Mọi người cho mình gợi ý để viết bài dự thi về gương sáng đội viên (Giới thiệu bản thân- nếu viết về mình, tính cách, sở thích, kết quả hoạt động Đội, phong trào , học tập, học tập được từ bạn điều gì)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tính tự lập có một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi con người. Vậy tính tự lập là gì? Tính tự lập là sự tự ý thức của con người khi làm một việc gì đó mà không cần sự nhắc nhớ, đôn đốc hay dựa dẫm và người khác. Người có tính tự lập luôn luôn là người đạt nhiều thành công trong cuộc sống. Thực tế cho chúng ta thấy có rất nhiều người có tính tự lập. Như Jack Ma, nhờ có tính tự lập mà ông đã trở thành tỉ phú. Thử hỏi xem nếu không có tính tự lập thì chúng ta sẽ làm được gì? Sẽ đạt được thành công, sẽ bước trên con đường trải đầy hoa hay không? Tính tự lập giúp chúng ta có động lực để làm việc. Có tự lập, chúng ta mới biết được ngoài kia có biết bao sóng gió, thử thách. Nếu không có tự lập, bạn sẽ chẳng bao giờ làm được việc gì thậm chí hình thành thói ỷ lại, dựa dẫm vào người khác. Hiện nay, có rất nhiều các bậc phụ huynh rất nuông chiều con, không cho con sống tự lập để rồi gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc. Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng tự lập. Đôi lúc chúng ta vẫn phải hỏi ý kiến của người lớn, những người thân trong gia đình để có hướng đi tốt nhất cho chính bản thân mình. Thật vậy, mỗi người hãy rèn cho mình tính tự lập bới tự lập không phải tự có, xuất hiện trong chúng ta, nó chỉ có khi chúng ta biết trau dồi, biết rèn luyện mà thôi!
ngắn nhất có thể rùi á, nhớ tk cho mk đó nhé
Mẩu truyện Người ăn xin của Tuốc-ghê-nhép tuy ngắn nhưng lại mang đến cho độc giả những thông điệp vô cùng sâu sắc về tình yêu thương, lòng nhân ái giữa con người với nhau. Người ta thì hắt hủi, cô lập những người như ông còn cậu bé này vẫn rất tôn trọng ông. Hẳn việc cậu bé không có gì cho ông lão giống như không hoàn thành trách nhiệm vậy! Trái tim lạnh buốt của ông lão ăn xin dường như được sưởi ấm. Dù vật chất không có gì nhưng cậu bé đó đã cho ông thấy được sự yêu thương, lòng nhân ái từ một người xa lạ cũng tuyệt vời thế nào và cậu bé kia cũng tỉnh ra rằng, cậu không chỉ cho đi mà còn nhận được rất nhiều. Một việc làm tưởng như không trọn vẹn với lời xin lỗi tự đáy lòng nhưng lại đem đến cho cả cậu và ông lão những suy nghĩ riêng. Khi trong người chẳng có lấy chút của cải thì cậu cũng chỉ giống như người ăn xin đó. Tuy nhiên, con người ta đem đến cho nhau đâu chỉ có của cải vật chất mà còn cả sự quan tâm, lòng nhân ái và tình yêu thương. Đó là những thứ mà mỗi con người sinh ra và lớn lên đều không thể thiếu. Chẳng điều gì có thể định nghĩa rõ ràng nhất về tình yêu thương và lòng nhân ái. Nó chỉ xuất hiện qua cử chỉ, hành động của con người dù nhỏ bé hay lớn lao thế nào. Phải chăng tình nhân ái vằ sự yêu thương luôn tồn tại trong trái tim mỗi con người và nảy nở đơm bông giữa rừng hoa tình người đầy ấm áp?
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm gì, em biết không ? Để gió cuốn đi” lời bài hát của Trịnh Công Sơn cứ văng vẳng bên tai mỗi khi em gặp những con người đói khổ phải xin ăn trên phố phường hoa lệ. Có lẽ sợi dây mong manh để kết nối con người với nhau chính là tình yêu thương. Sợi dây yêu thương này đã được nhà văn nga Ivan Turgenev thể hiện sâu sắc qua mẩu truyện ngắn Người ăn xin.
Câu chuyện rất đơn giản kể về: “ Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.
Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay nóng hổi của ông:
– Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.
Ông nhìn tôi chăm chăm đôi môi nở nụ cười: Cháu ơi,cảm ơn cháu!Như vậy là cháu đã cho lão rồi. Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.”
Vậy đấy, trong câu chuyện nay không có một đồng tiền nào được cho đi nhưng có một thứ được cho đi rất nhiều đó chính là tình thương. Đó chính là “cho là nhận” một đạo lý làm người thật giản đơn trong cuộc sống. Tình yêu thương là một sợi dây vô hình nhưng thiêng liêng mà chúng ta khó có thể định nghĩa được nhưng chúng ta đều biết rằng nếu không có nó thì cuộc sống này thật uổng phí. Tình yêu thương giữa người với người mang đến cho chúng ta sự hạnh phúc và làm cho xã hội này ngày càng tốt đẹp hơn.
“Mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh” vì vậy, trong cuộc sống có rất nhiều mảnh đời bất hạnh cần được chúng ta giúp đỡ. Ông bà ta từng có câu “Lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều”. Đó là những lời rặn dò chúng ta hãy biết cảm thông sót thương, chia sẽ trước những mảnh đời bất hạnh. Con người ta chỉ có thể trở nên thật có giá trị khi chúng ta biết yêu thương, chia sẻ. Có lẽ tình huống trong câu chuyện giúp chúng ta hiểu hơn về tình yêu thương này. Không có chút vật chất nào nhưng cả hai đều nhận được rất nhiều. Họ chính là những nghèo khổ bần hàn nhưng thứ họ cho nhau chính là tình thương yêu vô bến. Đó chính là tấm lòng khao khát được rút một người nghèo khó vất vả hơn mình nhưng lại bất lực. Nhưng ông lão ăn xin đã nhận được sự yêu thương và tôn trọng của nhân vật “tôi”. Và ngược lại nhân vật “tôi” đã nhận được sự đồng cảm yêu thương từ ông lão ăn xin. Tình người cao đẹp của họ đã sưởi ấm những đêm đông giá lạnh.
Thế những giờ đây, trong một xã hội hiện đại xô bồ dường như tình người trở nên phai nhạt. Ích kỷ và vô cảm đó là những gì mà chúng ta đã và đang làm với những người xung quanh chúng ta. Có những người ăn xin lê lết hàng giờ liền bên hè phố không xin đủ tiền bữa ăn. Chúng ta khinh miệt họ khị họ xin chúng ta tiền, chúng ta ghê sợ họ vì sự bẩn thỉu rách rưới. Chúng ta vô cảm với những em bé bị ấu dâm, bắt nạt, bạo hành…từ đâu mà xã hội chúng ta lại trở nên vô cảm như vậy? Phải chăng là vì có nhiều kẻ lười làm chỉ chơi đã lợi dụng tình thương của chúng ta để kiếm ăn nên chúng ta sợ bị lừa. Phải chăng là vì chúng ta nghĩ rằng chúng ta cũng đang đói kém, nghèo nàn nên chúng ta không thể giúp gì được cho người khác? Niềm tin giữa con người với người đã bị lụi tàn?
Không niềm tin và tình yêu của chúng ta còn đó. Khi những đồng bào ta bị lũ lụt hàng tỷ đồng đã đến được tay bà con, hàng triệu những em nhỏ đã được cắp sách tới trường nhờ những tấm lòng hảo tâm. Và còn hàng triệu, hàng triệu những con người đa cùng nhau giúp đỡ để tình yêu và tình thương ngày càng được lan tỏa khắp xã hội. Đừng sợ hãi khi cho đi, đừng buồn khi bạn bị lừa dối hãy cứ tiếp tục yêu thương vì điều đó sẽ giúp bạn ngày càng tốt đẹp hơn trong cuộc sống.
Trong Nhật kí trong tù ta luôn thấy có sự đối lập giữa một thế giới “trong tù” hà khắc, đói rét, bệnh tật, đầy sự khổ đau và một thế giới tâm hồn người tù thanh tao, lạc quan, tràn đầy hi vọng, tình yêu thương. Nó khiến hơn 100 bài thơ trong Nhật kí trong tù không hề bi luỵ mà ở đó, hình ảnh người tù hiện lên như một “tiên ông”, một khách du lãng xuống vườn trần. Bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh đã thể hiện rõ điều này:
Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ;
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
Ngắm trăng là đề tài quen thuộc của thi ca phương Đông. Đó là một thú vui tao nhã của các tao nhân mặc khách. Không biết tự bao giờ, trăng đã trở thành người bạn thơ, trở thành nguồn cảm hứng dồi dào cho những tâm hồn nhiều xúc cảm. Nhưng người ta chỉ ngắm trăng trong những lúc thanh nhàn, tâm hồn thư thái. Vậy mà trong những tháng ngày bị giam cầm, mất tự do, Bác Hồ của chúng ta vẫn ngắm trăng và làm thơ.
Tìm đến với trăng, Hồ Chí Minh tìm đến với vẻ đẹp vĩnh hằng của tạo hoá nhưng cũng là tìm đến với người bạn tri âm, đối ảnh của mình trong những tháng ngày gian khổ. Điều đó đã tạo nên một hoàn cảnh giao tiếp đặc biệt và một giọng thơ độc đáo cho thi phẩm. Câu thơ mở đầu đã mở ra một cảnh sống trong tù: Trong tù không rượu cũng không hoa.
Câu thơ mở ra một hiện thực trần trụi. Hai từ “không” xuất hiện như một sự khẳng định tuyệt đối sự vắng mặt của “rượu” và “hoa”. Giữa bao nhiêu thiếu thốn, đắng cay của kiếp sống trong tù vậy mà nhà thơ lại đưa ra sự thiếu thốn về “rượu” và “hoa” – những đối tượng phục vụ cho đời sống tinh thần, thuộc về những thú vui tao nhã.
Đó có thể coi là những thứ xa xỉ của kiếp sống tù đày. Nhưng không phải ngẫu nhiên, nhà thơ đề cập đến rượu và hoa. Bởi tâm hồn nhà thơ đang hướng ra một thế giới khác. Thế giới đó đối lập với cuộc sống trong tù. Thế giới đó đang tràn ngập trong tâm hồn nhà thơ: Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ;
Câu thơ thứ hai chính là lí do của câu thơ thứ nhất, làm điểm tựa cho câu thơ đầu. Thì ra trước cảnh đẹp của buổi đêm làm Người nhớ tới rượu và hoa thấp thoáng một nỗi băn khoăn, đầy thơ mộng. Tất cả giúp người đọc nhận ra một người tù đặc biệt, với một tâm hồn thanh cao, khao khát hòa nhập với thiên nhiên, đất trời. Cụm từ “nại nhược hà” (làm thế nào bây giờ ?) nghĩa là có cái lúng túng, băn khoăn của con người trước cảnh đẹp.
Cảnh đẹp hiện ra trước mắt thi nhân trong khi bên mình chẳng có những thứ vốn thuộc thú vui thanh cao, tao nhã để cùng thưởng thức: đó là rượu và hoa. Một niềm băn khoăn rất nghệ sĩ đi bên cạnh cái trơ trụi, khốc nghiệt của nhà tù. Hai câu thơ đầu làm bộc lộ nên cái thiếu thốn của chốn lao tù nhưng câu thơ không hề có chút bi luỵ. Một giọng điệu thơ hóm hỉnh, có chút bông đùa trong cách vào đề đầy bất ngờ: Trong tù không rượu cũng không hoa.
Vẫn chưa có một từ ngữ cụ thể nào chỉ con người nhà thơ nhưng thi nhân đã hiện lên với một bản lĩnh vững vàng của một con người biết vượt lên trên những gian khổ của đời sống tù ngục để giữ nguyên vẹn một tâm hồn thanh tao, nhạy cảm, tinh tế, biết rung động trước mọi vẻ đẹp của đất trời. Đến câu thơ thứ ba, ánh trăng mới xuất hiện trực tiếp trước con mắt đắm say của người tù:
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
Cảnh thưởng trăng ở đây thật đặc biệt. Đặc biệt trong sự giản dị không có rượu có hoa. Đặc biệt bởi vị thế của người ngắm trăng không phải là người thanh nhàn, một tao nhân mặc khách mà là một người tù bị giam hãm, xiềng xích trong bốn bức tường với muôn nghìn khổ cực.
Nhưng tâm hồn của người tù đó đã vượt thoát khỏi bốn bức tường của nhà lao để mở rộng chào đón chân thành và tha thiết người bạn đặc biệt của mình. Tất cả thu vào một hành động ngắm, nhòm kì lạ ; nhìn nhau qua chấn song sắt của nhà tù. Hai câu thơ chữ Hán đã lột tả được đầy đủ cảnh thưởng trăng đặc biệt này:
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.
Hai đầu của hai câu thơ là người và trăng (Nhân – nguyệt, nguyệt – thi gia) và giữa hai vế của mỗi câu, giữa trăng và người tù là song sắt nhà giam tàn bạo. Hiện thực tàn bạo của nhà tù vẫn len lỏi vào cuộc sống tinh thần của người tù. Nó như muốn ngăn cách người tù và trăng. Tất cả làm cho cuộc sống trong tù và làm cho buổi thưởng trăng thật rõ ràng, sống động. Ở đây, người tù đã một lần nữa vượt qua và chiến thắng được hiện thực tù đày.
Người tù ấy đã quên đi cuộc sống lao khổ của chốn tù đày để tâm hồn vượt thoát, bay bổng, hòa vào với vẻ đẹp của ánh trăng. Động từ “hướng” không chỉ là cử động của một cái nhìn mà là sự thức dậy của cả một tâm hồn đầy say đắm. Hình như trăng đã hiểu tâm hồn người tù, hiểu được tình cảm chân thành của người tù nên cũng có một hành động đầy tình cảm: Nguyệt tòng song khích khán thi gia. Ánh trăng xuyên thấu nhà tù để nhìn lại, chia sẻ với người tù.
Ánh trăng như ánh mắt, như gương mặt con người, có tâm hồn, có tình cảm và đầy sự đồng cảm. Trăng đâu chỉ còn là đối tượng thiên nhiên, là vẻ đẹp chỉ để thưởng thức mà ở đây trăng đã trở thành kẻ tâm giao, tri kỉ của người tù. Hành động của trăng là hành động của những người bạn đã thấu hiểu tâm hồn của nhau.
Trăng nhìn người, người nhìn trăng. Và phút giao cảm thiêng liêng ấy đã khiến mọi đau thương, gian khổ, tăm tối của cuộc sống ngục tù tan biến. Tâm hồn con người nhẹ nhõm, thăng hoa, khiến tù nhân thoắt biến thành thi nhân. Chữ “nhân” trong câu thơ thứ ba Bác dùng để chỉ người ngắm trăng, nhưng đến chữ cuối cùng của bài thơ, người ngắm trăng đã biến thành thi nhân. Có một điều kì lạ, bài thơ Ngắm trăng là một trong số ít những bài thơ Bác tự nhận mình là thi nhân.
Cuộc sống nhà tù là vô nhân đạo. Nhưng đằng sau đó, không đơn giản chỉ là một trái tim biết rung cảm trước cái đẹp vĩnh hằng của tạo hóa, mà còn là một tâm hồn mạnh mẽ, ngập tràn sức sống, dám vượt qua hiện thực trần trụi của nhà tù để giao hòa với thiên nhiên, đất trời. Nếu không phải là một tâm hồn nghệ sĩ, không phải là một bản lĩnh thép của một người chiến sĩ kiên cường thì Bác không thể vượt qua chính mình trong hoàn cảnh đó.
Ngắm trăng là một bài thơ chứa nhiều sức nặng, một thi phẩm mang vẻ đẹp cổ kính, hoa lệ. Ngắm trăng, thưởng trăng đối với Bác Hồ còn là một nét đẹp của tâm hồn yêu đời và khao khát tự do.
Ngắm trăng là bài thơ được trích trong tập Nhật kí trong tù, đây là thời gian bác ngồi trong tù và sáng tác nên những vần thơ rất hay.
Bài thơ được Bác viết trong một đêm trăng đẹp, nhìn qua khe cửa sổ thưởng thức một đêm trắng với khung cảnh trong tù nhưng vẫn ung dung, tự tại.
Qua bài thơ vẻ đẹp tâm hồn của Bác được thể hiện rất rõ nét:
Vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn trong ngục tù Bác vẫn thể hiện tình yêu thiên nhiên, thể hiện tâm hồn lãng mạn, bay bổng, thưởng thức một đêm trăng đẹp đúng nghĩa. Điều đó thể hiện tâm hồn cao đẹp, giao hòa cùng thiên nhiên của một người nghệ sĩ chân chính.
Bài thơ ngắm trăng cũng nói lên tinh thần thép của Bác, vượt qua mọi gian khổ khó khăn bị giam cầm trong ngục tù nhưng Bác vẫn yêu và hướng đến cái đẹp, hướng đến bầu trời tự do nơi có những ánh sáng lung linh của đêm trăng đẹp. Đó cũng là tinh thần vượt lên mọi khó khăn vươn đến những điều tốt đẹp hơn của những người chiến sĩ cách mạng kiên cường, không khuất phục số phận.
Bài thơ Ngắm trăng được viết trong hoàn cảnh không như những bài thơ ngắm trăng thông thường khi Bác đang ở hoàn cảnh ngặt nghèo của xiềng xích kẻ thù giam cầm. So với bài thơ “Rằm tháng giêng” hay là “Tin thắng trận” hoàn cảnh sáng tác và thưởng thức đêm trăng có khác nhau nhưng đều toát lên vẻ đẹp của tâm hồn Bác, đó là vẻ đẹp chung của những người chiến sĩ cách mạng.