K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh rất đẹp và đầy chất thơ. Đây là đoạn văn miêu tả đẹp nhất của bài kí. Như một “sản phẩm quí”, vẻ đẹp của thiên nhiên như dâng sẵn, đón chờ, nhưng không phải ai cũng có thể cảm nhận được vẻ đẹp ấy một cách đầy đủ và tinh tế. Chính vì thế mà ngắm nhìn bình minh Cô Tô đối với Nguyễn Tuân không phải là một thú vui hưởng thụ, dễ dãi, thụ động mà là cả một cuộc đi tìm cái đẹp một cách công phu, đầy sự khám phá, sáng tạo. Như một nghệ sĩ đi săn lùng cái đẹp, Nguyễn Tuân đã dậy từ canh tư, lúc còn tôi đất, cô đi mãi trên đầu đá sư, ra thấu đầu mủi đảo. Và ngồi đó rình mặt trời lên. Người đọc cảm mến tác giả về lòng yêu quí, tôn thờ “cái đẹp” và cảm phục, thích thú vì công phu tìm kiếm cái đẹp của người nghệ sĩ, hồi hộp cùng tác giả chờ đón cái “đẹp” xuất hiện

Mỗi người có một sở thích riêng, bạn thích ngắm cảnh sông nước hiền hòa chảy, bạn thích ngắm cánh đồng lúa xanh... Còn riêng em lạithích ngắm nhìn cảnh mặt trời mọc trên biển. Hình ảnh mặt trời mọc trênbiển vào buổi sáng đẹp trời trong văn bản Cô Tô của nhà văn NguyềnTuân đã để lại trong em một sự háo hức kì lạ .Khi bầu trời còn ướt đẫm sương đêm, màn sương mỏng manh, mờmờ, ảo ảo như bao ttrùm cả mặt biển , không nom thấy đảo xa chỉ thấymột màu trắng đục. Sóng biển vẫn rì rào đều đều xô bờ cát trắng hệt nhưmột bản tình ca không lời bất tận Phía đông, ánh hồng dần dần bừng sáng, nước biển sóng sánh dần đổi màu. Chân trời ngấn bể sạch như một tấm kính lau hết mây, hết bụi.Mặt trời nhú lên dần dần rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm vàđường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cáichân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả nhữngngười dân chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Chao ôi! Mặt trời mọctrên Cô Tô mới lộng lẫy, rực rỡ và tráng lệ làm sao.Mặt trời đã lên cao vài con sào, muôn vàn ánh hồng phơn phớt lantỏa trên mặt biển. Nước biển lại sóng sánh đỏi màu, Một màu thật tuyệt.Giờ đây bầu trời Cô Tô càng trở nên trong trẻo, sáng sủa. Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt. Nước biển lam biếc đặm đà. Quanh cái giếngnước ngọt ở ria hòn đảo Cô Tô này mọi người đang tắm giặt , lấy nướcngọt gánh xuống thuyền, cảnh tượng đó còn vui vẻ hơn mọi cái chợ trong đất liền. Anh hùng Châu Hòa Mãn cũng đang gánh nước chothuyền của mình, dáng vẻ đầy phấn khởi. Anh đang chuẩn bị cho chuyến ra khơi dài ngày.Mặt trời đã lên hẳn, rực rỡ giữa màu mây trắng thì biển lại diệu kì hơn bao giờ hết. Màu xanh của da trời , hòa quyện cùng màu xanh củanước biển tạo thành một màu rất tuyệt vời của vùng biển đảo Cô Tô.Trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng lan tỏa trên bãi cát mịn màng. Từ bãi đậu, những con thuyền lại rẽ sóng ra khơi đánh cá. Xa xa, những cánh buồm nâu trên bãi biển được nắng sớm chiếu vào hồng rực như đàn bướm múa lượn giữa biển xanh. Một con hải âu bay ngang là là nhịp cánh. Nhìn theo cánh hải âu bay lòng người đi biển lại trào dâng bao niềm hi vọng vào một ngày đẹp trời. Sóng vẫn rì rào khúc tình ca muôn thuở, thỉnh thoảng lại xô bờ cát bọt tung trắng xóa.Cảnh bình minh trên biển thật là đẹp, hệt như nột bức tranh sơn mài tuyệt mĩ. Dù có đi đâu em cũng sẽ luôn hướng lòng mình về vùng hải đảo giàu đẹp của tổ quốc. Em còn mơ ước sẽ được đến nơi đây để chiêm ngưỡng vẻ đẹp kì diệu mà thiên nhiên ban tặng cho xứ sở Cô Tô

20 tháng 3 2019

Nghệ thuật nhân hóa:

+) Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu loài chim ríu rít.

Nghệ thuật so sánh:

+) Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ

+) Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng.

+) Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh

Tác dụng: làm tăng sức gọi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

20 tháng 3 2019

-Nghệ thuật nhân hóa: "Mùa xuân,cây gạo gọi đến bao nhiêu loài chim ríu rít"

-Nghệ thuật so sánh:

+"Từ xa nhìn lại,cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ" 

+"Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng"

+''Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh''

-Tác dụng:+Làm cho hình ảnh cây gạo thêm đẹp,sống động,nên thơ và có hồn

                 +Ngợi ca vẻ đẹp của cây gạo

20 tháng 3 2019

Mở bài:

- Dẫn dắt và nêu được truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam từ xưa đến nay.

- Nêu khái quát cảm nhận của em về ý nghĩa câu chuyện

Thân bài:

* Những điều rút ra từ câu chuyện: 

- Câu chuyện ngắn gọn, hấp dẫn… nhưng chứa đựng ý nghĩa triết lí lớn lao: lòng biết ơn và cách đối nhân xử thế thấu tình, đạt lí giữa con người với con người. 

- Người học trò tuy đã trở thành một nhân vật nổi tiếng, có quyền cao chức trọng (một vị danh tướng) nhưng vẫn luôn nhớ tới những người thầy đã dạy dỗ, giáo dục mình nên người. Việc người học trò  trở về thăm trường,  gặp thầy giáo cũ và có những cách ứng xử rất khiêm tốn và đúng mực, thể hiện thái độ kính trọng và lòng biết ơn của người học trò đối với thầy giáo mình. Ngay cả khi người thầy giáo già gọi vị tướng là ngài  thì ông vẫn không hề thay đổi cách xưng hô (con – thầy).

 - Ngược lại, người thầy giáo cũ lại rất tôn trọng cương vị hiện tại của người học trò cũ nên gọi vị tướng là ngài. Đây là cách xưng hô lịch sự, cách đối nhân xử thấu tình đạt lí. 

* Bình luận:

- Trong cuộc sống cần phải thể hiện rõ lòng biết ơn với những người đã giáo dục, dạy dỗ hay giúp đỡ mình. Lòng biết ơn thể hiện ở những hành động, lời nói, cử chỉ, thái độ...

- Cách cư xử, xưng hô giữa con người với con người cũng thể hiện nét đẹp của văn hóa giao tiếp.

- Biết ơn những người đã dạy dỗ mình là đạo lý tốt đẹp trong xã hội. Hãy sống đẹp, có cách cư xử đúng mực đó là một trong những con đường để hoàn thiện nhân cách con người.

 (HS có thể lấy dẫn chứng trong cuộc sống và qua các tác phẩm văn học để làm rõ các ý trên)

* Liên hệ mở rộng  rút ra bài học: 

- Đề cao bài học đạo lí biết ơn thầy cô,  tinh thần “tôn sư trọng đạo” và truyền thống “uống nước nhớ nguồn”. 

- Xã hội văn minh luôn đề cao lối sống đẹp, hành vi ứng xử có văn hóa.

-  Tuy nhiên, trong xã hội ta hiện nay vẫn có những con người có hành vi và thái độ ứng xử phi đạo lí, vô ơn với  thầy cô; trong quan hệ giao tiếp có những lời lẽ phát ngôn, xưng hô thiếu chuẩn mực…

- Nêu những việc làm, hành động cụ thể của bản thân để thể hiện lòng biết ơn thầy cô giáo.

Kết bài

 Từ câu chuyện, học sinh rút ra được bài học nhân sinh sâu sắc: lòng biết ơn, cách đối nhân xử thế thấu tình đạt lí là nét đẹp trong tâm hồn, nhân cách của con người.

3 tháng 6 2021

 +)Ý nghĩa rút ra từ câu chuyện:

Một câu chuyện rất ngắn kể về người học trò cũ ghé thăm trường nay đã trở thành một người có tiếng, quyền cao chức trọng nhưng ông không quên những người thầy đã từng dạy dỗ mình để mình có được như ngày hôm nay. Chính vì vậy, khi gặp lại thầy giáo cũ, ông luôn  kính cẩn, lễ phép và xưng hô là con với thầy. Con có chức vị cao sang thì thầy vẫn phải là thầy mà trò vẫn chỉ là trò.

Bài học được rút ra từ câu chuyện trên: “Tôn sư trọng đạo”, “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”,  chúng ta phải luôn luôn thể hiện sự kính trọng, phải giữ đúng đạo làm trò đối với người thầy – cô của mình dù mình có chức vụ, địa vị cao như nào chăng nữa.

+)Bình luận:

- Nếu truyền thống “Tôn sư trọng đạo” bị mai một thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến nền giáo dục và đời sống văn hóa của xã hội. Có kính trọng thầy mới học được những tri thức của người thầy để rồi sẽ giỏi và thành công như vị tướng kia.

- Nhưng trong xã hội hiện nay, nhiều học trò không còn giữ được đạo lí đó. Có rất nhiều có những hành vi, ứng xử không đúng với thầy – cô giáo. Điều đó làm ảnh hưởng đến mối quan hệ thầy – trò, chất lượng dạy và tương lai của đất nước.

+) Bài học cuộc sống:

- Chúng ta phải luôn luôn biết ơn những người đã dạy dỗ mình.

- Biết tri ân, biết đối nhân xử.

- Bản thân phải luôn nhận thức đúng đắn và giữ gìn truyền thống tốt đẹp đó.

20 tháng 3 2019

Truyện: Phần lớn các tác phẩm truyện đều sử dụng nhiều trí tưởng tượng, óc sáng tạo của tác giả trên cơ sở quan sát, tìm hiểu cuộc sống và thiên nhiên (nội dung trong truyện không hoàn toàn giống hệt như trong thực tế); có nhân vật, cốt truyện và lời kể.

: Chú trọng đến việc ghi chép, tái hiện hình ảnh, sự việc của đời sống, cốt truyện thiên nhiên và con người theo sự cảm nhận, đánh giá của tác giả từ những điều mắt thấy, tai nghe (chân thực với thực tế cuộc sống). Kí thường không có cốt truyện rõ ràng, thậm chí có khi không có cả nhân vật.

20 tháng 3 2019

- Kí:

+ Kí không có cốt truyện, nhân vật. 
+ Kí có thể loại: bút kí, kí sự, phóng sự, hồi kí, nhật kí, tùy bút. 
+ Kí thường chú trọng, ghi chép, tái hiện lại các hình ảnh, sự việc của đời sống, thiên nhiên và con người theo sự đánh giá, cảm nhận của tác giả. 
- Truyện:

+ Truyện phần lớn dựa vào tưởng tượng, sáng tạo của tác giả trên cơ sở quan sát, tìm hiểu cuộc sống, thiên nhiên. 
+ Truyện thường có cốt truyện và nhân vật. 
+ Truyện gồm có các thể loại như truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài, tiểu thuyết.

6 tháng 12 2022

Ôi Việt Nam thân yêu

Sao mà tươi đẹp thế

Tình yêu quê hương ta

Đều dành cho đất nước

Thương bộ đội Việt Nam

Hi sinh vì đất nước

Ôi Việt Nam thân yêu

20 tháng 3 2019

Giờ ra chơi, trường ồn như vỡ chợ. Vài nhóm nữ sinh tụ tập dưới tán lá mát rượi của cụ bàng; từng cặp từng cặp bạn nam chơi đá cầu với nhau, trên vai ai nấy đều ướt đẫm ánh nắng; một đám học sinh khác lại ùa đến căn-tin ăn quà vặt;... Cảnh vui tươi, nhộn nhịp đó khó có người học trò nào quên được. Bởi sau mỗi giờ ra chơi lại khiến chúng tôi thấy tinh thần sáng khoái hơn, tràn trề sức lực để học tập tốt hơn.
*lại: phó từ chỉ sự tiếp diễn tương tự.
*ồn như vỡ chợ: so sánh
*cụ bàng: nhân hóa kiểu dùng những từ vốn dùng để gọi người để gọi sự vật.
*ướt đẫm ánh nắng: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. (thị->xúc)
*trường: hoán dụ kiểu lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.

20 tháng 3 2019

Mùa xuân là mùa bắt đầu của một năm, cũng là mùa đẹp nhất trong năm vì mang đến cho con người không khí ấm áp, vui tươi nhất.Mùa xuân thường gắn liền với Tết, thường bắt đầu vào tháng 1 và kết thúc vào tháng 3. Đây là khoảng thời gian thời tiết êm dịu, ấm áp, vẫn còn se se lạnh nhưng có ánh nắng mặt trời. Mọi người vẫn luôn mong chờ mùa xuân đến, vì được đón Tết cổ truyền, được quây quần bên nhau ấm áp.Cảnh vật mùa xuân luôn tràn đầy sức sống. Những cánh hoa đào của miền bắc và hoa mai của miền nam đua nhau khoe sắc, chở bao nhiêu dư vị và màu sắc của mùa xuân. Những cành cây cao vút bắt đầu nhú những mầm non xanh nõn, mượt mà như những nét chấm phá nhẹ nhàng giữa bầu trời cao trong xanh.Buổi sáng mùa xuân thật trong lành, ấm áp, gió chỉ thổi thật khẽ và những chú chim én đang từng đàn bay từ phương Nam trở về báo hiệu mùa xuân đã đến. Bầu trời dường như thoáng đãng, từng đám mây xanh trắng nối đuôi nhau trôi đi thật chậm rãi.Trong những khu vườn, những khóm rau mới trồng của mẹ xanh mướt, còn đọng lại một vài hạt sương nhỏ bé tí. Chờ khi ánh nắng mặt trời lên thì sẽ tan ra.Lũ trẻ con trong xóm vui cười hớn hở khi mùa xuân về, lại sắp thêm một tuổi, lại được nhận những phong thư lì xì. Mùa xuân thật đẹp, mùa xuân là mùa mà vạn vật thay áo mới.

1.Ẩn dụ hình thức (tức là tương đồng về hình thức)

Ví dụ:
 

Về thăm quê Bác làng Sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng


Tương đồng về hình thức là màu hồng của lửa và màu đỏ của hoa râm bụt. 

2.Ẩn dụ cách thức (tức là tương đồng về cách thức)

Ví dụ: 
 

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây


Tương đồng về cách thức là ăn quả tương đồng với hưởng thành quả lao động, còn trồng cây tương đồng với công lao người tạo ra thành quả.

3.Ẩn dụ phẩm chất (tức là tương đồng về phẩm chất)

Ví dụ:
 

Người cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm


Tượng đồng về phẩm chất là người cha tức đang ẩn dụ Bác Hồ, Bác đang chăm lo giấc ngủ cho các chiến sĩ như những người cha ruột đang chăm sóc cho các đứa con yêu của minh.

4.Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (tức là chuyển từ cảm giác này sang cảm giác khác hoặc cảm nhận bằng giác quan khác).

Ví dụ: 
 

Giọng nói của chị ấy rất ngọt ngào


Chuyển cảm giác từ thính giác sang vị giác. Từ giọng nói nghe bằng tai qua đến ngọt ngào cảm nhận bằng miệng.

Có mấy loại hoán dụ? Ví dụ của từng loại

Có tổng cộng 4 kiểu hoán dụ mà các bạn thường gặp đó là

1.Lấy một bộ phận để chỉ toàn thể

Ví dụ:
 

Một trái tim lớn lao đã già từ cuộc đời
Một khối óc lớn đã ngừng sống.


Hình ảnh hoán dụ ở đây là chỉ cả con người của Bác Hồ - vị lãnh tụ, cha già kính yêu của chúng ta.

2.Lấy vật chứa đựng chỉ vật bị chứa đựng

Ví dụ: 
 

Vì sao trái đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh


Hình ảnh hoán dụ ở đây đó là trái đất hoán dụ cho hình ảnh nhân loại.

3.Lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật

Ví dụ: 
 

Sen tàn, cúc lại nở hoa
Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân.


Hình ảnh hoán dụ ở đây là sen tức chỉ mùa hạ, cúc tức chỉ mùa thu.


4.Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng

Ví dụ: 
 

Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại lên hòn núi cao.


Hoán dụ ở đây là chỉ ra sự đơn lẻ không đoàn kết, một là số lẻ ít và 3 là chỉ số lượng nhiều. Tức là một mình ta làm sẽ không bằng chúng ta đoàn kết lại cùng nhau làm.

20 tháng 3 2019

Ẩn dụ là gì?

Ẩn dụ là biện pháp tu từ dùng tên gọi của sự vật/hiện tượng này bằng tên của sự vật/hiện tượng khác có nét tương đồng giữa 2 đối tượng về mặt nào đó (như tính chất, trạng thái, màu sắc, …) nhằm tăng sức gợi hình và gợi cảm cho sự diễn đạt.

Hoặc các bạn có thể hiểu nôm na là Ẩn dụ là biện pháp thay đổi tên gọi của sự vật/hiện tượng A với B, là các bạn gọi tên A nhưng ẩn B đi.
Hoán dụ là gì?

Hoán dụ là biện pháp dùng tên gọi của một cái bộ phận để chi cho toàn thể. Tức là gọi tên sự vật/hiện tượng này bằng một tên sự vật/hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nhau để tăng sức gợi hình và gợi cảm trong diễn đạt

Có mấy loại ẩn dụ? Ví dụ của từng loại.

Có tổng cộng 4 kiểu ẩn dụ mà các bạn thường gặp đó là:

1.Ẩn dụ hình thức (tức là tương đồng về hình thức)

Ví dụ:
 

Về thăm quê Bác làng Sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng


Tương đồng về hình thức là màu hồng của lửa và màu đỏ của hoa râm bụt. 

2.Ẩn dụ cách thức (tức là tương đồng về cách thức)

Ví dụ: 
 

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây


Tương đồng về cách thức là ăn quả tương đồng với hưởng thành quả lao động, còn trồng cây tương đồng với công lao người tạo ra thành quả.

3.Ẩn dụ phẩm chất (tức là tương đồng về phẩm chất)

Ví dụ:
 

Người cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm


Tượng đồng về phẩm chất là người cha tức đang ẩn dụ Bác Hồ, Bác đang chăm lo giấc ngủ cho các chiến sĩ như những người cha ruột đang chăm sóc cho các đứa con yêu của minh.

4.Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (tức là chuyển từ cảm giác này sang cảm giác khác hoặc cảm nhận bằng giác quan khác).

Ví dụ: 
 

Giọng nói của chị ấy rất ngọt ngào


Chuyển cảm giác từ thính giác sang vị giác. Từ giọng nói nghe bằng tai qua đến ngọt ngào cảm nhận bằng miệng.

Có mấy loại hoán dụ? Ví dụ của từng loại

Có tổng cộng 4 kiểu hoán dụ mà các bạn thường gặp đó là

1.Lấy một bộ phận để chỉ toàn thể

Ví dụ:
 

Một trái tim lớn lao đã già từ cuộc đời
Một khối óc lớn đã ngừng sống.


Hình ảnh hoán dụ ở đây là chỉ cả con người của Bác Hồ - vị lãnh tụ, cha già kính yêu của chúng ta.

2.Lấy vật chứa đựng chỉ vật bị chứa đựng

Ví dụ: 
 

Vì sao trái đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh


Hình ảnh hoán dụ ở đây đó là trái đất hoán dụ cho hình ảnh nhân loại.

3.Lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật

Ví dụ: 
 

Sen tàn, cúc lại nở hoa
Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân.


Hình ảnh hoán dụ ở đây là sen tức chỉ mùa hạ, cúc tức chỉ mùa thu.


4.Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng

Ví dụ: 
 

Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại lên hòn núi cao.


Hoán dụ ở đây là chỉ ra sự đơn lẻ không đoàn kết, một là số lẻ ít và 3 là chỉ số lượng nhiều. Tức là một mình ta làm sẽ không bằng chúng ta đoàn kết lại cùng nhau làm.

Trên đây là bài viết về ẩn dụ và hoán dụ, mong rằng sẽ giúp ích cho độc giả của vforum có thêm nhiều kiến thức hay/bổ ích. Nếu còn gì thắc mắc hãy để lại bình luận phía cuối bài viết vforum sẽ trả lời nhanh nhất có thể cho các bạn.