K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 21.  Hai câu sau được liên kết với nhau bằng cách nào? “Bốn mùa Hạ Long mang trên mình một màu xanh đằm thắm. Màu xanh ấy như trường cửu, lúc nào cũng bát ngát, cũng trẻ trung , cũng phơi phới.”A. Dùng từ ngữ nối                    B.Thay thế từ ngữ và dùng từ ngữ nối.C. Lặp từ                                  D.Thay thế từ ngữ   Câu 22. Hai câu...
Đọc tiếp

Câu 21.  Hai câu sau được liên kết với nhau bằng cách nào?

 “Bốn mùa Hạ Long mang trên mình một màu xanh đằm thắm. Màu xanh ấy như trường cửu, lúc nào cũng bát ngát, cũng trẻ trung , cũng phơi phới.”

A. Dùng từ ngữ nối                    B.Thay thế từ ngữ và dùng từ ngữ nối.

C. Lặp từ                                  D.Thay thế từ ngữ

   

Câu 22. Hai câu sau được liên kết với nhau bằng cách nào?

“Chị Võ Thị Sáu đã hi sinh anh dũng. Nhưng hình ảnh của người con gái đất đỏ ấy vẫn sống mãi trong lòng mọi người.”

A. Dùng từ ngữ nối                    B.Thay thế từ ngữ và dùng từ ngữ nối.

    C. Lặp từ                                    D.Thay thế từ ngữ

Câu 23.  Câu tục ngữ “Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ” nói lên truyền thống nào của dân tộc ta?

          A.Yêu nước nồng nàn.                 B. Nhân ái yêu thương.         

          C. Lao động cần cù.                      D. Đoàn kết một lòng

Câu 24. Hai câu “Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc ta, Ông đã sáng tác ra truyện Kiều” được liên kết với nhau bằng cách nào?

 A. Dùng từ ngữ nối                    B.Thay thế từ ngữ và dùng từ ngữ nối.

     C. Lặp từ                                   D.Thay thế từ ngữ

Câu 25.  Trong câu “Trời thu thay áo mới” tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì?

          A. Nhân hoá.                              B. So sánh.

          C. So sánh và nhân hóa               D. Ẩn dụ.

  Câu 26.   Dấu phẩy trong câu: “Tối đến, nàng ôm chặt con cừu non vào rừng” có tác dụng gì?

          A. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.

          B. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.

          C. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.

          D. Ngăn cách các bộ phận cùng làm vị ngữ.

Câu 27. Dấu phẩy trong câu: “Nàng trở về, vừa đi vừa khóc” có tác dụng gì?

          A. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.

          B. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.

          C. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.

          D. Ngăn cách các bộ phận cùng làm chủ ngữ.

Câu 28.  Dấu phẩy trong câu “Trời nổi gió, lá cây bay lả tả rồi phủ xuống mặt đường” có tác dụng gì?

          A. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.

          B. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.

          C. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.

          D. Báo hiệu một sự liệt kê.

Câu 29. Dấu hai chấm trong câu “Áo dài phụ nữ có hai loại: áo tứ thân và áo năm thân” có tác dụng gì?

          A. Để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.

          B. Báo hiệu bộ phận đứng sau giải thích cho bộ phận trước.

          C. Báo hiệu một sự liệt kê.

          D. Để dẫn lời nói gián tiếp của nhân vật.

Câu 30. Dấu phẩy trong câu “Tôi rảo bước, truyền đôn cứ từ từ rơi xuống đất” có tác dụng gì?

          A. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.

          B. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.

          C. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.

          D. Báo hiệu một sự liệt kê.

Câu 31. Câu thơ “Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bay nhiêu!” tác giả sử dụng nghệ thuật gì?

         A. Nhân hoá.                                        B. So sánh.

          C. So sánh và nhân hóa                       D. Ẩn dụ.

Câu 32.  Dấu hai chấm trong câu “Cảnh vật xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.” có tác dụng gì?

          A. Để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.

          B. Báo hiệu bộ phận đứng sau giải thích cho bộ phận trước.

          C. Báo hiệu một sự liệt kê.

          D. Để dẫn lời nói gián tiếp của nhân vật.

Câu 33. Dấu hai chấm trong chuỗi câu sau có tác dụng gì?

                                 Con lại trỏ cánh buồm nói khẽ:

                     “Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé, Để con đi…”

          A. Để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.

          B. Báo hiệu bộ phận đứng sau giải thích cho bộ phận trước.

          C. Báo hiệu một sự liệt kê.

           D. Đánh dấu ý nghĩ của nhân vật.

Câu 34. Dấu ngoặc kép trong chuỗi câu sau có tác dụng gì?

               Cha mỉm cười xoa đầu con nhỏ:

           “Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa

                Sẽ có cây, có cửa, có nhà

             Nhưng nơi đó cha chưa hề đi đến”

          A. Để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.

          B. Báo hiệu bộ phận đứng sau giải thích cho bộ phận trước.

          C. Báo hiệu một sự liệt kê.

          D. Để dẫn ý nghĩ  của nhân vật.

Câu 35. Dấu ngoặc kép trong chuỗi câu sau có tác dụng gì?

          Cô bé nói: “Thưa bác sĩ, sau này lớn lên, con muốn làm bác sĩ”.

          A. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.

           B. Đánh dấu từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.

          C. Đánh dấu ý nghĩ của nhân vật.

          D. Đánh dấu lời nói gián tiếp của nhân vật.

Câu 36. Dấu ngoặc kép trong chuỗi câu sau có tác dụng gì?

            Em nghĩ: “Phải nói ngay điều này cho thầy biết”.

          A. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.

           B. Đánh dấu từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.

          C. Đánh dấu ý nghĩ của nhân vật.

           D. Đánh dấu lời nói gián tiếp của nhân vật.

Câu 37. Dấu ngoặc kép trong câu “Và thế này thì “ghê gớm” thật” có tác dụng gì?

          A. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.

           B. Đánh dấu từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.

           C. Đánh dấu ý nghĩ của nhân vật.

           D. Đánh dấu lời nói gián tiếp của nhân vật.

Câu 38. Trong câu “ Từ bờ tre làng tôi, tôi vẫn gặp những cánh buồm lên ngược về xuôi” có mấy cặp từ trái nghĩa?

     A. Một cặp từ                                               B. Hai cặp từ

      C. Ba cặp từ                                                 D. Bốn cặp từ

Câu 39. Trong các cụm từ : chiếc dù, chân đê, xua xua tay, những từ nào mang nghĩa chuyển?

            A. Chỉ có từ chân mang nghĩa chuyển

            B. Có hai từ dù và chân mang nghĩa chuyển

            C. Có ba từ dù, chân, tay đều mang nghĩa chuyển

            D. Có bốn từ dù, chân, tay, xua đều mang nghĩa chuyển

Câu 40. Trong đoạn văn “Mùa thu, trời như một chiếc dù xanh bay mãi lên cao. Các hồ nước quanh làng như mỗi lúc một sâu hơn. Chúng không còn là hồ nước nữa, chúng là những cái giếng không đáy, ở đó ta có thể nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất”. Có mấy câu ghép

            A. Một câu đơn, hai câu ghép.

            B. Hai câu đơn, một câu ghép.

            C. Ba câu đơn

            D. Hai câu đơn, hai câu ghép.

 

0
1. Các từ in đậm trong các câu sau đây có quan hệ với nhau như thế nào ? Con đường từ huyện vào bản tôi rất đẹp. Photo cho tôi thành hai bản nhé !!!A. Từ đồng âm                               B. Từ đồng nghĩaC. Từ đa nghĩa                               D. Từ trái nghĩa2..  Câu “Đoạn đường dành riêng cho người dân bản tôi đi về phải vượt qua một...
Đọc tiếp

1. Các từ in đậm trong các câu sau đây có quan hệ với nhau như thế nào ?

 Con đường từ huyện vào bản tôi rất đẹp. Photo cho tôi thành hai bản nhé !!!

A. Từ đồng âm                               B. Từ đồng nghĩa

C. Từ đa nghĩa                               D. Từ trái nghĩa

2..  Câu “Đoạn đường dành riêng cho người dân bản tôi đi về phải vượt qua một con suối to.” Có chủ ngữ là:

    A. Đoạn đường dành riêng cho dân bản tôi đi về          

    B. Đoạn đường

    C. Đoạn đường dành riêng cho dân bản tôi

    D. đi về

3.Dấu phẩy trong câu sau có tác dụng gì

 “Nếu ta quen sống một cuộc sống phẳng lặng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mọi người đều có và chẳng bao giờ bay được .”

A. Ngăn cách các vế câu.

B. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ trong câu.

C. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.

D. Ngăn cách các bộ phận cùng làm chủ ngữ.


0
Câu 1: Kể tên các loại khoáng sản có trữ lượng lớn tại Việt Nam.Câu 2: Kể tên các loại khoáng sản không phổ biến ( có trữ lượng ít) tại Việt Nam.Câu 3: Kể tên các vật dụng phổ biến của cư dân Phù Nam.Câu 4: Trận chiến trên sông Bạch Đằng đánh đuổi quân Nam Hán do ai lãnh đạo?Câu 5: Kể tên các kì quan kiến trúc và điêu khắc của Cam-pu-chia.Câu 6: Trung Quốc có diện tích đứng thứ...
Đọc tiếp

Câu 1: Kể tên các loại khoáng sản có trữ lượng lớn tại Việt Nam.

Câu 2: Kể tên các loại khoáng sản không phổ biến ( có trữ lượng ít) tại Việt Nam.

Câu 3: Kể tên các vật dụng phổ biến của cư dân Phù Nam.

Câu 4: Trận chiến trên sông Bạch Đằng đánh đuổi quân Nam Hán do ai lãnh đạo?

Câu 5: Kể tên các kì quan kiến trúc và điêu khắc của Cam-pu-chia.

Câu 6: Trung Quốc có diện tích đứng thứ mấy trên thế giới?

Câu 7: Người đã nói câu “ Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo” là ai?

Câu 8: Nêu ý nghĩa của biểu tượng ASEAN.

Câu 9: Nêu vai trò của biển Đông đối với Việt Nam.

Câu 10: Đâu là Thủ đô của Việt Nam.

Câu 11: Di sản văn hóa tiêu biểu của Vương quốc Chăm-pa là gì?

Câu 12: Người ban hành Chiếu dời đô là ai?

Câu 13: Trên thế giới có mấy châu lục, mấy đại dương?

Câu 14: Nếu chiến dịch Điện Biên Phủ không giành được chiến thắng, điều gì sẽ xảy ra?

Câu 15: Nêu tên đầu đủ của Lào, Cam-pu-chia, Trung Quốc.

Câu 16: Nêu hậu quả của gia tăng dân số?

Câu 17: Vua Hàm Nghi phát dụ Cần Vương nhằm mục đích gì?

Câu 18: Nêu các biện pháp xây dựng thế giới hòa bình?

Câu 19: Em hãy nêu một số biện pháp xây dựng thế giới xanh – sạch – đẹp?

Câu 20: Chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng có ý nghĩa gì?

Câu 21: Nêu diễn biến chính của chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.

Câu 22: Nêu vị trí địa lí của vùng biển Việt Nam?

Câu 23: Em hãy nêu một số đặc điểm về đời sống kinh tế của cư dân Văn Lang, Âu Lạc?

Câu 24: Việc gia nhập ASEAN có ý nghĩa như thế nào đối với nước ta?

Câu 25: Vì sao châu Á có số dân đông nhất thế giới?

Câu 26: Nêu một số hình ảnh tiêu biểu của thời bao cấp và thời kì Đổi mới.

Câu 27: Em hãy nêu ý nghĩa của bản Tuyên ngôn Độc lập?

Câu 28: Chiến dịch Hồ Chí Minh có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử Việt Nam? Theo em, nếu chiến dịch Hồ Chí Minh thất bại thì Việt Nam sẽ ra sao?

Câu 29: Em hãy kể tên các đại dương trên thế giới. Theo em, chúng ta cần làm gì để bảo vệ đại dương khỏi nguy cơ ô nhiễm môi trường?

1
12 tháng 4

Câu 1:

Các loại khoáng sản có trữ lượng lớn tại Việt Nam:

  • Than đá
  • Dầu khí
  • Bôxít
  • Sắt
  • Titan

Câu 2:

Các khoáng sản không phổ biến (ít):

  • Vàng
  • Crôm
  • Thiếc
  • Antimon

Câu 3:

Vật dụng phổ biến của cư dân Phù Nam:

  • Đồ gốm
  • Tượng đá
  • Đồ trang sức bằng vàng, bạc
  • Vũ khí bằng đồng và sắt

Câu 4:

Người lãnh đạo trận chiến Bạch Đằng chống Nam Hán:
Ngô Quyền (năm 938)


Câu 5:

Kỳ quan kiến trúc và điêu khắc của Campuchia:

  • Đền Ăng-co Vát (Angkor Wat)
  • Quần thể Ăng-co Thom (Angkor Thom)

Câu 6:

📍 Trung Quốc có diện tích đứng thứ 4 trên thế giới.
(Sau Nga, Canada, Mỹ)


Câu 7:

Người nói câu: "Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo" là:
Trần Thủ Độ


Câu 8:

Ý nghĩa biểu tượng ASEAN:

  • Bó lúa 10 bông tượng trưng cho 10 nước thành viên đoàn kết
  • Màu vàng, đỏ, xanh, trắng: màu truyền thống của các nước ASEAN

Câu 9:

Vai trò của Biển Đông với Việt Nam:

  • Cung cấp tài nguyên biển
  • Giao thông hàng hải quốc tế
  • Phát triển kinh tế biển
  • Bảo vệ an ninh – quốc phòng

Câu 10:

Thủ đô của Việt Nam là:
Hà Nội


Câu 11:

Di sản văn hóa tiêu biểu của Vương quốc Chăm-pa:
Thánh địa Mỹ Sơn


Câu 12:

Người ban hành Chiếu dời đô là:
Lý Công Uẩn (năm 1010)


Câu 13:

Thế giới có:

  • 7 châu lục
  • 5 đại dương (Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương, Nam Đại Dương)

Câu 14:

Nếu chiến dịch Điện Biên Phủ thất bại:

  • Việt Nam có thể bị chia cắt lâu dài
  • Không có Hội nghị Giơ-ne-vơ 1954
  • Pháp tiếp tục đô hộ lâu hơn

Câu 15:

Tên đầy đủ:

  • Lào: Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
  • Campuchia: Vương quốc Campuchia
  • Trung Quốc: Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

Câu 16:

Hậu quả của gia tăng dân số:

  • Thiếu việc làm
  • Ô nhiễm môi trường
  • Cạn kiệt tài nguyên
  • Giao thông ùn tắc

Câu 17:

Mục đích của vua Hàm Nghi ban dụ Cần Vương:
→ Kêu gọi nhân dân đứng lên giúp vua chống Pháp, giành lại độc lập.


Câu 18:

Biện pháp xây dựng thế giới hòa bình:

  • Tôn trọng luật pháp quốc tế
  • Không dùng bạo lực
  • Hợp tác quốc tế
  • Giáo dục lòng nhân ái

Câu 19:

Biện pháp xây dựng thế giới xanh – sạch – đẹp:

  • Trồng nhiều cây xanh
  • Không xả rác bừa bãi
  • Sử dụng năng lượng sạch
  • Tái chế rác thải

Câu 20:

Ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng 938:
→ Kết thúc 1000 năm Bắc thuộc, mở ra thời kỳ độc lập tự chủ lâu dài cho dân tộc.


Câu 21:

Diễn biến chính chiến dịch Điện Biên Phủ 1954:

  • 13/3: Nổ súng tấn công
  • 26/4: Tấn công khu trung tâm
  • 7/5: Chiếm hầm tướng Đờ Cát, toàn thắng

Câu 22:

Vị trí địa lí vùng biển Việt Nam:
→ Nằm ở phía Đông đất liền, thuộc Biển Đông, từ Quảng Ninh đến Kiên Giang, gần tuyến hàng hải quốc tế.


Câu 23:

Đặc điểm kinh tế cư dân Văn Lang – Âu Lạc:

  • Làm ruộng lúa nước
  • Nghề thủ công: dệt vải, rèn đồng
  • Buôn bán trao đổi hàng hóa

Câu 24:

Ý nghĩa gia nhập ASEAN:

  • Tăng cường hợp tác kinh tế, chính trị, văn hóa
  • Mở rộng quan hệ quốc tế
  • Góp phần phát triển đất nước và giữ gìn hòa bình

Câu 25:

Vì sao châu Á đông dân nhất thế giới?

  • Diện tích rộng
  • Điều kiện tự nhiên thuận lợi
  • Lịch sử định cư lâu đời

Câu 26:

Hình ảnh tiêu biểu thời bao cấp và thời Đổi mới:

  • Bao cấp: Tem phiếu, xếp hàng mua hàng
  • Đổi mới: Nền kinh tế thị trường, đời sống cải thiện, hội nhập

Câu 27:

Ý nghĩa Tuyên ngôn Độc lập (2/9/1945):

  • Khẳng định chủ quyền quốc gia
  • Tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân phong kiến
  • Mở đầu kỷ nguyên độc lập cho Việt Nam

Câu 28:

- Ý nghĩa chiến dịch Hồ Chí Minh (1975):

  • Kết thúc chiến tranh, giải phóng miền Nam
  • Thống nhất đất nước

Câu 29:

-Các đại dương:

  • Thái Bình Dương
  • Đại Tây Dương
  • Ấn Độ Dương
  • Bắc Băng Dương
  • Nam Đại Dương

- Biện pháp bảo vệ đại dương:

  • Giảm xả rác nhựa ra biển
  • Không đánh bắt hải sản quá mức
  • Bảo vệ rạn san hô
  • Tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường biển
12 tháng 4

Câu B nhe b

Chúc b học tốt

13 tháng 4

Đáp án B thay thế từ ngữ và dùng từ ngữ nối

12 tháng 4

xe máy khởi hành từ A lúc 4 giờ 45 phút và đi đến B lúc 7 giờ với vận tốc 50 km / giờ .Tính quãng đường AB


12 tháng 4

Chủ ngữ là "thảo quả". Vị ngữ là "lan tỏa nơi rừng thấp, vươn ngọn, xòe lá, lấn chiến không gian".

(Đây là kiến thức lớp 4 mà bạn? 🤔")

thảo quả là chủ ngữ/lan tỏa nơi tầng rừng thấp,vươn ngọn,xòe lá,lấn chiếm không gian là vị ngữ

giúp tui với

12 tháng 4

thời gian xe máy đi là:

9h45p-7h15p=2,5(giờ)

quãng đường AB là:

2,5x45=112,5(km)

đáp số: 112,5km

12 tháng 4

thời gian xe máy đi là:

9h45p-7h15p=2,5(giờ)

quãng đường AB là:

2,5x45=112,5(km)

đáp số: 112,5km

12 tháng 4

Olm chào em, đây là toán nâng cao chuyên đề bài toán về công việc, cấu trúc thi chuyên, thi học sinh giỏi các cấp.

Giải:

Một người sẽ làm xong công việc sau số ngày là:

8 x 4 = 32 (ngày)

32 ngày gấp 2 ngày số lần là:

32 : 2 = 16(lần)

Muốn hoàn thành công việc trong 2 ngày thì cần số người là:

1 x 16 = 16 (người)

Đáp số: 16 người



12 tháng 4

Hôm qua, sau bữa cơm tối, em đã có một cuộc trò chuyện nhỏ với bố mẹ về tình hình học tập của mình. Em nói: "Dạo này con thấy môn Toán hơi khó, đặc biệt là phần hình học." Mẹ em nhẹ nhàng hỏi: "Vậy con có cần bố mẹ giúp gì không?" Em đáp: "Con chỉ cần thêm thời gian ôn tập và có thể tìm một bạn học giỏi để học cùng." Bố em mỉm cười và nói: "Bố tin con sẽ làm được. Quan trọng là con phải kiên trì và không bỏ cuộc." Cuộc trò chuyện khiến em cảm thấy được động viên rất nhiều và có thêm quyết tâm để học tốt hơn.