sóc cho mình, cha mẹ ở xa không lo được". Lần đầu tiên tôi xa nhà, xa những vài trăm cây số. Trong túi tôi cũng chỉ vỏn vẹn vài trăm ngàn. Ra đến cổng, tôi ngoái lại nhìn căn nhà thân yêu của mình, nơi tôi đã sống, đã thương yêu, đã buồn khóc những 18 năm trời!

Bất chợt, tôi bắt gặp ánh mắt của cha nhìn theo. Thấy tôi quay lại, cha vội lảng đi chỗ khác. Dù xa, nhưng không hiểu sao tôi vẫn nhận ra những giọt nước mắt - giọt nước mắt đã chảy xuống đôi gò má sạm nắng của cha. Cha đã khóc vì tôi. Nghĩ đến đó, mắt tôi chợt cay xè!

Bến xe hôm đó thật đông. Tôi lên xe, lặng lẽ nhìn ra cửa. Đây là quê hương tôi, lát nữa tôi phải xa. Dù là đi học, nhưng không hiểu sao tôi vẫn có cái cảm giác biền biệt, như lời một bài hát: "Quê nhà tôi ơi, xứ Đoài xa lắm...".

Xe khởi động. Tiếng rừm rừm làm tôi rùng mình. Tôi thò đầu ra khỏi xe, nhìn về hướng nhà. Bỗng, trên con đường đất đỏ, tôi thấy dáng ai đang tất tả chạy lại - dáng ai như thể dáng mẹ! Đúng là mẹ rồi! Mẹ đi đâu vậy nhỉ? Không phải giờ này mẹ phải ra chợ rồi sao? Đến trước cửa xe, mẹ hớt hơ hớt hải gọi tài xế: "Chờ tôi chút!". Tôi vội lao ra khỏi xe. "Có chuyện gì hả mẹ?", tôi lo lắng hỏi. "Không!", mẹ vừa thở hổn hển vừa nói: "Mẹ chỉ gửi cái này cho con!".

Nói rồi, mẹ dúi vào tay tôi một bọc giấy nhỏ: "Con cầm lấy đi!". Tôi ngờ ngợ, vội mở ra, mẹ không kịp ngăn lại. Cái gì đây? Một đôi bông tai và chiếc nhẫn vàng! Ồ,... không! Chẳng phải đây là đôi bông tai và chiếc nhẫn cưới của mẹ sao. Mẹ đã giữ gìn cẩn thận nhiều năm, cho dù có túng quẫn thế nào cũng không đem ra bán. Đó là vật kỷ niệm thiêng liêng của ngoại tặng mà mẹ quý hơn máu thịt.

"Mẹ, con không nhận đâu!", tôi bật khóc nói. "Không, con cầm lấy đi cho mẹ yên tâm. Thân gái dặm trường, không có ai lo cho con cả!". "Còn cha thì sao? Cha có biết chuyện này không?", tôi ngập ngừng hỏi. Mẹ gật đầu: "Cha con nói, vật kỷ niệm thì cũng là vật. Bây giờ mà không đưa cho con thì đợi đến bao giờ?!". Thì ra, cha tôi... Cha vẫn rất thương yêu tôi, thương yêu theo cái cách của cha! Hai mẹ con chia tay nhau tại bến xe, ngập đầy nước mắt!

Xe chạy. Dáng mẹ xa dần. Tôi lại giở những kỷ vật của mẹ ra xem. Nước mắt lại trào ra. Tôi tự hứa là sẽ không bao giờ bán những kỷ vật này đi. Tôi có đôi bàn tay; tôi có khối óc; tôi có những kiến thức quý giá mà mình đã tích lũy được từ nhà trường, gia đình và xã hội. Nhất định tôi sẽ tự đứng trên đôi chân của mình. Nhất định!

Nhiều năm sau, tôi cũng không làm sao quên được cái ngày hôm ấy - cái ngày mà cha nhìn theo tôi, nước mắt cha chảy xuống đôi gò má sạm đen vì nắng! Tôi thương cha, thương theo cách của mình. Dù cha có làm gì đi nữa thì tôi vẫn thương.

9 tháng 8 2018

Mik nghĩ phần đông là thích tiền, nhưng nếu là mik thì mik chỉ thích đc sống, ở bên cạnh bố mẹ mik suốt đời thôi!

9 tháng 8 2018

có 1 đứa bạn thân tốt

có lòng tự trọng

tài giỏi 

vv...............

9 tháng 8 2018

 Giúp mình với 

9 tháng 8 2018

"Khi những đám dã quỳ khảm vàng phố núi
Mây cũng len lén vàng trong chút ráng hoàng hôn
Giữa lồng ngực anh chao chác rung dồn
Có một đóa dã quỳ, thao thức nở..."

Đâu chừng khoảng trên dưới một tháng nữa thôi là đến Tết Nguyên Đán – anh nhớ vậy vì dạo này anh biếng nhác nhìn lên tờ lịch treo tường, hay đúng hơn, anh “thấy mình” bất chợt... sợ Tết! Thật đấy, anh chợt sợ những phút giây nhìn thấy người người sum họp, nhà nhà đỏ lửa vui vầy mà chúng ta, anh – và – em cứ biền biệt đôi nơi. Ừ thì anh biết cuộc sống chả hào phóng đến mức cho ai một khắc mà trở nên đầy đủ. Ừ thì anh biết để hạnh phúc ta phải biết đợi chờ. Ừ thì anh biết giờ này chúng ta cần vượt qua nhiều hơn cho những ngày bình yên sắp tới. Nhưng ai cũng có lúc mềm lòng, kể gì trẻ già, mạnh yếu đâu em!

Mà... không mềm lòng sao được khi mỗi sớm mai thức dậy, trên cung đường ngày ngày anh vẫn thường đi thể dục, đi làm; cả những cung đường mới hôm nào còn đón em ríu rít nói cười, đưa nhau phố xá loanh quanh, giờ đâu đâu cũng ngập tràn một màu vàng rực rỡ và hoang dại của loài hoa dã quỳ phố núi. Đó đây mầm nụ, khẽ khàng đâm chồi nảy lộc xanh biêng biếc. Đó đây lấm tấm bung những đóa hoa vàng ươm, nhẹ nhàng đong đưa, điệu đà rung rinh trong gió như thể tiễn biệt một năm trầm nổi qua đi.

Anh nhớ nhà thơ tài hoa Đỗ Trung Quân một lần (hay nhiều lần chả rõ) ngắm những đốm hoa vàng líu xíu, lộng lẫy ấy mà viết rằng:

“Một hôm thấy nắng vàng đâu đó
Một hôm thấy nắng trải dọc ven đường
Ồ không, chỉ là dã quỳ một ngày bình thường
Chợt lộng lẫy nhớ thương
Mặc kệ tháng Mười Hai co ro trong túi áo
Anh hỏi
Trong nỗi buồn của dã quỳ
Sao mày vàng đến thế
Vàng như thể chia ly
Thành phố dốc đồi già theo bước người đi
Hoa quỳ dại có bao giờ vàng thế,
Hoa buồn quá
Hay chính ta buồn...?!”


Anh thì không có được chất nghệ sĩ như họ Đỗ để nhìn màu hoa cũng rưng rức buồn. Anh, chỉ đơn giản là anh yêu hoa quỳ dại, yêu màu vàng xốn xang đến nhức mắt mỗi độ Đông về. Với anh, loài hoa ấy, màu hoa ấy gắn chặt cùng tuổi thơ anh suốt một thời thơ bé.

nh nhớ, năm ấy cả nhà anh từ phía bờ bên kia sông Hồng đã xuôi theo miền đất mới, dọn vào ở tận Tây Nguyên, quyết tâm lập nghiệp từ mảnh vườn con nằm lưng chừng một quả đồi lúp xúp, xung quanh là những vạt rừng còn sót lại. Ven theo những con đường mòn nhỏ quanh co là vô vàn quỳ dại, bạt ngàn quỳ dại mọc chen chúc nhau, xòa cả ra con đường vốn dĩ đã nhỏ lại càng nhỏ khi anh len lỏi đặt đôi bàn chân bé xíu đi qua.

Anh nhớ, khi ấy cây quỳ thường chỉ là loài cây mọc hoang dại ở hàng rào, bên ngoài sự quan tâm vun vén, thương yêu của con người. Nhất là khi qua một mùa mưa, quỳ vụt xanh ngời ngời, tham lam dấn bước lấn qua phần đất của những đậu, những bắp, hay các loài hoa màu mà người ta phải bỏ công ra tỉa trồng và chăm bón thì ôi thôi, quỳ tha hồ mà bị đốn, bị chặt, bị đốt bỏ cả gốc, cả cành cho đỡ “nhiễu nhương”...! Chỉ đôi lần trong năm quỳ mới được ngó ngàng tuyên dương vì được chọn làm loài cây tiêu biểu mà bọn học trò phải rủ nhau đi chặt từng bó mươi, mười hai ký nộp cho nhà trường mỗi khi phát động phong trào “Chúng em làm lao động”.

Ấy thế mà vắng quỳ thử xem, lấy đâu ra thứ cây ủ làm phân xanh bón vườn, bón ruộng? Lấy đâu ra đoạn rễ đắng nấu nước cho những đứa trẻ nghèo đầu trần chân đất như bọn anh... tắm ghẻ? Lấy đâu ra túm lá xanh ngắt cho đám con gái tụm năm tụm ba chơi đá cầu, đá kiện? Lấy đâu ra mấy cái hoa cho thằng bé con thò lò mũi dãi nhà bên đẩy tới đẩy lui cười tít, quên chuyện phải xa mẹ, ngong ngóng cửa một mình? Chưa kể, cứ thấy quỳ bắt đầu nở hoa rải rác cùng những cơn gió lạnh trong cái nắng vàng hanh hao lan tỏa khắp khí trời cao nguyên là người ta nhìn thấy Xuân về...

Có điều, dã quỳ phố núi bao giờ cũng có cái dáng gầy yếu, mong manh và hơi xao xác. Đứng xa xa chiêm ngưỡng những vạt hoa vàng xoắn xuýt vào nhau, vươn lên trời cao thì đẹp chứ đến gần hoa lại rất bình thường, thậm chí cái màu vàng ngác ngơ mà nhà thơ họ Đỗ ca ngợi “sao mày vàng đến thế” cũng hóa thành... ung ủng khi mỗi nhành hoa lại dính chặt cùng đám lá quỳ khô quắt đi kèm. Nhìn hoa, chỉ thấy mỗi cái... nghèo, cái khó, cái hanh hao nắng gió, cái lầy lội mưa phùn chứ chẳng bao giờ có cái dáng lộng lẫy đầy đặn như dã quỳ ở miền đất lạnh quê em. Chắc vì thế mà chẳng bao giờ người ta gọi vùng đất Bazan đỏ quặm này là vùng hoa dã quỳ hay lấy quỳ dại làm biểu tượng cho Festival Hoa rực rỡ tươi thắm sắc màu...

Năm nay, nơi anh đang đứng hoa quỳ nở sớm. Tháng Chín, tháng Mười đã thấy những bụi quỳ xanh rì bám chặt vào nhau, mặc cho gió mưa hay bão rớt có “làm mình, làm mẩy. Tháng Mười Một, đi qua những đám quỳ lốm đốm hoa vàng anh cứ ngỡ quỳ bắt đầu lao xao thì thào trò chuyện – có lẽ là câu chuyện chờ đợi, mong ước, câu chuyện khát khao sống, khát khao yêu, khát khao hẹn hò hay biết đâu đấy, là câu chuyện lòng người cùng những ước mơ xa... Lắm lúc, anh chỉ muốn một lần dừng lại, bắt chước người thi sĩ hồi nào, mượn câu thơ hỏi nhỏ “Hoa quỳ dại có bao giờ trò chuyện, để ta nghe, hoa cũng chính là người...”

Rồi thoắt một cái, đầu tháng Mười Hai quỳ đồng loạt rủ nhau bung cánh, vàng xuộm từ đầu thôn đến cuối ngõ, lan ra cả bìa rừng hay nghiễm nhiên vô tư cạnh đường... quốc lộ. Mặc kệ từng cơn gió gào rít điên cuồng, mặc kệ từng đợt giá rét xồng xộc thốc vào. Mặc kệ bụi mù đất đỏ, mặc kệ ngai ngái của đại ngàn, mặc kệ cả mùi hương thoang thoảng của vườn cà phê đang độ...

Quỳ cứ thế đơm bông...!

Em ạ, anh đã đếm những tháng ngày không nhau và cả những tháng ngày có nhau từ khoảnh-khắc-hoa-quỳ như thế đó. Nên em đừng hỏi vì sao giữa trời đất bao la, anh lại quá chừng cay mắt, lòng cứ rưng rưng khi tìm thấy mộ ba an yên bên vạt quỳ sáng rực. Lần ấy, bên anh chưa có em, nên anh tin ba đã nhờ hoa đưa đường mách lối. Em cũng đừng hỏi tại sao anh lại nôn nao khi mùa quỳ sắp qua đi mà ta vẫn chưa được cùng nhau sánh bước giữa những sắc vàng thắm thiết nồng nàn...

Em, em đã bao giờ nghe câu hát “hoa dã quỳ, 30 năm còn nở...” để hiểu được những gì chưa kể hết trong anh...?!

8 tháng 8 2018

2 câu thơ sd biện pháp -điệp từ'' Mặt trời của''

                                        - đối lập"Của con thì nằm trên đồi, của mẹ thì nằm trên lưng''

                                       -Ẩn dụ

-> tác dụng: Hình ảnh đứa con với mặt trời của lòng mẹ - một cách so sánh ẩn dụ giàu giá trị biểu cảm, thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng, cao quý. Sức nóng của mặt trời trên đồi sao sánh bằng cảm giác ấm áp của tình mẹ con. Con là niềm tin, là hạnh phúc, là ngọn lửa sưởi ấm lòng mẹ. Tình mẫu tử thắm thiết sâu nặng gắn với tình quân dân, cách mạng. Hai câu này, có hai từ mặt trời. Từ mặt trời thứ hai đã được chuyển nghĩa bằng phương thức ẩn dụ .Đứa con là mặt trời của mẹ - con là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của mẹ. Cách diễn đạt này nói rất sâu sắc và gợi cảm về tình thương yêu của mẹ đối với con

17 tháng 5 2024

=))))

8 tháng 8 2018

Tham khảo nhé :

Đoạn thơ bộc lộ cảm xúc dạt dào của tác giả trước những vẻ đẹp bình dị trên đất nước Việt Nam thân yêu. Hình ảnh “biển lúa” rộng mênh mông gợi cho ta nièm tự hào về sự giàu đẹp, trù phú của quê hương. Hình ảnh “cánh cò bay lả dập dờn” gợi vẻ nên thơ, xao xuyến mọi tấm lòng. Đất nước còn mang niềm tự hào với vẻ đẹp hùng vĩ của “đỉnh Trường Sơn” cao vời vợi sớm chiều mây phủ. Đoạn thơ đã giúp ta cảm nhận được tình cảm thiết tha yêu quý và tự hào về đất nước của tác giả Nguyễn Đình Thi. Đất nước Việt Nam ta hiện ra trong khổ thơ trên của nhà thơ Nguyễn Đình Thi thật giàu đẹp và đáng yêu, thật nên thơ và hùng vĩ. Sự giàu đẹp và đáng yêu đó đựoc thể hiện qua những hình ảnh: Biển lúa mênh mông hứa hẹn một sự no đủ, cánh cò bay lả rập rờn thật thanh bình, giản dị và đáng yêu. Sự hùng vĩ và nên thơ được thể hiện qua hình ảnh đỉnh Trường Sơn cao vời vợi sớm chiều mây phủ. Đất nước Việt Nam ta tươi đẹp biết nhường nào!

8 tháng 8 2018

việt nam xinh đẹp

a) Những  chiếc  lá  bàng  mùa  đông  đỏ  như  đồng  hun.

b) Cây bàng trụi lá trông như một con bù nhìn không có rơm.

2.

a)Trên trời vài đám mây trắng đang nói chuyện về chuyện gì nhỉ.

b) Dòng sông quê hương đang nói về chị sông kế bên.

c) Mùa xuân, muôn hoa trong vườn nói chuyện rúc rích.

                                              kk cho mk nha !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

8 tháng 8 2018

1.

a) ...như một chiếc ô khổng lồ chắn gió cho sân nhà

b) ...như 

2.

a) ...trôi lãng đãng như đang đi du ngoạn

b) ... uốn lượn mượt mà chạy thẳng tới tận xóm bên

c) ... tỉnh giấc sớm chào đón một ngày mới

8 tháng 8 2018

cha trong tù

8 tháng 8 2018

Cha ở tù

8 tháng 8 2018

thao tbh ygf ny tjho 

8 tháng 8 2018

Sáng sớm ngày 08/10/2016, gần 120 học sinh khối 12 của trường đã tập trung đông đủ trong niềm vui, phấn khởi, háo hức trước chuyến đi trải nhiệm đầu tiên trong năm học. Trước ngày đi, các bạn đã được cô giáo chủ nhiệm cho biết những quy định cần thực hiện trong suốt chuyến đi cũng như những đồ dùng cần chuẩn bị. Vì vậy, các bạn học sinh đã có được hành trang tốt nhất cho chuyến đi.

       Tôi còn nhớ đêm hôm trước khi đi, tôi không tài nào ngủ được. Trong tôi bỗng có bao cảm xúc dâng lên, vừa hồi hộp, vừa vui sướng và pha vào đó là một chút lo sợ. Tôi vui sướng vì mai đã là ngày lên đường, bao ngày chờ đợi về chuyến đi cuối cùng cũng đã tới. Nhưng tôi cũng cảm thấy hơi lo sợ vì đây là lần đầu tiên tôi đi xa mà không có bố mẹ đi cùng, xa vòng tay ấm áp và bao bọc của bố mẹ. Nhưng rồi, tôi lại tự động viên mình, tự an ủi mình rằng đây sẽ là một cơ hội tốt để tôi rèn cho mình tính tự lập. Ở trong môi trường tập thể, tôi sẽ phải cố gắng để hòa nhập được cùng với bạn bè, thầy cô mà không cần đến sự trợ giúp của bố mẹ. Ở đây, các bạn sẽ được trải nghiệm thực tế kiến thức được học trong sách vở, được làm việc theo nhóm và tham gia nhiều hoạt động. 
          Sáng hôm sau. tôi dậy rất sớm, ăn sáng thật no rồi sửa soạn quần áo để sẵn sàng lên đường. Tôi ra khỏi nhà lúc 6h15’sáng, trời se lạnh. Lên đến trường, tôi thấy có 4 chiếc xe ô tô to đang đứng đợi chúng tôi. Tôi nhanh chóng tìm được chiếc xe của lớp mình .Đoàn xe chúng tôi bắt đầu chuyển bánh vào lúc 7h00 sáng.Xe chúng tôi lướt nhanh trên con đường cao tốc rộng dài, để lại phía sau thành phố Lào Cai thân yêu để về với đất Bảo Hà nơi có Đền Bảo Hà – khu di tích lịch sử văn hóa quốc gia, được xây dựng dưới chân đồi Cấm, bên cạnh dòng sông Hồng chảy vào miền đất Việt, thuộc xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai; cách Tp. Lào Cai khoảng 60km về phía nam;  Trên xe, chúng tôi đã tổ chức rất nhiều trò chơi thú vị, và chúng tôi đã đồng thanh hát vang ca khúc "Em yêu trường em" khiến không khí trên xe rất sôi nổi. Tôi cảm thấy lớp tôi thật sự là một gia đình tuyệt vời, một gia đình có 27 anh em cùng bao tình thương yêu và tinh thần đoàn kết.

            Đoàn học sinh đến đền Bảo Hà lúc 8:30.Tại  đây các bạn được vào dâng hương, nghe về lịch sử, quá trình hình thành và các sự tích gắn liền với đền Bảo Hà và được tham gia quan khu di tích lịch sử Quốc gia.

Qua đó các bạn học sinh đã được biết thêm nhiều kiến thức mới, nâng cao khả năng ngoại ngữ, tính xây dựng và đoàn kết tập thể khi làm việc nhóm. Có thể nói đây là hoạt động vô cùng bổ ích và lý thú đối với các bạn học sinh. Các bạn không hề cảm thấy mệt mỏi mà trái lại tất cả là những nụ cười và sự hứng thú.   Kết thúc buổi thực tế ở đền Bảo Hà, đoàn tiếp tục đến…

                                                     “Đã nghe nức trận Phố Ràng

Đã nghe trang sử chói vàng đời sau

Vùng lên từ những thương đau

Hồi sinh sau những dãi dầu đạn bom…”

Tại đây các bạn được tìm hiểu về Đồn Phố Ràng với trận chiến lịch sử mãi mãi là mốc son chói lọi trong lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp thời kỳ 1945 – 1954 của huyện Bảo Yên và hiện nay được công nhận là Di tích cấp Quốc gia. Chúng tôi ai cũng chăm chú lắng nghe để bổ sung thêm kiến thức cho mình về những di tích này

     Rời đền Phúc Khánh chúng tôi ghé thăm trường PTDTNT, THCS-THPT Bảo Yên. Tại đây các bạn được trải nghiệm cuộc sống của các bạn học sinh nơi đây, đêm hôm ấy các bạn đã được ngủ tại kí túc xá của các em học sinh và tham gia giao lưu văn nghệ thể thao, chia sẻ . Trên gương mặt ai nấy đều vui tươi phấn khởi

Sáng 1/2/2015, chúng tôi thức dậy rất sớm tập thể dục buổi sáng cùng các bạn học sinh nơi đây và đúng 7h00 sáng, đoàn xe chúng tôi khởi hành đi thăm thị trấn Nghĩa đô, nơi đã diễn ra cuộc chiến đấu oanh  liệt của nhân các dân tộc Bảo Yên phối hợp cùng bộ đội chủ lực trung đoàn 165 Lao Hà giải phóng Nghĩa Đô.

 9h00 chúng tôi lên xe khởi hành về Thành phố Lào Cai. Chuyến trải nghiệm thực tế hai ngày một đêm đã thành công tốt đẹp. Tôi thực sự rất cảm ơn nhà trường, các thầy giáo cô giáo, các bậc phụ huynh đã tổ chức chuyến đi ý nghĩa này, vì nó đã giúp cho tôi hiểu thêm nhiều điều mà mình chưa được biết, những điều ngoài thực tế mà trong sách vở không có. Đặc biệt, chúng tôi được sinh hoạt tập thể và chắc chắn sau chuyến đi này, gia đình 12A7 của chúng tôi đã thực sự gắn bó, thương yêu và đoàn kết với nhau nhiều hơn. Giờ nghĩ lại thấy thời gian trôi qua nhanh quá! Chắc chắn tôi sẽ không bao giờ quên kỉ niệm này, nó sẽ là hành trang để chúng tôi bước tiếp vào tương lai.

 

8 tháng 8 2018

Vì Hùng ham chơi nên đã không làm bài tập.

Hễ Mai làm bài bài tập xong thì lại chạy đi chơi ngay.

Tuy Mai học không học giỏi nhưng bạn lại rất tốt bụng.

Không những cây bút này đẹp mà nó còn rất bổ ích.

k mình nha !

24 tháng 1 2021

a. Vì Nam không học bài nên cậu ấy cứ gãi đầu, gãi tai

b. Nếu con người không biết bảo vệ cây xanh thì sẽ phải gánh chịu hậu quả khó lường

c. Tuy anh La Văn Cầu bị giặc bắn nát một phần cánh tay nhưng anh vẫn nghiến răng nhờ đồng đội dùng lưỡi lê chặt đứt cánh tay để tiếp tục chiến đấu

d.  Em không chỉ học giỏi môn Toán mà em còn giỏi cả môn Tiếng Việt