K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đề 5:Phần 1: Đọc hiểu (5,0 điểm)Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:“Tôi rình đến lúc chị Cốc rỉa cánh quay đầu lại phía cửa tổ tôi, tôi cất giọng véo von:Cái Cò, cái Vạc, cái NôngBa cái cùng béo, vặt lông cái nào?Vặt lông cái Cốc cho taoTao nấu, tao nướng, tao xào, tao ăn.Chị Cốc thoạt nghe tiếng hát từ trong đất văng vẳng lên, không hiểu như thế nào, giật...
Đọc tiếp

Đề 5:

Phần 1: Đọc hiểu (5,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Tôi rình đến lúc chị Cốc rỉa cánh quay đầu lại phía cửa tổ tôi, tôi cất giọng véo von:

Cái Cò, cái Vạc, cái Nông

Ba cái cùng béo, vặt lông cái nào?

Vặt lông cái Cốc cho tao

Tao nấu, tao nướng, tao xào, tao ăn.

Chị Cốc thoạt nghe tiếng hát từ trong đất văng vẳng lên, không hiểu như thế nào, giật nẩy hai đầu cánh, muốn bay. Đến khi định thần lại, chị mới trợn tròn mắt, giương cánh lên, như sắp đánh nhau. Chị lò dò về phía cửa hang tôi, hỏi:

- Đứa nào cạnh khoé gì tao thế? Đứa nào cạnh khoé gì tao thế?

Tôi chui tọt ngay vào hang, lên giường nằm khểnh bắt chân chữ ngũ. Bụng nghĩ thú vị: “Mày tức thì mày cứ tức, mày ghè vỡ đầu mày ra cho nhỏ đi, nhỏ đến đâu thì mày cũng không chui nổi vào tổ tao đâu!”.

Một tai hoạ đến mà đứa ích kỉ thì không thể biết trước được. Đó là: không trông thấy tôi, nhưng chị Cốc đã trông thấy Dế Choắt đang loay hoay trong cửa hang. Chị Cốc liền quát lớn:

- Mày nói gì?

- Lạy chị, em nói gì đâu!

Rồi Dế Choắt lủi vào.

- Chối hả? Chối này! Chối này!

Mỗi câu “Chối này” chị Cốc lại giáng một mỏ xuống. Mỏ Cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất. Rúc trong hang mà bị trúng hai mỏ, Choắt quẹo xương sống, lăn ra kêu váng. Núp tận đáy đất mà tôi cũng khiếp, nằm im thin thít. Nhưng đã hả cơn tức, chị Cốc đứng rỉa lông cánh một lát nữa rồi lại bay là xuống đầm nước, không chút để ý cảnh khổ đau vừa gây ra.”

(Ngữ văn 6, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2021)

Câu 1 (1 điểm): 

Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Ai là tác giả?

Câu 2 (2 điểm): 

Khái quát nội dung của đoạn trích trên bằng một câu văn. 

Câu 3 (2 điểm): 

Chỉ ra và nêu tác dụng của một phép so sánh có trong đoạn văn trên.

1
30 tháng 11 2021

Câu 1:Đoạn trích được trích trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”. Tác giả Tô Hoài

Câu 3: Các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh: + Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua.

→ So sánh ngang bằng.

+ Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.

→ So sánh ngang bằng.

câu 2 tự làm e nhé

30 tháng 11 2021

Tính từ trong chương trình tiếng việt lớp 4 là những từ dùng để miêu tả các đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hiện tượng, trạng thái, con người.

Phân biệt tính từ chỉ đặc điểm, tính chất, trạng thái tiếng Việt

Theo khái niệm,chúng ta có thể phân chia tính từ thành 3 loại chính: Tính từ chỉ đặc điểm, Tính từ chỉ tính chất, tính từ chỉ trạng thái. Cụ thể:

Tính từ chỉ đặc điểm

Đặc điểm là những nét riêng biệt, là vẻ riêng của mỗi một sự vật nào đó, có thể là người, con vật, đồ vật, cây cối,…. Đặc điểm của một sự vật chủ yếu là đặc điểm bên ngoài (chính là ngoại hình) mà ta có thể dễ dàng nhận biết được trực tiếp qua mắt nhìn, tai nghe, tay sờ, mũi ngửi,… Đó là những nét riêng, vẻ riêng về màu sắc, hình khối, hình dáng, âm thanh,…của sự vật nào đó.

Đặc điểm của một vật cũng có thể là đặc điểm bên trong mà phải qua quan sát, suy luận, khái quát,…ta mới có thể nhận biết ra được. Đó là các đặc điểm về tính tình, tâm lý, tính cách của một người, hay độ bền, giá trị của một đồ vật,…

Tính từ chỉ đặc điểm là từ dùng biểu thị các đặc điểm của sự vật, hiện tượng như đã nêu ở phần trên.

Cho ví dụ về tính từ chỉ đặc điểm:

  • Tính từ chỉ các đặc điểm bên ngoài như:  Cao, thấp, rộng, dài , hẹp, xanh, đỏ,…
  • Tính từ chỉ đặc điểm bên trong như: tốt, ngoan, thật thà, chăm chỉ, bền bỉ,…

Tính từ chỉ tính chất

Tính chất thực tế cũng là đặc điểm riêng của các sự vật, hiện tượng bao gồm cả những hiện tượng xã hội hay những hiện tượng trong cuộc sống,….Nhưng thiên về mô tả đặc điểm bên trong, mà ta không quan sát trực tiếp được, mà phải trải qua quá trình quan sát, suy luận, phân tích, tổng hợp thì ta mới có thể nhận biết được. Do đó, tính từ chỉ tính chất cũng chính là từ biểu thị những đặc điểm thuộc bên trong của sự vật, hiện tượng.

Ví dụ: Tốt, xấu, ngoan, hư, nặng, vụng về, nhẹ, sâu sắc, nông cạn, suôn sẻ, hiệu quả, thiết thực,…

Như vậy, tính từ chỉ đặc điểm sẽ thiên về nêu các đặc điểm bên ngoài , còn từ chỉ tính từ tính chất thiên về nêu lên các đặc điểm bên trong của sự vật, hiện tượng.

Tính từ chỉ trạng thái

Trạng thái chính là tình trạng của một sự vật hoặc một con người, tồn tại trong một khoảng thời gian nào đó. Tính từ chỉ trạng thái là từ chỉ trạng thái tồn tại của sự vật, hiện tượng trong một  thực tế khách quan.

Ví dụ:

  • Trời nay thật đứng gió.
  • Người bệnh vẫn còn đang bất tỉnh.
  • Cảnh vật đêm nay yên tĩnh đến lạ.

Các tính từ chỉ trạng thái trong ví dụ trên là: đứng gió, bất tỉnh, yên tĩnh.

Cách sử dụng của tính từ trong tiếng Việt?

Tính từ có thể kết hợp được với danh từ, động từ để bổ sung ý nghĩa cho cả danh từ và động từ về mặt đặc điểm, tính chất, cũng như mức độ.

Ví dụ: Bơi điêu luyện

           Hoa quả tươi ngôn bày bán tại cửa hàng

Trong đó:

  • Bơi (động từ) điêu luyện (tính từ – bổ sung thêm ý nghĩa cho hành động bơi)
  • Hoa quả (danh từ) tươi ngon (Tính từ – bổ sung thêm ý nghĩa cho danh từ hoa quả) bày bán tại cửa hàng.

Khác với động từ, tính từ không thể nào kết hợp được với các phó từ mệnh lệnh (như hãy, đừng, chớ,…) mà chỉ có thể kết hợp được với các phó từ còn lại ( như đã, sẽ, đang, không, chưa, chẳng, vẫn, cứ, còn,…)

Ví dụ cụ thể:  đã từng xấu xí, không được tỉnh táo, vẫn lề mề như vậy,…

Vậy sau tính từ là gì? Sau tính từ có có thể là các từ chỉ địa điểm, thời gian, không gian.

Chức năng của tính từ trong tiếng Việt

Ở trong câu tính từ hay cụm tính từ sẽ có chức năng chính là làm vị ngữ trong câu để bổ sung thêm ý nghĩa cho danh từ.

Ví dụ chức năng tính từ trong tiếng Việt:

  • Hôm nay, trời // trong xanh.

Trời là chủ ngữ (Danh từ), trong xanh là vị ngữ (tính từ).

  • Cô ấy // rất tốt bụng.

Cô ấy là chủ ngữ (Cụm danh từ), rất tốt bụng VN (Cụm tính từ)

Ngoài chức năng chính làm vị ngữ, tính từ và cụm tính từ cũng có thể làm chủ ngữ hay bổ ngữ trong câu.

Ví dụ như sau:

  • Tính từ làm chủ ngữ trong câu:  Mộc mạc // là sự dung dị, không cầu kỳ, vẫn giữ được nguyên vẹn vẻ tự nhiên.

Mộc mạc là chủ ngữ (tính từ), sự dung dị, không cầu kỳ, vẫn giữ nguyên vẹn vẻ đẹp tự nhiên là vị ngữ (là cụm danh từ/cụm tính từ/cụm động từ).

  • Tính từ làm bổ ngữ trong câu: Cô Bình // gửi cho cháu một bức thư rất dài.

Cô Bình là chủ ngữ, rất dài là bổ ngữ cho vị ngữ gửi cho cháu một bức thư.

Phân loại tính từ trong tiếng Việt

Để phân biệt các loại tính từ trong tiếng Việt vô cùng phức tạp, vì nhiều khi tính từ có ở dạng thức như động từ hoặc danh từ.

Cũng có những từ mà vừa có thể coi là tính từ, lại vừa có thể coi là động từ ví dụ như từ ăn cướp trong hành động ăn cướp; hay từ ấy có thể vừa là tính từ vừa là danh từ ví dụ như từ thành thị trong lối sống thành thị.

Dựa theo những luận điểm trên, tính từ trong tiếng Việt có thể chia làm hai loại lớn là tính từ tự thân và tính từ không tự thân.

Tính từ tự thân trong tiếng Việt

Khái niệm tính từ tự thân là gì? Tính từ tự thân tức bản thân chúng là tính từ, là những tính từ mà chỉ có chức năng biểu thị phẩm chất, hình dáng, màu sắc, kích thước, hương vị, mức độ, …của một sự vật hay một hiện tượng nào đó.

Ví dụ ta có: đỏ, đen,xanh,lùn, cao, thấp,…

Ta lại có thể phân chia những tính từ trong loại này thành những tiểu loại nhỏ hơn như sau:

  • Tính từ dùng chỉ màu sắc như: vàng, xanh, đỏ, xanh ngắt, tím biếc, vàng hoe,…
  • Tính từ dùng chỉ phẩm chất như: tốt, xấu, hèn nhát, dũng cảm, anh hùng, tiểu nhân, sai, đúng,…
  • Tính từ dùng chỉ kích thước như: cao, thấp, rộng, khổng lồ, hẹp, nhỏ, tí hon, mỏng, dày, bự, ngắn, dài, to,…
  • Tính từ dùng chỉ hình dáng như: vuông, tròn, méo, dẹp, thẳng, cong, quanh co, hun hút, thẳng tắp, ngoằn ngoèo, khúc khuỷu,…
  • Tính từ dùng chỉ âm thanh như: ầm ĩ, ồn ào, xôn xao, văng vẳng, trầm bổng, vang vọng, ồn,…
  • Tính từ dùng chỉ hương vị như: thơm, ngọt, cay, lợ, đắng, chát, mặn, chua, tanh, thối,…
  • Tính từ dùng chỉ mức độ, cách thức như: xa, gần, nhanh, chậm chạp, lề mề, nhanh nhẹn,…
  • Tính từ dùng chỉ lượng như: nhiều, nhẹ, ít, nặng, vơi, đầy, vắng vẻ, nông, đông đúc, hiu quạnh, sâu,…

Tính từ trong tiếng việt lớp 5

Tính từ không tự thân trong tiếng Việt

Khái niệm tính từ không tự thân là gì? Tính từ không tự thân là những từ bản chất không phải tính từ mà là những từ thuộc các loại khác (danh từ hay động từ) chuyển loại và được sử dụng như một tính từ.

Những tính từ không tự thân thường được tạo ra bằng cách chuyển loại của các từ thuộc các nhóm từ loại khác nên ý nghĩa của tính từ này chỉ được xác định khi đặt chúng trong mối quan hệ nhất định với những từ khác trong cụm từ hoặc trong câu. Nếu tách chúng ra khỏi mối quan hệ đó thì chúng không được coi là tính từ nữa hoặc có ý nghĩa khác.

Ví dụ như: rất Quang Dũng (dùng để chỉ phong cách nghệ thuật, cá tính, những hành động, ngôn ngữ mang đặc trưng của tác giả Quang Dũng)

Khi danh từ, động từ được sử dụng như một tính từ thì ý nghĩa của chúng sẽ mang một nghĩa khái quát hơn so với nghĩa vốn thường được sử dụng của chúng.

Ví dụ như: ăn cướp là động từ dùng sức mạnh của bản thân để tước đoạt một tài sản của người khác.

=> đây nghĩa thường được sử dụng.

Hành động ăn cướp lại là những hành động có ý nghĩa hay tính chất giống như đi ăn cướp nhưng không phải ăn cướp thật.

Cụm tính từ là gì ?

Khái niệm cụm tính từ là cụm từ trong đó có tính từ là trung tâm, kết hợp với các phần phụ trước, phụ sau để tạo thành một cụm từ.

Chức năng chính của cụm tính từ cũng giống như tính từ, cụm tính từ có chức năng là làm vị ngữ, nhưng có thể dùng chúng để làm chủ ngữ hay bổ ngữ trong câu.

Cấu tạo đầy đủ của một cụm tính từ như sau:

Phụ trước + Tính từ trung tâm + Phụ sau

Trong đó ta có:

  • Phụ trước là Các từ dùng để chỉ quan hệ thời gian như đã, sẽ, đang, từng,…. Các từ chỉ sự tiếp diễn tương tự như vẫn, cứ, còn, cũng,.. Các từ dùng để chỉ mức độ của đặc điểm, tính chất như rất,lắm,…Các từ dùng để khẳng định hay phủ định như không, chưa, chẳng,…
  • Phụ sau là Các từ dùng biểu thị vị trí. Các từ để chỉ sự so sánh. Các từ dùng chỉ mức độ, phạm vi hay nguyên nhân của đặc điểm, tính chất.

Tuy nhiên trong thực tế, một cụm tính từ có thể sẽ không có cấu tạo đầy đủ, chúng có thể thiếu phụ trước hoặc thiếu phụ sau.

30 tháng 11 2021

Tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật , hoạt động , trạng thái , ...

3 tháng 12 2021

Ý bạn là: Các bạn cho mik hỏi là sao mik lại bị chia đôi màn hình đó

Đúng ko?

30 tháng 11 2021

Bạn có thể miêu tả kĩ hơn được ko?

30 tháng 11 2021

Mẹ của em là người mẹ tuyệt vời nhất trên thế gian này.

Năm nay, mẹ đã hơn bốn mươi tuổi, nhưng sao trông mẹ vẫn còn trẻ và đẹp lắm. Nhờ thân hình nhỏ nhắn, mảnh mai, cùng nước da trắng sáng, mẹ thường được mọi người khen là trẻ lâu. Khuôn mặt mẹ hơi bầu bĩnh, có đôi mắt to tròn, hàng lông mày sắc nét. Tất cả kết hợp với lúm đồng tiền nhỏ xinh bên má phải, khiến mẹ lúc cười đặc biệt đáng yêu.

Là một nhân viên ở văn phòng, hằng ngày, trang phục của mẹ luôn là những chiếc áo sơ mi cùng chân váy. Tuy giản dị nhưng vẫn rất đẹp. Ngoài giờ làm, mẹ dành thời gian để chăm sóc gia đình. Dọn dẹp, cơm nước, chăm sóc ông bà, một tay mẹ lo hết, mà chẳng bao giờ than phiền. Hàng xóm láng giềng ai cũng xuýt xoa rằng mẹ của em thật là giỏi giang, chịu khó.

Em luôn tự hào khi được là đứa con yêu quý của mẹ.

30 tháng 11 2021

Mỗi người chúng ta đều có mẹ, mẹ như vầng dương chói lòa, soi bước chân con trên mọi nẻo đường đời. Khi nghĩ về mẹ, biết bao nhiêu cảm xúc ngập tràn trong tôi, từ thuở thơ bé đến khi lớn khôn.

Qua bao thời gian, giờ đây, mẹ đã ngoài 30 tuổi nhưng hình như vẫn còn rất trẻ. Mẹ không cao lắm. Dáng người đầy đặn. Cái dáng của mẹ là dáng của người phụ nữ đã qua tuổi đôi mươi, trải qua nhiều năm tháng vất vả. Thời gian thật tốt bụng . Nó đã giữ cho tóc mẹ một màu hạt dẻ, trông rất trẻ trung, năng động. Mái tóc được uốn xoăn gọn gàng, phù hợp với gương mặt mẹ. Da mẹ không trắng nhưng rất ưa nhìn. Chẳng hiểu sao, khuôn mặt trái xoan của mẹ luôn tạo nên sự gần gũi, thân thiện. Bởi vậy, trong công việc, hầu như ai cũng yêu quý mẹ. Nét mặt của mẹ rất hài hòa. Ngay từ lần đầu gặp mặt, bố kể lại rằng, bố đã bị thu hút bởi đôi mắt long lanh như biết nói của mẹ. Với đôi lông mày rậm, mẹ thật cá tính, mạnh mẽ. Cùng với đó là đôi mắt to, đen láy như chứa bao điều tâm sự luôn nhìn đàn con với vẻ trìu mến, đầy yêu thương. Đôi môi dày, đỏ thắm lúc nào cũng cười tươi để lộ hàm răng trắng muốt, đều tăm tắp. Cũng không thể quên được đôi bàn tay đầy vết chai sạn; đã dạy cho tôi những nét chữ đầu tiên, dìu dắt tôi bước đầu trên đường đời.

Mẹ tôi tần tảo sớm hôm chăm lo cho tôi và gia đình nhỏ, mỗi khi đi làm về dù rất mệt nhưng mẹ vẫn phải nấu cơm. Nhìn mẹ thật khổ nhưng tôi cũng chỉ có thể giúp mẹ những việc có thể làm được, hình ảnh của mẹ mỗi khi làm việc lúc nào cũng in sâu trong tâm trí tôi. Tôi nhớ nhất một hôm, lúc nào đó vào buổi tối, mẹ bảo tôi đi ngủ, tôi chỉ lên gường và giả vờ ngủ. Vì mẹ tôi là kế toán nên lúc nào cũng làm việc với máy tính, đôi tay mẹ điêu luyện nhấn từng phím. Bỗng nhiên mẹ đứng dậy, tôi tưởng mẹ đã xong việc nhưng không phải, mẹ đứng dậy là để đắp lại chăn cho em rồi mẹ lại ngồi vào bàn làm việc. Một lúc sau bỗng thấy mẹ cười, đang thắc mắc thì một ngọn gió lướt qua như muốn trả lời em: “Mẹ cười vì mẹ đang vui đấy!” Câu trả lời này lại càng làm em thắc mắc:” Mẹ vui vì việc gì nhỉ?” Lần này thì cây bàng rung rung muốn nói “Mẹ vui vì được chăm sóc em đấy, cô bé!”.

Nghĩ về mẹ, là nhớ về tình yêu thương ấm áp bao la như biển Thái Bình. Trong đầu tôi vẫn ngân vang câu thơ ngày nào:

                                     “Con  dù lớn vẫn là con của mẹ
                                  Đi suốt đời, lòng mẹ vẫn theo con”

kick và kb vs c nha

30 tháng 11 2021

Cái gì mà đi thì nằmđứng cũng nằm, nhưng nằm lại đứng? Đáp án: Bàn chân

30 tháng 11 2021

c ban ok

30 tháng 11 2021

em là học sinh lớp 3..... là ai là gì

30 tháng 11 2021

ai là gì nhé bạn

30 tháng 11 2021

Tuổi nhỏ chí lớn, nha!

30 tháng 11 2021

chắc là chí đấy

Một tấm gương sáng ngời về ý chí, nghị lực vươn lên hoàn cảnh khó khăn phải nhắc tới thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký. Thuở nhỏ, cậu bé Ký bị liệt cả hai tay. Tàn nhưng không phế, cậu học cách viết chữ bằng chân. Đã biết bao lần đôi chân ấy bị tê dại đi vì cầm bút, bị vọp bẻ, bao nhiêu trang viết đã hỏng, bao nhiêu tờ giấy trắng đã bê bết mực, bao nhiêu lần bật khóc tức tưởi vì không thể viết một cách bình thường. Nhưng nghị lực đã khiến cậu bé quyết tâm vượt lên số phận, kiên cường luyện tập. Cậu bé ấy giờ đây đã trở thành nhà giáo ưu tú, hai lần nhận Huân chương Lao động Hồ Chí Minh.

\(HT\)

tham khảo 

Ông em thường nói : “Có công mài sắt có ngày nên kim”. vừa qua ông em chẳng may bị ngã gãy chân . Vừa tháo bột xong , ông em đã lần gường tập đi từng bước một .ông em rất kiên trì luyện tập .Mỗi ngày ông đều dậy sớm tập đi và đến nay sau năm ngày luyện tập ông đã đi được nhiều bước . Bây giờ ông em đã khỏe hẳn rồi .Ông em luôn là tấm gương để con cháu noi theo . 

30 tháng 11 2021
TG : con gà, ruộng đồng, cô giáo TL : lung linh, long lanh, loay hoay Chúc bạn học tốt nha 👍

Trả lời:

3 từ ghép: đá bóng, bố mẹ, ông bà

3 từ láy: nằng nặc, sâu sắc, cào cào

HT và $$$